Kế toán tiền luơng và các khoản trả theo lương là một trong những phần quan trọng đối với công tác kế toán, đặc biệt là đối với đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung, trường tiểu học Chấn Hưng nói riêng. Đây là khoản thu nhập chính của người lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung, kế toán tiền lương nói riêng, các đơn vị sự nghiệp luôn quan tâm đến việc tổ chức công tác kế toán, đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán, đầu tư trang bị máy vi tính, phần mềm để hỗ trợ cho công tác kế toán nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác kế toán, phục vụ đắc lực cho hoạt động của nhà trường cách ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác mọi hoạt động tài chính của nhà trường.
Qua thời gian làm việc thực tế tại trường, tôi đã được tiếp cận công tác kế toán của trường và đi sâu tìm hiểu về chuyên đề:" Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Tôi nhận thấy ngân sách chuyển về trường đã từng bước đẩy mạnh công tác quản lý, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Nhìn chung Trường đã tổ chức tốt công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, qua đó tôi đã khái quát hơn được bộ máy công tác kế toán giảm khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng ở trường tiểu học.”
Các đơn vị trường học là một đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện kinh phí khoán. Hệ thống sổ sách áp dụng hình thức sổ kế toán “chứng từ ghi sổ” với một hệ thống sổ sách tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với công tác kế toán của nhà trường. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp thực hiện gồm có: Hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống báo cáo tài chính, chế độ chứng từ kế toán, chế độ sổ kế toán đều thực hiện theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006. Sửa đổi bổ sung theothông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/1/2010 của Bộ tài chính. 2.2. Chứng từ kế toán sử dụng Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương gồm: - Bảng chấm công; - Bảng thanh toán tiền lương. - Bảng chấm công làm thêm giờ. - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 2.3. Tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương Tài khoản 334 :Phải trả cho công chức viên chức Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán giữa đơn vị với cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị về tiền lương, tiền công,các khoản phải trả khác Tài khoản 332:Các khoản phải nộp theo lương Tài khoản này phản ánh tình hình trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị hành chính sự nghiệp với cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ quan Công đoàn.” TK 51111: Nguồn kinh phí hoạt động năm nay Tài khoản này phản ánh kinh phí hoạt động thường xuyên và không thường xuyên thuộc ngân sách năm nay. TK 61111: Chi hoạt động thường xuyên Tài khoản này phản ánh các khoản chi hoạt động thường xuyên thuộc kinh phí ngân sách năm nay.Và các tài khoản có liên quan như: Tài khoản 1111, tài khoản 112... 3. Phương pháp kế toán tiền lương của nhà trường Hàng tháng khi kế toán hoàn thành hồsơ rút lương tại kho bạc, kế toán ghi sổ: -Tính lương Nợ TK 61111/ Có TK 3341 -Chuyển lương từ kho bạc vào tài khoản tiền gửi của trường Nợ TK 1121/ Có TK 5111, Có TK 008212 -Chuyển lương từ tài khoản tiền gửi chuyển vào tài khoản cá nhân cán bộ giáo viên của trường Nợ TK 3341 / Có TK 1121 4. Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương 4.1. Các khoản trích theo lương “Ngoài tiền lương cán bộ công chức viên chức còn được hưởng mức trợ cấp BHXH trong các trường hợp như: ốm đau, con ốm, thai sản, tai nạn lao động... Mức trợ cấp ở trường hợp cụ thể được áp dụng theo đúng qui định hiện hành của cơ quan bảo hiểm xã hội. Chứng từ để thanh toán gồm có: - Giấy chứng nhận nghỉ ốm đau, thai sản hưởng bảo hiểm xã hội: Giấy này do Y bác sĩ của bệnh viện hoặc các cơ sở y tế cấp có xác nhận của đơn vị về số ngày nghỉ thực tế hưởng bảo hiểm xã hội. - Giấy chứng nhận nghỉ do tai nạn lao động...hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội: Trong trường hợp nghỉ do tai nạn lao động cần có thêm biên bản điều tra tai nạn lao động. Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán đối chiếu với bảng chấm công để xác định số ngày thực tế nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội. Từ các giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội, kế toán tiền lương lập “danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội” để cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền. Toàn bộ quĩ bảo hiểm xã hội nộp lên cơ quan bảo hiểm cấp trên. Nhà trường thanh toán với cán bộ công chức viên chức khi có chứng từ hợp lệ và được cơ quan bảo hiểm xã hội duyệt chi. Nhà trường lập báo cáo chi trợ cấp ốm đau, thai sản lên cơ quan bảo hiểm xã hội hàng tháng. + Bảo hiểm y tế: Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền chi phí như: Khám chữa bệnh cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản. Quĩ bảo hiểm y tế được hình thành bằng cách tính 4,5% trên tổng quĩ lương cơ bản, trong đó: - 3% ngân sách nhà nước cấp; - 1,5% trừ vào lương người lao động. + Bảo hiểm thất nghiệp: Được hình thành chủ yếu do các đơn vi dụng lao động trích một tỷ lệ % nhất định trên tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Theo qui định hiện nay thì mức trích là 2% trên quĩ lương cơ bản và các khoản phụ cấp thường xuyên. Trong đó 1% Nhà nước cấp; 1% khấu trừ vào lương của cán bộ công nhân viên chức. + Kinh phí công đoàn: Kinh phí công đoàn được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 3% theo quĩ lương thực tế. Theo quy định hiện nay thì người sử dụng lao động sẽ đóng góp 2% và 1% do người lao động đóng góp. 4.2. Chứng từ kế toán sử dụng - Giấy chứng nhận nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ tai nạn lao động hưởng bảo hiểm xã hội; - Danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội; Bảng tiền lương và các khoản trích theo lương. 4.3. Tài khoản kế toán sử dụng TK 332: Các khoản nộp theo lương TK 3321: Bảo hiểm xã hội TK 3322: Bảo hiểm y tế TK 3323: Kinh phí công đoàn TK 3324: Bảo hiểm thất nghiệp Và một số tài khoản có liên quan như: TK 111, TK 112... 4.4. Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương Hàng tháng khi kế toán trích nộp 21,5% Bảo hiểm cho Bảo hiểm xã hội, kế toán ghi: Nợ TK 3321; 3322; 3324” Có TK 61111 Phần 2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Một trong những yêu cầu của công tác kế toán là tính chính xác, kịp thời. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, công việc kế toán ngày càng được vi tính hóa, thuận lợi, vừa nhanh, vừa chính xác, vừa kịp thời phục vụ đầy đủ cho các đối tượng cần sử dụng thông tin.Chính vị vậy mà đơn vị đã trang bị phần mệm kế toán Misa Mimosa 2014.Theo đó phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để tự động xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên các chứng từ theo quy định của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính. Phần mềm kế toán được thiết kế hình thức kế toán nào sẽ có các sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.Nhằm giải quyết các thực trạng nêu trên về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của trường tiểu học Nhật Tân cũng như của một số trường hiện nay trên địa bàn huyện Kim Bảng, tôi xin trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại trường tiểu học Nhật Tân như sau. Các nghiệp vụ kế toán được áp dụng trong tháng 1 năm 2019 tại trường tiểu học Chấn Hưng. 1. Tài khoản sử dụng “TK 1111: Tiền mặt TK 1121: Tiền gửi ngân hàng (kho bạc) TK 3321: Bảo hiểm xã hội TK 3322: Bảo hiểm y tế TK 3323: Kinh phí công đoàn TK 3324: Bảo hiểm thất nghiệp TK 3341: Phải trả công chức, viên chức TK: 51121: Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên (nguồn: 13) TK 51122: Nguồn kinh phí hoạt động không thường xuyên (nguồn 12). TK 61111: Chi hoạt động thường xuyên (nguồn: 13) TK 61112: Chi hoạt động không thường xuyên (nguồn: 12)” 2. Phương pháp kế toán 2.1. Phương pháp kế toán tiền lương Tiền lương tháng được áp dụng tại trường tiểu học gồm: - Lương chính = HS lương x mức lương tối thiểu. - PC chức vụ = HS PC chức vụ x mức lương tối thiểu. - PC thâm niên = (HSL + HS PCCV)x tỷ lệ PC Thâm niên x mức lương tối thiểu. - PC ưu đãi = (HSL + PCCV) x 35% x mức lương tối thiểu. - PC trách nhiệm = HS PC trách nhiệm x mức lương tối thiểu. - Xác định lương và phụ cấp phải trả cho CBGV,NV tháng 1/2019, kế toán ghi: Nợ TK 61111: 200.787.000đ Có TK 3341: 200.787.000đ - Ngày 20/1/2019 đi Chuyển tiền lương và các khoản phụ cấp tháng 1/2019 tại kho bạc, kế toán ghi sổ: Nợ TK 112.1: 200.787.000đ Có TK 51111: 200.787.000đ Đồng thời Có TK008212 : 200.787.000 - Ngày 20/1/2019 Kế toán hoàn thành việc chuyển lương trả lương cho công chức viên chức thì được hạch toán: Nợ TK 3341: 200.787.000đ Có TK 1112.1: 200.787.000đ “2.2. Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương 2.2.1. Người lao động đóng góp Bảo hiểm (10,5%) - Xác định BH khấu trừ lương tháng 1/2019, kế toán ghi: Nợ TK 3341: 17.410.000 đ(10,5%) Có TK 3321: 13.321.000đ(8%) Có TK 3322: 2.498.000 đ(1,5%) Có TK 3324: 1.591.000 đ(1%) - Ngày 25/1/2019 chuyển 10,5% Bảo hiểm do người lao động đóng góp T01/2019 cho cơ quan Bảo hiểm xã hội, kế toán ghi: Nợ TK 3321: 13.321.000đ(8%) Nợ TK 3322: 2.498.000(1,5%) Nợ TK 3324: 1.591.000 đ(1%)” Có TK5111: 17.410.000 đ(10,5) - Tính 10,5% BH Tháng 1/2019 khấu trừ lương, kế toán ghi: Nợ TK 61111: 17.410.000 đ Có TK 3341: 17.410.000 đ 2.2.2. Người sử dụng đóng góp Bảo hiểm (21,5%) Hiện nay theo quy định của Bảo hiểm thì 21,5% các khoản Bảo hiểm mà đơn vị sử dụng lao động phải trích nộp thì đơn vị sẽ chuyển trực tiếp 21,5% số tiền bảo hiểm cho cơ quan BHXH .Bảo hiểm xã hội (bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) = (HS L + PC CV+ PC TN) x tỷ lệ BH x mức lương tối thiểu. * Đối với trường hợp chuyển 21,5% BH cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. - Xác định BH phải trả T1/2019, kế toán ghi: Nợ TK 61111: 33.230.000đ(21,5%) Có TK 3321: 26.643.000 đ(17,5%) Có TK 3322: 4.996.000 đ(3%) Có TK 3324: 1.591.000 đ(1%) - Ngày 20/1/2019 chuyển 21,5% bảo hiểm của người sử dụng lao động trích nộp , kế toán ghi: Nợ TK 3321: 26.643.000 đ( 17,5%) Nợ TK 3322: 4.996.000 đ( 3%) Nợ TK 3324: 1.591.000 đ( 1%) Có TK46121: 33.230.000đ(21,5%) 2.2.3. Người sử dụng đóng góp KPCĐ(2%) 2% KPCĐ = (HS L + PC CV + PC TN) x 2% x mức lương tối thiểu. - Xác định kinh phí Công Đoàn trích nộp tháng 1/2019, kế toán ghi: Nợ TK 61111: 3.234.000 đ Có TK 3323: 3.234.000 đ - Ngày 25/1/2019 chuyển 2% KPCĐ T1/2019 cho Liên đoàn lao động tỉnh Vĩnh phúc, kế toán ghi: Nợ TK 3323: 3.234.000 đ Có TK 5111: 3.234.000 đ “2.3. Phương pháp kế toán hạch toán chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản, ốm đau. - Nhận giấy báo có của cơ quan BHXH cấp để chi trả chế độ thai sản tháng 1/2019, kế toán ghi ghi: Nợ TK 1121: 67.508.000đ Có TK 3321: 67.508.000đ - Ngày 20/1/2019, Rút tiền chế độ thai sản của 4 giáo viên về quỹ, kế toán ghi Nợ TK 1111.2: 70.838.000đ Có TK 1121: 70.838.000đ - Chi trả chế độ thai sản: + Xác định số tiền thai sản phải trả cho công chức, viên chức kế toán ghi: Nợ TK 3321: 70.838.000đ Có TK 3341: 70.838.000đ + Khi chi trả chế độ thai sản cho công chức, viên chức kế toán ghi: Nợ TK 3341: 70.838.000đ Có TK1111.2 : 70.838.000đ 3. Trình tự xử lý số liệu, sổ sách kế toán thông qua phần
Tài liệu đính kèm: