Sáng kiến kinh nghiệm Công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Hiện nay, ở các trường tiểu học việc phân tổ chuyên môn rất rõ ràng, mỗi

trường đều có 05 tổ từ khối 1 đến khối 5. xong thực tế nhiều trường hiện nay số

thành viên trong mỗi tổ không đồng đều, có tổ nhiều thành viên, có tổ ít thành

viên do phụ thuộc vào số lượng học sinh của trường đó. Các thành viên trong tổ

thường không cố định mà thay đổi hằng năm, do vậy về chuyên môn của giáo

viên cũng có phần hạn chế.

+ Một số giáo viên vẫn còn bỡ ngỡ với chương trình, phương pháp.

+ Một số giáo viên còn hạn chế bề dày kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp

đó.

+ Bất kỳ giáo viên nào cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến tập thể tổ chuyên

môn và ngược lại.

Xuất phát từ lý do trên sáng kiến tôi đưa ra để thấy được một số tính mới

về cách sắp xếp phân công việc trong tổ là một vấn đề hết sức cần thiết.

- Đề xuất bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

- Coi trọng sinh hoạt tổ chuyên môn

- vai trò và chức năng người giáo viên.2

- Sự gắn bó giữa các thành viên trong tổ sẽ tạo nên tập thể vững mạnh

pdf 12 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 6799Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên và học sinh các cấp, danh hiệu thi đua). 
Ban giám hiệu duyệt kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn để có biện 
pháp chỉ đạo phù hợp, hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung ( nếu có). Tập trung vào 
những vấn đề cơ bản trong kế hoạch: chỉ tiêu, tiến trình thực hiện 
- Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn 
Thống nhất nền nếp sinh hoạt chuyên môn: 
+ Tháng 08/2019 đến tháng 9/2020, tôi cùng với Hiệu trưởng chỉ đạo các 
khối trưởng thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn theo Thông tư số 41/2010/TT-
BGDĐT, tháng 10/2020 thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn theo Thông tư số 
28/2020/TT-BGĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học, tổ chuyên môn sinh hoạt ít 
nhất hai tuần một lần để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn trên tinh 
thần xây dựng môi trường thân thiện, tích cực, tự học để nâng cao trình độ và 
phát triển năng lực chuyên môn. 
Tổ chức họp triển khai đến các tổ trưởng chuyên môn, các thành viên trong 
tổ thống nhất thời gian sinh hoạt chuyên môn trong tuần, có lịch sinh hoạt tổ căn 
cứ vào thời khoá biểu của nhà trường. Thời gian sinh hoạt chuyên môn không 
quá 90 phút, trừ những công việc đặc biệt như tổ chức hội thảo chương trình 
sách giáo khoa, tập huấn dạy học bằng giáo án điện tử do tổ điều hành 
Chỉ đạo tổ chuyên môn hoạch định nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn với 
các bước: 
Bước 1: Họp tổ trưởng chuyên môn duyệt nội dung sinh hoạt tổ trước khi 
tiến hành họp tổ (thời gian ít nhất trước 2 ngày của lịch họp tổ). 
Tổ trưởng chuyên môn căn cứ kế hoạch chuyên môn và kế hoạch hoạt động 
của nhà trường, trình bày trước Ban giám hiệu dự thảo nội dung sinh hoạt tổ 
chuyên môn của tổ mình với những yêu cầu: Đảm bảo tính thời điểm, tính mục 
đích, tính kế hoạch tính khả thi, tính hiệu quả. 
Với nội dung sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm: Nội dung sinh hoạt trong 
từng tuần phải được sắp xếp theo tính chất công việc của từng thời điểm cụ thể, 
sắp xếp theo thứ tự việc nào cần làm trước, việc nào làm sau để khi đưa ra triển 
4
khai các thành viên xác định rõ nhiệm vụ một cách nhanh nhất, tránh ôm đồm 
công việc mà không xác định được yêu cầu, tính chất... 
Với nội dung sinh hoạt định kỳ đảm bảo các yêu cầu sau: Nhận xét, đánh 
giá công tác chuyên môn (tuần trước); thống nhất công tác chuyên môn tuần tiếp 
theo; thực hiện chương trình kế hoạch dạy học; thảo luận những bài, phần khó 
dạy (trọng tâm). Nội dung này phải yêu cầu các thành viên trong tổ nghiên cứu 
trước chương trình, nội dung kiến thức của từng bài, từng môn để có thể đưa ra 
ý kiến trước tổ; 
Thống nhất công việc giảng dạy trọng tâm trong tuần của khối lớp, các bộ 
môn của tổ; các ý kiến đề xuất về thực hiện kế hoạch của tổ (nếu có). 
Bước 2: Ban giám hiệu bổ sung, điều chỉnh định kỳ (nếu cần thiết) và phê 
duyệt nội dung sinh hoạt của tổ. 
Căn cứ vào nội dung dự thảo của các tổ chuyên môn, tôi bổ sung các vấn 
đề cơ bản mà tổ dự kiến đưa ra ( nếu còn thiếu) hoặc điều chỉnh (nếu thấy chưa 
phù hợp với thực tế và khả năng của tổ), định hướng (nếu thấy vấn đề chưa sáng 
tỏ, rõ ràng, hoặc chưa tìm ra giải pháp) và tiến hành ký duyệt nội dung sinh 
hoạt của từng tổ. 
Xây dựng quy trình, cách thức tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ trưởng 
là người chủ trì điều hành cuộc họp chuyên môn, triển khai các nội dung sinh 
hoạt tới các thành viên trong tổ. Cử thư ký ghi biên bản cuộc họp; 
Các tổ viên thảo luận, đóng góp ý kiến, đề xuất (ghi Nghị quyết đầy đủ). 
Tổ trưởng tổng hợp ý kiến, giải đáp những kiến nghị, thắc mắc của tổ viên 
(trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ của mình). 
Thư ký thông qua nội dung cuộc họp. Biên bản phải đầy đủ chữ ký của chủ toạ, 
thư ký và được lưu giữ trong hồ sơ của tổ. 
Kết thúc cuộc họp, tổ trưởng báo cáo với Ban giám hiệu những vấn đề cơ 
bản của tổ sau cuộc họp cần được nhà trường giải quyết, giúp đỡ trong thời gian 
tới (nếu có). 
Tăng cường kiểm tra nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn: Tôi tổ chức kiểm 
tra theo kế hoạch kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng. 
+ Tháng 11/2020 đến nay, thực hiện sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT trường 
đã đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học theo công 
văn Số: 1315/BGDĐT- GDTH ngày 16/04/2020 về việc hướng dẫn sinh hoạt 
chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. 
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng 
nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh. Ở đó, giáo viên cùng nhau thiết kế 
bài học, cùng dự giờ quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc 
học của học sinh. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, 
các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra,... Trên cơ sở đó, giáo 
viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, 
phương pháp dạy học vào bài học hàng ngày một cách hiệu quả. 
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đảm bảo cơ hội học tập và 
phát triển cho học sinh mang lại ý nghĩa to lớn trong quá trình bồi dưỡng, nâng 
5
cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho 
mọi giáo viên, góp phần xây dựng mỗi nhà trường trở thành cộng đồng học tập 
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không nhằm đánh giá, xếp 
loại giờ dạy mà ở đó giáo viên được khuyến khích học tập lẫn nhau, cùng nhau 
tìm nguyên nhân tại sao học sinh có hứng thú- không có hứng thú với hoạt động 
của giáo viên, đồng thời đề xuất các biện pháp để giúp tất cả học sinh học tập 
thực sự. Qua quá trình đó giáo viên sẽ có khả năng tự điều chỉnh nội dung, 
phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng trẻ của lớp 
mình. 
Chỉ đạo các tổ khối trưởng thực hiện đầy đủ 04 bước sinh hoạt chuyên môn 
theo nghiên cứu bài học 
Bước 1. Xây dựng bài học minh họa 
- Họp tổ thảo luận, thống nhất lựa chọn bài học minh họa căn cứ vào mục 
đích cụ thể của buổi sinh hoạt, lựa chọn giáo viên dạy học minh họa cần đảm 
bảo các giáo viên trong tổ đều lần lượt tham gia. Khuyến khích giáo viên tự 
nguyện đăng kí dạy học minh họa. 
 - Giáo viên dạy học minh họa nghiên cứu chương trình môn học, kế hoạch 
dạy học môn học, sách giáo khoa và tài liệu dạy học liên quan, phối hợp với các 
giáo viên khác trong tổ chuyên môn để xây dựng bài học minh họa. Việc xây 
dựng bài học minh họa cần đảm bảo xác định rõ yêu cầu cần đạt của bài học. 
Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của bài học, giáo viên có thể chủ động, linh hoạt 
điều chỉnh nội dung, thời lượng, đồ dùng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy 
học, đánh giá quá trình học tập của học sinh,... cho phù hợp với đối tượng học 
sinh và điều kiện dạy học, phù hợp với việc hình thành và phát triển phẩm chất, 
năng lực học sinh. Lưu ý, không tổ chức dạy trước bài học minh họa. 
Bước 2. Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ 
 Trên cơ sở bài học minh họa đã được tổ khối xây dựng, giáo viên thực hiện 
dạy học để tổ dự giờ, phân tích bài học. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt 
động học của học sinh kết hợp với việc quan sát hoạt động tổ chức, hướng dẫn 
học của giáo viên theo các yêu cầu sau: 
 - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với 
khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn 
thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích 
thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp 
nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. 
 - Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau 
khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh 
và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ 
quên". 
6
 - Trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện 
nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử 
dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học 
tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. 
 - Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá 
trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết 
quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của học sinh nhằm 
giúp học sinh có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học 
tập; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động. 
 Trong quá trình tổ chức dạy học và dự giờ, khuyến khích giáo viên dự giờ 
quan sát, ghi chép kết hợp với ghi hình hoạt động học của học sinh để sử dụng 
khi phân tích bài học, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của 
giáo viên và học sinh. 
 Bước 3. Phân tích bài học 
 Toàn trường hoặc tổ chuyên môn tổ chức trao đổi, chia sẻ, tập trung vào các 
nội dung: 
 + Hoạt động học của học sinh: khả năng tiếp nhận và mức độ “sẵn sàng” 
thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp; sự tích cực, chủ động, 
sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; sự tích 
cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả, sản phẩm học 
tập; sự chính xác, phù hợp của kết quả, sản phẩm học tập, thái độ và cảm xúc 
của học sinh trong từng hoạt động. 
 + Tổ chức hoạt động học cho học sinh: cách thức chuyển giao nhiệm vụ 
học tập; cách quan sát, theo dõi, phát hiện những khó khăn của học sinh; biện 
pháp hỗ trợ, khuyến khích học sinh tự học, hợp tác; việc phân tích, nhận xét kết 
quả hoạt động, quá trình học tập của học sinh. 
 + Một số nguyên nhân tác động đến hoạt động học của học sinh: kế hoạch 
bài học (yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học, các hoạt động học,...); sự tương tác 
giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáo viên với học sinh; tâm lí, 
sinh lí học sinh; không khí lớp học,... 
 Bước 4. Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày 
 Dựa trên kết quả phân tích bài học và những điều đã quan sát, học tập được 
qua dự giờ, các giáo viên chủ động, sáng tạo áp dụng vào các bài học hàng ngày. 
Để tổ chuyên môn sinh hoạt đạt chất lượng, tôi thường xuyên có mặt 
trong các buổi sinh hoạt của tổ khối kịp thời nắm bắt thông tin, nắm bắt nhu cầu 
của giáo viên, các vướng mắc về chuyên môn để có biện pháp đáp ứng, giải đáp 
kịp thời. Nắm bắt được vấn đề này, tôi yêu cầu tổ khối chủ động đưa vấn đề ra 
bàn bạc thảo luận cách thực hiện trong buổi họp tổ, có thể tổ chức thành chuyên 
đề nhằm giúp giáo viên định hướng được các phương pháp giảng dạy phù hợp. 
Khơi gợi cho giáo viên mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. Đặt vấn đề giúp giáo 
7
viên động não tìm ra cách giải quyết. Mỗi giáo viên đều đưa ra cách giải quyết, 
nhiều giáo viên sẽ đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau, từ đó lựa chọn ra 
những cách thực hiện phù hợp nhất. Khi tham gia sinh hoạt tôi đóng vai trò là 
thành viên chứ không phải cán bộ quản lí đến giám sát. Để tạo không khí bình 
đẳng, dân chủ, thân thiện trong buổi sinh hoạt, tôi không áp đặt ý kiến của mình, 
không đánh giá ý kiến của người khác, lắng nghe ý kiến của mọi thành viên với 
thái độ trân trọng. Tôi cũng nhận một phần việc như các thành viên khác trong 
tổ. Trong quá trình dự sinh hoạt, tôi ghi chép các nội dung chính hoặc những 
vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc, khi phát biểu đóng góp ý kiến không vội vã 
kết luận vấn đề một cách chủ quan phân tích tổng hợp các ý kiến rồi đưa ra 
quyết định để có sức thuyết phục. 
- Giải pháp 3: Công tác chỉ đạo chất lượng dạy học của tổ chuyên 
môn 
Quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học: Ngay từ đầu năm học, 
tôi chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chương trình, xây 
dựng kế hoạch dạy học. 
Chia nhóm giáo viên theo khối lớp để hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn, tài 
liệu và phương pháp giảng dạy. 
Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình 
dạy học các môn học theo quy định, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ, thời 
gian. Duyệt kế hoạch giảng dạy hàng tuần của từng giáo viên. 
Xây dựng nền nếp dạy học của tổ chuyên môn: Tổ chức cho tổ trưởng 
chuyên môn và các thành viên học tập, nghiên cứu các văn bản pháp quy, quy 
chế của Nhà nước và ngành giáo dục về nền nếp dạy học. 
Tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của nhà trường tập trung 
vào nội dung về thực hiện các nội quy của nhà trường về nền nếp dạy học. Quản 
lý tốt việc thực hiện quy chế chuyên môn: Giảng bài, hồ sơ sổ sách, giáo án; 
quán triệt giáo viên thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 
của học sinh... 
Tổ chức dự giờ thăm lớp các thành viên trong tổ: Chỉ đạo các khối trưởng 
tiến hành việc dự giờ giáo viên, Ban giám hiệu dự giờ thường xuyên, đột xuất. 
Giáo viên dự giờ đồng nghiệp ít nhất 2 tuần 1 tiết, với những giáo viên chuyên 
môn còn chưa tốt, dự 4 tiết/ tuần, tổ trưởng dự giờ giáo viên ít nhất 1 tiết/tuần. ( 
không kể hội giảng chuyên đề). Sau dự giờ phải tổ chức nhận xét, rút kinh 
nghiệm giờ dạy . 
Khảo sát chất lượng, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng giai 
đoạn: Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của Phòng giáo dục, kế hoạch quản lý 
chuyên môn của nhà trường, Ban giám hiệu tổ chức lực lượng kiểm tra, đánh giá 
kết quả của học sinh qua từng giai đoạn như: Khảo sát chất lượng Giữa kỳ I, kỳ 
I; Giữa HKII, HKII. Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh trong từng giai 
đoạn, tôi phối kết hợp với hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên điều 
chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với từng 
đối tượng học sinh. Đặc biệt quan tâm đến công tác hỗ trợ học sinh chưa đạt 
8
chuẩn kiến thức kỹ năng về các môn học và các hoạt động giáo dục, chất lượng 
chữ viết của học sinh. 
Tổ chức coi, chấm bài kiểm tra đảm bảo đúng nguyên tắc, khách quan 
,công bằng, chính xác, tạo tâm lý nhẹ nhàng đối với học sinh khi các em được 
tiến hành kiểm tra. 
Tổ chức họp với tổ trưởng để rút kinh nghiệm sau từng thời điểm giai 
đoạn của năm học (sau từng kỳ kiểm tra, khảo sát), phân tích kết quả, tìm 
nguyên nhân của những thành công - hạn chế và tập trung xây dựng biện pháp 
nâng cao chất lượng dạy học trong tổ, khối lớp trong thời gian tiếp theo: 
Phân công trách nhiệm cho từng thành viên, giao thời gian thực hiện để 
đạt mục tiêu. Khen thưởng, động viên bằng những hình thức khác nhau tạo 
phong trào thi đua giữa các tổ, khối, lớp ,giữa giáo viên với giáo viên 
- Giải pháp 4: Xây dựng tổ chuyên môn thành tập thể sư phạm đoàn 
kết, hợp tác 
Để thực hiện được điều này, trước hết cần nâng cao nhận thức về tư tưởng 
chính trị và vai trò của các thành viên trong tổ chuyên môn. Phân công chuyên 
môn, giao trách nhiệm hợp lý tới mọi thành viên trong nhà trường, trong tổ 
chuyên môn Quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần cho các thành viên nhà 
trường. 
Phân công chuyên môn hợp lý tức là sử dụng tốt nguồn lao động trong 
nhà trường, trong tổ chuyên môn, tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, phấn 
khởi, tự tin trong công việc của từng thành viên. Chính vì vậy, Ban giám hiệu 
phải là những người chỉ đạo thực hiện tốt công việc quan trọng này trước khi 
bước vào năm học mới. 
Ban giám hiệu tổ chức họp thống nhất kế hoạch phân công chuyên môn 
cho tập thể giáo viên nhà trường, đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: Phân công 
chuyên môn căn cứ vào năng lực của giáo viên, thực tế học sinh từng lớp; căn cứ 
mục tiêu chất lượng, kết quả công tác của giáo viên trong năm học trước; điều 
kiện cá nhân (sức khoẻ, gia đình, nguyện vọng). Đảm bảo tính công bằng với tất 
cả giáo viên trong từng tổ. 
- Giải pháp 5: Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động của 
tổ chuyên môn. 
Tôi xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động 
của tổ chuyên môn. Căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường; 
Căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ, đảm bảo các vấn đề sau: 
+ Thời gian kiểm tra: Số lần kiểm tra, tháng, tuần, ngày kiểm tra Đối 
tượng kiểm tra: Tổ trưởng, giáo viên của tổ. Nội dung kiểm tra: Kiểm tra nội 
dung gì? Tập trung vào vấn đề gì trong nội dung đó? 
+ Hình thức kiểm tra: Căn cứ vào tính chất công việc để kiểm tra thường 
xuyên, kiểm tra đột xuất; Căn cứ vào mục đích kiểm tra để kiểm tra việc đã làm, 
đang làm, chuẩn bị làm. Có thể kiểm tra dưới những hình thức như : nghe báo 
cáo, xem xét hồ sơ sổ sách, quan sát thực tế, kiểm tra chất lượng công việc 
+ Tổ chức kiểm tra: Kiểm tra đánh giá tổ chuyên môn phải được tiến hành 
thường xuyên trong suốt năm học, theo từng thời điểm cơ bản. Tôi phân công, 
9
phân nhiệm phù hợp. Chuẩn bị các điều kiện trước khi tiến hành kiểm tra (Họp 
triển khai, thống nhất nội dung, cách thức kiểm tra, tổng hợp báo cáo ) 
+ Những công việc sau kiểm tra: Nhận xét, thông báo, phân tích nguyên 
nhân, biện pháp khắc phục, điều chỉnh; khen thưởng cá nhân, tập thể tổ chuyên 
môn tích cực, thực hiện tốt nhiệm vụ theo nội dung đã kiểm tra. 
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Các giải pháp trên đã được áp dụng hiệu quả ở trường trong thời gian qua. 
Các giải pháp này cũng có thể nhân rộng để áp dụng ở tất cả các trường trong 
địa bàn tỉnh Bình Phước. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: (không có) 
 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
Chúng ta đều biết rằng: Trong các nhà trường, đội ngũ giáo viên có vai trò 
quyết định chất lương giáo dục, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo 
dục mới tốt. 
Trường có nhiều giáo viên giỏi thì mới có nhiều lớp đạt chấ lượng cao. 
 Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học là nhân tố quyết định 
hiệu quả giáo dục của các khối lớp. 
 Muốn có phong trào toàn diện mạnh thì phải có đội ngũ giáo viên cốt cán 
giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về công tác chủ nhiệm lớp, giỏi về chỉ đạo 
hoạt động Đoàn, Đội. 
Có đội ngũ cốt cán giỏi, nhưng điều hành như thế nào để họ tận tâm với 
nghề lại có trách nhiệm cao trong tập thể, phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận, vì 
mục tiêu chung của trường, trách nhiệm này lại là của các nhà quản lý. 
 Như vậy: Vai trò của đội ngũ giáo viên là cực kỳ quan trọng. Muốn chỉ 
đạo và điều hành đội ngũ giáo viên để họ tận tâm với nghề, có trách nhiệm cao 
với tinh thần tập thể, phối hợp tốt trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu lớn 
 của trường đòi hỏi người quản lý phải có những giải pháp hợp lý nhằm xây 
dựng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục. 
Tăng cường nhận thức, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tác 
phong lành mạnh cho giáo viên. 
Xây dựng quy chế làm việc khoa học nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt 
động trong nhà trường. 
Xây dựng củng cố hoạt động của tổ chuyên môn. 
Tăng cường công tác kiểm tra của Ban giám hiệu và của tổ chuyên môn. 
 8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
a. Kết quả: 
Với vai trò là Phó Hiệu trưởng của trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, vận 
dụng các giải pháp trên vào quản lý tôi đã có những kết quả khả quan, góp phần 
thúc đẩy hoạt động chuyên môn hoạt động tốt, rút ngắn khoảng cách giữa lãnh 
đạo với giáo viên; tăng sự liên kết, mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân; giữa 
cá nhân với tập thể và ngược lại; góp phần hoàn thiện mục tiêu riêng của từng cá 
nhân cũng như mục tiêu chung của toàn đơn vị. 
Giáo viên tự giác chấp hành nghiêm túc theo quy chế chuyên môn, tích 
cực chủ động trong công tác giảng dạy với tinh thần trách nhiệm cao. Luôn hào 
10
hứng tiếp thu thông tin mới qua hệ thống thông tin mạng, mở rộng mối quan hệ 
bạn bè, giao lưu trò chuyện, trao đổi theo từng lĩnh vực. 
Kết quả chất lượng cuối năm vượt chỉ tiêu đề ra, giáo viên dạy giỏi cấp 
trường đạt tỷ lệ 85,7%, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp thị xã năm học 2018 - 2019 
vượt chỉ tiêu Phòng giáo dục giao. 
 Học sinh khen thưởng trong 3 lĩnh vực đạt 68,8%, trong các hội thi học 
sinh cấp thị, trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu, riêng về phong trào giao lưu viết 
chữ đẹp cấp thị xã trường thường đứng đầu trong cấp Tiểu học. 
 Về học sinh: Học sinh mạnh dạn, tự tin bày tỏ thái độ của mình về những 
lời nhận xét của thầy cô, giáo viên và học sinh tích cực tham gia một số hoạt 
động phong trào trong các đợt hội thảo củ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_quan_ly_cua_pho_hieu_truong_d.pdf