Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học

Mục tiêu GDTH trong giai đoạn hiện nay được ghi trong luật GDGDTH nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mĩ, các kĩ năng cơ bản để HS tiếp tục học THCS

 -“Phát triển đúng đắn” là sự phát triển nhân cách của trẻ phù hợp với quy luật tâm sinh lý lứa tuổi HS tiểu học

 - Trẻ TH tư duy xúc cảm chiếm ưu thế, vì vậy cần sử dụng những PP dạy học, PP giáo dục đạo đức

 - Phát triển đúng đắn còn có nghĩa là những kiến thức cung cấp cho trẻ phải chính xác, khoa học, đơn giản, dễ hiểu, những kĩ năng thói quen hành vi GD cho trẻ phải chuẩn xác

 - GD trẻ em đúng đắn theo mục tiêu GD tiểu học phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý chính là đặc nền móng vững chắc cho sự phát triển nhân cách sau này của các em

 - Hình thành cơ sở ban đầu của sự phát triển nhân cách HS tiểu học

 - Hình thành những cơ sở ban đầu không phải cung cấp kiến thức các lĩnh vực khoa học cho HS tiểu học là chủ yếu mà là hình thành nền móng đầu tiên cho sự phát triển toàn diện nhân cách.

 

docx 7 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 21/03/2024 Lượt xem 1726Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỚI XUÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2015 – 2016
Họ và tên giáo viên:	
Ngày tháng năm sinh:	 
Năm vào ngành:	
Nhiệm vụ được giao:	
Tên bài học

Tháng 4/2016

MODUN TH 34: 
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Ngày bắt đầu học
01/4/2016
Ngày hoàn thành modun
29/4/2016
Ngày báo cáo CĐ trong nhóm
22/4/2016
Tự đánh giá công việc cá nhân tại nhóm
29/4/2016

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Họ và tên giáo viên:	
Ngày tháng năm sinh:	 
Năm vào ngành:	
Nhiệm vụ được giao:	
MODUN TH 34: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Thời gian
Mục tiêu bồi dưỡng
Nội dung bồi dưỡng
Thời gian tự học
Ngày báo cáo CĐ
Ngày
nộp hồ
sơ tự học

Tháng 4/2016
Nắm được những vấn đề lí luận cơ bản về công tác chủ nhiệm lớp và yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học trong giai đoạn hiện nay. 
Có kĩ năng lập hồ sơ chủ nhiệm lớp.
Có mối quan hệ tốt với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học sinh và cộng đồng.

Những vấn đề cơ bản về công tác chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay:
1. Nhiệm vụ, chức năng chung của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học; quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
2. Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học
3. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Từ 01/4 đến 29/4

22/4
29/4

MODUN TH 34: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
I/ GIỚI THIỆU CHUNG
	Mục tiêu GDTH trong giai đoạn hiện nay được ghi trong luật GDGDTH nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mĩ, các kĩ năng cơ bản để HS tiếp tục học THCS
	-“Phát triển đúng đắn” là sự phát triển nhân cách của trẻ phù hợp với quy luật tâm sinh lý lứa tuổi HS tiểu học
	- Trẻ TH tư duy xúc cảm chiếm ưu thế, vì vậy cần sử dụng những PP dạy học, PP giáo dục đạo đức
	- Phát triển đúng đắn còn có nghĩa là những kiến thức cung cấp cho trẻ phải chính xác, khoa học, đơn giản, dễ hiểu, những kĩ năng thói quen hành vi GD cho trẻ phải chuẩn xác
	- GD trẻ em đúng đắn theo mục tiêu GD tiểu học phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý chính là đặc nền móng vững chắc cho sự phát triển nhân cách sau này của các em
	- Hình thành cơ sở ban đầu của sự phát triển nhân cách HS tiểu học
	- Hình thành những cơ sở ban đầu không phải cung cấp kiến thức các lĩnh vực khoa học cho HS tiểu học là chủ yếu mà là hình thành nền móng đầu tiên cho sự phát triển toàn diện nhân cách.
	- Hình thành kĩ năng hoạt động trí tuệ, trọng tâm là thao tác tư duy cảm tính
	- Xuất phát từ yêu cầu của con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải phát triển 6 năng lực cơ bản cho HS: 
Năng lực thích ứng
Năng lực hợp tác và cạnh tranh
Năng lực tổ chức quản lý
Năng lực hoạt động xã hội
Năng lực nghiên cứu khoa học
Năng lực lao động nghề nghiệp chuyên biệt
Bước đầu hình thành kĩ năng giao tiếp có văn hóa đơn giản
Dựa trên 5 vi mô:
Với bản thân
Với gia đình
Với nhà trường
Với cộng đồng
Với môi trường tự nhiên
II/ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TIỂU HỌC
1/ Nhiệm vụ, chức năng chung của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học; quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
	-GVCN trước hết là người đại diện cho Hiệu trưởng quản lí toàn diện học sinh một lớp học ở trường tiểu học.
	GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và phụ huynh học sinh (PHHS) quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trườngở lớp chủ nhiệm
	- GVCN lớp là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể học sinh, là “cầu nối” giữa lớp với Hiệu trưởng và các thầy cô giáo
	Đối với HS và tập thể lớp, GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất, người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tratoàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớpmình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đội và tính tự giác của mọi HS trong lớp. 
	- GVCN lớp còn là “cầu nối” giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội, là người tổ chức phối hợp, liên kết các lực lượng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục
	Trong quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường, GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách học sinh và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
2. Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học
Việc xác định nhiệm vụ của một cá nhân hay của một tập thể phải dữa trên 2 căn cứ
+ Mục tiêu phải đạt của công tác chủ nhiệm
+ Những yếu tố ảnh hưởng, chế ước chi phối quá trình thực hiện mục tiêu
 Để thực hiện mục tiêu quản lí GD toàn diện một lớp học GVCN phải thực hiện điều tra, nắm vững đối tượng GD là từng HS và những đặc điểm của một tập thể lớp học
 Phải xây dựng kế hoạch thực hiện các mặt GD toàn diện
 Phải triển khai các HĐ theo dõi sự tiến bộ của từng em theo mục tiêu , kế hoạch chủ nhiệm đặt ra.
Nhiệm vụ 1: Quản lí toàn diện HS một lớp học
GVCN là một nhà quản lí GD, vì vậy, quản lí sĩ số HS là thể hiện chức năng quản lí nhân sự của một cán bộ quản lí.
 Quản lí sĩ số HS là theo dõi sự chuyên cần của HS trong học tập và sự quan tâm của gia đình đối với việc học của con em phụ huynh ở trường. 
 Quản lí sĩ số còn góp phần theo dõi sự phát triển thể chất, sức khỏe của HS
 Quản lí sĩ số HS cũng chính là cơ sở để quản lí quá trình thực hiện mục tiêu GD toàn diện của GD tiểu học
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu đặc điểm, hoàn cảnh gia đình của HS để tổ chức phối hợp giáo dục HS
Nghiên cứu hoàn cảnh gia đình HS về mọi mặt để tìm các biện pháp khai thác, phối hợp với gia đình để thực hiện mục tiêu GD toàn diện
Nội dung tìm hiểu nghiên cứu về gia đình
Những thông tin về đặc điểm của bố mẹ như: tuổi, nghề nghiệp, trình độ,....
Thông tin để liên lạc như: địa chỉ, số điện thoại,...
Điều kiện kinh tế như: thu nhập, nhà ở,...
Khả năng tham gia các hoạt động GD
Tìm hiểu trình độ sư phạm của bố mẹ
Nhiệm vụ 3: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GD của lớp chủ nhiệm
Những cơ sở để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm:
 Căn cứ vào mục tiêu cấp học, lớp học
 Căn cứ vào nhiệm vụ năm học
 Căn cứ vào đặc điểm của lớp
 Căn cú vào khả năng, điều kiện của phụ huynh
 Căn cứ vào đặc điểm của trường
Những nội dung của một bản kế hoạch chủ nhiệm ở tiểu học trong một năm:
 Kế hoạch hoạt động phải tổ chức trong suốt 12 tháng, trong 7 ngày/tuần, khép kín không gian GD đối với trẻ
 Nội dung hoạt động thể hiện mục tiêu GD toàn diện
 Thu hút được , huy động được các nguồn lực, tổ chức hợp lí, phát huy được tính tích cực, tự giác tham gia của các lực lượng xã hội, đặc biệt là gia đình HS, cộng đồng nơi HS ở
 Khi lựa chọn nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động phải phù hợp với mục tiêu GD và điều kiện thực tế, đặc điểm của HS tiểu học
 Kế hoạch chủ nhiệm được xây dựng tổng thể một năm và hàng tháng
Nhiện vụ 4: Xây dựng tập thể HS thành một tập thể GD
Các đặc điểm của tập thể GD:
 Một tập thể HS trở thành một tập thể có tác dụng GD khi có năm đặc điểm chủ yếu như sau:
Có mục đích chung
Có hoạt động chung
Có đội ngũ tự quản
Có kỉ luật tự giác 
Có dư luận lành mạnh
Quá trình xây dựng một tập thể lớp thành tập thể tự GD:
Giai đoạn 1: Giai đoạn tập thể đang hình thành
Giai đoạn 2: Giai đoạn tập thể đã hình thành
Giai đoạn 3: Giai đoạn tập thể phát triển
Bồi dưỡng năng lực tự quản cho tất cả mọi người, mọi thành viên của lớp chủ nhiệm là những nhiệm vụ xây dựng tập thể lớp chủ nhiệm
Nhiệm vụ 5: Đánh giá GD, rèn luyện toàn diện HS lớp chủ nhiệm ở tiểu học
Đánh giá kết quả GD là một trong những nội dung lớn và hết sức quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp
Đánh giá được kết quả GD đạo đức cho hS, cần căn cứ vào các chỉ tiêu GD đạo đức trong nhà trường. Đó là các phẩm chất đạo đức cần được GD thông qua thái độ, hành vi ứng xử trong các mối quan hệ đa dạng của các em như: 
Đối với công việc
Đối với xã hội
Đố với mọi người
Đối với bản thân mình
Đối với công việc: Đánh giá tinh thần tự giác, tích cực học tập, tinh thần trách nhiệm và quan tâm đến hiệu quả học tập, tham gia lao động, các hoạt động tập thể, tận tụy trong mọi công việc và hoàn thành tốt các công việc được giao
Đối với mọi người và xã hội: Đánh giá lòng nhân ái, vị tha, hướngt hiện, đoàn kết.
Đối với bản thân: Đánh giá lòng tự trọng của bản thân và ý thức trách nhiệm với bản thân
Đánh giá toàn diện HS tiểu học cần căn cứ vào 2 mặt chính: Kết quả học tập văn hóa và quá trình tham gia hoạt động tập thể ở lớp, biểu hiện ra ở thái độ, hành vi, kĩ năng trong cuộc sống
Nhiệm vụ 6: Tự hoàn thiện phẩm chất và năng lực của người GVCN
GVCN đòi hỏi phải có phẩm chất tổng hợp của một thầy, cô giáo, của một người làm cha mẹ và của người cán bộ quản lí GD
GVCN vừa là nhà tâm lí học, nhà GD, nhà hoạt động xã hội và nhà nghệ thuật. Vì vậy, để thực hiện những nhiệm vụ của người chủ nhiệm lớp, đòi hỏi GVCN phải có sự hiểu biết toàn diện, nhiều lĩnh vực và có những năng lực chung, năng lực sư phạm và đặc biệt có những phẩm chất đặc biệt của người cha, người mẹ. Những lĩnh vực GVCN ở tiểu học cần rèn luyện trình bày ở hoạt động 3.
3. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.
	Phối hợp trong công tác xã hội hóa giáo dục là để thực hiện phương châm: Toàn xã hội cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Để thực hiện yêu cầu này, cần tăng cường phát huy vai trò các đoàn thể, hội khuyến học, hội cựu giáo chức, ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục, kéo giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban, huy động học sinh bỏ học trở lại lớp để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất phát triển giáo dục và đào tạo; huy động các nguồn học bổng, học phẩm, học cụ để hỗ trợ học sinh nghèo, gặp khó khăn, khen thưởng, tôn vinh học sinh đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chu_nhiem_lop_o_truong_tieu_h.docx