Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chỉ đạo việc sử dụng và khai thác phòng đọc thư viện tại trường THCS Cốc San - Huyện Bát xát

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chỉ đạo việc sử dụng và khai thác phòng đọc thư viện tại trường THCS Cốc San - Huyện Bát xát

Cho học sinh mượn tài liệu, sách giáo khoa đầy đủ. Tổ chức cấp phát sách giáo khoa cho học sinh dân tộc, thiểu số theo đúng chế độ, chính sách. Cho CB- GV trong nhà trường mượn các loại tài liệu như sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để đảm bảo cho việc dạy và học.

Lên danh mục sách, tài liệu xếp đặt theo hệ thống vào tủ, giá để bảo quản tra cứu, phát hành. Chủ động xin ý kiến lãnh đạo kiểm kê, báo cáo theo định kì, ít nhất 2 lần/năm.

Cuối năm thu hồi sách, vận động học sinh ủng hộ sách giáo khoa cũ cho Thư viện và thu hồi tài liệu của giáo viên, đồng thời xếp đặt kho sách, xử lí để bảo quản trong hè.

Thường xuyên thăm dò, tìm hiểu ở học sinh để biết trong giờ học đó có tài liệu gì cần minh họa cho phù hợp. Ví dụ: Khi học sinh học Ngữ văn 7, tập 2 “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, cán bộ thư viện cần giới thiệu cho giáo viên và học sinh tìm đọc cuốn “Kể chuyện đạo đức Bác Hồ” tập 1, 2, 3.

 

doc 18 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 519Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chỉ đạo việc sử dụng và khai thác phòng đọc thư viện tại trường THCS Cốc San - Huyện Bát xát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VIỆC SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC PHÒNG ĐỌC THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG THCS CỐC SAN- HUYỆN BÁT XÁT”
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Năm 2010 thư viện trường THCS Cốc San được công nhận là thư viện chuẩn. Nguồn sách, tài liệu tham khảo trong thư viện phong phú, đa dạng. Cơ sở vật chất được đầu tư cho phòng đọc thư viện theo hướng hiện đại, tiên tiến. Nhà trường có cán bộ Thư viện phụ trách riêng công tác này nên rất thuận lợi cho việc tra cứu tài liệu.
Trong những năm gần đây chương trình giảng dạy của giáo viên ngày càng đổi mới, đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật kiến thức. Học sinh học tập theo hướng nghiên cứu bài học. Tuy nhiên nhiều đồng chí giáo viên và học sinh chưa có thói quen đọc sách, số tài liệu được giáo viên và học sinh mượn, tra cứu hàng ngày chưa cao.
Với vai trò là người phụ trách, chỉ đạo tôi đã nghiên cứu sáng kiến để thực hiện “ Công tác chỉ đạo việc sử dụng và khai thác phòng đọc thư viện tại trường THCS Cốc san - huyện Bát xát” với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thư viện của nhà trường để từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong nhà trường.
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Kiểm kê, xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung tài liệu thư viện, đầu tư cơ sở vật chất.
2. Thành lập đội cộng tác viên thư viện.
3. Sắp xếp, trang trí thư viện thân thiện, đặc trưng, ấn tượng, khoa học.
4. Tuyên truyền, giiới thiệu tài liệu sách kịp thời bám sát chủ đề theo tháng.
5. Phát huy sự năng động nhiệt tình của cán bộ thư viện nhà trường
6. Hướng dẫn sử dụng và tra tìm tài liệu.
III. SÁNG KIẾN NHẰM GIẢI QUYẾT
Làm thay đổi nhận thức của giáo viên và học sinh từ sự thờ ơ trong việc tự nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn và ngại tra cứu tài liệu của học sinh.
Tăng sự hiểu biết về xã hội, rèn kĩ năng giao tiếp và phát triển tư duy sáng tạo ở học sinh.
Thúc đẩy chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn của nhà trường chưa chuyển biến đi lên.
Tránh việc gây lãng phí nguồn đầu tư tư liệu của nhà nước cho thư viện nhà trường.
Khích lệ cán bộ thư viện làm hết chức trách, nhiệm vụ của mình. 
IV. NỘI DUNG MỚI CỦA SÁNG KIẾN
 Đưa ra một số giải pháp trong công tác chỉ đạo việc sử dụng và khai thác phòng đọc thư viện hiệu quả nhất để phục vụ tốt cho công tác học tập của học sinh.
 Sử dụng triệt để phòng đọc thư viện tránh hình thức trưng bày
 Tạo cho giáo viên và học sinh có thói quen đến thư viện tự học tập tra cứu tài liệu, cập nhật kịp thời thông tin, mở rộng hiểu biết xã hội.
 Qua đó giáo dục học sinh thấy được giá trị của sách, biết quí trọng, bảo quản và giữ gìn.
PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU
1. Tình hình trước khi thực hiện các giải pháp.
Từ năm 2011 đến năm học 2013-2014 số lượng giáo viên và học sinh tham gia mượn tài liệu chưa nhiều, chỉ rải rác ở các lớp, ở một số học sinh, thậm chí có lớp chưa có học sinh tham gia. 
Cụ thể: 
Năm học
Số lượt giáo viên mượn tài liệu
Số lượt học sinh mượn tài liệu
Đối chiếu
2011-2012
320
512
2012 -2013
483
623
2013 -2014
883
1239
Tăng 400 đến 616 lượt.
2. Những khó khăn, vướng mắc hạn chế, kém hiệu quả của việc khai thác phòng đọc thư viện.
Những ngày đầu thành lập, thư viện còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, vốn tài liệu nghèo nàn, nội dung sách đơn điệu, chưa phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường.Vì vậy, phòng đọc thư viện hoạt động chưa có hiệu quả, không tương xứng với sự đầu tư của nhà nước trong công tác giáo dục.
Cán bộ thư viện chưa được đào tạo chính quy đúng chuyên ngành ( là giáo viên Toán lý làm công tác thư viện, thiết bị).
3. Nguyên nhân.
- Cán bộ thư viện chưa nhiệt tình trong việc giới thiệu sách đến giáo viên và học sinh trong nhà trường. Chủ yếu là quản lý và cất giữ để không thất thoát.
- Số tài liệu sách mới còn hạn chế chưa được bổ sung mới.
 - Giáo viên và học sinh chưa biết cách tìm tài liệu, không biết đọc tài liệu nào cho phù hợp, chưa biết cách tra cứu mục lục, tìm kiếm còn chậm, mất nhiều thời gian.
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp 1: Kiểm kê, xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung tài liệu thư viện, đầu tư cơ sở vật chất.
Hàng năm sau khi kết thúc một năm học, nhà trường chỉ đạo công tác kiểm kê sách, thiết bị, cơ sở vật chất và cập nhật sổ theo dõi. Mục đích để rà soát hiện trạng thực tế có và xây dựng kế hoạch mua sắm mua sắm, bổ sung tài liệu, sách, báo, trang thiết bị dạy học cho năm học mới. Thực hiện tiếp nhận sách, báo, tài liệu, thiết bị từ các nguồn phân bổ của cấp trên theo đúng chỉ tiêu. Từ đó tham mưu với lãnh đạo cấp trên bổ sung sách, báo, tài liệu cần thiết để phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh.
Phòng Thư viện Trường THCS Cốc San – Huyện Bát Xát
Bên cạnh việc đề xuất của các tổ chuyên môn nhà trường về nhu cầu tài liệu cần sử dụng cho năm học sau nhà trường xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm.
2. Giải pháp 2: Thành lập đội cộng tác viên thư viện
Để thư viện có thể hoạt động tốt, số đầu sách được luân chuyển là 100%, thì hoạt động của đội ngũ cộng tác viên sẽ là động lực phát triển đưa thư viện đi lên. 
Vì vậy ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường ra quyết định thành lập tổ cộng tác viên Thư viện. Đồng chí Hiệu trưởng làm Trưởng ban, đồng chí cán bộ Thư viện làm phó ban cùng với 10 đồng chí giáo viên ( giáo viên chủ nhiệm 8 đ/c/8 lớp, GV Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn trường) và 8 em học sinh làm cộng tác viên ở các lớp. 
Trong đội ngũ giáo viên xây dựng một đội ngũ cộng tác viên phụ trách các góc: viết, mỹ thuật, hát nhạc... trong thư viện. Cán bộ thư viện và đội ngũ cộng tác viên nên lịch hoạt động để không bị trùng lặp
Hội đồng nhà trường họp ra Quyết định tổ cộng tác viên thư viện
.
 Đội ngũ cộng tác viên đang hướng dẫn bạn đọc tại thư viện nhà trường
Tổ cộng tác viên học sinh đang phối hợp cùng cô Thủ thư nhà trường
Tổ thư viện đã phối hợp với thư viện trường lựa chọn, trưng bày giới thiệu sách theo chủ đề tháng, thường xuyên động viên, đôn đốc các bạn trong lớp mượn và trả sách đúng qui định để phong trào đọc sách diễn ra thường xuyên và liên tục. Tổ thư viện còn là nơi tin cậy cho bạn đọc, cho cán bộ thư viện mỗi khi bổ sung sách mới, nhờ sự nhiệt tình, năng nổ của cộng tác viên trong khâu xử lý nghiệp vụ như dán gáy, đóng dấu,  để sớm đưa sách mới ra phục vụ.
3. Giải pháp 3: Sắp xếp, trang trí thư viện thân thiện, đặc trưng, ấn tượng, khoa học.
Việc sắp xếp, trưng bày trong thư viện rất quan trọng, nó góp phần không nhỏ trong việc gây ấn tượng thị giác, kích thích trí tò mò của bạn đọc. Yêu cầu trang trí, trưng bày phải đẹp mắt, thuận tiện, khoa học.
Hàng tháng cán bộ thư viện cần đảo vị trí của các tài liệu ( đảo gáy sách) hay sắp xếp thay đổi ( lần sau thay đổi hơn lần trước), góc sáng tạo, góc viếttrưng bày sản phẩm lần lượt của các tác giả để bạn đọc và người xem không bị nhàm chán.
Cán bộ, giáo viên trường THCS Cốc San trong phòng đọc thư viện
Các em học sinh say mê với số báo mới
4. Giải pháp 4: Tuyên truyền, giới thiệu tài liệu sách kịp thời bám sát chủ đề theo tháng.
 	 Trong thư viện, công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo là một trong những khâu công tác nghiệp vụ hết sức quan trọng. Bởi đây chính là đường dây gắn kết giữa vốn tài liệu của thư viện với bạn đọc. Thư viện có phát huy được vốn tài liệu của mình hay không, phụ thuộc rất nhiều vào công tác tuyên truyền giới thiệu sách. 
Có thể tuyên truyền bằng nhiều hình thức như:
            - Tuyên truyền trực quan: Với những pano, áp phích về những cuốn sách mới, sách cần đọc nhân dịp những ngày lễ lớn: Kỷ niệm ngày nhà giáo Vn 20/11, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước30/4 ... và những đợt tuyên truyền chính trị trọng đại như: Đại hội Đảng bộ Huyện, tuyên truyền phòng chống ma tuý, HIV/AIDS... Qua những đợt tuyên truyền trực quan, số lượng bạn đọc tìm đến thư viện tăng rõ rệt.
            - Thi đọc sách báo, tổ chức các hoạt động ngoại khóa qua giờ chào cờ dưới hình thức trả lời câu hỏi theo chủ đề năm học như: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3,
 Học sinh đang tìm hiểu những tấm gương “ Người tốt, việc tốt”
 Từ hình thức tuyên truyền này đã tạo được niềm tin với giáo viên và học sinh. Từ đó tạo điều kiện mọi mặt để hoạt động thư viện được duy trì và đẩy mạnh.
Ngoài ra giới thiệu nội dung sách còn bằng các dựng các tiểu phẩm, các bài hát, múa, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm làm cho nội dung tuyên truyền không khô cứng, nhàm chán, giúp người nghe thấy được sự phong phú, sinh động, hấp dẫn trong mỗi cuốn sách, câu chuyện được giới thiệu.
Công tác tuyên truyền trực quan như trưng bày giới thiệu sách theo chủ đề, tủ sách giáo dục đạo đức và tủ sách tự chọn cũng được thay đổi sách mới thường xuyên. Với những hình thức trên đều nhằm mục đích quảng bá và thu hút bạn đọc tiếp cận với tài liệu trong thư viện.
5. Giải pháp 5: Phát huy sự năng động nhiệt tình của cán bộ thư viện nhà trường.
Người quản lý phải rèn cho cán bộ thư viện nhà trường có được những yêu cầu cơ bản như:
Chịu khó, hết lòng với công việc, biết tham mưu với lãnh đạo về công tác thư viện, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Vui vẻ, hòa nhã, nhiệt tình, năng động, thành thạo nghề, có lòng nhiệt tình và tâm huyết, có trình độ ngoại ngữ, tin học. Chính vì vậy, nhà trường luôn phải có kế hoạch gửi cán bộ thư viện tham gia các lớp học và lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra người cán bộ thư viện phải có kĩ năng giao tiếp, cư xử với bạn đọc thích hợp trong các tình huống khác nhau.
 Cán bộ, giáo viên của nhà trường gắn bó với thư viện hơn
Biết sắp xếp lại kho sách,các tài liệu trong phòng thư viện, lau chùi, vệ sinh sạch sẽ phòng thư viện. Bổ sung, xử lí các loại tài liệu có trong thư viện theo đúng quy định.
Cho học sinh mượn tài liệu, sách giáo khoa đầy đủ. Tổ chức cấp phát sách giáo khoa cho học sinh dân tộc, thiểu số theo đúng chế độ, chính sách. Cho CB- GV trong nhà trường mượn các loại tài liệu như sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để đảm bảo cho việc dạy và học.
Lên danh mục sách, tài liệu xếp đặt theo hệ thống vào tủ, giá để bảo quản tra cứu, phát hành. Chủ động xin ý kiến lãnh đạo kiểm kê, báo cáo theo định kì, ít nhất 2 lần/năm.
Cuối năm thu hồi sách, vận động học sinh ủng hộ sách giáo khoa cũ cho Thư viện và thu hồi tài liệu của giáo viên, đồng thời xếp đặt kho sách, xử lí để bảo quản trong hè.
Thường xuyên thăm dò, tìm hiểu ở học sinh để biết trong giờ học đó có tài liệu gì cần minh họa cho phù hợp. Ví dụ: Khi học sinh học Ngữ văn 7, tập 2 “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, cán bộ thư viện cần giới thiệu cho giáo viên và học sinh tìm đọc cuốn “Kể chuyện đạo đức Bác Hồ” tập 1, 2, 3.
Phải nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc như nhu cầu của chính bản thân mình, phải hòa nhã, gần gũi, thân thiện thì bạn đọc đến thư viện ngày càng đông hơn.
Một buổi sinh hoạt ngoại khóa kĩ năng sống của cán bộ giáo viên tại thư viện nhà trường
6. Giải pháp 6: Hướng dẫn sử dụng và tra tìm tài liệu.
Tài liệu trong thư viện phong phú, dồi dào, bạn đọc khó có thể tìm,lựa chọn cho mình loại sách cần thiết. Vì vậy rất cần có sự hướng dẫn sử dụng và tra cứu tài liệu của cán bộ thư viện hay công tác viên.
Cán bộ thủ thư còn phải biết hướng dẫn các em xây dựng phương pháp tự học, biết cách nghiên cứu sách để ghi chép tư liệu, biết sử dụng hệ thống mục lục để tìm và lựa chọn tài liệu cho hợp lý và hiệu quả, tránh mất nhiều thời gian.
Cô thủ thư đang hướng dẫn bạn đọc tìm tài liệu trong thư viện
 nhà trường
Cô thủ thư đang hướng dẫn bạn đọc tra cứu áp phích tài liệu
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
1. Hiệu quả, lợi ích thu được hàng ngày qua áp dụng giải pháp.
	- Tham gia các hoạt động trong phòng đọc hàng ngày kích thích tinh thần, giữ cho bộ não hoạt động tốt.
 	- Giảm căng thẳng qua các giờ lên lớp. Các thầy cô giáo hay các em học sinh được hòa mình vào những cuốn sách giải trí hay giúp thư giãn, xả stress.
- Làm giàu, phong phú kiến thức khoa học và thực tế.
- Vốn từ ngữ được mở rộng: Ăn nói lưu loát và khéo léo, tự tin, cải thiện kỹ năng nói và viết lưu loát hơn.
- Cải thiện trí nhớ lâu hơn qua việc nắm được nội dung, thông tin qua đọc sách, báo.
- Tăng cường kỹ năng tư duy, phân tích: HS có thể biết trình bày, phát biểu ý kiến ​​của mình rõ ràng về tất cả các khía cạnh của cuộc sống.
- Cải thiện sự tập trung chú ý.
- Giáo viên và học sinh đều được rèn kỹ năng viết tốt hơn vì được cung cấp vốn từ ngữ phong phú, đa dạng.
- Phỏng đọc sách thư viện là nơi yên tĩnh nhất giúp bạn đọc tập trung.
- Là nơi giải trí miễn phí, hiệu quả nhất.
2. Kết quả thu được qua áp dụng các giải pháp.
Qua thực hiện những biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào đọc sách trong thư viện trường học. Đến nay, thư viện nhà trường đã thu được những kết quả bước đầu đáng phấn khởi. 
Cụ thể như sau:
	* Số lượt bạn đọc.
Nội dung
Năm học 
2012 -2013
Năm học 
2013 -2014
Đối chiếu
Năm học 2013 -2014 và
Năm học 2012 -2013
Ghi chú
Số lượt
Trung bình/ ngày
Số lượt
Trung bình/ ngày
Số lượt
Trung bình/ ngày
(+) Tăng
(- ) Giảm
Số lượt bạn đọc tại chỗ
3.234
15
6.842
32
+ 3.608
+ 17
Số lượt bạn đọc mượn về nhà
1.728
8
3.240
15
+ 1.512
+ 7
 Tổng
4.962
23
10.082
47
+ 5.120
+ 24
* Chất lượng.
Hoạt động thư viện trường học là một yếu tố quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Từ đó đã góp phần làm thay đổi cục bộ chất lượng các mặt hoạt động của nhà trường. Chất lượng học sinh đại trà được nâng nên, số giải học sinh giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh năm sau cao hơn năm trước. Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thay đổi. 
Cụ thể:
Kết quả
Các chỉ tiêu
Năm học 2012 -2013
Năm học 2013 -2014
Đối chiếu
Năm học 2013 -2014 và
Năm học 2012 -2013
Ghi chú
Kết quả
đạt được
So với
chỉ tiêu
kế hoạch
Kết quả đạt được
So với
chỉ tiêu
kế hoạch
I. Học sinh
Số lượng
270 /270
Đạt 100 %
256 / 256
Đạt 100 %
Duy trì tốt
(+) Tăng
(- ) Giảm
Học lực
Giỏi
22 HS = 8,1 %
Vượt 2,6 %
19 HS = 7,4 %
Vượt 11,8 %
+ 9,2 %
Khá
107 HS = 39,7 %
Đạt
113 HS = 44 %
Vượt 18,3 %
+ 18,3%
Tb
136 HS = 50,3 %
Giảm 1,5 %
120 HS = 47 %
Giảm 10 %
+ 8,5 %
Yếu
5 HS = 1,9 %
Giảm 0,4 %
4 HS = 1,6 %
Giảm 2,5 %
+ 2,1%
Hạnh kiểm
Tốt
167 HS
= 61,9 %
Vượt 1,8 %
180 HS = 70,3 %
Đạt 100 %
Duy trì
Khá
91 HS =
33,7 %
Giảm 2,1 %
66 HS = 25,8 %
Đạt 100 %
Duy trì
Tb
12 HS =
4,4 %
Giảm 0,3 %
10 HS = 3,9 %
Đạt 100 %
Duy trì
2. Chất lượng mũi nhọn
Học sinh giỏi cấp trường
76 giải
Vượt 22%
79 giải
Vượt 21,5 %
+ 3 giải
Học sinh giỏi cấp huyện
25 giải
Vượt 8,7 %
33
Vượt 57,1 %
+ 8 giải
Học sinh giỏi cấp tỉnh
2
Đạt
3
Vượt 50 %
+ 1 giải
3. Tỷ lệ chuyển lớp
264/270= 97,7 %
Đạt
98,4 %
252/256= 98, 4 %
+ 0.7 %
4. Tỷ lệ TN THCS
64
Đạt 100%
52
Đạt 100%
Duy trì
II.Chất lượng đội ngũ
1.Giáo viên dạy giỏi
Cấp trường
18
Đạt 100 %
16
Vượt 23 %
+ 23 %
Cấp huyện
13
Vượt 8,3 %
0
Không tổ chức thi
2. Số đề tài nghiên cứu
13
Đạt 100 %
16
Đạt 100 %
+ 3 đề tài
3.Thi đua
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
23
Vượt 1,9 %
24
Vượt 26,3 %
+ 24,4%
Hoàn thành nhiệm vụ
2
Đạt
1
Đạt
Duy trì
Bằng khen Chủ tịch UBND Tỉnh
2
Vượt chỉ tiêu
3
Vượt chỉ tiêu
+ 1 (Vượt chỉ tiêu) 
CSTĐ cấp Tỉnh
0
1
Đang đề nghị
+ 1
CSTĐ CS
5
Đạt
4
Đang đề nghị
Duy trì
LĐTT
19
Vượt 18,7%
20
Đang đề nghị
+ 1
Như vậy, nhờ có những biện pháp chỉ đạo việc khai thác và sử dụng phòng đọc thư viện nên hiệu quả của phong trào đọc sách trong thư viện nhà trường được nâng lên rõ rệt. Làm thay đổi về chất và lượng đã đạt được ở tất cả các mặt trong hoạt động dạy và học của nhà trường. Khơi gợi sự năng động sáng tạo của tất cả giáo viên và học sinh. 
Từ đó làm cho học sinh yêu thích và thấy được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, thầy cô giáo bám trường, bám lớp hơn.
Sản phẩm tự nghiên cứu khoa học của học sinh
THỰC TIỄN CỦA SÁNG KIẾN
Khả năng áp dụng: Sáng kiến được áp dụng trong việc sử dụng và khai thác phòng đọc thư viện tại trường THCS Cốc san - huyện Bát xát.
Phạm vi ảnh hưởng: Có thể áp dụng trong việc sử dụng và khai thác phòng đọc thư viện cho thư viện các trường THCS.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết quả có hiệu quả mà đề tài SKKN mang lại.
Từ sáng kiến kinh nghiệm trên đã tạo cho giáo viên và học sinh có thói quen đến thư viện biết cách tìm sách, chọn sách theo nhu cầu của mình. Góp phần giúp bạn đọc tự nghiên cứu tìm tòi tự học hỏi ở sách vở, tài liệu tham khảo. Đồng thời thấy được giá trị của sách, biết quí trọng, bảo quản và giữ gìn.
Nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường. chất lượng đại trà đảm bảo, ổn định, chất lượng mũi nhọn được duy trì và tăng lên về chất lượng và số lượng.
2. Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của SKKN.
SKKN này tôi đã quan sát và nghiên cứu 3 năm, sau đó tôi đưa ra sáng kiến và áp dụng tại thư viện trường THCS Cốc San và đạt hiệu quả rõ rệt. Sáng kiến này có thể được áp dụng trong các thư viện trường THCS trong và ngoài Huyện Bát xát.
3. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân.
- Phải đề xuất, tham mưu với các cấp, tổ chức đoàn thể, hội phụ huynh học sinh trong nhà trường tất cả các kế hoạch, phong trào của thư viện để từ đó có sự quản lý, chỉ đạo sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường.
 - Khi thực hiện kế hoạch đề ra Ban giám hiệu phải đôn đốc, nhắc nhở và có kiểm tra, đánh giá.Thường xuyên động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời trong công tác hoạt động thư viện ở cơ sở nhà trường đế việc thực hiện các giải pháp trên có hiệu quả.
- Giáo viên thư viên phải thực sự yêu mến học sinh, hết lòng với công việc của mình, biết phối hợp cùng tập thể thì mới có quyết tâm thực hiện tốt công việc.
4. Những kiến nghị và đề xuất để áp dụng và phổ biến SKKN.
 Đề nghị các cấp có thẩm quyền đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phòng học bộ môn, thư viện đảm bảo phục vụ đầy đủ cho công tác giảng dạy của nhà trường.
 Đầu tư sách, thiết bị đảm bảo hàng năm cho giáo viên và học sinh.
 Đào tạo cán bộ thư viện có chuyên môn nghiệp vụ chính quy cho các đơn vị trường học.	
 Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình công tác của mình. Chắc chắn rằng các đồng nghiệp có kinh nghiệm, có những ý kiến và giải pháp khác quý giá hơn. 
Rất mong được sự, trao đổi và giúp đỡ của các đồng chí để tôi có thể làm tốt hơn công việc của mình ở cơ sở đơn vị nơi tôi đang công tác. 
 MỤC LỤC
Các phần
Nội dung
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn sáng kiến
1
II. Các giải pháp thực hiện
1
III. Sáng kiến nhằm giải quyết
1
IV. Nội dung mới của sáng kiến
2
PHẦN NỘI DUNG
I.Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
2
1. Tình hình trước khi thực hiện các giải pháp.
2
2. Những khó khăn, vướng mắc hạn chế, kém hiệu quả của việc khai thác phòng đọc thư viện.
2
3. Nguyên nhân.
2
II. Các giải pháp thực hiện
2
1. Kiểm kê, xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung tài liệu thư viện, đầu tư cơ sở vật chất.
2
2. Thành lập đội cộng tác viên thư viện
3
3. Sắp xếp, trang trí thư viện thân thiện, đặc trưng, ấn tượng, khoa học.
6
4. Tuyên truyền, giới thiệu tài liệu sách kịp thời bám sát chủ đề theo tháng.
7
5. Phát huy sự năng động nhiệt tình của cán bộ thư viện nhà trường.
8
6. Hướng dẫn sử dụng và tra tìm tài liệu.
10
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
12
THỰC TIỄN CỦA SÁNG KIẾN
13
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết quả có hiệu quả mà đề tài SKKN mang lại
13
2. Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của SKKN
13
3. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân.
13
4. Những kiến nghị và đề xuất để áp dụng và phổ biến SKKN.
14
 Danh mục và tài liệu tham khảo
15
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 NGƯỜI VIẾ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chi_dao_viec_su_dung_va_khai.doc