Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh khá, giỏi

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh khá, giỏi

* Động viên – Thi đua

Trong thang điểm thi đua được thông qua trước hội nghị CBCC – VC đầu năm đã quy định các đồng chí giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi có giải của cấp huyện trở lên thì sẽ đặc cách đạt LĐTT trở lên. Bản thân giáo viên đó sẽ được chi bộ theo dõi giúp đỡ vào Đảng. Nếu giáo viên đã là Đảng viên thì chi bộ xét hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Các đồng chí giáo viên bồi dưỡng đạt theo đúng chỉ tiêu đề ra sẽ được cộng 10 điểm.

Các đồng chí có công bồi dưỡng học sinh giỏi đều được cộng điểm, tùy theo cấp độ (điểm này chỉ cộng cho giáo viên bồi dưỡng) như vậy trong thang điểm theo thông tư 14 « Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học » các giáo viên bồi dưỡng có phần cộng điểm hơn hẳn giáo viên không tham gia bồi dưỡng.

 

doc 49 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1654Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh khá, giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lựa chọn học sinh trên cơ sở của năm trước thì sẽ đảm bảo hơn vì kiến thức học của các em nó có sự lô gic hệ thống các em đã được cọ sát nên vào thi thì tâm lý sẽ ổn định hơn.
- Lựa chọn học sinh theo yêu cầu từng môn.
3-Lựa chọn giáo viên bồi dưỡng
a) Chọn giáo viên.
Có học sinh giỏi, có hạt giống tốt, việc làm thế nào để nó phát triển trưởng thành là do bàn tay người chăm sóc. Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc lâu dài thường xuyên có kế hoạch cụ thể. Nó không giống như cách « lấp chỗ trống » hay «  kiểu vỗ gà chọi » mà phải vun đắp tư duy, kích thích sự sáng tạo. Vì vậy nhà trường phải lựa chọn được các thầy cô giáo giỏi.
* Tiêu chí để lựa chọn giáo viên bồi dưỡng.
Căn cứ vào tình hình đội ngũ của nhà trường để chọn giáo viên dạy đội tuyển. Chọn giáo viên dạy đội tuyển dựa trên các tiêu chí sau :
- Giáo viên phải có chuyên môn vững vàng.
- Giáo viên phải có lòng nhiệt tình.
- Có trách nhiệm và tâm huyết với nghề.
- Có kinh nghiệm bồi dưỡng.
Giáo viên có tay nghề vững về chuyên môn : Đây là yếu tố quan trọng vì thầy có vững về chuyên môn thì mới có khả năng tư duy tìm tòi phát hiện các đơn vị kiến thức cần và đủ để dạy học sinh đại trà. Tìm tòi các đơn vị kiến thức mở rộng nâng cao cho học sinh khá giỏi. « Có thầy giỏi thì mới có trỏ hay ».Thầy là người khai mở kiến thức để cho học sinh tiếp thu. Muốn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao thì phải lựa chọn được các thầy cô có chuyên môn vững ở các bộ môn.
- Có chuyên môn vững nhưng thiếu sự nhiệt tình thì chuyên môn ấy cũng sẽ bị mai một mà chuyên môn phải đi đôi với lòng nhiệt tình. Lòng nhiệt tình là yếu tố cần thiết để thúc đầy chuyên môn. Có nhiệt tình thì mới có sự say mê sáng tạo tận tụy tìm tòi các tri thức để giảng dạy các em.
- Có trách nhiệm và tâm huyết với học sinh
Yêu nghề mến trẻ là động lực thúc đẩy chuyên môn. Một người giáo viên được hội tụ đủ cả về chuyên môn (Tài) và lòng nhiệt tình trách nhiệm tâm huyết (Đức) thì đồng chí đó chắc chắn là một đồng chí giáo viên giỏi. 
Họ giảng dạy vì trách nhiệm vì tình thương yêu với học sinh chứ không phải mục đích vụ lợi ( lấy danh ) hay sự bắt buộc ( dạy cho hết trách nhiệm ) mà người giáo viên đó thực sự có tâm với nghề luôn luôn biết lo lắng cho học sinh mình, cho đội tuyển của mình. Lo lắng cho phong trào giáo dục của nhà trường trong đó có bản thân đồng chí.
- Ngoài những yếu tố như năng lực chuyên môn nhiệt tình tâm huyết với nghề nếu chọn được giáo viên có kinh nghiệm lâu năm bồi dưỡng thì rất tốt. Vì kinh nghiệm được đúc rút qua quá trình bồi dưỡng nhiều năm các đồng chí đó sẽ có sự tích lũy lựa chọn, phân mảng kiến thức bộ môn mình bồi dưỡng. Cả về cách ra đề, trọng tâm kiến thức, cách trình bày của học sinh cũng được thầy cô quan tâm. Nói như vậy không có nghĩa là những môn ít giáo viên hoặc giáo viên nghỉ chế độ thì sẽ không có người bồi dưỡng mà đôi khi những đồng chí giáo viên trẻ mới ra trường nếu ta biết khơi dậy niềm tin động viên giao nhiệm vụ các đồng chí đó cũng sẽ làm tốt. 
b) Giao trách nhiệm cho giáo viên bồi dưỡng.
Ngay từ đầu năm học, trường đã họp hội nghị mở rộng gồm BGH, Tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn và các giáo viên bồi dưỡng. Mục đích là giao trách nhiệm cho giáo viên bồi dưỡng và giao trách nhiệm cho tổ nhóm chuyên môn.
Đối với giáo viên bồi dưỡng thì giáo viên dạy trực tiếp môn nào thì bồi dưỡng trực tiếp môn đó. Giao chỉ tiêu phấn đấu cho từng môn : dựa trên đăng ký phấn đấu của giáo viên, năng lực của học sinh .Nếu môn nào học sinh thực sự nhọn thì giao chỉ tiêu cao, môn nào học sinh chỉ ở mức độ khá giỏi thì giao chỉ tiêu thấp hơn. Giao trước cuộc họp cho giáo viên thảo luận và đi đến nhất trí thực hiện (đây là tiêu chí vươn lên để đạt mục đích). Lấy kết quả là thước đo đánh giá năng lực của giáo viên.
- Mặt khác căn cứ vào điều kiện nhà trường hiện nay cơ bản là đủ và thừa giáo viên. Người quản lý phân cho giáo viên bồi dưỡng giảm mỗi tuần từ 2 đến 3 tiết để họ có điều kiện nghiên cứu và có thời gian bồi dưỡng hiệu quả hơn. Như vậy cũng tạo được sự công bằng trong chuyên môn và người được bồi dưỡng cũng đỡ thiệt thòi.
Giáo viên bồi dưỡng phải soạn đề cương giáo án ôn luyện. Báo cáo thường xuyên về tổ chuyên môn về kiến thức ôn, sự tiếp thu của học sinh đội tuyển mình.
4- Giao trách nhiệm cho tổ nhóm chuyên môn.
Để có giáo viên dạy bồi dưỡng tốt thì bản thân người giáo viên đó phải có sự tìm tòi và phải có trách nhiệm chính nhưng tổ nhóm chuyên môn cũng phải vào cuộc cùng với họ xây dựng kế hoạch, khoanh vùng kiến thức để hướng họ bồi dưỡng có chất lượng hơn. 
Trong các buổi họp tổ chuyên môn, tổ chuyên môn phải nắm được tiến độ bồi dưỡng, tâm tư nguyện vọng khó khăn của người giáo viên bồi dưỡng, sự phản hồi của học sinh được bồi dưỡng đối với từng môn.
Cho giáo viên trao đổi tâm tư nguyện vọng khó khăn và thuận lợi của môn mình phụ trách.
Yêu cầu giáo viên bồi dưỡng trao đổi kinh nghiệm của mình và tìm mảng kiến thức trọng tâm, tổ chuyên môn phải có trách nhiệm phân công người bồi dưỡng, người giúp đỡ giáo viên bồi dưỡng mới. Giáo viên cũ truyền đạt kinh nghiệm cho giáo viên mới với phương châm « Thợ cũ dìu dắt thợ mới » . Tổ chuyên môn phải giao cho các nhóm chuyên môn : 
- Xác định kiến thức trọng tâm, khoanh vùng kiến thức cơ bản, dạng bài nâng cao, hướng dẫn cho giáo viên 
- Tìm và nâng cao đáp ứng sách nâng cao, sách tham khảo cho giáo viên
- Tích lũy đề thi học sinh giỏi của những năm trước, tìm trên mạng, các đề các kiến thức hay.
- Năm học 2012-2013 hai tổ chuyên môn 1-5A và 1-5B đã tổ chức chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi
5. Tiến hành thực hiện nội dung sáng kiến :
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của mình nghiên cứu có hiệu quả, tôi đã tiến hành một số phương pháp: quan sát, đàm thoại, khảo sát trực tiếp, dạy thực nghiệm, trò chơi  và các tài liệu có liên quan đến nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
Ngay từ đầu năm học, tôi chỉ đạo khảo sát chất lượng học sinh.
Kết quả khi khảo sát:
Tổng số học sinh tham gia khảo sát: 322 em
TT
Môn học
Kết quả điểm
9-10
%
7 - 8
%
5 - 6
%
Dưới 5
%
1
Toán
9
2,79
85
26,39
121
37,57
117
33,25
2
Tiếng việt
6
1,86
92
28,57
128
39,75
106
29,82
 	Với kết quả như trên, tôi đã tìm hiểu từ các nguồn tin trong và ngoài nhà trường để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
* Nguyên nhân:
Giáo viên: Một số ít giáo viên chưa chịu khó đầu tư vào công tác soạn giảng của mình mà vẫn mang tính chất qua loa đại khái. Đặc biệt các phương pháp giáo viên sử dụng trong các giờ học còn dập khuôn theo sách hướng dẫn không biết sáng tạo cách dạy của mình, không biết sử dụng các hình thức và phương pháp dạy sao cho phù hợp với nội dung từng bài, với đối tượng học sinh của mình. 
Học sinh: Phần lớn các em chưa có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế. Thể hiện rõ khi đọc bài tập đọc các em đọc chưa hay, chưa biết diễn cảm, nhiều em đọc chưa lưu loát, chưa tìm thấy những hình ảnh đẹp trong bài... Khi viết văn, câu văn thường không có hình ảnh, không bộc lộ cảm xúc...
Chủ yếu là con em nông thôn nên nghỉ hè hầu như các em không ôn bài, nếu có cũng chỉ qua loa, chưa có sự quan tâm của cha mẹ.
Kiến thức học tập trong lớp không đồng đều. 
Gia đình chưa có phương pháp và ít quan tâm đến việc học tập của các em. Chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học tập.
Các em chưa tự giác, hứng thú học tập 
	Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc đọc diễn cảm còn hạn chế. Trong thực tế chúng ta nhận thấy học sinh Tiểu học thích đọc những những bài có tranh minh họa, thích đọc những bài ở dạng thể thơ và nhất là thể thơ lục bát....Vì tất cả những cái đó luôn gần gũi với các em, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em và sát hợp với thực tế. Chính vì vậy mà khi đọc các văn bản văn xuôi hoặc các văn bản mang tính chất miêu tả, hoặc các văn bản là kịch bản các em chỉ mới tập trung vào đọc chữ, cố gắng phát âm chuẩn đối với những phụ âm đầu dễ lẫn, đọc ngắt nghỉ và mới chỉ đọc ngắt nghỉ đúng dấu chấm dấu phẩy đối với học sinh đọc khá. Còn đối với học sinh trung bình và yếu thì đọc để mà đọc chứ các em chưa hiểu được cần phải đọc như thế nào để hiểu hết giá trị của các bài tập đọc. Đặc biệt, vốn kiến thức văn học của học sinh, nhất là học sinh vùng thôn quê của chúng tôi còn rất hạn chế vì đa số các em đều là con em gia đình thuần nông. Một số em nhận biết về nghệ thuật còn hạn chế, học sinh chỉ mới biết đọc văn bản một cách máy móc, dập khuôn theo sự hướng dẫn của giáo viên mà tự bản thân các em chưa biết cách sáng tạo. Nên khi đọc những văn bản khó nhất là những văn bản mang tính chất văn xuôi, kịch bản các em gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên cần hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ, thực tế.
* Từ những nguyên nhân trên, tôi đã tìm ra một số biện pháp đó là:
Động viên khuyến khích các em học tập tự giác, tích cực.
Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Tạo ra môi trường khuyến khích từng học sinh chủ động và tích cực hoạt động học tập.
Giáo viên có trách nhiệm lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học từng bài cụ thể, phù hợp đối tượng học sinh.
Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi, phụ đạo thêm cho học sinh yếu kém lồng ghép trong các tiết học và dạy thêm giờ.
 	Lập kế hoạch dạy học phù hợp đối tượng học sinh, bám sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng và Công văn số: 5842/BGD ĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tập trung rèn luyện kĩ năng ôn tập các kiến thức đã học, mở rộng kiến thức nâng cao đối với học sinh khá giỏi.
Tổ chức giờ học sao cho mọi học sinh đều hoạt động học tập chủ động, tự lực trong mọi khâu. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức, phương pháp dạy học để thu hút học sinh.
Kết hợp với cha mẹ học sinh để tổ chức việc học ở nhà, theo nhóm, đôi bạn cùng tiến, kèm tay đôi ... nhằm giúp các em có khả năng học tập tốt hơn, khuyến khích phát huy vốn có của các em và nâng cao hiệu quả về kiến thức nói chung cũng như khả năng cảm thụ văn học. 
Trong giờ dạy, giáo viên cần trách nói nhiều và làm thay học sinh.
Cần sử dụng nhiều phương pháp một cách hợp lí, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp, sát đối tượng học sinh. 
Tổ chức cho các em học tập ngoài giờ, đi thực tế, điều này rất tốn thời gian nhưng cần cố gắng thực hiện, xong phải tuỳ thuộc đối tượng và tình hình thực tế địa phương ...
Trao đổi, giải thích với cha mẹ học sinh để cha mẹ các em hiểu đúng đắn hơn về việc học tập.
Với những suy nghĩ trên, tôi đã mạnh dạn thiết kế bài dạy để Bồi dưỡng học sinh giỏi và thực nghiệm trực tiếp trên lớp từ đó đưa vào chuyên đề để giáo viên thảo luận áp dụng thực tế giảng dạy. Sau tiết học, tôi thấy các em học tập có hiệu quả hơn, các em đã tự lập tự giác, chủ động, sáng tạo và hứng thú trong học tập hơn.
Kết quả cụ thể sau 3 tuần thực học tôi khảo sát kết quả tại lớp 4A
Tổng số học sinh tham gia khảo sát: 26em
TT
Môn học
Kết quả điểm
9 -10
%
7 - 8
%
5 - 6
%
Dưới 5
%
1
Toán
1
3,84
4
15,38
15
57,71
6
23,07
2
Tiếng việt
4
15,38
17
65,39
5
19,23
Như vậy tỉ lệ học sinh yếu đã giảm, tỉ lệ khá giỏi tăng so với đầu năm học.
 	Công việc bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết và có hứng thú khi dạy học sinh. Giáo viên muốn dạy đạt hiệu quả yêu cầu phải có kiến thức của cả cấp học. Việc lựa chọn học sinh giỏi để bồi dưỡng cũng đòi hỏi người giáo viên phải khách quan và nhận định chính xác năng lực của học sinh. Học sinh giỏi phải nắm được các kiến thức cơ bản ở cả các lớp dưới đã học và biết vận dụng khi làm bài tập. 
Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh ở lớp 4 để đồng nghiệp tham khảo:
a. Hình thức bồi dưỡng: Tiến hành đồng thời 2 hình thức
a.1 Trong các buổi học chính khoá:
Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh khá giỏi hoà nhập và phát huy tác dụng với học sinh trong lớp. 
a.2 Tổ chức bồi dưỡng riêng cho học sinh có năng khiếu
Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên mỗi tuần 1 đến 2 buổi, ngay từ đầu năm học để học sinh có đủ thời gian tiếp thu kiến thức mới.
a.3 Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu
Phát hiện những học sinh nhận thức nhanh khác với học sinh chịu khó học để đầu tư bồi dưỡng .
Phân phối thời gian bồi dưỡng hợp lí.
Căn cứ thời gian để lập kế hoạch ôn luyện
b. Tổng hợp kiến thức cần ôn luyện 
Căn cứ vào khối lượng kiến thức cần ôn luyện và khả năng nhận thức của học sinh và chia ra 3 giai đoạn ôn luyện như sau :
- Ôn theo từng phần , từng dạng bài trong chương trình
- Củng cố bổ sung kiến thức cơ bản học sinh cần nắm vững.
- Rèn kĩ năng làm đề thi (cách trình bày bài, sắp xếp thời gian làm bài ...)
6. Phương pháp bồi dưỡng
a.Bồi dưỡng thường xuyên
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi của trường không nên quy định quá cứng nhắc mỗi tuần giáo viên phải dạy một buổi trên lớp mà nên cho giáo viên đăng ký thời gian và nơi bồi dưỡng. 
 Các đồng chí giáo viên có thể bồi dưỡng ở mọi lúc mọi nơi, có thể đưa học sinh đến trường hoặc bồi dưỡng ở nhà. Ở trên lớp giáo viên giao bài cho học sinh hẹn 1 - 2 buổi các em làm hoàn thành cô giáo chữa tay đôi với học sinh. Kiểm tra trực tiếp hoặc ra câu hỏi cho học sinh về nhà tự học sau đó cô giáo kiểm tra .
 Trong quá trình bồi dưỡng nhiệm vụ của người giáo viên là đầu tư thời gian, nghiên cứu và rút kinh nghiệm qua những năm bồi dưỡng đội tuyển để đạt kết quả cao nhất.
Bồi dưỡng học sinh cần tạo cho các em thói quen rèn luyện kỹ năng, thói quen lập luận, liên hệ, hoàn chỉnh hệ thống kiến thức. Tạo thói quen rèn kỹ năng, kỹ xảo cho từng kiểu bài, từng đơn vị kiến thức trọng tâm. Giáo viên có thể ôn các mảng kiến thức trọng tâm theo dạng đề, giáo viên ra đề chấm chữa cho học sinh trong quá trình bồi dưỡng.
b-Kết hợp với gia đình và xã hội
Nhà trường, gia đình, xã hội là môi trường giáo dục tốt nhất cho các em. Mặc dù việc bồi dưỡng học sinh giỏi, vai trò trách nhiệm chính là nhà trường song nếu thiếu sự hỗ trợ từ phía gia đình thì không thể đạt được kết quả cao. Gia đình quan tâm đến việc học tập của con em mình thì các em sẽ học tốt. Sự động viên của gia đình cùng với sự đầu tư về kinh phí để các em mua sách vở, tài liệu tham khảo. Đặc biệt tạo quỹ thời gian hợp lý cho các em học tập, nghiên cứu sẽ có tác dụng rất lớn đến kết quả học tập của các em.
- Nhà trường đã gặp mặt họp phụ huynh học sinh và các em học sinh tham gia ®éi tuyÓn häc sinh giái. Đồng thời nêu mục tiêu phấn đấu của nhà trường ở các bộ môn, mức thưởng. Động viên khuyến khích các em cố gắng học để đạt kết quả cao hơn. 
Trao đổi và nhờ phụ huynh học sinh giúp đỡ tạo điều kiện cho các em về quỹ thời gian bảo ban các em thêm về kiến thức nếu có thể nhờ phụ huynh học sinh đưa các em đi thi.
- Phối hợp với chi hội khuyến học ở các thôn, các dòng họ, tham mưu với họ trao phần thưởng cho các em học sinh được công nhận học sinh khá,giỏi c. Động viên thi đua khen thưởng.
* Động viên – Thi đua
Trong thang điểm thi đua được thông qua trước hội nghị CBCC – VC đầu năm đã quy định các đồng chí giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi có giải của cấp huyện trở lên thì sẽ đặc cách đạt LĐTT trở lên. Bản thân giáo viên đó sẽ được chi bộ theo dõi giúp đỡ vào Đảng. Nếu giáo viên đã là Đảng viên thì chi bộ xét hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Các đồng chí giáo viên bồi dưỡng đạt theo đúng chỉ tiêu đề ra sẽ được cộng 10 điểm.
Các đồng chí có công bồi dưỡng học sinh giỏi đều được cộng điểm, tùy theo cấp độ (điểm này chỉ cộng cho giáo viên bồi dưỡng) như vậy trong thang điểm theo thông tư 14 « Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học » các giáo viên bồi dưỡng có phần cộng điểm hơn hẳn giáo viên không tham gia bồi dưỡng.
* Khen thưởng.
Nhà trường áp dụng mức khen thưởng cho cả thầy và trò có thành tích cao trong kỳ thi
Cụ thể : 
Mỗi giáo viên bồi dưỡng học sinh có 1 em đạt học sinh giỏi huyện thưởng 100.000đ/em, có học sinh giỏi tỉnh 200.000đ/em, thưởng thầy bằng với trò.
Nhà trường tổ chức trao thưởng cho thầy và trò vào buổi tổng kết cuối năm bằng tiền quỹ khuyến học . Hội đồng giáo dục xã sang trao thưởng cho học sinh giỏi và giáo viên giỏi. Đây là niềm vinh dự và tự hào của những giáo viên đạt thành tích, họ được Đảng và nhân dân biết đến.
7. Chỉ đạo lập kế hoạch dạy học
 	Giáo viên cần dựa trên khả năng học tập của học sinh mà xây dựng những yêu cầu cần đạt trong khi dạy. Cần khái quát các kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương trình đã học, của từng mảng kiến thức giúp học sinh nắm chắc nội dung, yêu cầu cần đạt, để từ đó học sinh có thể vận dụng vào bài một cách linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả hơn . 
 	Một kế hoạch bài học cụ thể:
A/ Xác định mục tiêu
 	Xác định rõ mục tiêu cho 1 tiết hoặc 1 buổi để đưa nội dung kiến thức phù hợp đối tượng.
B/ Hoạt động dạy học chủ yếu
Gồm 3 bước chính :
Bước 1: Ôn lí thuyết 
Củng cố lại phần lí thuyết liên quan đến kiến thức cần ôn luyện trong tiết học (Yêu cầu học sinh khi nêu lí thuyết cần có ví dụ chứng minh)
Bước 2: Bài tập thực hành 
Khi thiết kế hoặc chọn các bài tập cho học sinh làm phải phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh (từ dễ đến khó, kiến thức liên quan đúng với phần lí thuyết đã ôn)
Quá trình hướng dẫn học sinh thực hành cần chú ý hướng dẫn kỹ thuật làm bài để hướng các em tìm ra nhiều cách làm và từ đó chọn được cách làm phù hợp nhất cho mỗi bài tập.
Bước 3: Củng cố kiến thức
Sau một tiết dạy hoặc một buổi dạy giáo viên phải chốt lại được kiến thức cần nhớ, cách làm bài, cách trình bày bài, kiến thức liên quan trong chương trình học.
*. Khi bồi dưỡng học sinh, giáo viên cần chú ý đến các hoạt động nghe nói đọc viết đối với từng em. Hướng dẫn các em nắm vững quy tắc chính tả, viết ứng dụng, cách phát âm chuẩn, các công thức toán học cơ bản, cách làm các dạng bài Tiếng việt, Toán để các em có thể tự làm được các bài tập một cách tự tin, trỡnh bày đúng theo yêu cầu đối với học sinh Tiểu học.
8. Công tác tuyên truyền, chỉ đạo một số kiến thức cơ bản đối với học sinh nói chung và học sinh giỏi cần phải nắm vững (Lấy ví dụ minh hoạ cụ thể đối với khối lớp 4 của trường Tiểu học Việt Cường): 
8.1 Quy tắc chính tả:
+ Quy tắc viết 1 số âm đầu :
- Viết q trước vần có âm đệm u :qua , quê , quất 
- Viết k trước e , ê , iê , ia , i : kẻ , kê , kí , kiểm , kia 
- Viết c trước nguyên âm khác : ca , cười , căn , cuối 
 ( nguyên âm đôi : iê , ia , uô , ươ , ua )
- Viết gh trước e, ê , i , iê : ghế , ghi , ghé  
- Viết g trước các trường hợp khác .
- Viết ngh trước e , ê , iê , ia , i : nghe , nghệ , nghĩa , nghiêng 
- Viết ng trước các trường hợp khác .
+ Quy tắc viết 1 số nguyên âm :
- Viết i đứng đầu tiếng : in , im , ít 
- Viết i đứng giữa tiếng mà đắng trước nó không có âm đệm : tim , kim 
- Viết i đứng cuối tiếng ( trừ uy , ay , ây ) : kì dị , chí khí 
- Viết i đứng một mình ( i là tiếng thuần Việt ) : ỉ eo , ầm ĩ 
- Viết y đứng sau âm đệm : quý, thuỷ , quýt 
- Viết y đứng một mình ( y là tiếng Hán Việt ) : y tế , ý nghĩ , y khoa 
- Viết iê khi đứng giữa tiếng mà đằng trước không có âm đệm : kiểm , chiếm 
- Viết yê khi đứng đầu tiếng hoặc sau âm đệm : yêu , yểng , tuyến 
- Viết ia khi đứng một mình hoặc đứng cuối tiếng mà đằng trước không có âm đệm : mía , chia 
- Viết ya khi vừa đứng sau âm đệm vừa đứng cuối tiếng : khuya , pơ - luya 
- Viết uô , ươ khi đứng giữa tiếng : luôn , cười , thưởng  
- Viết ua , ưa khi đứng 1 mình hoặc đứng cuối tiếng : úa , cua , chia , ưa , mưa 
+ Cách viết s / x :
- Các từ bắt đầu bằng s là tên thú , tên cây : sán , sáo , sên , si , sả , sen , súng 
 ( trừ xoan , xương rồng , xoài , xương bồ )
- Các từ bắt đầu bằng x là các từ diễn tả trạng thái “ xiên xéo” : xéo, xế, xếch 
- Các từ bắt đầu bằng s phần lớn diễn tả trạng thái “tốt” : sáng suốt , sạch sẽ 
 ( trừ 5 từ : sống sượng , sống sít , sàm sỡ , suồng sã , sừng sỏ ) 
- Các từ diễn tả trạng thái “xấu” phần lớn mang x : xạo, xảo trá , xấu xí 
 ( trừ 2 từ : xinh xắn , xong xuôi )
- s chỉ láy s ( láy âm đầu – 87 từ ) : sẵn sàng 
- x chỉ láy x ( láy âm đầu – 84 từ ) : xui xẻo , xó xỉnh 
- Hầu hết các từ “ xà” thì âm đầu là x : xà phòng  ( trừ sà lan , sà lúp )
- Láy vần : x chỉ láy với

Tài liệu đính kèm:

  • docCông tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh khá, giỏi-NH 2012-2013.doc