Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo tổ chức nâng cao các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Thanh Xuân Trung

Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo tổ chức nâng cao các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Thanh Xuân Trung

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân,có

nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ , thẩm mĩ và thể chất của

trẻ. Là bậc học phổ cập và phát triển, tạo tiền đề để thực hiện “Nâng cao dân trí,

đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Tính phổ cập ở đây buộc trẻ em khi học

xong bậc tiểu học phải đạt được những yêu cầu tối thiểu làm cơ sở cho sự phát

triển toàn diện nhân cách,khả năng học tập suốt đời Ngay từ những lớp đầu cấp

tính dân tộc, tính hiện đại,tính nhân văn và dân chủ được thể hiện trong nội dung

giáo dục tri thức lịch sử địa lí đất nước, bài văn,bài thơ của ông cha , lối sống văn

minh, tình cảm cao thượng,truyền thống tốt đẹp của dân tộc . Trong phương pháp

dạy học và giáo dục theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm nên không thể

dựa trên sự cưỡng chế từ bên ngoài, từ bên trên. Vì thế giáo dục ở tiểu học phải

triệt để tôn trọng nhân cách của học sinh, coi trọng nội lực thúc đẩy hoạt động học

của học sinh , đồng thời những hoạt động chân tay , hội họa , trò chơi, hát , múa

phải có một vị trí xứng đáng trong học đường . Nó giúp trẻ lĩnh hội được những

khái niệm khoa học , kĩ năng ,kĩ xảo được chọn lọc từ nền văn minh hiện đại. Nhờ

vậy kết thúc bậc học tiểu học bên cạnh sự nắm vững tri thức kĩ năng , kĩ xảo do

chương trình bậc học quy định , các em còn phải biết cách học để khi lên học ở các

lớp trên sau bậc học dùng cách học đã được hình thành đó như một công cụ chiếm

lĩnh tri thức cao hơn . Vì lẽ đó ngoài việc dạy học chương trình nội khóa thì hoạt

động ngoại khóa cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng cho toàn bộ sự hình thành

nhân cách con người và sự sáng tạo của học sinh .

pdf 46 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 765Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo tổ chức nâng cao các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Thanh Xuân Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u học
Thanh Xuân Trung
8.2. Các hoạt động theo chủ điểm tháng kết hợp các hoạt động theo chủ đề:
 * Tháng 9: Em yêu trường em:
 Mục đích: Tạo tâm thế vui vẻ, phấn khởi cho năm học mới đối với học sinh,
giúp các em thêm yêu trường yêu lớp, yêu thầy cô, bạn bè đồng thời giáo dục các
em có ý thức giữ vệ sinh trường lớp xanh - sạch - đẹp, kết hợp giáo dục tháng an
toàn giao thông.
 Cách tiến hành:
- Trong các tiết HĐNGCK của tháng 9, giáo viên có thể dạy học sinh theo
chủ điểm “Em yêu trường em” với 3 hoạt động chính như sau:
 + Hoạt động 1: Khám phá: (Tìm hiểu về trường em) 
 Giáo viên tổ chức cho học sinh triển lãm tranh ảnh do các em vẽ hoặc sưu tầm
để giới thiệu về trường hoặc tổ chức trò chơi phóng viên nhí đến thăm trường và
phỏng vấn một số câu hỏi về trường nhằm giúp học sinh biết được những việc
mình đã làm để góp phần xây dựng ngôi trường xanh - sạch - đẹp.
 + Hoạt động 2: Kết nối: (tranh tài)
 Giáo viên tổ chức cho học sinh chia thành các nhóm thi tài năng về: thời trang
đi học, hát múa, kịch, tiểu phẩm, thơ truyện, hò vètheo chủ đề trường, lớp giúp
các em thể hiện được những việc mình đang làm để góp phần xây dựng ngôi
trường xanh - sạch - đẹp.
 + Hoạt động 3: Thực hành vận dụng: (Thông điệp ước mơ)
 Giáo viên có thể cho học sinh vẽ tranh hoặc tô tranh theo nhóm, cá nhân tùy
thuộc độ tuổi của các em; cũng có thể làm các sản phẩm từ giấy màu để trang trí
16 | 42
Cây thông điệp trong tiết
Sinh hoạt lớp
Sinh hoạt lớp5A1
Chỉ đạo Tổ chức nâng cao các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học
Thanh Xuân Trung
lớp học của mình giúp các em thể hiện khả năng sáng tạo mơ ước xây dựng ngôi
trường mới trong tương lai.
 - Tháng 9 còn là tháng “An toàn giao thông” nên trong các tiết HĐNGCK của
tháng 9, giáo viên còn có thể dạy học sinh theo chủ đề “An toàn giao thông” với 3
hoạt động chính như sau:
 + Hoạt động 1: Khám phá: (Tìm hiểu về biển báo giao thông) 
 Giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin giới thiệu các biển báo giao
thông; ứng với mỗi biển báo là một câu hỏi (tiểu phẩm, bài hát) giúp học sinh
biết được những việc mình đã làm để đảm bảo tham gia giao thông an toàn cũng có
thể xem clip giáo dục việc cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
 + Hoạt động 2: Kết nối: (tranh tài)
 Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức cho học sinh tương tác với
mèo máy Đoremon thi rung chuông vàng. Mèo máy sẽ nêu câu hỏi ( câu hỏi có thể
là clip, thơ, điền câu hát còn thiếu trong bài hát), học sinh sẽ chọn đáp án trả lời
đúng – sai theo chủ đề an toàn giao thông giúp các em thể hiện được những hành
vi tham gia giao thông an toàn.
 + Hoạt động 3: Thực hành vận dụng: (Thông điệp ước mơ)
 Giáo viên có thể cho học sinh vẽ tranh hoặc tô đèn biển báo giao thông theo
nhóm, cá nhân tùy thuộc độ tuổi của các em; cũng có thể làm các sản phẩm từ bìa,
giấy màu để thiết kế chiếc ô tô mơ ước trong tương lai.
 * Tháng 10: Em yêu Hà Nội:
 Mục đích: Giúp học sinh thêm hiểu biết về Hà Nội - thủ đô anh hùng - thành
phố vì hòa bình từ đó giáo dục các em lòng tự hào, yêu mỗi con đường, góc phố
nơi mình sinh sống đồng thời giáo dục các em có ý thức giữ vệ sinh công cộng, kết
hợp giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh.
 Cách tiến hành:
- Trong các tiết HĐNGCK của tháng 10, giáo viên có thể dạy học sinh theo
chủ điểm “Em yêu Hà Nội” với 3 hoạt động chính như sau:
 + Hoạt động 1: Khám phá: (Tìm hiểu về Hà Nội) 
 Giáo viên tổ chức cho học sinh triển lãm tranh ảnh do các em vẽ hoặc sưu tầm
để giới thiệu về Hà Nội hoặc tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ để trả lời một số câu
hỏi nhằm giúp học sinh hiểu biết thêm về Hà Nội.
Ví dụ nội dung câu hỏi:
1. Ngày giải phóng thủ đô là ngày tháng năm nào? 
2. Kể tên 10 phố cổ có tiếng Hàng đứng trước? 
3. Kể tên những di tích lịch sử ở Thủ đô?
4. Kể tên các quận nội thành Hà Nội?
5. Kể tên các hồ lớn ở Thủ đô?
6. Hát một bài hát về Hà Nội?...
17 | 42
Chỉ đạo Tổ chức nâng cao các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học
Thanh Xuân Trung
 + Hoạt động 2: Kết nối: (tranh tài)
 Giáo viên tổ chức cho học sinh chia thành các nhóm thi tài năng về: thời trang
áo dài, hát múa, kịch, tiểu phẩm, thơ truyện, hò vètheo chủ đề về Hà Nội, vệ
sinh môi trường giúp các em thể hiện được những việc mình đang làm để góp phần
xây dựng thủ đô văn minh, thanh lịch, sạch đẹp.
 + Hoạt động 3: Thực hành vận dụng: (Thông điệp ước mơ)
 Giáo viên có thể cho học sinh vẽ tranh hoặc tô tranh theo nhóm, cá nhân tùy
thuộc độ tuổi của các em; cũng có thể viết những ước mơ của mình về Hà Nội mai
sau vào bông hoa giấy để gắn lên cây thông điệp giúp các em thể hiện khả năng
sáng tạo mơ ước xây dựng thủ đô trong tương lai.
 - Tháng 10 cũng là tháng giáo dục “Nếp sống thanh lịch văn minh cho học
sinh Hà Nội” nên trong các tiết HĐNGCK của tháng 10, giáo viên còn có thể dạy
học sinh Bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh với bố cục
3 hoạt động chính như sau:
 + Hoạt động 1: Nhận xét hành vi 
 + Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
 + Hoạt động 3: Trao đổi thực hành
 * Tháng 11: Kính yêu thầy cô giáo:
 Mục đích: Giáo dục các em thêm yêu trường yêu lớp, kính yêu và biết ơn
thầy cô giáo, đồng thời kết hợp giáo dục chủ đề: trách nhiệm của em với cộng
đồng.
 Cách tiến hành:
 - Trong các tiết HĐNGCK của tháng 11, giáo viên có thể dạy học sinh theo
chủ điểm “Kính yêu thầy cô giáo” với 3 hoạt động chính như sau:
 + Hoạt động 1: Khám phá: (Tìm hiểu về ngày 20/11) 
 Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi phóng viên nhí hoặc trò chơi Hái
hoa dân chủ để trả lời một số câu hỏi nhằm giới thiệu về ngày 20/11 và giúp học
sinh hiểu biết thêm về các môn học cũng như các thầy cô giáo bộ môn trong
trường.
Ví dụ nội dung câu hỏi:
1. Ngày 20/11 là ngày gì?
2. Đồ dùng cô giáo cần để viết bảng là gì?
3. Người được xã hội tôn vinh và làm việc trong trường học được gọi là gì?
4. Người giáo viên đứng đầu nhà trường là ai?
5. Ai là người điều hành buổi Lễ chào cờ đầu tuần ở trường em?
6. Các thầy cô giáo dạy Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục được gọi là gì?...
 + Hoạt động 2: Kết nối: (tranh tài)
18 | 42
Chỉ đạo Tổ chức nâng cao các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học
Thanh Xuân Trung
 Giáo viên tổ chức cho học sinh chia thành các nhóm thi tài năng về: hát múa,
kịch, tiểu phẩm, thơ, truyện, hò vètheo chủ đề 20/11 giúp các em thể hiện được
tình cảm của mình đối với thầy cô.
 + Hoạt động 3: Thực hành vận dụng: 
 Giáo viên có thể cho học sinh vẽ tranh hoặc làm bưu thiếp theo nhóm, cá nhân;
cũng có thể viết lời chúc vào bưu thiếp tặng cô tùy thuộc độ tuổi của các em nhằm
giáo dục kĩ năng, thái độ khi tặng quà cho các em.
 - Trong các tiết HĐNGCK của tháng 11, giáo viên còn có thể dạy học sinh theo
chủ đề “Trách nhiệm của em với cộng đồng” với 3 hoạt động chính như sau:
 + Hoạt động 1: Khám phá: (Tìm hiểu) 
 Giáo viên cho học sinh tìm hiểu về cộng đồng, trách nhiệm của học sinh và mọi
người với cộng đồng qua trò chơi tập làm phóng viên hoặc ứng dụng công nghệ
thông tin giới thiệu các hình ảnh, clip giúp học sinh biết được những việc mình và
mọi người trong xã hội đã làm để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng: ( vệ sinh
môi trường, quan tâm giúp đỡ mọi người, ủng hộ từ thiện,)
 + Hoạt động 2: Kết nối: (tranh tài)
 Giáo viên tổ chức cho học sinh chia thành các nhóm thi tài năng về: hát múa,
thời trang, kịch, tiểu phẩm, thơ, truyện, hò vètheo chủ đề giúp các em thể hiện
được trách nhiệm của mình với cộng đồng.
 + Hoạt động 3: Thực hành vận dụng: (Thông điệp ước mơ)
 Giáo viên có thể cho học sinh vẽ tranh hoặc cũng có thể làm các sản phẩm từ
bìa, giấy màu, chai lavie để thiết kế sáng tạo ra những sản phẩm do các em tưởng
tượng trong tương lai.
 * Tháng 12: Cháu yêu chú bộ đội:
Mục đích: Học sinh biết đến ngày Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam
22/12, hiểu được công lao to lớn và sự hy sinh của các chú bộ đội, giáo dục lòng
yêu nước, biết ơn các chú bộ đội của các em.
 Cách tiến hành:
- Trong các tiết HĐNGCK của tháng 12, giáo viên có thể dạy học sinh theo
chủ điểm “Cháu yêu chú bộ đội” với 3 hoạt động chính như sau:
 + Hoạt động 1: Khám phá: (Tìm hiểu về ngày 22/12) 
 Giáo viên cho học sinh xem những thước phim tư liệu hoặc tổ chức cho học
sinh triển lãm tranh ảnh do các em vẽ, sưu tầm để giới thiệu về các chú bộ đội để
từ đó giới thiệu ngày Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 và những tấm
gương anh dũng hi sinh của các chiến sĩ; những việc học sinh đã làm để xứng đáng
với sự hi sinh ấy.
 + Hoạt động 2: Kết nối: (tranh tài)
19 | 42
Chỉ đạo Tổ chức nâng cao các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học
Thanh Xuân Trung
 Giáo viên tổ chức cho học sinh chia thành các nhóm ( hải quân, không quân,
bộ binh, đặc công) thi tài năng về: hát múa, kịch, tiểu phẩm, thơ truyện, hò vè
theo chủ đề giúp các em thể hiện được những hiểu biết của mình về các chú bộ đội.
 + Hoạt động 3: Thực hành vận dụng: (Thông điệp ước mơ)
 Giáo viên có thể cho học sinh gấp máy bay, viết lời chúc hoặc điều ước của
mình gửi tới các chú bộ đội ở khắp mọi miền của Tổ quốc bằng cách gắn máy bay
lên tờ bản đồ Việt Nam.
 - Trong các tiết HĐNGCK của tháng 12, giáo viên còn có thể dạy học sinh theo
chủ đề “Em yêu biển đảo” nhằm giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước
và chủ quyền biển đảo với 3 hoạt động chính như sau:
 + Hoạt động 1: Khám phá : (Tìm hiểu về biển đảo)
 Giáo viên có thể cho học sinh tham gia trò chơi giải ô chữ, hái hóa dân chủ, hái
táo, lật miếng ghép với các câu hỏi về biển, đảo để học sinh được hiểu biết thêm về
biển đảo Việt Nam từ đó giáo dục học sinh biết giữ vệ sinh môi trường biển
Ví dụ nội dung câu hỏi:
1. Tên một vịnh ở Quảng Ninh được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?
2. Tháp đèn chiếu sáng trên biển được gọi là gì?
3. Những cánh quạt giống chong chóng khổng lồ trên biển là gì?
4. Bờ biển nước ta nằm ở phía nào của biển Đông?
5. Đảo Phú Quốc còn có tên gọi khác là gì?
6. Quần đảo nào xa bờ nhất nước ta?
7. Vùng ven biển miền nào nước ta chịu ảnh hưởng của bão lớn nhất?
( Tùy thuộc vào độ tuổi của học sinh mà giáo viên có thể xây dựng hệ thống câu
hỏi cho phù hợp nhất)
 + Hoạt động 2: Kết nối: (tranh tài)
 Giáo viên tổ chức cho học sinh chia thành các nhóm ( hải quân, biển xanh, cát
trắng, bầu trời) thi tài năng về: hát múa, kịch, tiểu phẩm, thơ truyện, hò vètheo
chủ đề giúp các em thể hiện được những hiểu biết của mình về biển đảo, về các
chú bộ đội hải quân ngày đêm canh giữ biển đảo của tổ quốc thân yêu, về những
việc làm để giữ vệ sinh môi trường biển .
 + Hoạt động 3: Thực hành vận dụng: (Thông điệp ước mơ)
 Giáo viên có thể cho học sinh gấp máy bay, viết lời chúc hoặc điều ước của
mình gửi tới các chú bộ đội hải quân ở khắp vùng biển đảo của Tổ quốc bằng cách
gắn máy bay lên tờ bản đồ Việt Nam; giáo viên cũng có thể cho học sinh vẽ tranh
thể hiện ước mơ của mình trong tương lai sẽ làm gì để bảo vệ biển đảo
 *Tháng 1+2: Mừng Đảng, mừng Xuân
 Mục đích: Giúp học sinh thêm hiểu biết về mùa xuân, phong tục, món ăn
ngày Tết, ý nghĩa ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2 từ đó giáo dục các
em lòng tự hào về truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa dân tộc; biết ơn
Đảng, Bác Hồ kính yêu từ đó có ý thức học tập và rèn luyện tốt.
20 | 42
Chỉ đạo Tổ chức nâng cao các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học
Thanh Xuân Trung
 Cách tiến hành:
- Trong các tiết HĐNGCK của tháng 1 + 2, giáo viên có thể dạy học sinh
theo chủ điểm “Mừng Đảng, mừng Xuân” với 3 hoạt động chính như sau:
 + Hoạt động 1: Khám phá: (Tìm hiểu mùa xuân) 
 Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh triển lãm tranh ảnh do các em vẽ hoặc
sưu tầm để giới thiệu về mùa xuân, có thể tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ hoặc
đoán ô chữ để trả lời một số câu hỏi nhằm giúp học sinh hiểu biết thêm về mùa
xuân, về phong tục, món ăn ngày Tết, về Bác Hồ và ý nghĩa ngày thành lập Đảng
cộng sản Việt Nam 3/2.
Ví dụ nội dung câu hỏi:
1. Mùa đầu tiên của một năm? 
2. Thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới? 
3. Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết được gói bằng lá dong?
4. Mùa xuân cây cối như thế nào?
5. Ai là người đầu tiên phát động Tết trồng cây?
6. Mùa xuân ngoài ngày Tết còn có ngày kỉ niệm trọng đại nào?...
 + Hoạt động 2: Kết nối: (tranh tài)
 Giáo viên tổ chức cho học sinh chia thành các nhóm cây Nêu, hoa đào, hoa
mai, ngũ quả thi tài năng về: thời trang du xuân, hát múa, kịch, tiểu phẩm, thơ
truyện, hò vètheo chủ đề về mùa xuân, vệ sinh môi trường giúp các em thể hiện
được những việc mình đang làm để góp phần mừng xuân, ơn Đảng.
 + Hoạt động 3: Thực hành vận dụng: (Thông điệp ước mơ)
 Giáo viên có thể cho học sinh cắt dán lá cờ Tổ quốc hoặc tô màu cờ Đảng theo
nhóm, cá nhân tùy thuộc độ tuổi của các em; cũng có thể viết những lời hứa của
mình vào bông hoa đào giấy treo lên cành đào thể hiện quyết tâm học tập và rèn
luyện để trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ.
 - Trong các tiết HĐNGCK của tháng 1+ 2, giáo viên còn có thể dạy học sinh
chủ đề “Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc” với bố cục 3 hoạt động chính
như sau:
 + Hoạt động 1: Khám phá Thủ đô yêu dấu : ( Quê hương, đất nước em yêu) 
 Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh triển lãm tranh ảnh do các em vẽ hoặc
sưu tầm để giới thiệu về thủ đô Hà Nội, quê hương, đất nước, con người Việt Nam,
có thể tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ hoặc đoán ô chữ, xem clip để trả lời một số
câu hỏi nhằm giúp học sinh hiểu biết thêm về quê hương đất nước, về phong tục
vùng miền hoặc về thủ đô Hà Nội .
Ví dụ nội dung câu hỏi:
1. Tên một hồ nằm giữa thủ đô Hà Nội gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả
gươm thần cho Rùa Vàng? 
2. Một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất bởi nhìn từ xa nó tựa như
một đóa sen lớn vươn lên khỏi mặt nước? 
21 | 42
Chỉ đạo Tổ chức nâng cao các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học
Thanh Xuân Trung
3. Trường Đại học đầu tiên của nước ta, nơi lưu lại tên của những người học giỏi
đỗ cao lên bia đá ?
4. Câu ca dao nói về sự duyên dáng thanh lịch của người Hà Nội?
5. Một di tích lịch sử ở Hà Nội gắn với tên tuổi vị anh hùng áo vải Quang Trung?
6. Nghe giai điệu đoán tên bài hát (dân ca)?...
 + Hoạt động 2: Kết nối: (tranh tài)
 Giáo viên tổ chức cho học sinh chia thành các nhóm thi tài năng về: thời trang,
hát múa, kịch, tiểu phẩm, thơ truyện, hò vètheo chủ đề Hà Nội, quê hương đất
nước giúp các em thể hiện được những việc mình đang làm để góp phần xây dựng
thủ đô, đất nước văn minh, thanh lịch, giàu đẹp.
 + Hoạt động 3: Thực hành vận dụng: (Thông điệp ước mơ)
 Giáo viên có thể cho học sinh gấp máy bay, viết điều ước của mình và gắn
máy bay lên tờ bản đồ Việt Nam; cũng có thể viết những ước mơ của mình về Hà
Nội, đất nước mai sau vào bông hoa giấy để gắn lên cây thông điệp giúp các em
thể hiện khả năng sáng tạo mơ ước xây dựng thủ đô, quê hương đất nước trong
tương lai.
 *Tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo – Vững bước tiến lên Đoàn
 Mục đích: Các em biết ý nghĩa ngày 8/3; 26/3; giáo dục các em biết yêu quý
và biết ơn bà, mẹ, cô giáo, biết chia sẻ, giúp đỡ bà, mẹ, cô giáo những việc làm phù
hợp với khả năng; biết được những hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh (Đoàn TNCSHCM), phấn đấu học tập, rèn luyện trong tổ chức
Đội, Sao nhi đồng để trở thành đội viên.
 Cách tiến hành:
 - Trong các tiết HĐNGCK của tháng 3, giáo viên có thể dạy học sinh theo chủ
điểm “Yêu quý mẹ và cô giáo” với 3 hoạt động chính như sau:
 + Hoạt động 1: Khám phá: (Tìm hiểu về ngày 8/3) 
 Giáo viên sử dụng máy tính máy chiếu tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ô số
bí ẩn ( miếng ghép bí mật) để trả lời một số câu hỏi nhằm giới thiệu về ngày 8/3 và
giúp học sinh hiểu biết thêm về tình cảm của bà, mẹ, cô giáo đối với mình và nói
được những việc mình đã làm để giúp đỡ bà, mẹ, cô giáo
Ví dụ nội dung câu hỏi:
1. Ngày 8/3 là ngày gì?
2. Ai được gọi là người mẹ hiền thứ hai?
3. Bài thơ “Quạt cho bà ngủ” nói về tình cảm của cháu đối với ai?
4. Em gái của bố được gọi là gì?
5. Giải đố: Ai người mang nặng đẻ đau
 Ai người dạy dỗ cho ta nên người?
6. Nghe giai điệu đoán tên bài hát?...
 + Hoạt động 2: Kết nối: (tranh tài)
22 | 42
Chỉ đạo Tổ chức nâng cao các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học
Thanh Xuân Trung
 Giáo viên tổ chức cho học sinh chia thành các nhóm thi tài năng về: hát múa,
kịch, tiểu phẩm, thơ, truyện, hò vètheo chủ đề 8/3 giúp các em thể hiện được
tình cảm của mình đối với bà, mẹ, cô giáo.
 + Hoạt động 3: Thực hành vận dụng: 
 Giáo viên có thể cho học sinh vẽ tranh hoặc làm bưu thiếp theo nhóm, cá nhân;
cũng có thể viết lời chúc vào bưu thiếp tặng bà, tặng mẹ, tặng cô tùy thuộc độ tuổi
của các em nhằm giáo dục kĩ năng, thái độ khi tặng quà cho các em.
 - Với chủ điểm “Vững bước tiến lên Đoàn”, giáo viên cũng tổ chức 3 hoạt
động chính như sau:
 + Hoạt động 1: Khám phá: (Tìm hiểu) 
 - Giáo viên sử dụng công nghệ thông tin giới thiệu các hình ảnh, clip giúp học
sinh biết được những hình ảnh hoạt động của Đoàn TNCSHCM, tổ chức Đội, Sao
nhi đồng: (thanh niên tình nguyện, gương người tốt việc tốt, vệ sinh môi trường,
quan tâm giúp đỡ mọi người, ủng hộ từ thiện,)
 + Hoạt động 2: Kết nối: (tranh tài)
 Giáo viên tổ chức cho học sinh chia thành các nhóm thi tài năng về: hát múa,
thời trang, kịch, tiểu phẩm, thơ, truyện, hò vètheo chủ đề giúp các em thể hiện
được trách nhiệm của mình phải phấn đấu học tập, rèn luyện trong tổ chức Đội,
Sao nhi đồng để trở thành đội viên
 + Hoạt động 3: Thực hành vận dụng: (Thông điệp ước mơ)
 Giáo viên có thể cho học sinh tô màu huy hiệu măng non hay huy hiệu Đoàn, vẽ
tranh hoặc cũng có thể viết những lời hứa của mình vào bông hoa giấy treo lên cây
thông điệp thể hiện quyết tâm học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi
cháu ngoan Bác Hồ.
 * Tháng 4: Chào mừng ngày Giải phóng miền Nam
 Mục đích: Học sinh biết đến ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống
nhất đất nước 30/4, hiểu được công lao to lớn và tinh thần đấu tranh bất khuất của
nhân dân ta, giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước, biết ơn Đảng và các
anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để giành lại hòa bình, độc lập cho Tổ quốc.
 Cách tiến hành:
- Trong các tiết HĐNGCK của tháng 4, giáo viên có thể dạy học sinh theo
chủ điểm “Chào mừng ngày Giải phóng miền Nam” với 3 hoạt động chính:
 + Hoạt động 1: Khám phá: (Tìm hiểu về ngày 30/4) 
 Giáo viên cho học sinh xem những thước phim tư liệu hoặc tổ chức cho học
sinh triển lãm tranh ảnh do các em vẽ, sưu tầm để giới thiệu về các chú bộ đội, về
sự chiến đấu anh dũng, sự hy sinh oanh liệt của các chiến sĩ cách mạng để từ đó
giới thiệu về ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và
những tấm gương anh dũng hi sinh của các chiến sĩ; những việc học sinh đã làm để
xứng đáng với sự hi sinh ấy. 
23 | 42
Chỉ đạo Tổ chức nâng cao các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học
Thanh Xuân Trung
 + Hoạt động 2: Kết nối: (tranh tài)
 Giáo viên tổ chức cho học sinh chia thành các nhóm thi tài năng về: hát múa,
kịch, tiểu phẩm, thơ truyện, hò vètheo chủ đề giúp các em thể hiện được những
hiểu biết của mình về các chú bộ đội.
 + Hoạt động 3: Thực hành vận dụng: (Thông điệp ước mơ)
 Giáo viên có thể cho học sinh gấp máy bay, viết lời chúc hoặc điều ước của
mình gửi tới các chú bộ đội ở khắp mọi miền của Tổ quốc bằng cách gắn máy bay
lên tờ bản đồ Việt Nam.
 - Trong các tiết HĐNGCK của tháng 4, giáo viên còn có thể dạy học sinh chủ
đề “Giáo dục bảo vệ môi trường” với bố cục 3 hoạt động chính như sau:
 + Hoạt động 1: Khám phá: (Tìm hiểu về môi trường) 
 Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh triển lãm tranh ảnh do các em vẽ hoặc
sưu tầm để giới thiệu về cuộc sống xung quanh ( trường, lớp, nhà ở, đường làng,
ngõ xóm, sông hồ) hoặc tổ chức trò chơi phóng viên nhí đến thăm trường và
phỏng vấn một số câu hỏi về môi trường chúng ta đang sống nhằm giúp học sinh
biết được những việc mình đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Ví dụ nội dung câu hỏi:
1. Phương tiện giao thông không gây ô nhiễm m

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_to_chuc_nang_cao_cac_hoat_dong.pdf