I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Ở trường Tiểu học, ngoài hoạt động giảng dạy và học tập, hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, rèn luyện thể chất, nâng cao hiểu biết. Đặc biệt là một
hoạt động không thể thiếu trong hình thành nhân cách cho học sinh.
Thông tư số: 03/VBHN-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học điều 29 quy định: Hoạt động giáo
dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ
học sinh yếu phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động
giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt
buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm
hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao
lưu văn hóa; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã
hội khác.
Đối với học sinh tiểu học các em học mà chơi, chơi mà học vì thế sau những
tiết học căng thẳng, các hoạt động ngoài giờ lên lớp được các em nhiệt tình hưởng
ứng. Các em thích múa hát tập thể, thích được tập thể dục, thích được tham gia các
hoạt động bổ ích và lí thú. Nếu học sinh tiểu học đến trường mà chỉ tham gia mỗi
hoạt động học tập thì các em sẽ thấy chán nản, khả năng tập trung vào việc học của
các em sẽ bị giảm sút và học sinh sẽ không muốn đến trường. Nguy cơ bỏ học của
các em sẽ cao và chất lượng giáo dục sẽ thấp.
Đội. Triển khai các hoạt động còn chậm, chưa linh hoạt, chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Chính vì vậy mà hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói chung và hoạt động giữa giờ nói riêng vừa không có bề nổi vừa không đủ chất lượng, chiều sâu. Các giờ ra chơi học sinh còn chơi tự do. Kế hoạch Tổng phụ trách Đội đã có song còn chung chung, chưa chi tiết cụ thể, thường chỉ đề ra đầu việc chứ chưa có giải pháp cụ thể. Hoạt động giữa giờ diễn ra chưa quy mô, thiếu tổ chức nên ít có tác dụng tới giờ dạy chính khoá. Nhìn lại kết quả hoạt động ngoài giờ lên lớp của các năm trước còn hạn chế, chất lượng hoạt động chưa thực sự như mong muốn nên tôi mạnh dạn đầu tư nghiên cứu, học hỏi nâng cao năng lực để chỉ đạo tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp theo tinh thần đổi mới. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1 Xây dựng kế hoạch ngoài giờ lên lớp 2.1.1 Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch ngoài giờ lên lớp Đứng trước thực trạng hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Muốn quản lý chỉ đạo tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp trước hết việc lập kế hoạch là khâu then chốt. Để kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp được sát thực và có tính khả thi cao, tôi căn cứ vào hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường. Tôi xây dựng kế hoạch ngoài giờ lên lớp xuyên suốt cả năm học. Trong kế hoạch xác định rõ các căn cứ, mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp, định hướng các hoạt động trong từng tuần, từng tháng, từng học kỳ của năm học. Việc xây dựng kế hoạch ngoài giờ lên lớp tôi đã tiến hành như sau: Cuối năm học trước (Tháng 5/2018) báo cáo Hiệu trưởng về dự kiến, ý tưởng xây dựng kế hoạch ngoài giờ lên lớp năm học 2018 – 2019 để Ban giám hiệu thống nhất quan điểm. Tháng 7/2018 xây dựng kế hoạch dự thảo trình Chi ủy, Hiệu trưởng để xin ý kiến chỉ đạo. Sau đó tôi tiếp tục điều chỉnh kế hoạch theo sự chỉ đạo của Chi ủy, Hiệu trưởng và gửi gmail tới toàn thể Đảng viên Chi bộ. Tháng 8/2018 kế hoạch dự thảo thông qua Chi bộ, xin ý kiến Đảng viên để huy động trí tuệ và sự đồng thuận của Chi bộ. Sau đó tôi tiếp tục bổ sung kế hoạch và gửi gmail tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường. Tháng 9/2019 kế hoạch được thông qua Hội đồng sư phạm, Hiệu trưởng ký duyệt và đi vào tổ chức thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch ngoài giờ lên lớp tôi đã tiến hành bài bản, đúng quy trình có sự thống nhất từ Ban giám hiệu, Chi ủy, Chi bộ, Hội đồng sư phạm. Các mục tiêu, biện pháp và yêu cầu của hoạt động ngoài giờ lên lớp được thông qua toàn thể cán bộ, giáo viên cùng bàn bạc thống nhất. Qua đó giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thấy được trách nhiệm, vai trò của mình là thành viên trong nhà trường với việc tổ chức hoạt động rèn luyện vui chơi lành mạnh cho học sinh. Tất cả mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có quyền góp ý vào bản kế hoạch cho hoàn chỉnh sát thực tế nhà trường, đều thống nhất kế hoạch đưa vào thực hiện. Yêu cầu mỗi giáo viên, nhân viên in ra 1 bản kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường để hàng kỳ, hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày phối kết hợp thực hiện cùng Tổng phụ trách Đội. 2.1.2 Chỉ đạo Tổng phụ trách Đội, giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp Sau khi nhà trường thông qua kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp của năm học 2018 - 2019, tôi chỉ đạo Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch hoạt động Đội, giáo viên lập kế hoạch chủ nhiệm lồng ghép hoạt động ngoài giờ lên lớp của lớp mình. Ban giám hiệu duyệt kế hoạch Tổng phụ trách Đội, kế hoạch chủ nhiệm (Được tích ở phần đầu của sổ tổng hợp chất lượng giáo dục) của từng giáo viên, góp ý bổ sung cho từng kế hoạch được hoàn chỉnh. 2.1.3 Chỉ đạo Chi đoàn trường xây dựng kế hoạch phối hợp với Tổng phụ trách Đội và giáo viên tham gia tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp Trường có 35 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó 19 giáo viên là đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chiếm 54%, đây là lực lượng trẻ năng động xung kích của nhà trường. Ban giám hiệu xác định hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường có phong phú, đa dạng, hấp dẫn hay không là do sự phối hợp chỉ đạo của Ban chấp chi đoàn. Chính vì thế nên Ban giám hiệu giao nhiệm vụ Ban chấp hành chi đoàn xây dựng kế hoạch chương trình phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh tham gia. Kế hoạch chương trình phối hợp với Tổng phụ trách Đội được dân chủ bàn bạc thống nhất của đoàn viên chi đoàn với Tổng phụ trách Đội và được Hiệu trưởng duyệt. Chi bộ cử đồng chí Nguyễn Thị Sao Xuyến phụ trách chi đoàn để giúp đỡ chi đoàn hoạt động tốt. 2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch ngoài giờ lên lớp 2.2.1 Nâng cao nhận thức cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh về hoạt động ngoài giờ lên lớp * Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên Ngay từ khi chuẩn bị bước vào năm học mới, tôi đã cùng với Hiệu trưởng nhà trường nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bằng cách: Tổ chức quán triệt thông tư số: 03/VBHN-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học. Yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiên cứu nắm chắc điều 29 về hoạt động giáo dục trong trường tiểu học: Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. Tổ chức nghiên cứu sâu sắc thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về đánh giá học sinh tiểu học: Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất; Đánh giá các môn học và hoạt động giáo dục; Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Giáo viên nắm vững được mục tiêu, bản chất của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là học sinh được tham gia các hoạt động, thông qua đó hình thành và phát triển năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề; phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương của học sinh. Tổ chức quán triệt, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, công văn về hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tác động đến mọi thành viên trong trường hiểu rõ vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tuyên truyền để mọi người nhận thức đầy đủ: Chất lượng giáo dục có được là một quá trình toàn diện, không chỉ đánh giá xếp loại về mặt trí dục mà nó còn được đánh giá xếp loại căn cứ vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Qua đó giúp giáo viên thấm nhuần tư tưởng, có nhận thức đầy đủ đúng đắn: Nhiệm vụ giáo viên là giáo dục toàn diện học sinh. Giáo dục thông qua các môn học, qua các hoạt động để học sinh có kiến thức, kỹ năng; có năng lực, phẩm chất đáp ứng nguồn nhân lực và nhu cầu xã hội trong thời đại mới. Từ việc nâng cao nhận thức cán bộ, giáo viên, nhân viên về hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo viên tự giác, tích cực, có ý tưởng mới, có kế hoạch chủ động tham gia vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nắm bắt kịp thời tư tưởng giáo viên, nhân viên để có biện pháp quản lý, tổ chức hiệu quả các hoạt động. * Đối với học sinh, phụ huynh Tuyên truyền học sinh hiểu được vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, khuyến khích học sinh tích cực tham gia. Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh, các buổi họp Hội đồng sư phạm có lãnh đạo địa phương về dự, tôi đã chủ động nêu tác dụng và tuyên truyền về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm kêu gọi, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng ngoài nhà trường đối với công tác quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2.2.2 Chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp * Các giải pháp Để quản lý chỉ đạo tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi đã cùng Ban giám hiệu có các giải pháp sau: Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lồng ghép với các phong trào như: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học, Lựa chọn giáo viên làm Tổng phụ trách Đội: Đây là việc khó của nhà trường bởi vì tất cả giáo viên đều dạy đủ số tiết quy định, hầu hết giáo viên rất ngại làm kiêm nhiệm công tác Đội. Thế nhưng để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao cần người có năng lực điều hành, có khiếu văn nghệ, nhiệt tình, năng động làm Tổng phụ trách Đội. Tôi lựa chọn nhân sự tham mưu với Hiệu trưởng. Được Hiệu trưởng nhất trí, tôi bắt đầu làm công tác tư tưởng, động viên, khích lệ để giáo viên phấn khởi vui vẻ nhận nhiệm vụ. Tôi định hướng, hướng dẫn Tổng phụ trách Đội bám sát kế hoạch của nhà trường của Hội đồng Đội để lập kế hoạch hoạt động liên Đội. Trong thời gian đầu đồng chí Tổng phụ trách Đội chưa quen công việc, tôi luôn đồng hành, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho đồng chí Tổng phụ trách Đội hoàn thành nhiệm vụ của mình. Xong mỗi công việc tôi ghi nhận biểu dương kịp thời song cũng chỉ ra những mặt chưa được để đồng chí Tổng phụ trách Đội ngày càngvững vàng hơn. Đồng thời cử Tổng phụ trách Đội tham gia các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ. Đưa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào kỷ cương nề nếp bằng cách: Chi đạo Tổng phụ trách xây dựng nội quy liên Đội. Ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phổ biến nội quy liên Đội cho học sinh nắm được và hướng dẫn các em thực hiện nội quy. Hàng ngày buổi sáng trước 20 phút trống truy bài lớp trực tuần mở nhạc hay bài hát, kể chuyện, Khi học sinh nghe thấy tiếng nhạc đó là hiệu lệnh nhắc nhở tất cả học sinh toàn trường trực nhật lớp, tưới cây, nhổ cỏ bồn cây, quét sân trường, nhặt rác sân cỏ sân bóng theo các vị trí đã phân công. Giờ ra chơi buổi sáng toàn trường tập thể dục, tập võ nhạc, sau đó chơi thể thao như: đá cầu, bóng bàn, cầu lông, nhảy dây, Giờ ra chơi buổi chiều toàn trường múa hát tập thể, sau đó các em chơi trò chơi dân gian như: rồng rắn lên mây, ô ăn quan, đọc chuyện, Trong thời gian tổ chức hoạt động tập thể của học sinh, Ban giám hiệu yêu cầu giáo viên, nhân viên nhà trường có mặt để nhắc nhở giúp đỡ các em; khuyến khích giáo viên tham gia múa, tập võ, tập thể dục, ..cùng với học sinh. Vào đầu buổi sáng liên Đội cử Đội sao đỏ kiểm tra nền nếp ngay tại cổng trường như: Học sinh đi xe đạp đến cổng trường xuống dắt xe vào trường, đi giày dép, đeo phù hiệu, Các hoạt động trên được tổ chức thường xuyên, đều đặn và trở thành nền nếp nhà trường. Phân công nhiệm vụ đội ngũ giáo viên phù hợp: Giáo viên dạy văn hóa làm công tác chủ nhiệm; giáo viên lớn tuổi và giáo viên hạn chế về năng lực tổ chức văn nghệ thì sẽ được nhà trường phân công giáo viên bộ môn và đoàn viên hỗ trợ; Giáo viên Âm nhạc được giao nhiệm vụ phối kết hợp với giáo viên chủ nhệm và Tổng phụ trách Đội phụ trách văn nghệ của lớp của trường; Giáo viên thể dục phụ trách thể dục giữa giờ, võ nhạc, câu lạc bộ học sinh năng khiếu thể thao. Nhà trường tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ngoài giờ lên lớp, đến nay trường đã có: 2 sân chơi đạt yêu cầu/2 điểm trường; 1 bãi tập đảm bảo yêu cầu vệ sinh; Có bàn bóng bàn kê theo đúng kích thước quy định; 2 bộ tăng âm loa đài dùng cho hoạt động ngoài giờ/2 điểm trường; Trang phục quần áo cho các tiết mục biểu diễn văn nghệ. Ngoài ra để xếp đội hình nhanh đẹp, sân trường được phân theo vị trí đội hình tập trung, tập múa, tập thể dục; Vận động phụ huynh mua quần áo, mũ đồng phục cho con em cả mùa đông và mùa hè. Liên dội quy định thứ hai, thứ ba, thứ năm đồng phục áo trắng; thứ tư, thứ sáu đồng phục áo thể dục (thời tiết ấm, mát), trời lạnh mặc đồng phục mùa đông; Mua sắm bổ sung trang thiết bị vận động cho học sinh tập luyện vui chơi. Chỉ đạo Tổng phụ trách Đội và giáo viên bám sát kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường để tổ chức các hoạt động từng tháng, từng tuần, từng chủ điểm của tháng. * Các hình thức tổ chức Chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bằng các hình thức phong phú, đa dạng như: Chỉ đạo các lớp tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ vào các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, sinh nhật, ngày văn hóa xã 19/8; khai giảng năm học, 20/10; 20/11; 22/12; 8/3; 26/3; ; (Ảnh minh hoạ - phần phụ lục - Ảnh 1; 2) Chỉ đạo các lớp tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, xây dựng trường lớp sạch đẹp (Ảnh minh hoạ - phần phụ lục – Ảnh 3; 4; 5; 6; 7) Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động các hoạt động tập thể đầu giờ buổi sáng: TPT đội mở nhạc, khi đó toàn thể các em đều tham gia vệ sinh lớp và các khu vực phân công. Giờ ra chơi các em được tham gia múa hát tập thể, tập thể dục, tập võ cổ truyền, chơi các trò chơi dân gian, ... (Ảnh minh hoạ - phần phụ lục - Ảnh 8; 9; 10) Tổ chức cho học sinh tham gia các câu lạc bộ Toán tuổi thơ, Thể dục thể thao, Viết chữ đẹp, STEM. (Ảnh minh hoạ - phần phụ lục - Ảnh 11; 12; 13; 14; 15; 16) Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường (Ảnh minh hoạ - phần phụ lục - Ảnh 17; 18; 19) Tổ chức giáo dục học sinh qua việc dạy kỹ năng sống, các hoạt động trải nghiệm. (Ảnh minh hoạ - phần phụ lục - Ảnh 20; 21; 22) 2.3. Kiểm tra đánh giá, khen thưởng, động viên cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Ngay từ tháng 8, Ban giám hiệu đã chủ động đưa ra bàn bạc xây dựng nội quy, quy định nền nếp của học sinh, quy dịnh việc xếp loại các hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tuần, hàng tháng. Lấy tinh thần động viên khen thưởng là chính nhằm giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ của sao nhi đồng của đội viên. Khi học sinh mắc lỗi, thầy cô chỉ ra cho em đó thấy được lỗi vi phạm và hướng sửa lỗi. Theo dõi, giúp đỡ, rèn luyện học sinh đó sửa bằng được lỗi đã mắc phải. Việc kiểm tra đánh giá được diễn ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và học kỳ. Trong mỗi buổi sinh hoạt đầu tuần của nhà trường đều có nhận xét của liên đội nêu gương người tốt, việc tốt của từng đội viên. Căn cứ vào kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường đầu năm, Ban giám hiệu kiểm tra, đánh giá hoạt động của Đội, của Chi đoàn, của giáo viên. Ban giám hiệu ghi nhận, biểu dương, khen thưởng kịp thời các đồng chí làm tốt có sáng tạo đổi mới trong quá trình thực hiện. Đồng thời chỉ ra các việc còn hạn chế đưa ra giải pháp điều chỉnh; theo dõi giúp đỡ các đồng chí được phân công nhiệm vụ phấn khởi nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sau mỗi đợt kiểm tra định kỳ (2 tháng một lần) đều có sơ kết đánh giá hoạt động này, động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc, ghi vào sổ khen thưởng của nhà trường. Các hình thức đánh giá, khen thưởng dù chỉ là biểu dương khen ngợi trước tập thể lớp, nhà trường hoặc có thể trích quỹ khen thưởng bằng tiền, hiện vật với mức nhỏ bé cũng có tác dụng khích lệ, động viên kịp thời sự phấn đấu tốt hơn của giáo viên và học sinh. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại Các hoạt động ngoài giờ lên lớp được các em nhiệt tình hưởng ứng. Các em thích múa hát tập thể, thích được tập thể dục, thích được tham gia các hoạt động bổ ích và lí thú. Sau giờ ra chơi vào lớp, học sinh có khả năng tập trung vào việc học cao hơn. Các em thích đến trường, nguy cơ bỏ học sẽ thấp. Các em mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể. Hội đồng tự quản lớp, trường thực sự năng động hơn, trách nhiệm. Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ý thức chấp hành nội quy của lớp, trường tốt; các em thật thà, nhặt được của rơi trả người đánh mất, có tinh thần hợp tác, biết yêu thương quan tâm chia sẻ, lễ phép thầy cô người trên, đoàn kết bạn bè. 100% số học sinh trong trường tham gia thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua do nhà trường, Hội đồng đội huyện tổ chức phát động như: phong trào kế hoạch nhỏ; phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; phong trào nêu gương người tốt việc tốt, ... 100% số HS trong trường chấp hành tốt luật an toàn giao thông, không đốt pháo, không tàng trữ các chất cháy nổ, biết giữ gìn và bảo vệ của công; tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao nhi đồng do nhà trường và Liên đội tổ chức; biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, biết chăm sóc cây cảnh, cây xanh, góp phần giữ gìn trường lớp xanh - sạch - đẹp, có ý thức bảo vệ môi trường. 100% học sinh được tham gia múa hát tập thể, tập võ nhạc cổ truyền Vivonam, tập thể dục giữa giờ, được chơi các trò chơi dân gian, được tham gia làm các sản phẩm STEM. Học sinh tích cực tham gia phong trào văn nghệ trong và ngoài nhà trường như: Tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp, sinh nhật, các ngày lễ lớn khai giảng; 20/10; 20/11; 22/12; 8/3; 26/3; 19/5;... các Đại hội của xã, hội làng các em đều có các tiết mục văn nghệ đặc sắc biểu diễn. Thi học sinh năng khiếu Thể dục thể thao: Bóng bàn nữ: xếp thứ 6/37 trường của huyện. Thi TOEFL PRAMY: Em Nguyễn Đức Lộc đạt 213 điểm, đạt 3 sao được cấp giấy chứng nhận loại A2. Thi hùng biện Tiếng Anh cấp huyện em Phạm Hà Linh, Nguyễn Đức Lộc đạt giải khuyến khích. Học sinh tích cực tham gia Câu lạc bộ viết đúng đẹp; Câu lạc bộ Toán tuổi thơ. Các khối đã đề cử 16 học sinh tiêu biểu giao lưu viết đúng đẹp cấp huyện vào ngày 14/05/2019 và đề cử 6 học sinh tiêu biểu giao lưu Toán tuổi thơ cấp huyện vào ngày 10/5/2019. 100 % lớp 2; 3; 4; 5 gửi bài tham gia trên báo Toán tuổi thơ, đã có 15 lượt tập thể và 17 lượt cá nhân được khen trên báo; 5 lượt tập thể và 2 lượt cá nhân được tòa soạn gửi phần thưởng về trường. Cụ thể: * Số báo 216 + 217: Khen cá nhân em Nguyễn Quỳnh Nga, Phạm Yến Nhi, Đinh Nguyễn Trà My lớp 4A; em Chu Việt Hà chuyên mục “Tìm kiếm tài năng Toán học trẻ 2018”. Thưởng tập thể CLB TTT lớp 4B “Điền nhanh điền đúng”. Khen Tập thể lớp 4B có bài giải tốt “Tìm kiếm tài năng Toán học trẻ 2018”. Thưởng cá nhân: Vũ Yến Như, Vũ khánh Linh “Tìm kiếm tài năng toán học trẻ 2018”. * Số báo 218 Khen cá nhân: Vũ Tuấn Trường lớp 3C– Chuyên mục: “Cùng chơi với khối hộp”; Khen cá nhân: Lương Thị Hà Anh lớp 5A– chuyên mục” Số nào thích hợp”. Khen cá nhân: Nguyễn Hoài Anh lớp 5C: “Đo trí thông minh” Khen tập thể lớp 5C. * Số báo 219: Khen tập thể lớp 5C 2 lần (trang 18;19) Khen cá nhân Phạm Đức Huy, Nguyễn Quỳnh Nga lớp 4A; Vũ Khánh Linh, Đố Phương Thanh Chúc lớp 4B; Trần Quốc Huy lớp 5A, Nguyễn Hoài Anh lớp 5C. * Số báo 220 + 221 khen tập thể lớp 4B và 5C, khen cá nhân Vũ Tuấn Trường lớp 3C, Nguyễn Hoài Anh lớp 5C. * Số báo 222 có 4 câu lạc bộ được khen thưởng: 5C; 4A; 4B; 4C và 5 cá nhân được khen. * Số báo 223: Câu lạc bộ lớp 5C được khen 3 lần, Câu lạc bộ lớp 4A được khen 1 lần. Phong trào gửi bài tham gia trên báo Toán tuổi thơ của nhà trường hưởng ứng tích cực. Trường đã được Phòng giáo dục và Đào tạo Hải Hậu khen ngợi biểu dương là một trong 4 trường có nhiều kết quả nhất tại số báo 216 + 217. 100% họ
Tài liệu đính kèm: