III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước ta luôn coi
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát
triển”. Giáo dục phổ thông là nền tảng cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân mà trong
đó giáo dục THPT sẽ là cơ sở đem đến chất lượng cho cả hệ thống giáo dục. Mục tiêu củaTrường THPT Võ Thành Trinh Báo cáo SKKN
Nguyễn Thị Hồng Lệ 6
giáo dục THPT là nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của Giáo dục
Trung học cơ sở, hoàn thành học vấn phổ thông để học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia
vào cuộc sống lao động, hoặc để tiếp tục học lên Cao đẳng - Đại học. Đó là mục tiêu rất
thiết thực mà mỗi học sinh đều mong muốn đạt được sau những năm dài học tập bằng
cuộc thử sức qua Kỳ thi THPT Quốc gia lớp 12.
Cụ thể đối với Trường THPT Võ Thành Trinh đang đứng trước các thực trạng sau
trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục:
- Giữ vững tỉ lệ tốt nghiệp THPT đạt 100% là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của nhà trường.
- Tỉ lệ HS đỗ đại học, cao đẳng của HS khối 12 năm học 2016 - 2017 còn thấp.
- Một số GV phụ trách giảng dạy khối 12 còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong
công tác ôn tập thi THPT Quốc gia.
- Một bộ phận HS lớp 12 có học lực trung bình, yếu; chưa có động cơ, ý thức học
tập đúng đắn.
- Việc định hướng, lựa chọn nghề nghiệp của một bộ phận HS khối 12 chưa phù hợp
ng nghiệp, thu hút HS bằng chính năng lực dạy học của chính mình. + Kết hợp với GVCN tư vấn cho HS lựa chọn môn thi, khối thi phù hợp với khả năng của HS. - Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm cũng đóng vai trò rất quan trọng: + Vận động, quản lý chặt chẽ HS để các em tham gia đầy đủ các buổi học ôn tập tại trường. + Tăng cường dự giờ lớp chủ nhiệm cả chính khóa và ôn tập để nắm bắt tình hình học tập của HS. + GVCN phối hợp chặt chẽ với GVBM trong việc quản lý HS nhằm kịp thời uốn nắn, điều chỉnh hành vi hoặc ý thức, thái độ chưa đúng của các em. Trường THPT Võ Thành Trinh Báo cáo SKKN Nguyễn Thị Hồng Lệ 10 + Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng HS, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để nắm được việc tự học và ôn tập ở nhà của các em để định hướng cho các em thực hiện tốt việc học, ôn tập. Thông báo kịp thời tình hình học tập, tu dưỡng của HS qua từng tháng, từng học kì, từng đợt thi thử THPT Quốc gia do nhà trường tổ chức. + GVCN là người hỗ trợ định hướng, tư vấn cho HS lựa chọn ngành nghề, chọn khối thi, môn thi phù hợp với khả năng của từng em. - Thứ ba, đối với tổ chuyên môn: + Trên cơ sở cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT kết hợp với kết quả phân tích điểm thi THPT Quốc gia năm 2017 để xây dựng kế hoạch dạy học, xây dựng nội dung ôn thi phù hợp với HS của trường. Ngoài ra tổ chuyên môn cũng cần xây dựng kế hoạch dạy bồi dưỡng cho những HS yếu có nguy cơ bị điểm liệt, HS có nguy cơ rớt tốt nghiệp THPT. + Dành thời gian phù hợp trong các buổi họp tổ để trao đổi kiến thức chuyên môn; định kỳ hàng tháng, sau các đợt thi thử THPT Quốc gia tập trung chia sẻ, rút kinh nghiệm cho công tác dạy học ôn tập tại trường; khuyến khích các GV có nhiều kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn tốt chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ các GV trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy ôn tập. - Thứ tư, đối với cán bộ quản lý: + Duy trì việc tổ chức thi thử THPT Quốc gia cho HS lớp 12, trong năm học tổ chức 2 đợt thi thử. Thực hiện nghiêm túc các khâu tổ chức thi nhưng không tạo áp lực cho HS để đảm bảo kết quả thu được đúng thực chất. Sau thi cần họp cốt cán để rút kinh nghiệm cho công tác tổ chức ôn tập và tổ chức thi. + Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát dạy học chính khóa, tổ chức các kỳ thi nghiêm túc, cần phải tăng cường quản lý việc dạy học ôn tập tại trường, đảm bảo nề nếp dạy và học như chính khóa. Thường xuyên động viên, khuyến khích giáo viên thực hiện tốt việc dạy bồi dưỡng cho học sinh yếu. Trường THPT Võ Thành Trinh Báo cáo SKKN Nguyễn Thị Hồng Lệ 11 + Đưa chỉ tiêu chất lượng thi THPT quốc gia hằng năm vào chuẩn thi đua của tổ, cá nhân. Có những chính sách, quy định hợp lý để đưa việc dạy học ôn tập tại trường đi vào nề nếp và có hiệu quả. - Thứ năm, đối với học sinh: + Xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn, tự giác trong học tập. Thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường. Phải nắm vững đặc trưng của từng môn học và đánh giá đúng khả năng nhận thức của mình để có phương pháp học và ôn tập phù hợp cho từng môn cụ thể. + Thiết lập hệ thống kiến thức cơ bản cho từng môn học theo mô hình sơ đồ - bảng biểu để dễ nhớ, dễ nắm kiến thức. Tăng cường khả năng tự học, tự luyện tập ở nhà để củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài. + Có thời khóa biểu cho việc tự học ôn ở nhà. Thực hiện việc tự học, tự ôn tập với ôn tập theo nhóm và ôn tập trung cả lớp. Kết hợp giữa tự kiểm tra đánh giá của bản thân với kiểm tra, đánh gía trong nhóm học tập và kiểm tra của GVBM, của nhà trường (thông qua kết quả các đợt thi thử THPT Quốc gia). Từ đó phát hiện những phần kiến thức còn thiếu hụt để có sự điều chỉnh hợp lý, kịp thời. - Thứ sáu, đối với cha mẹ học sinh: + Nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của kỳ thi THPT Quốc gia để qua đó giáo dục đạo đức, ý thức tự giác học tập và thi cử của con em mình. + Tham gia đầy đủ các buổi họp cha mẹ học sinh do nhà trường tổ chức để nắm bắt kịp thời kế hoạch của nhà trường. Phối kết hợp chặt chẽ với GVCN trong việc nắm bắt tình hình học tập của HS ở trường và quản lý việc học bài, làm bài ở nhà của các em. + Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em ôn tập đạt kết quả tốt nhất. - Thứ bảy: Ngoài vai trò quan trọng của sáu thành phần trên cần tranh thủ sự phối hợp, hỗ trợ hoạt động từ phía các bộ phận có liên quan như: Công đoàn, đoàn thanh niên, Trường THPT Võ Thành Trinh Báo cáo SKKN Nguyễn Thị Hồng Lệ 12 chi đoàn GV, ban thanh tra nhân dân, ban nề nếp, ban đại diện cha mẹ học sinh để thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra. 3.3.3. Thành lập ban nề nếp hỗ trợ quản lý học sinh trong quá trình ôn tập thi THPT Quốc gia. Trường có Ban hỗ trợ quản lý nề nếp HS được ban hành quyết định, quy chế hoạt động hằng năm và được phân công các nhiệm vụ sau: - Thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền để HS thực hiện tốt nề nếp, nội quy nhà trường. - Giáo dục động cơ, ý thức, tinh thần, thái độ học tập cho HS. - Hỗ trợ kiểm tra để nhắc nhở, giáo dục, xử lý các trường hợp HS vi phạm nội quy nhà trường. - Phối hợp tốt với GVCN, các bộ phận liên quan để giải quyết những tình huống đột xuất xảy ra. 3.3.4. Cập nhật và phổ biến đến giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh kịp thời các điểm mới trong hình thức, nội dung thi, quy chế thi THPT Quốc gia của Bộ GD&ĐT. Nhà trường thông tin kịp thời đến GV để cập nhật khi có những thay đổi mới về kỳ thi THPT Quốc gia. Thông qua các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các tiết sinh hoạt lớp, các cuộc họp cha mẹ học sinh thường kỳ hoặc đột xuất (khi cần thiết) GVCN phổ biến, triển khai kịp thời đến phụ huynh học sinh, HS các điểm mới trong hình thức, nội dung thi, quy chế thi THPT Quốc gia của Bộ GD&ĐT. Bên cạnh đó GVBM cũng tham gia tuyên truyền thông tin đến HS trong các tiết dạy, các hoạt động ngoài giờ, hoạt động ngoại khóa, 3.3.5. Tiến hành phân tích và cho học sinh giải các đề thi minh họa, đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT. Giảm bớt thủ tục hành chính, tăng cường sinh hoạt chuyên môn trong các buổi họp tổ, nhóm bộ môn. Tổ trưởng tích cực động viên, khuyến khích GV trong tổ mạnh dạn trao đổi chuyên môn, linh hoạt trong phương pháp và cách thức tổ chức dạy học, ôn tập. Trường THPT Võ Thành Trinh Báo cáo SKKN Nguyễn Thị Hồng Lệ 13 Ngay khi Bộ GD&ĐT công bố dạng đề thi minh họa, đề thi tham khảo của kỳ thi THPT Quốc gia; các tổ, nhóm chuyên môn sẽ tiến hành họp để phân tích, đánh giá mức độ, phạm vi, cấu trúc của đề thi để xây dựng kế hoạch giảng dạy, ôn tập hiệu quả. Cho HS tiến hành tiếp cận với các dạng đề thi minh họa, đề tham khảo của Bộ GD&ĐT để các em làm quen với nội dung, cấu trúc, mức độ của đề thi từ đó có hướng điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp. 3.3.6. Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập, phương pháp tự học; rèn luyện cho học sinh các kỹ năng làm bài thi; cung cấp các nguồn tài liệu học tập cho học sinh. Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch ôn tập hợp lý, vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tế của nhà trường, có giải pháp phân hóa đối tượng HS, hỗ trợ HS tiến bộ, có giải pháp cụ thể hướng dẫn HS phương pháp học tập, hướng dẫn và nâng cao ý thức tự học của HS, Tổ chức các nhóm học tập để các em có thể hỗ trợ nhau trong quá trình học tập và ôn tập. Phân công HS khá, giỏi kèm học sinh yếu và gắn trách nhiệm cụ thể với cả HS khá, giỏi và HS yếu. Động viên, khuyến khích kịp thời khi các em có sự tiến bộ trong học tập. Xây dựng đội ngũ cán sự bộ môn ở tất cả các môn học và có hướng dẫn thực hiện cụ thể với đội ngũ cán sự này. Hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học và ôn tập phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng em, đặc biệt là với đối tượng HS yếu. Có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự ôn tập của các em ở lớp, ở nhà để kịp thời nhắc nhở, động viên, điều chỉnh các em thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình. GV dạy ôn tập cần hướng dẫn cho HS phương pháp làm bài thi, cách thức trình bày đối với môn thi tự luận (môn Ngữ văn) và hướng dẫn cho HS phương pháp làm bài, cách thức lựa chọn đáp án đối với các môn thi trắc nghiệm; cung cấp cho HS các tài liệu ôn tập cần thiết đồng thời hướng dẫn các em tham khảo thêm nguồn tài liệu từ các trang mạng internet. Ngoài ra, thư viện nhà trường cũng có trang bị tài liệu tham khảo của tất cả các bộ môn cho HS đến để tham khảo hoặc mượn về để học. Trường THPT Võ Thành Trinh Báo cáo SKKN Nguyễn Thị Hồng Lệ 14 3.3.7. Tổ chức dạy bồi dưỡng học sinh yếu không thu tiền ở các bộ môn thi THPT Quốc gia. Nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS và chuẩn bị cho công tác thi THPT Quốc gia khối 12, nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức dạy bồi dưỡng học sinh yếu không thu tiền ở cả 3 khối lớp 10, 11, 12. Trên cơ sở đó các tổ, nhóm bộ môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HS yếu chi tiết, cụ thể cho bộ môn mình phụ trách. Hình thức tổ chức: - Khối 10, 11: Thực hiện bồi dưỡng HS yếu ở 3 bộ môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. Bồi dưỡng HS yếu tập trung theo khối vào thời gian trái buổi (mỗi lớp GVBM chọn 2 - 3 HS có học lực trung bình, yếu để học bồi dưỡng và danh sách HS yếu linh động, thay đổi theo sự cố gắng học tập của các em). - Khối 12: Thực hiện bồi dưỡng HS yếu ở 9 bộ môn thi THPT Quốc gia. Tổ chức giảng dạy theo đơn vị lớp và theo ngày cố định (các HS giỏi, khá của lớp sẽ lên thư viện tự học trong các tiết học này). Chế độ báo cáo: Định kỳ hàng tháng tổ trưởng báo cáo trực tuyến (thông qua file google sheets) về Bộ phận chuyên môn tiến độ, hiệu quả thực hiện hoặc có những đề xuất kịp thời (nếu có). 3.3.8. Tổ chức dạy dự giờ học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phương pháp ôn tập các bộ môn thi THPT Quốc gia. Mỗi bộ môn thi THPT Quốc gia sẽ đăng ký ít nhất một tiết dạy dự giờ để các bộ môn khác tham gia dự giờ học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp ôn tập (không đánh giá tiết dạy). Tiết dạy chủ yếu tập trung vào các lớp có nhiều HS trung bình, yếu để các GVBM tham gia giảng dạy phát huy năng lực, sự sáng tạo của bản thân, đặc biệt là theo dõi được mức độ tiếp thu của HS trong tiết ôn tập. Sau các tiết dự giờ đều có tổ chức góp ý tập trung để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác ôn tập. Trường THPT Võ Thành Trinh Báo cáo SKKN Nguyễn Thị Hồng Lệ 15 3.3.9. Phân công đảng viên, giáo viên động viên, hỗ trợ các học sinh yếu có nguy cơ rớt tốt nghiệp THPT. (Phụ lục 1: File google sheets chia sẻ cho đảng viên, giáo viên cập nhật nề nếp và tình hình học tập của học sinh được hỗ trợ hàng tuần) Sau khi có kết quả thi học kỳ I, GVCN các lớp 12 lập danh sách các HS cá biệt, HS có học lực trung bình, yếu, có nguy cơ rớt tốt nghiệp THPT gửi về nhà trường. Trên cơ sở đó Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường sẽ phân công các đảng viên, giáo viên tham gia trực tiếp giảng dạy ôn tập các HS có trong danh sách quan tâm hỗ trợ, nhắc nhở các em trong vấn đề thực hiện tốt nề nếp, nội quy nhà trường; thường xuyên động viên, giáo dục để các em có ý thức, động cơ học tập; phối hợp chặt chẽ với GVCN các HS được phân công phụ trách để kịp thời hỗ trợ xử lý và giáo dục các em. Hàng tuần các đảng viên, giáo viên được phân công hỗ trợ, giúp đỡ các HS yếu, cá biệt sẽ cập nhập báo cáo trực tuyến lên file google sheets về ý thức học tập, tình hình nề nếp và hiệu quả học tập của các em để chi bộ, ban giám hiệu, các bộ phận nắm thông tin. 3.3.10. Tổ chức các đợt thi thử THPT Quốc gia nhằm giúp học sinh tự đánh giá và điều chỉnh phương pháp học; giúp giáo viên phân loại năng lực học sinh, điều chỉnh phương pháp giảng dạy, ôn tập. Trong năm học nhà trường tổ chức 2 đợt thi thử THPT Quốc gia nhằm giúp HS tự xác định được năng lực, kiến thức của bản thân để có sự phấn đấu, nỗ lực trước kỳ thi quan trọng sắp tới; giúp giáo viên đánh giá thực chất được lực học của học sinh, phân loại đối tượng HS để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học và đưa ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả trong quá trình ôn thi. Việc tổ chức thi thử được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nhưng không tạo áp lực, căng thẳng cho HS khi dự thi. Sau mỗi đợt thi GVCN khối 12 sẽ thông tin về gia đình kết quả đạt được của HS. Các trường hợp HS có điểm thi thử còn thấp GVCN sẽ trực tiếp mời phụ huynh học sinh đến nhà trường để thông tin thêm về nề nếp ôn tập và kết quả học tập của các em. Trường THPT Võ Thành Trinh Báo cáo SKKN Nguyễn Thị Hồng Lệ 16 3.3.11. Thành lập tổ hỗ trợ kiểm tra bài các học sinh chưa thuộc bài trên lớp buổi sáng vào các buổi chiều hàng tuần. (Phụ lục 2: Một số hình ảnh của hoạt động kiểm tra bài học sinh khối 12 các buổi chiều hàng tuần) Nhằm tạo động lực cho HS trong quá trình ôn tập đồng thời hỗ trợ GVBM trong công tác quản lý HS ôn tập, nhà trường thành lập tổ hỗ trợ kiểm tra bài HS với cách thức hoạt động như sau: - Thành lập Tổ hỗ trợ kiểm tra bài HS với các thành phần bao gồm: Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn (Tổ trưởng); đoàn thanh niên; tổ trưởng, tổ phó các bộ môn thi THPT Quốc gia; GVBM. Tổ trưởng lập kế hoạch chi tiết hoạt động của tổ và phân công cụ thể nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ. - Các HS chưa có ý thức tự học thuộc bài, làm bài chưa tốt sẽ được GVBM cập nhật danh sách trực tuyến trên file google sheets được Tổ trưởng chia sẻ qua gmail hàng tuần theo đúng thời gian quy định. - Tổ trưởng tổ hỗ trợ kiểm tra bài sẽ phân công GV tham gia hỗ trợ trả bài HS phù hợp với chuyên môn GV phụ trách. - Giai đoạn từ đầu HKII đến trước khi kết thúc năm học: Thực hiện trả bài HS vào các buổi chiều thứ bảy hàng tuần. - Giai đoạn từ sau khi kết thúc chương trình học kỳ II: Thực hiện trả bài HS vào các buổi chiều thứ năm, thứ sáu và thứ bảy hàng tuần. - Sau kiểm tra bài HS, GV được phân công hỗ trợ kiểm tra bài sẽ cập nhật kết quả trực tuyến qua file google sheets Tổ trưởng đã chia sẻ (file danh sách HS tham gia kiểm tra bài) để báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện. Danh sách và kết quả HS tham gia kiểm tra bài hàng tuần được chia sẻ trực tiếp cho các GVBM dạy ôn tập và các bộ phận liên quan để nắm thông tin. Trường THPT Võ Thành Trinh Báo cáo SKKN Nguyễn Thị Hồng Lệ 17 3.3.12. Lồng ghép kiểm tra bài các môn học trong giờ sinh hoạt dưới cờ (áp dụng sau khi kết thúc năm học). (Phụ lục 3: Một số hình ảnh của hoạt động kiểm tra bài dưới cờ học sinh khối 12 sau khi kết thúc năm học) Sau khi kết thúc năm học (khối 10, 11 nghỉ hè) nhà trường vẫn duy trì tiết sinh hoạt dưới cờ để nhắc nhở về nề nếp tham gia ôn tập của các em; bên cạnh đó nhà trường kết hợp kiểm tra bài các em ở tất cả các bộ môn thi THPT Quốc gia. Để hoạt động được hiệu quả bộ phận phụ trách nhờ các GVBM ở 9 bộ môn thi THPT Quốc gia gửi các nội dung cần kiểm tra bài HS để tập hợp và thực hiện hàng tuần. Các HS học thuộc bài tốt sẽ được tặng quà (bút chì, tẩy), các HS chưa thuộc bài sẽ tham gia kiểm tra bài lại vào các buổi chiều (mục 3.3.11). 3.3.13. Phối hợp tốt với cha mẹ học sinh trong công tác quản lý, giáo dục, động viên học sinh học tập. - Giáo viên chủ nhiệm kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh của lớp để quản lý việc học tập của HS, đặc biệt là tăng cường quản lý việc học tại nhà của các em. Trường THPT Võ Thành Trinh Báo cáo SKKN Nguyễn Thị Hồng Lệ 18 - Thường xuyên thông tin, liên lạc về gia đình học sinh để vận động các em tham gia đầy đủ các lớp học ôn tập tại trường. 3.3.14. Thực hiện tốt công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Dạy nghề phổ thông Nhà trường tổ chức giảng dạy đa dạng hóa các môn nghề phổ thông cho HS lớp 11 để các em lựa chọn: Nghề Tin học, nghề Điện dân dụng, nghề Làm vườn. Các tổ bộ môn: Tổ Tin học, tổ Sinh - Công nghệ, tổ Lí - Công nghệ chủ động rà soát, xây dựng chương trình dạy nghề phổ thông theo hướng đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất của HS, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường. Công tác giáo dục hướng nghiệp - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho HS ngay từ lớp 10 nhằm giúp HS lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội. - Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp theo hướng thực chất, hiệu quả; giao cho giáo viên dạy hướng nghiệp biên soạn lại tài liệu giáo dục hướng nghiệp phù hợp với sự phát triển của xã hội, chú trọng hoạt động trải nghiệm nhằm giúp HS tiếp cận tìm hiểu nghề nghiệp tương lai. Sử dụng các tiết hướng nghiệp trong chương trình để tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho các em. - GV dạy hướng nghiệp phối hợp tốt với GVCN định hướng, tư vấn cho HS chọn ngành nghề, chọn khối thi, môn thi phù hợp với khả năng, điều kiện của từng HS. - Sắp xếp thời khóa biểu môn Hướng nghiệp khối 12 xen kẽ với thời khóa biểu chính khóa vào buổi sáng nhằm tăng thêm tính quan trọng và hiệu quả của môn học. - Thường xuyên cung cấp cho HS thông tin đầy đủ về nhu cầu việc làm, xu hướng nghề nghiệp của xã hội để các em chọn nghề phù hợp năng lực bản thân và điều kiện gia đình (thông qua GV dạy hướng nghiệp, góc hướng nghiệp). - Tăng cường các hoạt động tham quan thực tế tại các cơ sở sản xuất, tham gia các hoạt động tư vấn tuyển sinh trực tiếp của các Trường Đại học. Trường THPT Võ Thành Trinh Báo cáo SKKN Nguyễn Thị Hồng Lệ 19 - Tăng cường tính thực tế và phong phú của góc hướng nghiệp (GV dạy hướng nghiệp phụ trách). Trên đây chúng tôi đã đề xuất và thực hiện các giải pháp tổ chức công tác ôn thi THPT Quốc gia năm 2018 có hiệu quả tại Trường THPT Võ Thành Trinh. Các giải pháp không phải là những giải pháp riêng lẻ tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất. Do đó, nếu sử dụng phối hợp đồng bộ, mềm dẻo, linh hoạt thì sẽ phát huy được sức mạnh tối ưu của các giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng ôn tập thi THPT Quốc gia trong nhà trường. 3.4. Mức độ khả thi Để áp dụng được các giải pháp trong SKKN này hiệu quả theo cá nhân tôi cần thực hiện tốt những vấn đề sau: - Lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng, phân công cụ thể nhiệm vụ từng bộ phận phụ trách và có dự trù được cách giải quyết các tình huống phát sinh. - Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát tiến trình thực hiện kế hoạch. Thông qua báo cáo thường kỳ, đột xuất từ các bộ phận có thể bổ sung, điều chỉnh các giải pháp thực hiện kế hoạch cho phù hợp. - Phát huy vai trò của từng bộ phận, cá nhân phụ trách và thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cá nhân, các bộ phận liên quan trong quá trình thực hiện kế hoạch. IV. Hiệu quả đạt được: Nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cá nhân, các bộ phận trong việc thực hiện các giải pháp tổ chức công tác ôn thi THPT Quốc gia năm 2018, Trường THPT Võ Thành Trinh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau: 1. Tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp THPT năm 2018: Đạt 100%, giữ vững tỉ lệ của năm học trước. 2. Tỉ lệ HS trúng tuyển vào các Trường Đại học, Cao đẳng năm 2018: đạt 58,3%, tăng so với năm 2017 (đạt 35%). 3. Phát huy hiệu quả vai trò của từng cá nhân, bộ phận trong công tác tổ chức ôn thi THPT Quốc gia, đồng thời tạo được sự gắn kết, tăng tính đoàn kết giữa các giáo viên trong nhà Trường THPT Võ Thành Trinh Báo cáo SKKN Nguyễn Thị Hồng Lệ 20 trường; phát huy được tính chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm ôn tập từ đó góp phần nâng cao năng lực chuyên môn của các GV. 4. Sự đồng thuận, hỗ trợ nhiệt tình; sự công nhận hiệu quả của các giải pháp từ phía các bộ phận, lực lượng cốt cán của nhà trường: Ban thanh tra nhân dân, công đoàn, đoàn thanh niên, ban đại diện cha mẹ HS, chi đoàn GV, tổ trưởng, tổ phó, GVCN khối 12 (Phụ lục 4: Kết quả lấy ý kiến của lực lượng cốt cán, các bộ phận về các giải pháp tổ chức công tác ôn thi THPT Quốc gia năm 2018 và đề xuất các giải pháp mới cho công tác ôn thi THPT Quốc gia năm 2019). 5. Đánh giá, rút kinh nghiệm cho các giải pháp tổ chức công tác ôn thi THPT Quốc gia năm 2018 và đề xuất các ý kiến, giả
Tài liệu đính kèm: