Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi

PHẦN: A. ĐẶT VẤN ĐỀ :

I . ĐẶT VẤN ĐỀ :

“Trẻ em hôm nay. Thế giới ngày mai”

Đúng vậy, vì sự phồn vinh của Đất nước trẻ em cần được quan tâm và

giáo dục một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng

đến sự phát triển toàn diện của trẻ như: Môi trường xã hội, gia đình, vật chất,

giáo dục và sở thích cá nhân Trong đó vai trò của giáo viên mầm non có một

vị trí quan trọng là tạo ra môi trường học tập và vui chơi phù hợp với đặc điểm

tâm sinh lý, khả năng nhận thức của trẻ để nuôi dưỡng và phát triển những điểm

mạnh và khắc phục những điểm yếu ở tâm hồn trẻ thơ.

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông

minh, biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người khác, ham học hỏi, thích tìm tòi

khám phá thế giới xung quanh chúng. Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần có

những phương pháp, biện pháp giáo dục phù hợp với độ tuổi và phù hợp với thời đại.

Trong bậc học mầm non, trẻ 5 – 6 tuổi đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ.

Không chỉ có bộ máy phát âm đã hoàn thiện, trẻ còn được trang bị vốn từ phong phú

nhiều thể loại: danh từ, động từ, tính từ, liên từ. Đồng thời trẻ cũng sử dụng ngữ

pháp tiếng mẹ đẻ thành thạo với các câu dài ngắn, và các dạng câu khác nhau. Cũng

ở giai đoạn này, kỹ năng nhận thức, khả năng tập trung và khả năng ghi nhớ, phân

tích có một bước tiến rõ rệt so với các lứa tuổi khác. Đây là điều kiện để trẻ chuyển

sang tiếp cận với ngôn ngữ viết, mà bước đi đầu tiên là nhận biết và phát âm chính

xác được 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt thông qua hoạt động học làm quen

chữ viết mảng làm quen chữ cái. Hoạt động này còn đặc biệt quan trọng với trẻ mẫu

giáo lớn vì nó góp một phần không nhỏ trong việc phát triển vốn từ, khả năng phát

âm chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển trí nhớ, khả năng tư duy và

tưởng tượng bao gồm cả tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo. Quan trọng

hơn cả, việc học thuộc 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt là tiền đề để trẻ bắt

đầu việc học đọc và học viết ở trường tiểu học. Nhận thức được ý nghĩa to lớn đó,

trong nhiều năm trở lại đây, Sở giáo dục đào tạo Hà Nội, phòng giáo dục Gia Lâm

đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện chuyên đề làm quen chữ cái chuẩn bị tâm thế

cho trẻ vào lớp một.

pdf 28 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 744Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ thật tuyệt vời. Trẻ luôn bị cuốn hút khi được tham gia vào các chương 
trình mà bản thân trẻ được trở thành nhân vật chính. Vì vậy, khi tổ chức hoạt 
động học làm quen chữ cái tôi luôn chủ động đưa giờ học đi theo một nội dung 
xuyên suốt. 
 Ví dụ trong chủ đề “Tết và mùa xuân”, tôi xây dựng hoạt động học làm 
quen chữ cái h, k theo chương trình “Bé vui đón tết”. Mở đầu tiết học, cô và trẻ 
cùng hát và vận động “Vui đón xuân”, trò chuyện về công việc mà bố mẹ 
thường làm để chuẩn bị đón tết. Sau đó, trẻ sẽ được cùng cô đi chợ hoa ngày tết. 
Tại đây, trẻ sẽ được chiêm ngưỡng các loài hoa cùng với việc làm quen chữ cái 
h, k có trong tên gọi của hoa đào, hoa loa kèn. Đó là hai loại hoa mà cô giáo 
chọn mua. 
 Hình 1. Hoa đào, hoa loa kèn và thẻ từ 
Sang phần ôn luyện, chính trẻ sẽ được chọn mua các loại hoa trong một cửa 
hàng hoa đặc biệt dành cho các bạn nhỏ - cửa hàng “Hoa chữ cái”. Trẻ đọc các 
chữ cái có gắn trên chậu hoa và chọn mua đúng chậu hoa có chữ cái theo yêu 
cầu. 
k
q
q
p p
q
h
h
hh
h
k
p
k
k
 Hình 2. Trò chơi “Cửa hàng hoa chữ cái” 
Tiếp theo trẻ sẽ được tham gia vào trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” với chủ 
đề về tết – một trò chơi do ban quản lý chợ hoa tổ chức dành riêng cho các bạn 
BÊm vµo ®©y ®ÓxuÊt hiÖn hiÖu øng
hoa l ao k nÌhoa ® oµ
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
8 
nhỏ đến chợ mua hoa. Khi giải được hết các ô số trẻ sẽ được khám phá bức tranh 
cuối cùng – chữ h, chữ k được xếp từ những bông hoa đào, hoa mai. 
Trẻ còn được chia làm hai đội chơi “Xếp hình cái chữ” theo mẫu chữ h, 
chữ k vừa được xem trên máy tính. Phần thưởng của trò chơi là những phong 
bao lì xì có chứa chữ cái h, k. Cuối cùng, cô và trẻ cùng hát “Xúc xắc, xúc xẻ” 
và đi chúc tết các gia đình có gắn các chữ cái h, k tương ứng với thẻ chữ mà trẻ 
được thưởng trong phong bào lì xì. 
 Tương tự như vậy với mỗi chủ đề cô thiết kế một chương trình phù hợp. 
Ví dụ: chủ đề trường mầm non với chương trình “Ngày hội đến trường của bé”; 
chủ đề bản thân với chương trình “Sinh nhật bé”, chủ đề gia đình với chuyến 
“Thăm nhà bạn”; chủ đề nghề nghiệp với chương trình “Ước mơ của bé”..... 
 Với những chương trình như vậy, trẻ trực tiếp được tham gia vào các hoạt 
động. Thông qua chương trình, trẻ được học tập, lĩnh hội kiến thức một cách tự 
nhiên, không gò bó. Hiệu quả trên trẻ sẽ làm bạn bất ngờ. 
 2. Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin – thiết kế bài giảng điện tử 
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục Mầm Non là mắt 
xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy 
mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy . Hiện nay các trường 
Mầm non có điều kiện đầu tư, trang bị Tivi, đầu video, xây dựng phòng đa năng 
với hệ thống máy tính, nối mạng Internettạo diều kiện cho người giáo viên 
ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy . Công nghệ thông tin phát 
triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới 
phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học. 
 Đặc điểm của trẻ là luôn bị thu hút bởi những hình ảnh đẹp và sự chuyển 
động linh hoạt. Đó cũng chính là thế mạnh của công nghệ thông tin với những 
giáo án điện tử được đầu tư thiết kế. Nắm bắt được tác động to lớn này của công 
nghệ thông tin, tôi đã đầu tư, thiết kế các bài giảng điện tử để giảng dạy trên 
máy. Một điểm nổi trội của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động 
học làm quen chữ cái là cô có thể phân tích rõ ràng các nét chữ, với sự chuyển 
động, âm thanh và màu sắc biến đổi linh hoạt. Từng nét chữ xuất hiện theo thứ 
tự, chuyển động và kết hợp rõ ràng. 
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
29 
 Hình 3. phân tích nét chữ: chữ h, chữ k 
Thật đơn giản để trẻ có thể phân tích, so sánh, tìm ra điểm giống và khác 
nhau của từng nhóm chữ cái sau khi xem những slide được thiết kế như vậy. Trẻ 
học chữ cái mà hào hứng say mê như đang được xem một bộ phim hoạt hình và 
nhiều khi còn reo lên thích thú. 
 Hình 4. So sánh chữ h, chữ k 
Để nâng cao chất lượng của giáo án điện tử, tôi thường xuyên tìm các 
giáo án trên mạng để học hỏi các hay, cái mới của các đồng nghiệp, tích lũy cho 
mình kho hình ảnh để sử dụng khi cần thiết và thiết kế lại cho phù hợp với nội 
dung bài dạy của mình. Tôi cũng dùng photosoft 8.0 để cắt rời các nét chữ. Tôi 
đã có đầy đủ các nét chữ phục vụ cho việc thiết kế giáo án điện tử làm quen chữ 
cái. 
 Hình5. Các nét chữ cơ bản trong bảng chữ cái tiếng việt 
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
9 
Các trò chơi được thiết kế trên giáo án điện tử vừa đơn giản, vừa không 
mất nhiều thời gian và công sức. Trẻ dễ dàng quan sát và hoạt động dù là hoạt 
động tập thể hay hoạt động cá nhân. Song tôi cũng không quá lạm dụng thế 
mạnh này mà luôn có sự kết hợp hài hoà với trò chơi động để trẻ được thay đổi 
tư thế và không có cảm giác nhàm chán. 
Khi dạy trẻ làm quen chữ cái trên giáo án điện tử, tôi thấy trẻ luôn tập 
trung theo dõi từng chuyển động mà không hề bị khuất tầm nhìn. Trẻ thật sự 
hứng thú với những chuyển động bất ngờ, những âm thanh và hình ảnh sinh 
động. Sự tập trung chú ý của trẻ được đẩy lên cao độ. Từ đó trẻ ghi nhớ đặc 
điểm chữ cái một cách chính xác và phân biệt được các chữ cái thật dễ dàng. 
* Thiết kế trò chơi ôn luyện chữ cái. 
Trong các hoạt động học, đặc biệt là hoạt động học làm quen chữ viết thì 
trò chơi chiếm một lượng thời gian khá lớn. Trò chơi giúp trẻ ôn lại, củng cố 
kiến thức vừa được cung cấp. Tôi luôn chú ý đến việc kết hợp giữa trò chơi 
động và trò chơi tĩnh. Trò chơi tĩnh thường thiết kế chơi trên máy tính. Những 
trò chơi này khai thác triệt để chuyển động kỳ ảo và âm thanh sống động của 
công nghệ thông tin và luôn thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ. Các trò chơi 
được trẻ sôi nổi hưởng ứng có thể kể: Vòng quay kỳ diệu, đuổi hình bắt chữ, giỏ 
chữ xinh Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” được thiết kế theo dạng trò chơi“trúc 
xanh” được trẻ rất yêu thích. 
 Ví dụ trong chủ điểm tết và mùa xuân với chương trình “Bé vui đón tết”, 
trẻ được tham gia trò chơi “đuổi hình bắt chữ”để tìm ra chữ cái ẩn dưới các 
phong bao lì xì.. 
 Hình 6. Trò chơi đuổi hình bắt chữ 
 Trẻ đặc biệt tỏ ra thích thú mỗi khi được lật mở được từng bao lì xì và 
cuối cùng khám phá ra các chữ cái h, k được xếp từ các những bông hoa đào, 
hoa mai ẩn dưới dạng tranh nền dưới các bao lì xì. Trẻ chăm chú dõi theo 
chuyển động của từng bông hoa từ đầu cho tới khi xếp xong chữ h, chữ k không 
khỏi ngạc nhiên, thích thú. 
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
10 
Hình 7. chữ h, chữ k được xếp dần từ những bông hoa đào, hoa mai 
Với mỗi chủ đề, tôi có thể lựa chọn các hình ảnh khác nhau để xếp chữ. 
Ví dụ chủ đề động vật chữ cái được xếp từ chim, chuồn chuồn, bướm hoặc các 
hình ảnh con vật ngộ nghĩ, đáng yêu khác. Chủ đề nước và các hiện tượng thiên 
nhiên có thể dùng đám mây, giọt nước hay mũ, ô để xếp chữ cái 
Hay cũng hình thức đó nhưng mỗi ô chữ ẩn chứa một câu đố về chữ cái 
đã học. việc giải được các câu đố này sẽ giúp trẻ tìm ra chữ cái bí ẩn. Nếu không 
giải được hết các câu đố thì trẻ sẽ phải phán đoán ra chữ cái dựa vào một số ô 
chữ được lật mở. Chính yêu cầu này đã kích thích trẻ tập trung suy nghĩ để tìm 
ra đáp án đúng, cũng nhờ vậy mà hiệu quả ghi nhớ thật cao. 
Ví Dụ: Ở chủ điểm giao thông dậy trẻ làm quen với chữ g, y thì ở phần trò 
chơi ôn luyện tôi cho trẻ chơi các trò chơi 
- Trò chơi 1: “Ghép các nét chữ” trẻ ghép chữ cái g, y bằng nét rời 
 Hình 8: trò chơi ghép nét chữ. 
- Trò chơi 2: “Tìm chữ cái đang học trong từ” Khi hình ảnh biển báo giao 
thông có từ xuất hiện trẻ tìm nhanh chữ cái đang học trong từ và phát âm. 
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
11 
 Hình 9: Trò chơi tìm chữ cái đang học trong từ 
Bên cạnh trò “Đuổi hình bắt chữ”, tôi cũng hay sử dụng các trò chơi khác trong 
giảng dạy như trò chơi “Vòng quay kỳ diệu” hay trò chơi “dích dích dắc dắc”. Hay 
như trẻ luôn thích thú theo dõi từng vòng quay hay đường rơi của quan dích dắc để 
phát âm được thật nhanh, thật chính xác chữ cái theo yêu cầu của cô. Với trò chơi 
“Giỏ chữ xinh”, trẻ thật hào hứng khi được bấm chuột vào chữ cái có trong thẻ từ chỉ 
tên các hình ảnh. Chữ cái từ từ bay vào giỏ cùng những tràng pháo tay động viên luôn 
là động lực để trẻ hoàn thành tốt phần chơi. 
Tuy vậy, tôi không quá lạm dụng các trò chơi được thiết kế thật hấp dẫn 
trên máy tính mà quên đi sự cần thiết về thay đổi tư thế, hình thức và vận động 
trong tiết học của trẻ. Tôi cũng đặc biệt chú ý đến việc sử dụng các trò trơi vận 
động mang yếu tố thi đua vì trẻ 5-6 tuổi luôn nguyện vọng đó là trở thành người 
thắng cuộc. Lúc đó trẻ sẽ tập trung, nỗ lực hết sức khi tham gia chơi. Nó thúc 
đẩy vốn hiểu biết, cách thức hành động để tìm tòi, sáng tạo khám phá ra cách 
giải quyết vấn đề mà trò chơi đặt ra một cách tốt nhất. Qua đó, các biểu tượng, 
kiến thức kỹ năng được khắc sâu, giúp cho ghi nhớ của trẻ được tốt hơn. 
* Thiết kế trò chơi, các bài tập trắc nghiệm bằng phần mềm 
PowerPoint: 
 Phần mềm Powerpoin là một trong 
những phần mềm đa năng với ngành mầm 
non, chuyên dụng nhất để thiết kế các giáo 
án điện tử và ứng dụng trong mọi môn 
học. Nó không những tạo các hiệu ứng cho 
bài giảng hay, hấp dẫn, sinh động mà còn 
có thể tạo ra nhiều trò chơi, các bài tập trắc 
nghiệm kích thích tư duy của trẻ phát triển. 
VD: Thiết kế trò chơi chữ cái bằng 
Powerpoint: 
 Hình 10 a 
 Trước tiên ta tạo 1 slide mới, dùng thanh công cụ Drawing vẽ các hình 
theo ý tích. 
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
12 
 Đổ mầu cho hình bằng cách nhấn biểu tượng cái xô trên thanh công cụ 
Drawing/ chọn Fill Effects và chọn mầu rồi ấn OK. Nhấn chuột phải vào hình, 
chọn Edit Text, sau đó đánh chữ cái vào, chọn cỡ chữ, Font chữ, mầu chữ theo ý 
muốn. Copy và paste thành nhiều ô, nhiều chữ và Paste thành 3 slide tương tự 
nhau. 
Hình 10 b. 
Hình 10 c. Hình 10 d. 
Công việc tiếp theo là đặt đường Link chi từng chữ: Nhấn chuột phải vào 
ô chữ cần Link/ chọn Hyperlink 
 Ảnh 10 d. 
Hình 10 e. 
 Khi xuất hiện hộp thoại Insert Hyperlink/ chọn Place in this Document / 
chọn slide cần Link đến/ nhấn OK. 
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
13 
Tương tự như vậy với từng ô chữ bạn sẽ thiết kế được 1 giáo án với trò 
chơi trắc nghiệm hấp dẫn trẻ. Nếu trẻ chọn chữ không đúng, nó sẽ Link đến 
trang không đúng và ngược lại. 
Kết hợp với hiệu ứng Timing (hiệu ứng khi chỏ và kích chuột ): chọn đối 
tượng/ vào mục Custiom Animation/ chọn Change/ chọn hiệu ứng / nhấn OK. 
Trong mục Custiom Animation, nhấn chuột phải vào hiệu ứng vừa tạo , 
chọn Timing/  xuất hiện hộp thoại Flip /nhấn Timing/ nhấn Triggers/ nhấn 
Start effect on click of / chọn tên hình ảnh, ô chữ muốn tạo hiệu ứng/ OK 
 Hình 10 f. 
Bạn cũng có thể chèn hiệu ứng âm thanh kèm theo khi nhấn vào Effect 
trong hộp thoại Flip này. 
Hình 10 g. 
Với một giờ học được thiết kế xuyên suốt theo một chủ đề, một giáo án 
điện tử với những hình ảnh rõ ràng, sắc nét, những chuyển động, những âm 
thanh vui nhộn cùng các trò chơi thú vị luôn cuốn hút trẻ. Trẻ tham gia giờ học 
đầy hứng thú, tích cực. Điều đó đồng nghĩa với kết quả nhận thức thật tốt trên 
trẻ. 
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
14 
Qua đó tôi đã thiết kế và ứng dụng được bộ bài giảng điện tử gồm 29 chũ 
cái theo các chủ đề của Mẫu giáo ngay từ đầu năm học bao gồm cả trò chơi. 
3. Biện pháp 3: Sưu tầm các hoạt động, trò chơi theo phương pháp 
giáo dục Montessori. 
Phương pháp giáo dục Montessori về cơ bản là xây dựng mô hình phát 
triển của con người, và các cách tiếp cận giáo dục đều dựa trên mô hình đó. Mô 
hình này bao gồm hai thành tố. Trước hết là trẻ và người lớn tham gia vào quá 
trình xây dựng tâm lý thông qua tương tác với môi trường xung quanh. Thứ hai 
là trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi – đối tượng có sự phát triển tâm lý bẩm sinh. 
Dựa trên những gì quan sát được, Montessori cho rằng trẻ nếu được tự do chọn 
lựa và hoạt động trong một môi trường được chuẩn bị kỹ càng, phù hợp với khả 
năng và giai đoạn phát triển, thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của 
mình. Để giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn về hình dáng các chữ, tôi đã sưu tầm các hoạt 
động, trò chơi theo phương pháp giáo dục Montessori. 
 Thông qua trò chơi “Nặn chữ” trẻ có thể vừa rèn được kỹ năng nặn vừa 
củng cố được kỹ năng nhận biết chữ cái. Đất nặn hoặc bột trộn muối rất dễ sử 
dụng, giúp trẻ phát huy được kỹ năng sử dụng ngón tay và bàn tay. Để chuẩn bị 
cho hoạt động này, bạn cần một chiếc bàn sạch dễ lau. 
Cách làm bột trộn muối: Chuẩn bị : + 2 cốc bột 
 + 1 cốc muối tinh. 
 + 1 cốc nước và ½ muỗng canh glycerrin 
hoặc dầu ăn. 
 Trộn bột vào muối, sau đó từ từ thêm nước và dầu ăn. Nhào cho đến khi bột 
quánh và mịn. Bạn có thể làm mềm bột hơn bằng cách cho thêm nước vào hoặc 
làm bột đặc quánh hơn bằng cách cho thêm bột vào. Nhào một khối bột to, sau 
đó thuôn dài ra hình có đường kính khoảng 5cm. Chỉ cho trẻ cách cắt thành lắt 
nhỏ để làm thành các hình dạng khác nhau. Sau đó hướng dẫn trẻ nặn hình các 
chữ cái mà trẻ đã được học. Khi trẻ nặn xong được một chữ cái dạy trẻ đọc to 
chữ cái đó. 
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
15 
 Hình 11 : Trẻ chơi trò chơi nặn chữ 
 Ngoài trò chơi “ Nặn chữ” ra còn có trò chơi “ Viết chữ trên hạt muồng” 
cũng rất thú vị. Trẻ cũng cần đôi bàn tay khéo viết các nét cơ bản lên trên hạt 
muồng đó để tạo ra được chữ cái mà trẻ muốn. Cách này giúp trẻ được trải 
nghiệm và ghi nhớ rất nhanh các chữ cái. 
Một trò chơi không kém phần thú vị đó là trò chơi “ Sờ chữ nổi”. Trước khi chơi 
trò chơi này giáo viên sẽ phải hướng dẫn trẻ rửa tay và lau khô trước khi chơi để 
các đầu ngón tay có thể cảm nhận tốt hơn. Cho trẻ bịt mắt, chọn một thẻ chữ nổi, 
nhiệm vụ của trẻ là dùng ngón trỏ và ngón giữa di chuyển giống như chữ viết 
đó, bắt đầu từ điểm xuất phát, vừa làm vừa nhẹ nhàng chậm rãi đọc chữ cái đó. 
Hình 12 : Trẻ sờ chữ nổi, đoán chữ, viết lại chữ đó lên cát. 
Trẻ lớp tôi rất hứng thú với phương pháp giáo dục mới này, mỗi giờ học, 
giờ chơi với chữ cái đối với trẻ là một trải nghiệm thú vị, qua đó trẻ khắc sâu 
hơn kiến thức về chữ cái và phát triển giác quan và các kỹ năng tinh cho trẻ. 
4. Biện pháp 4: Ôn luyện chữ cái trong các hoạt động khác 
Thời gian của hoạt động học chỉ từ 30-35 phút. Nó rất ngắn so với cả 
ngày hoạt động và càng ngắn hơn khi vào hai hay ba tuần mới có một hoạt động 
học làm quen chữ viết tiết làm quen. Vì vậy, tôi luôn cố gắng khai thác hoạt 
động ôn luyện ngoài tiết học giúp trẻ ôn luyện, khắc sâu các biểu tượng về chữ 
cái đã học. 
* Hoạt động vui chơi: 
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
16 
 Là một trong những hoạt động mà trẻ yêu thích nhất. Khi chơi góc, trẻ 
được chơi những trò chơi, những đồ chơi mà trẻ thích. Hứng thú của trẻ trong 
quá trình chơi là rất cao. Do đó, trong quá trình xây dựng góc chơi, tôi đặc biệt 
đầu tư cho các góc mở để giúp trẻ ôn luyện chữ cái 
 Góc học tập : 
Đây là góc chơi chính giúp trẻ ôn luyện các chữ cái đã học. Trong hoạt 
động góc, tôi luôn khuyến khích những trẻ chưa thuộc chữ cái chơi ở góc này. 
Tại đây trẻ được chơi nhiều trò chơi với chữ cái: tô màu chữ in rỗng, ong tìm 
chữ, tìm hình cho chữ, những chữ cái ngộ nghĩnh, gại màu chữ, ghép chữ, xúc 
xắc... 
Với trò chơi “Ong tìm chữ” trẻ tìm đúng ô có chứa chữ cái trong tổ ong 
chữ cái để dán vào. Trò chơi này được chơi từ đầu năm đến cuối năm. Kết thúc 
chủ đề “Nước và các hiện tượng thiên nhiên” thì tổ ong chữ cái đã chứa đầy các 
chữ với nhiều màu sắc rực rỡ rất vui mắt. Trẻ luôn dành thời gian ngắm nhìn tổ 
ong này, tự tìm và đọc hoặc đố bạn các chữ cái đã học 
 Hình 13. Trẻ chơi “Ong tìm chữ” 
Trò chơi “Xúc xắc” là một dạng của trò chơi cá ngựa. Thay vì các dấu 
chấm tròn từ một đến sáu, viên xúc xắc có chứa các nét chữ cơ bản. Mỗi trẻ có 
một rổ các nét chữ tương ứng của nhóm chữ cái đang học. Nhiệm vụ của trẻ là 
phải xếp các nét chữ thành các nhóm chữ cái đã học. Mỗi lần xúc xắc chỉ được 
xếp một nét chữ. Các nét chữ đã hết thì không xếp nữa mà phải chờ đến lượt xúc 
xắc sau. Ai xếp đủ bộ các chữ cái trước sẽ là người chiến thắng. Cô có thể tăng 
giảm lượng chữ cái theo khả năng và hứng thú của trẻ 
Trò chơi “Sao chép”: Cô cho trẻ bức tranh cùng thẻ từ đi kèm. Nhiệm vụ 
của trẻ là sao chép lại thẻ từ cho đúng chữ cái và thứ tự. Trò chơi này rất có ý 
nghĩa với khái niệm đọc, viết sau này của trẻ. 
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
17 
 Hình 15. Các bé đang đồ chữ và ghép chữ 
Trò chơi “Ghép chữ” cũng là trò chơi được trẻ yêu thích. Với các nét chữ 
đã được cắt rời, gai dính và thảm, trẻ có thể ghép các chữ cái đã học nhanh 
chóng và đơn giản. Thật thú vị khi di chuyển, thay đổi vị trí các nét chữ lập tức 
trẻ có ngay chữ cái mới. Điều này cũng giúp trẻ ghi nhớ chữ cái được tốt hơn, 
phân biệt chính xác các chữ cái có các nét giống nhau: b, d, đ, q, p. 
Góc bác sĩ : 
 Với trò chơi bác sĩ : Tôi xây dựng 
góc mở với bảng kiểm tra thị lực là các 
chữ cái có kích thước từ to đến nhỏ. Trong 
khi chơi trò chơi bác sĩ, các bệnh nhân vừa 
được kiểm tra thị lực đồng thời được ôn lại 
các chữ cái đã học. Tất nhiên, cả bác sĩ 
cũng được ôn luyện cùng bệnh nhân. Tôi 
không quên dặn bác sĩ cho kiểm tra thị lực 
của bệnh nhân với các chữ cái đã được 
học. Các bệnh nhân luôn tỏ ra hào hứng 
khi được kiểm tra mắt. Chữ cái sẽ được ôn 
luyên tự nhiên mà hiệu quả. Bên cạnh chữ 
cái, trẻ cũng được ôn về số và hình khối. 
Góc nghệ thuật : 
Tạo hình: Khi cho trẻ vẽ tranh trong góc nghệ thuật, tôi thường ghi tên 
của bức tranh đồng thời yêu cầu trẻ sao chép lại tên của mình lên tranh. Đây là 
một hình thức giúp trẻ ôn luyện chữ cái, nhận ra tên và nhớ được các chữ cái có 
trong tên của mình. 
Hình 16. Góc chơi Bác sĩ 
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
18 
 Hình 17. Các bé đang viết tên của mình 
* Hoạt động ngoài trời: 
 Hình 18. Các bé đang chơi với hạt gấc, với phấn 
Đây là thời gian trẻ được tự do tiếp xúc với thiên nhiên. Trẻ có một tâm 
thế vui vẻ, thoải mái. Trong khi trẻ quan sát, cô cho trẻ gọi tên các chậu hoa và 
tìm chữ cái vừa học. 
Khi dùng phấn hãy hột hạt để xếp, vẽ tranh một số trẻ rủ bạn xếp chữ cái 
đã học hoặc xếp tên trẻ. Điều này luôn được tôi động viên, khuyến khích kịp 
thời 
* Tích hợp chữ cái trong các môn học khác: 
Thời lượng dành cho hoạt động học làm quen chữ cái vốn không nhiều lại 
không được tiến hành liên tục. Do vậy, để giúp trẻ củng cố, ghi nhớ chữ cái tôi 
thường xuyên tích hợp chữ cái trong hoạt động học của các môn học khác. Đặc 
biệt trong hoạt động học làm quen văn học và hoạt động học khám phá. 
VD: Khi thiết kế giáo án điện tử tôi đều lưu ý để tên đề tài, tên các đồ vật 
, các loại hoa, quả, rau đều được viết dưới phông chữ VN Avant. 
VD: Với các tiết thơ, truyện tôi thường đánh kèm văn bản, thiết kế các trò 
chơi: đọc tranh chữ lớn, tìm câu thơ tương ứng với hình ảnhViệc tích hợp như 
vậy giúp trẻ thường xuyên được được tiếp xúc với chữ cái. 
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
19 
VD: Môn khám phá: cho trẻ chơi trò chơi “Về đúng bến” mỗi trẻ cầm lô 
tô các PTGT có hình ảnh và chữ minh hoạ. Khi có hiệu lệnh về đúng bến thì trẻ 
chạy về đúng hình ảnh tương ứng với loại PTGT đó. 
Từ đó trẻ ghi nhớ chữ cái tốt hơn dù là ghi nhớ chủ định hay ghi nhớ 
không chủ định. Khi tích hợp chữ cái trẻ không chỉ được ôn luyện về chữ cái mà 
hoạt động học của trẻ cũng trở nên đa dạng và phong phú. 
5. Biện pháp 5 : Tạo môi trường học chữ cái sinh động 
Môi trường lớp học cũng chín

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_lam_qu.pdf