Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp giáo dục “kỷ luật tích cực” cho học sinh ở Trường THPT Nguyễn Khuyến, An Giang

Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp giáo dục “kỷ luật tích cực” cho học sinh ở Trường THPT Nguyễn Khuyến, An Giang

III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến

1. Thực trạng ban đầu và nguyên nhân

Đóng trên địa bàn thị trấn, chịu ảnh hưởng lớn từ mặt trái cuộc sống và môi

trường xã hội phức tạp với những tác động tiêu cực, trường THPT Nguyễn

Khuyến đã gặp không ít khó khăn trong công tác giáo dục toàn diện, nhất là giáo

dục đạo đức cho học sinh. Dẫu không nhiều nhưng vẫn có một số em có biểu hiện

như vô lễ với thầy cô, người lớn, tự do thực hiện hành vi cá nhân: hút thuốc, ức

hiếp bạn bè, lôi kéo bạn về phía mình để thành số đông, đánh nhau, sử dụng điện

thoại không đúng qui định, mất trật tự trong giờ học . đã ảnh hưởng không nhỏ

đến nề nếp dạy học, uy tín giáo viên, kỷ cương nhà trường.

Nguyên nhân: Đó là do tác động của các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội

hiện nay và các cơ quan chức năng chưa quan tâm đúng mức, thường xuyên đến

công tác phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lứa tuổi

thanh thiếu niên. Hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho thanh thiếu niên còn

thiếu thốn, cách tổ chức chưa thu hút được học sinh. Theo tôi nguyên nhân chính

của tình trạng vi phạm đạo đức học sinh là do hoàn cảnh gia đình. Phần lớn các

em xuất thân từ gia đình hoặc nuông chiều quá mức, ly hôn, cha hoặc mẹ vi phạm3

pháp luật, thiếu gương mẫu về đạo đức. Bên cạnh đó, trạng thái mất thăng bằng

- một bên là phát triển thể chất tâm lý, một bên là thua kém bè bạn trong học tập

làm cho các em nảy sinh các phản ứng tự do trái với quy tắc ứng xử, quy định

trường lớp. Nhiều lần vi phạm, ngược lại xử lý không đúng mực, không thuyết

phục có khi còn gây căng thẳng thúc đẩy tăng thêm hành vi sai trái. Trước đây,

nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trường

học tuy nhiên vẫn chưa mang lại hiệu quả cao.

Về phía nhà trường mặc dù chương trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học

sinh được triển khai mạnh mẽ nhưng nội dung còn nặng tính lý thuyết, ít liên hệ

với xã hội, chậm đổi mới và mang tính hình thức còn nặng về dạy “chữ”, nhẹ về

dạy “người” và chưa có giải pháp ngăn chặn, giáo dục từ khi mới có nguy cơ biểu

hiện dẫn đến vi phạm pháp luật.

Hiện nay cho rằng “Kỷ luật” là trừng phạt. Trừng phạt bao gồm:Trừng phạt

thân thể và trừng phạt về tinh thần.

pdf 8 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1206Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp giáo dục “kỷ luật tích cực” cho học sinh ở Trường THPT Nguyễn Khuyến, An Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 Thoại Sơn, ngày 08 tháng 01 năm 2019 
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến 
I- Sơ lược lý lịch tác giả 
 Họ và tên: Nguyễn Văn Rớt Nam, nữ: Nam 
 Ngày tháng năm sinh: 21/12/1969 
 Nơi thường trú: phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, An Giang. 
 Đơn vị công tác: trường THPT Nguyễn Khuyến 
 Chức vụ hiện nay: Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Khuyến 
 Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ LL&PPGD Vật Lý. 
 Lĩnh vực công tác: giải pháp quản lý giáo dục 
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị 
Trường THPT Nguyễn Khuyến tọa lạc tại thị trấn Phú Hoà, huyện Thoại 
Sơn, tỉnh An Giang được thành lập từ năm 1985. Lúc đầu trường là phân hiệu của 
trường Huệ Đức trên cơ sở của trường cấp II Phú Hoà. Từ năm học 2005 – 2006 
đến nay trường đổi tên thành trường THPT Nguyễn Khuyến. Sau gần 34 năm 
phấn đấu không ngừng trường đã trở thành một trung tâm văn hóa, khoa học, 
chính trị của thị trấn Phú Hoà, là một trong những trường có chất lượng khá cao 
của huyện Thoại Sơn. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày 
càng trưởng thành, đã và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, 
một địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh ở Thoại Sơn, Châu Thành và thành 
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 
Năm học 2018 – 2019 trường có 35 lớp với 1367 học sinh; tổng số công 
chức, viên chức và người lao động của trường là 94 người. 
1. Thuận lợi 
 Được sự quan tâm sâu sát của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, 
lãnh đạo ngành trong việc chỉ đạo, hỗ trợ các hoạt động dạy và học ở nhà trường. 
 2
 Đội ngũ công chức, viên chức đoàn kết luôn đặt lợi ích nhà trường lên 
trên lợi ích cá nhận. 
 Chi bộ thực sự lãnh đạo mọi hoạt động của trường. Hoạt động của Công 
Đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày càng hiệu quả và thiết thực. 
2. Khó khăn 
 Địa bàn tuyển sinh rộng (08 xã, phường và thị trấn); một bộ phận không 
nhỏ cha mẹ học sinh khoán trắng việc giáo dục con em họ cho nhà trường; 
 Trong các năm gần đây thị trấn Phú Hòa mọc lên 02 khu công nghiệp 
nên tác động rất lớn đến tác phong, ngôn phong và đạo đức của các em học sinh. 
 Tên sáng kiến, cải tiến 
Các biện pháp giáo dục “kỷ luật tích cực” cho học sinh ở Trường 
THPT Nguyễn Khuyến, An Giang. 
 Lĩnh vực: Quản lý giáo dục. 
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến 
1. Thực trạng ban đầu và nguyên nhân 
Đóng trên địa bàn thị trấn, chịu ảnh hưởng lớn từ mặt trái cuộc sống và môi 
trường xã hội phức tạp với những tác động tiêu cực, trường THPT Nguyễn 
Khuyến đã gặp không ít khó khăn trong công tác giáo dục toàn diện, nhất là giáo 
dục đạo đức cho học sinh. Dẫu không nhiều nhưng vẫn có một số em có biểu hiện 
như vô lễ với thầy cô, người lớn, tự do thực hiện hành vi cá nhân: hút thuốc, ức 
hiếp bạn bè, lôi kéo bạn về phía mình để thành số đông, đánh nhau, sử dụng điện 
thoại không đúng qui định, mất trật tự trong giờ học .... đã ảnh hưởng không nhỏ 
đến nề nếp dạy học, uy tín giáo viên, kỷ cương nhà trường... 
Nguyên nhân: Đó là do tác động của các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội 
hiện nay và các cơ quan chức năng chưa quan tâm đúng mức, thường xuyên đến 
công tác phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lứa tuổi 
thanh thiếu niên. Hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho thanh thiếu niên còn 
thiếu thốn, cách tổ chức chưa thu hút được học sinh. Theo tôi nguyên nhân chính 
của tình trạng vi phạm đạo đức học sinh là do hoàn cảnh gia đình. Phần lớn các 
em xuất thân từ gia đình hoặc nuông chiều quá mức, ly hôn, cha hoặc mẹ vi phạm 
 3
pháp luật, thiếu gương mẫu về đạo đức... Bên cạnh đó, trạng thái mất thăng bằng 
- một bên là phát triển thể chất tâm lý, một bên là thua kém bè bạn trong học tập 
làm cho các em nảy sinh các phản ứng tự do trái với quy tắc ứng xử, quy định 
trường lớp. Nhiều lần vi phạm, ngược lại xử lý không đúng mực, không thuyết 
phục có khi còn gây căng thẳng thúc đẩy tăng thêm hành vi sai trái. Trước đây, 
nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trường 
học tuy nhiên vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. 
Về phía nhà trường mặc dù chương trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học 
sinh được triển khai mạnh mẽ nhưng nội dung còn nặng tính lý thuyết, ít liên hệ 
với xã hội, chậm đổi mới và mang tính hình thức còn nặng về dạy “chữ”, nhẹ về 
dạy “người” và chưa có giải pháp ngăn chặn, giáo dục từ khi mới có nguy cơ biểu 
hiện dẫn đến vi phạm pháp luật. 
Hiện nay cho rằng “Kỷ luật” là trừng phạt. Trừng phạt bao gồm:Trừng phạt 
thân thể và trừng phạt về tinh thần. 
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 
 Thực hiện PPKLTC là phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ và 
luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục học sinh của Việt Nam 
 Thực trạng giáo dục đạo đức hiện nay trong nhà trường phổ thông. 
 Thực hiện PPKLTC phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam là 
“Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, thẩm mỹ 
và nghề nghiệp” 
 Thực hiện PPKLTC mang lại lợi ích cho học sinh, giáo viên, nhà trường, 
gia đình và xã hội. 
 Học sinh: 
Có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, luôn cảm nhận được sự quan 
tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến từ thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh 
Học sinh nhận ra được lỗi lầm, hạn chế của họ để khắc phục, sữa chữa, 
phát triển toàn diện bản thân 
Học sinh sẽ tích cực, chủ động hơn trong học tập và rèn luyện bản thân 
 4
Học sinh tự tin trước đám đông, không mặc cảm tự ti về những khuyết 
điểm, hạn chế của bản thân. Phát huy được những tiềm năng, những mặt tích cực, 
điểm mạnh của cá nhân. 
 Giáo viên 
Giảm được áp lực quản lý lớp vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỷ 
luật. Giáo viên không phải nhắc nhở, mất nhiều thời gian theo dõi, giám sát việc 
thực hiện kỷ luật của học sinh; đỡ mệt mỏi căng thẳng vì phải xử lý nhiều vụ vi 
phạm kỷ luật, giải quyết nhiều vấn đề khúc mắc trong quan hệ với học sinh, gia 
đình và nhà trường. 
Xây dựng được mối quan hệ thân thiện Thầy – Trò. Trò kính trọng, tin 
tưởng và yêu quý thầy cô;thầy cô hiểu, thông cảm với khó khăn của trò, yêu 
thương và hết lòng vì học sinh 
Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, góp phần nâng cao chất lượng giáo 
dục học sinh 
 Nhà trường: Thực hiện được mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng và 
hiệu quả giáo dục; tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn tạo được niềm tin 
đối với gia đình HS và xã hội. 
 Lợi ích đối với gia đình: HS trở thành những người có đủ phẩm chất và 
năng lực cho tương lai. Điều này làm cha mẹ HS yên tâm lao động và công tác, 
gia đình hòa thuận, hạnh phúc. 
 Lợi ích đối với xã hội: Giảm thiểu được các tệ nạn XH, các hành vi bạo 
hành, bạo lực; tiết kiệm kinh phí quốc gia trong việc chăm sóc, điều trị và trợ 
giúp giải quyết các tệ nạn trên góp phần nâng cao đời sống cộng đồng, xây dựng 
xã hội phồn vinh. 
3. Nội dung sáng kiến 
Giáo dục kỷ luật tích cực là một trong những biện pháp giáo dục đã và đang 
được các nước trên khắp thế giới vận dụng vào công tác giáo dục trẻ em ở nhà và 
HS trong nhà trường. Khái niệm GDKLTC phản ánh một quan điểm giáo dục tiến 
bộ, tích cực hiện nay với ba đặc điểm sau: 
 5
a) Giáo dục kỷ luật tích cực không sử dụng các biện pháp trừng phạt, không 
làm tổn thương đến thể xác và tinh thần cá nhân khi trẻ vi phạm các quy định được 
thỏa thuận; chủ yếu là các biện pháp giáo dục mang tính tôn trọng và khích lệ cá 
nhân 
b) Mục đích của GDKLTC nhằm hướng đến lợi ích tốt nhất, phù hợp với 
tâm sinh lý lứa tuổi và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chính đáng của trẻ. 
c) Sự tham gia của trẻ trong xây dựng và thực hiện những quy định được 
thỏa thuận, nhờ đó vai trò tự nhận thức, tự rèn luyện của cá nhân được phát huy tối 
đa; 
Phương châm của GDKLTC là tăng cường sự tham gia của HS trong xây 
dựng và thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử Không sử dụng bạo lực trong giải 
quyết vấn đề phát sinh rất phù hợp với tâm lý HS ở trường THPT Nguyễn Khuyến 
– An Giang. Do đó, vấn đề GDKLTC trong trường THPT Nguyễn Khuyến cần 
được nghiên cứu sâu rộng hơn để thực hiện hiệu quả công tác giáo dục HS THPT. 
Để GDKLTC được vận dụng thuận lợi, hiệu quả, nhất thiết phải phát triển 
GDKLTC trong các trường THPT. 
4. Mức độ khả thi 
Các biện pháp giáo dục “kỹ luật tích cực” cho học sinh như đã trình bày 
ở trên khi áp dụng sẽ mang lại hiệu quả trong công tác giáo dục trong thời kỳ 
công nghệ 4.0 mà không cần điều kiện về cơ sở vật chất. 
IV. Hiệu quả đạt được 
Qua việc nghiên cứu về công tác quản lý trong hoạt động giảng dạy, học 
tập, vui chơi giải trí của thầy và trò trường THPT Nguyễn Khuyến sau gần bốn 
năm học áp dụng, tôi thấy: 
 Tập thể giáo viên của nhà trường hầu hết có tinh thần tự giác chấp 
hành tốt các biện pháp giáo dục “kỹ luật tích cực” cho học sinh. 
 Về chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên đạt kết quả nhất định: 
có phẩm chất đạo đức tốt, đa số có tinh thần trách nhiệm trong dạy học và giáo 
dục học sinh. 
 6
 Công tác quản lý học sinh của giáo viên chủ nhiệm đã có những 
chuyển biến nhất định nên chất lượng dạy học và giáo dục học sinh có kết quả 
cao hơn so với những năm học trước. Đội ngũ giáo viên của nhà trường đã 
chú ý tham gia vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát 
huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 
 Nền nếp dạy học có sự tiến bộ thầy cô dành hầu hết thời gian cho công 
tác nghiên cứu nên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của cấp trên và nhà 
trường giao phó mà không bận tâm nhiều đến việc học sinh mình vi phạm các qui 
định của nhà trường của pháp luật như trước đây. 
 Kết quả cụ thể của nhà trường từ năm học 2015 - 2016 đến HKI năm 
học 2018 – 2019 như sau: 
Năm học 
Tổng số HS vi phạm các 
quy định của trường, 
luật giao thông... 
Tổng số HS 
gây gổ đánh 
nhau. 
Tổng số HS bị 
đưa ra hội kỷ luật 
2015 – 2016 14 05 07 
2016 – 2017 12 04 05 
2017 – 2018 06 00 00 
HKI 2018 – 2019 01 00 00 
V. Mức độ ảnh hưởng 
Cùng với các công trình nghiên cứu khác, góp phần tiến tới việc đưa ra 
một bức tranh về các biện pháp giáo dục “kỷ luật tích cực” học sinh. Qua thực tế 
kiểm chứng sáng kiến, cải tiến của bản thân tôi mạnh dạng đề xuất đưa nội dung 
sáng kiến áp dụng cho học sinh toàn tỉnh An Giang. 
VI- Kết luận 
Từ sự thành công bước đầu trong việc áp dụng các biện pháp giáo dục “kỷ 
luật tích cực” học sinh trong các năm học qua, bước vào năm học 2018 - 2019, 
nhà trường tiếp tục duy trì và kết quả bước đầu đưa lai rất phấn khởi, học sinh 
của trường ngày một tiến bộ về đạo đức, các em ngoan hơn, lễ phép hơn và 
không còn tình trạng học sinh vi phạm pháp luật như trước nữa. Tình trạng học 
 7
sinh trốn học, bỏ giờ chơi điện tử, vô lễ với thầy cô, người lớn không còn diễn ra 
như trước. 
Phải khẳng định, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh bằng biện pháp 
giáo dục kỷ luật tích cực là một trong những biện pháp hữu hiệu trong công tác 
giáo dục toàn diện, đồng thời góp phần xây dựng môi trường học tập, môi trường 
sống thân thiện, an toàn cho học sinh mà trường THPT Nguyễn Khuyến đã vận 
dụng rất hiệu quả. Cho dù có sự khác nhau trong việc thực hiện giáo dục kỷ luật 
học sinh theo hướng tích cực, song, trên thực tế, những người làm công tác giáo 
dục đều đã nhận thấy được kỷ luật trừng phạt không đem lại hiệu quả giáo dục tối 
ưu, có thể làm cho học sinh thiếu tự tin vào bản thân, mối quan hệ với giáo viên 
và học sinh trở nên căng thẳng. Nhiều khi các em cảm thấy mình bị xúc phạm, 
dồn ép dẫn đến có hành vi chống đối, phản kháng gây ảnh hưởng xấu đến môi 
trường giáo dục, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội. 
Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp kỷ luật nào trong nhà trường cũng có 
“điểm yếu”, do vậy mỗi giáo viên, tuỳ vào tình hình thực tế, đối tượng học sinh 
cần phải biết áp dụng những phương pháp giáo dục hợp lý. Cũng cần phải có 
những biện pháp giáo dục kỷ luật nghiêm khắc đối với những học sinh vi phạm 
để răn đe, phòng ngừa, đảm bảo kỷ cương nhà trường. 
Nói tóm lại. Tăng cường các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong nhà 
trường là biện pháp giáo dục học sinh không sử dụng đến các hình thức bạo lực, 
trừng phạt. Trong đó giáo viên, nhà quản lý giáo dục áp dụng các hình thức kỉ 
luật tích cực, phù hợp để giúp học sinh giảm thiểu những hành vi không phù hợp, 
củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách một cách toàn diện, bền 
vững. Đó là mục tiêu giáo dục trong nhà trường phổ thông. Do đó, muốn vận 
dụng tốt kỉ luật tích cực trong nhà trường thì trước hết giáo viên cần nhận thức 
rằng biện pháp kỉ luật trừng phạt học sinh cần được chấm dựt và thay thế bằng 
biện pháp kỉ luật tích cực. Để làm được điều này, giáo viên cần có suy nghĩ sâu 
sắc hơn nữa về nghề dạy học, yêu nghề, mến trẻ, cái tâm phải bao trùm khắp tâm 
hồn. Hiểu và nắm bắt tâm lý của học sinh ở mọi lứa tuổi, từng học sinh và bản 
thân giáo viên phải có được niềm vui trong công việc. Đồng thời, giáo viên phải 
 8
tự đặt mình ngang hàng với học sinh để cùng chơi, cùng học, cùng hiểu để tìm 
cách giáo dục học sinh thấu tình, đạt lý. Khi học sinh mắc lỗi thầy cô giáo phải là 
người bạn, người anh, người chị, người cha, người mẹ chỉ bảo cho các em nhận 
ra lỗi của mình để tự điều chỉnh để làm sao HS tạo không khí “mỗi ngày đến 
trường là một ngày vui”. 
Mặt khác, giáo viên phải xác định rằng “Kỉ luật tích cực” không phải là 
cây đũa thần, không phải là chiếc chìa khóa vạn năng. Do vậy bên cạnh việc sử 
dụng nó như một giải pháp chủ công thì còn phải linh hoạt, mềm dẻo kết hợp với 
hệ thống các giải pháp khác đi kèm, sao cho việc kỉ luật học sinh vẫn phải diễn ra 
nghiêm túc nhưng đúng luật. 
Trong giới hạn nội dung của tài liệu trình trên chắc chắn sẽ không tránh 
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những nhận xét, góp ý của các quí 
đồng nghiệp. 
Tôi cam đoan nội dung trình bày là đúng sự thật. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
Nguyễn Văn Rớt 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_giao_duc_ky_luat_tich_cu.pdf