Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi phần vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả

Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi phần vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả

- Trong nhiều năm qua, trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tôi đã áp dụng sáng kiến này để trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh. Tạo cho các em niềm say mê học tập, giúp các em nắm bắt kiến thức nhanh chóng, làm bài thi môn địa lí được tốt hơn. Như vậy việc áp dụng sáng kiến này đã mang lại hiệu quả thiết thực.

- Với kinh nghiệm giảng dạy nói trên, mặc dù thời gian bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp trường để tham dự kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh không nhiều, những học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn địa lí phần lớn chưa phải là những học sinh xuất sắc. Nhưng các năm qua học sinh của tôi đi thi đều liên tục đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

 

doc 16 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 601Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi phần vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iỏi cấp tỉnh hoặc Quốc gia, tạo dwocj sự hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí, là lí do để tôi chọn và viết về đề tài này.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
 Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí ở bậc trung học phổ thông, hoạt động bồi dưỡng học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi là nhiệm vụ chuyên môn có chiều sâu của các nhà trường. Hoạt động này đã được nhiều giáo viên tích cực tham gia, trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, mỗi giáo viên đều tự tìm hiểu nghiên cứu và trải nghiệm qua công tác giảng dạy để đúc rút kinh nghiệm cho riêng mình. 
 Tuy nhiên chưa có nhiều đề tài tổng kết chung, để rút ra những kinh nghiệm mang tính tổng thể về kiến thức và biện pháp bồi dưỡng học sinh như thế nào để đạt kết quả tốt nhất. Do vậy việc tiếp tục tổng kết những kiến thức, kinh nghiệm như đã nêu ở trên là vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ về lí luận mà còn có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn, nhằm giúp các giáo viên đạt kết quả tốt hơn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí nói riêng và công tác dạy học địa lí nói chung.
III. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Giúp các giáo viên có thể tham khảo, vận dụng kinh nghiệm vào trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi phần địa lí tự nhiên đại cương. 
+ Kinh nghiệm chọn lọc khắc sâu các kiến thức lí thuyết cần thiết để bồi dưỡng học sinh giỏi phần vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
+ Các kiến thức và kinh nghiệm luyện tập cho học sinh giỏi các dạng bài tập liên quan đến vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 1. Đốí tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 10, 11,12 trong học tập, ôn tập và thi học sinh giỏi môn địa lí. 
- Giáo viên trong giảng dạy đặc biệt là trong việc dạy học sinh giỏi. 
 2. Phạm vi nghiên cứu: 
- Chương trình địa lí lớp 10 phần tự nhiên đại cương. Những nội dung liên quan tới giảng dạy và bồi dưỡng học sinh khá giỏi, học sinh thi học sinh giỏi địa lí.
- Giới hạn nghiên cứu là các kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy về vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 - Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tạo hứng thú, niềm say mê cho cho học sinh nói chung và học sinh giỏi nói riêng khi tìm hiểu về vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
- Cung cấp kiến thức, xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập cho học sinh rèn luyện các kĩ năng, qua kết quả bài kiểm tra, bài thi của học sinh ở phần này, đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Tổng kết thành chuyên đề chung về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phần địa lí tự nhiên đại cương, để có thể giúp các đồng nghiệp tham khảo vào hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí. 
 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
- Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí, chuyên đề bồi dưỡng về vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả, là một chuyên đề bắt buộc giáo viên phải đề cập đến, nhưng với thời gian có hạn thì việc dạy chuyên đề này như thế nào để học sinh có kiến thức và có hứng thú học tập là vấn đề khó với các giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Với chuyên này người dạy có thể lướt nhanh nhưng cũng phải làm cho học sinh hiểu sâu sắc đặc điểm vận động tự quay của Trái Đất quanh trục. Chọn lọc và hướng dẫn học sinh làm một số bài tập cần thiết để củng cố những kiến thức ở chuyên đề này.
+ Các kiến thức về vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả, tuy không nhiều, nhưng với thời gian có hạn, giáo viên cần tập trung vào những nội dung trọng tâm, biết củng cố khắc sâu những nội dung quan trọng. Ví dụ: hướng dẫn học sinh phân biệt được giờ múi và giờ Mặt Trời, biết rõ cách chuyển ngày căn cứ vào sơ đồ của giaos viên, nắm được các dạng bài tập liên quan tới kiến thức ở chuyên đề này. 
 Những vấn đề nêu trên tưởng như đơn giản, nhưng trong thực tế do thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi không nhiều, nên nhiều giáo viên đã mất rất nhiều thời gian bồi dưỡng mà không có hiệu quả. Vậy làm thế nào để bồi dưỡng củng cố cho học sinh được những kiến thức cần thiết, trong thời gian có hạn, đây là những vấn đề tôi sẽ đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm này. 
II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Phần I. Đặc điểm vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả.
1. Đặc điểm: 
- Trái Đất tự quay quanh trục theo chiều từ T->Đ (ngược chiều kim đồng hồ), trục Trái Đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033’.
- Thời gian Trái Đất hoàn thành 1 vòng tự quay quanh trục là một này đêm ( 23h 56’ 4” hay 24h).
- Vận tốc tự quay khá lớn, xích đạo vận tốc lớn nhất (464m/s) càng xa xích đạo vận tốc giảm dần. Ở 2 cực vận tốc bằng 0 (cần làm cho học sinh thấy ở 2 cực không có sự di chuyển vị trí)
2. Các hệ quả:
a. Sự luân phiên ngày đêm và sự điều hòa nhiệt độ trong 1 ngày đêm
b. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.
- Giờ địa phương (giờ Mặt Trời): do Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ T sang Đ nên trong cùng 1 thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, giờ đó là giờ địa phương hay giờ Mặt Trời. Như vậy giờ địa phương được tính theo độ cao của Mặt Trời so với vị trí của người quan sát tại các kinh tuyến khác nhau.
- Giờ múi: để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia Trái Đất ra thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ đó là giờ múi. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT. ( Xem lược đồ các múi giờ).
 + Cần lưu ý: Trái Đất được chia thành 24 múi giờ, múi giờ số 0 chùng 24, theo thứ tự từ múi giờ số 0, sang phía đông là các múi 1, 2, 3 .12; từ múi số 0 sang phía Tây là múi -1, -2, . -11; như vậy múi số -11 sẽ trùng với múi 13 . múi -1 trùng với múi 23, múi số 0 chùng với múi 24 (đây là nội dung không thể hiện trên bản đồ các múi giờ). Phạm vi múi số 0 sang tới 7030’Đ và 7030’T, đó cũng là ranh giới để tính cho các múi giờ tiếp theo. 
Đường chuyển ngày quốc tế: Do quy ước tính giờ ( múi 0 trùng 24), nên trên Trái Đất bao giờ cũng có 1 múi giờ mà ở đó có 2 ngày lịch khác nhau, vì vậy người ta quy định 1800 ở giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua kinh tuyến 1800 thì lùi lại 1 ngày lịch, ngược lại.. phải tăng thêm một này lịch (để học sinh dễ hiểu giáo viên vẽ hình)
 Kinh tuyến 1800 
 5/1/2013
 4/1/2013
‌‌‌‌‌ 
c. Hiện tượng lệch hướng của các vật thể do lực Côriôlit ..các vật thể chuyển động trên Trái Đất theo chiều kinh tuyến đều bị lệch hướng, ở Bắc bán cầu lệch về bên phải; Nam bán cầu lệch về bên trái so với hướng chuyển động ban đầu. (Hình vẽ trong sách giáo khoa)
d. Mạng lưới toạ độ trên Trái Đất: do trong sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất có 2 điểm chỉ quay tại chỗ, là 2 địa cực Bắc và Nam, việc xác định các địa cực trên Trái Đất là cơ sở cho việc xây dựng mạng lưới kinh vĩ tuyến, để xác định vị trí bất cứ địa điểm nào trên Trái Đất. Đây là một thực tế khoa học rất lí thú, mạng lưới toạ độ cho ta xác định chính xác các địa điểm trên Trái đất và không có một sự trùng lặp nào về vị trí các địa điểm đó. Ví dụ chỉ có 1 vị trí 21002’B, 105052’ Đ của Hà Nội, không có một địa điểm nào khác trên thế giới có toạ độ như vậy.
e. Sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời “ mọc, lặn” , và các vì sao (vì tinh tú) trong 1 ngày đêm. Ban ngày ta quan sát thấy sự di chuyển của Mặt Trời từ Đông sang Tây, ban đêm các vì Sao trên bầu trời cũng chuyển động tương tự, thực tế là do Trái Đất vận động tự quay quanh trục từ Tây sang Đông, ta đang ở trên Trái Đất quan sát cũng giống như người ngồi trên đoàn tầu đang chạy sẽ thấy hàng cây ở phía xa chuyển động ngược lại với hướng chuyển động của đoàn tầu.
Phần II. Một số bài tập luyện tập theo chuyên đề. 
Ngoài những bài tập đơn giản sử dụng kiến thức học ở phần vận động tự quay quanh trục của Trái Đất, các sơ đồ và bản đồ các khu vực giờ để giải quyết; giáo viên có thể đưa ra những bài tập phức tạp đòi hỏi học sinh phải thấu hiểu kiến thức và có trình độ tư duy cao, biết khai thác kết hợp nhiều kiến thức, nhiều mối liên hệ nhân quả trong địa lí, qua những bài tập đó để phát hiện và bồi dưỡng những học sinh giỏi có niềm đam mê môn địa lí. Sau đây tôi xin giới thiệu một số bài tập dạng đó:
 Bài tập 1. Một bức điện được đánh ở thủ đô Hà Nội Việt Nam để chúc mừng phụ nữ thế giới nhân ngày 08/03, phải đánh bức điện vào mấy giờ để tất cả các nơi trên Trái Đất đều nhận được điện trong ngày 08/03.
Lời giải. Trước đây có một số ý kiến cho rằng phải đánh bức điện đó vào 18 giờ ngày 08/03 ở Hà Nội, vì khi đó múi giờ số 12 nơi được tính ngày sớm nhất và múi giờ số 13 nơi được tính ngày muộn nhất đều nằm cùng ngày 08/03. 
	Cách tính đó chưa hoàn toàn chính xác vì chưa chú ý đến đường đổi ngày quốc tế là kinh tuyến 1800 nằm giữa múi giờ số 12, khi đó phía tây kinh tuyến 1800 là 23 giờ ngày 08/03 thì phía đông kinh tuyến 1800 mới là 23 giờ ngày 07/03, không cùng một ngày. 
	 Như vậy phải căn cứ vào vào đường đường đổi ngày quốc tế ở múi giờ số 12 và múi giờ số 0 trùng với múi giờ số 24, để xác định thời điểm đánh bức điện chính xác vào lúc 19 giờ ở Hà Nội, khi đó phía tây kinh tuyến 1800 là 24 giờ ngày 08/03 thì phía đông kinh tuyến 1800 mới là 24 giờ ngày 07/03, cũng có nghĩa là 0 giờ ngày 08/03. 
Bài tập 2. Một bức điện được đánh từ Hà Nội (múi giờ số 7) đến NiuIooc (múi giờ số 19) hồi 9h ngày 02/03/2013 một gìơ sau trao cho người nhận lúc đó là mấy giờ ngày nào ở NiuIooc. điện trả lời đánh từ NiuIooc hồi 1h ngày 02/03/2013 , một giờ sau trao cho người nhận, lúc đó là mấy giờ ngày nào ở Hà Nội.
	Lời giải. Trước hết cần hướng dẫn học sinh nhận thấy trên bản đồ giờ, từ múi giờ bất kì nếu đi về phía đông mỗi múi giờ đi được sẽ được tính tăng thêm một giờ, đi về phía tây thì ngược lại sẽ phải tính lùi lại một giờ. 
	NiuIooc cách Hà Nội : 19 – 7 = 12 múi giờ, khi bức điện đánh từ Hà Nội là 9h ngày 02/03 thì NiuIooc là 21 giờ (tính theo cách đi sang phía đông), nhưng có ngày là 01/03 vì NiuIooc nằm ở phía tây kinh tuyến đổi ngày. Một giờ sau trao cho người nhận, khi đó sẽ là 22 giờ ngày 01/03/2013.
	 Điện trả lời từ NiuIoóc là 1 giờ nagỳ 02/03/2013 thì Hà Nội sẽ là 13 giờ ngày 02/03/2013, một giờ sau trao điện cho người nhận khi đó sẽ là 14 giờ ngày 02/03/2013 ở Hà Nội.
Bài tập 3. Xác định kinh độ của 2 địa điểm A và B khi giờ gốc (giờ GMT) là 10h30’ thì giờ tại địa điểm A là 18h30’ ở B là 8h30’.
Lời giải. Địa điểm A có giờ sớm hơn giờ GMT là 8 giờ như vậy địa điểm A nằm ở phía đông kinh tuyến gốc, cách kinh tuyến gốc với khoảng cách tương ứng với 8 múi giờ và địa điểm đó thuộc kinh tuyến 1200 đông.
Tương tự như vậy địa điểm B có giờ muộn hơn giờ GMT là 2 giờ như vậy địa điểm A nằm ở phía tây kinh tuyến gốc, cách kinh tuyến gốc với khoảng cách tương ứng với 2 múi giờ và địa điểm đó thuộc kinh tuyến 300 kinh độ tây
Bài tập 4. Xác định toạ độ địa lí của địa điểm A có giờ là 5h17’ và cách chí tuyến bắc 10033’ về phía Bắc. Biết rằng cùng thời điểm đó giờ ở kinh tuyến gốc là 22h5’ và điểm A nằm ở bán cầu đông
Lời giải. - Trước hết ta xác định vĩ độ địa điểm A căn cứ vào vị trí của địa điểm A so với chí tuyến Bắc.
+ A có vĩ độ là: 23027' + 10033' = 340B
- Xác định kinh độ của địa điểm A căn cứ vào giờ của địa điểm A so với giờ của kinh tuyến gốc.
+ A có kinh độ là: (5h17' + 24h) - 22h05' = 7h12' 
 7h12' = 1080 Đ (1 giờ = 150 kinh tuyến) 
Như vậy toạ độ địa lí của địa điểm A là: 340B và 1080 Đ 
Bài tập 5. Đoàn thám hiểm của Magienlăng đi vòng quanh Trái Đất theo hướng Tây sang đông, mất gần 3 năm, bắt đầu ngày 20/09/1519. Khi trở về Tây Ban Nha, lich trên bến cảng là ngày 07/09/1522, nhưng lịch trên tầu là ngày 06/09/1522. Hãy tìm bí mật của sự mất đi 1 ngày. 
Lời giải. Sự thật không có sự nhầm lẫn nào ở đây, mà do Trái Đất không ngừng chuyển động từ tây sang đông đã sinh ra hiện tượng ngày, đêm luân phiên. Trong cùng một thời khắc, các nơi trên Trái Đất không cùng kinh độ, thời gian cũng khác nhau. Nếu như Mặt Trời mọc vào lúc sáng sớm và lặn vào lúc chạng vạng, mà trên Trái Đất lại xuất hiện " đường bình minh" và " đường hoàng hôn" vĩnh viễn di chuyển từ đông sang tây, thì nơi bắt đầu buổi bình minh sẽ là nơi nào trên Trái Đất ?
Do Trái Đất là quả cầu di chuyển, nên phương đông và phương tây cũng chỉ là tương đối. Bởi vậy không thể cố định phương nào bắt đầu buổi bình minh.
 Châu Á và châu Âu tuy dính liền với nhau nhưng lại xa xôi nghìn dặm. Châu Á thuộc phương đông, châu Âu thuộc phương tây. Giờ ở phương đông luôn sớm hơn giờ ở phương tây. Mặt Trời mọc ở đàng đông, đầu tiên Nhật Bản nhìn thấy Mặt Trời mọc, sau đó đến Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Thôt Nhĩ Kì, Nam Tư và Anh tiếp tục nhìn thấy.
Người ngồi trên máy bay, hành trình từ Bắc Kinh tới Bucaret có thể thấy hiện tượng tự nhiên kì lạ. Ban ngày bay theo hướng tây máy bay như đang đuổi theo Mặt Trời. Ban đêm bay ngược lại với hướng đông, máy bay như đang đi đến Mặt Trời, đêm đen lúc này hình như ngắn lại.
Bí mật của việc mất đi 1 ngày trong chuyến đi vòng quang Trái Đất của Magienlăng chính là ở chỗ đó. Ông đi vòng quanh Trái Đất theo hướng tây, mỗi ngày đều đuổi theo Mặt Trời lặn. Bởi vậy buổi tối thường ngắn đi một chút, ông đi suốt 1024 ngày như vậy nếu đem chia bình quân, mỗi ngày cùng lắm chỉ mất 1 phút. Điều này không dễ gì cảm nhận được. Ngược lại nếu chúng ta đi vòng quanh Trái Đất theo hướng đông sẽ được dôi ra 1 ngày. 
Bài tập 6. Mặt Trời qua thiên đỉnh của 2 địa phương A và B cách nhau 1h30’ cho biết:
a. Địa phương A cách địa phương B bao nhiêu kinh độ.
b. Nếu địa phương A nằm trên kinh tuyến 1070 thì địa phương B nằm trên kinh tuyến nào ? 
Lời giải. 
a. Một vòng bao quanh Trái Đất được chia thành 3600 kinh tuyến, tương ứng với 24 giờ, như vậy 1 giờ ứng với 150 kinh tuyến, địa phương A và B cách nhau 1h30’ -> 22,50 kinh tuyến hay 22030’ theo kinh tuyến.
b. Nếu A ở kinh tuyến 1070 sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:
 + A ở kinh tuyến 1070Đ thì B 129030’Đ hoặc 84030’Đ, thuộc 2 phía đối xứng với kinh tuyến 1070Đ. 
 + A ở kinh tuyến 1070T thì B 129030’T hoặc 84030’T
Bài tập 7. a. Tại sao ở nửa cầu Bắc bờ sông bên phải bị xói lở nhiều nơi, đường ray bên phải đoàn xe bị mòn nhiều hơn; ở nửa cầu Nam thì ngược lạị.
b. Trên đường ray của đường tầu thống nhất chạy theo hướng Bắc – Nam ở Việt Nam, phía ray bên nào bị mòn nhiều hơn. 
Lời giải. 
a. Do tác động của lực Côriôlit, lực làm lệch hướng chuyển động cảu các vật thể trên bề mặt Trái Đất đã làm cho ở nửa cầu Bắc bờ sông bên phải bị xói lở nhiều nơi, đường ray bên phải đoàn xe bị mòn nhiều hơn; ở nửa cầu Nam thì ngược lạị.
b. 2 phía của đường ray đều mòn đều, vì tầu chạy theo chiều bắc-> nam, đường ray bị mòn nhiều ở một phía, khi tầu chạy ngược lại từ nam -> bắc thì lại mòn nhiêù ở phía bên kia.
Bài tập 8. Một tầu thuỷ đi từ cảng Hải Phòng lúc 5 h ngày 01-03-2013 đến Macxây. Sau 20h chạy thì tới vào lúc 19h ngày 01-03-2013. Cho biết Macxây ở múi giờ thứ mấy. 
Lời giải. 
- Việt Nam ở múi giờ số 7, khi tàu đến Macxây là 19h ngày 01/03/2013, sau khi đã chạy 20h, như vậy lúc tầu khởi hành ở Hải Phòng thì ở Macxây là 23h ngày 28/02/2013.
- Lúc Macxây 23h ngày 28/02/2013, thì Hải Phòng là 5h ngày 01/03/2013. Như vậy giờ ở Việt Nam sớm hơn giờ ở Macxây là 6 giờ, suy ra Macxây ở múi giờ số 1. 
Bài tập 9. Những vị trí nào ở bề mặt TĐ có hiện tượng MT mọc chính đông lặn chính tây ? hiện tượng này xuất hiện vào những ngày nào trong năm ở xích đạo, chí tuyến. 
 Lời giải. 
 Hiện tượng + Mặt Trời “mọc”, “lặn” là một loại chuyển động biểu kiến diễn ra hàng ngày, đó là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất từ tây sang đông.
+ Khi Mặt Trời mọc chính đông vào sáng sớm, lặn chính tây vào chiều tà thì lúc 12h trưa Mặt Trời phải ở đỉnh đầu của người quan sát.
+ Chỉ trong khu vực nội chí tuyến mới thấy Mặt Trời mọc chính đông, lặn chính tây (vì chỉ trong khu vực này mới có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh) . Tại 2 chí tuyến có 1 ngày . các địa điểm khác có 2 ngày. Khu vực ngoại chí tuyến không bao giờ có hiện tượng Mặt Trời mọc chính đông, lặn chính tây.
+ Các ngày Mặt Trời mọc chính đông, lặn chính tây ở Xích đạo là ngày 21/3, 23/9; ở chí tuyến Bắc là ngày 22/6, chí tuyến Nam là ngày 22/12.
III.. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI:
- Trong nhiều năm qua, trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tôi đã áp dụng sáng kiến này để trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh. Tạo cho các em niềm say mê học tập, giúp các em nắm bắt kiến thức nhanh chóng, làm bài thi môn địa lí được tốt hơn. Như vậy việc áp dụng sáng kiến này đã mang lại hiệu quả thiết thực.
- Với kinh nghiệm giảng dạy nói trên, mặc dù thời gian bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp trường để tham dự kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh không nhiều, những học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn địa lí phần lớn chưa phải là những học sinh xuất sắc. Nhưng các năm qua học sinh của tôi đi thi đều liên tục đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh. 
C. - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I . KẾT LUẬN CHUNG:
 Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí, phần vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả, các vấn đề cần quan tâm trong việc trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh là: 
- Giúp học sinh nắm chắc được các kiến thức về vận động tự quay quanh trục của Trái Đất đó là hướng chuyển động, thời gian hoàn thành một vòng tự quay quanh trục, vận tốc quay, ...... Hiểu sâu sắc các hệ quả do vận động tự quay quanh trục của Trái Đất tạo nên: hiện tượng ngày đêm luân phiên; giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế; hiện tượng lệch hướng chuyển động của các vật thể; ..... 
- Làm được các dạng bài tập liên quan đến vận động tự quay quanh trục của Trái Đất như: tính giờ dựa vào kiến thức và bản đồ các khu vực giờ trên Trái Đất, xác định vị trí (toạ độ) của các địa điểm căn cứ vào múi giờ và Mặt Trời, xác định được thời gian và địa điểm có hiện tượng Mặt Trời "mọc" chính đông, "lặn " chính tây, giải thích được các hiện tượng tự nhiên liên quan đến vận động tự quay quanh trục của Tái Đất. 
- Ngoài những kiến thức cần thiết ở phần này cũng cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, phương pháp tư duy, thiết lập các mối liên hệ nhân quả địa lí để nhận biết, trình bày và giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên.
- Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí, nhờ vận dụng kinh nghiệm nêu trên vào giảng dạy tôi đã thu được những kết quả đáng kể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Điều đó cho thấy sáng kiến đã có giá trị thiết thực trong thực tiễn giảng dạy, có thể là tài liệu tham thảo có giá trị với các giáo viên trong dạy học môn địa lí.
II. KIẾN NGHỊ
- Đối với giáo viên giảng dạy học sinh giỏi cần thực sự say mê với chuyên môn, đầu tư nhiều thời gian cho nghiên cứu, tìm hiểu sâu về chuyên môn, học hỏi đồng nghiệp,  để có thể bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đạt hiệu quả cao.
- Các nhà trường cần có kế hoạch hợp lí, giành thời gian thích đáng cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, động viên các giáo viên tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, tạo các điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Trên đây là toàn bộ những nội dung sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi, rất mong ý kiến đóng góp bổ sung của các đồng nghiệp, để sáng kiến có giá trị tốt hơn đối với công tác giảng bồi dưỡng họ sinh giỏi môn Địa lí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Địa lí tự nhiên đại cương - Nguyễn Ngọc Hiếu (chủ biên), Phùng Ngọc Đĩnh.
2. Địa lí tự nhiên đại cương – Hoàng Thiếu Sơn.
3. Tìm hiểu Hệ Mặt Trời - Nguyễn Hữu Danh.
4. Sổ tay thuật ngữ địa lí - Nguyễn Dược, Trung Hải.
5. Tìm hiểu kiến thức địa lí 10 Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Đức Vũ. .
6. Sách giáo khoa địa lí 10 theo chương trình chuyên ban - Bộ giáo dục.
7. Hỏi đáp về địa lí tự nhiên đại cương - Trần Trọng Hà, Trần Đức Hạnh.
MỤC LỤC
Sáng kiến gồm:
 A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
III. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
II. NỘI DUNG CỤ 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_phan_van_dong.doc
  • docDON-BCTTSKKN(ĐVINH).doc