Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non Thị trấn Yên Lạc

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non Thị trấn Yên Lạc

Hình thức bồi dưỡng:

– Nhà trường mua các cuốn tài liệu có liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống, xử trí các tai nạn thương tích thường gặp, phô tô các tài liệu của trung tâm y tế, phô tô các văn bản chỉ đạo của ngành, phô tô các bài viết tuyên truyền phòng, tránh các dịch bệnh cho 100% CB-GV-NV tự nghiên cứu và học tập.

– Tạo diều kiện cho nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên bảo vệ tham gia đầy đủ đúng thành phần các lớp tập huấn về: Phòng, chống tai nạn thương tích trong trường học; công tác VSATTP; công tác y tế, vệ sinh học đường; công tác phòng cháy chữa cháy; công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Do ngành học, trung tâm y tế và Ủy ban nhân dân huyện, thị trấn Yên Lạc tổ chức.

– Ban Giám hiệu mời chuyên viên Y tế về trường bồi dưỡng kiến thức, thực hành về phòng, chống và xử trí các tai nạn thường gặp cho 100% CB-GV-NV.

– Tổ chức các buổi tọa đàm về các nội dung của quy chế xây dựng trường học an toàn của nhà trường. Đưa ra các tình huống tai nạn thương tích từ đơn giản đến phức tạp thường xảy ra trong nhà trường để giáo viên nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi và rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết.

– Tổ chức thi quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ (vừa lý thuyết vừa thực hành) một lần/năm.

– Phân công nhân viên y tế nghiên cứu các nội dung về công tác chăm sóc sức khỏe, xử trí các tai nạn thường gặp gặp như: Bỏng nước sôi, điện giật, hóc, sặc, gẫy tay, gẫy chân, ngạt nước, chảy máu, choáng, gió Mỗi tháng một chuyên đề trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên thực hành trên búp bê, ghép vào các buổi họp Hội đồng sư phạm hàng tháng của nhà trường.

 

docx 29 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 63Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non Thị trấn Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử trí các tai nạn thường gặp gặp như: Bỏng nước sôi, điện giật, hóc, sặc, gẫy tay, gẫy chân, ngạt nước, chảy máu, choáng, gió Mỗi tháng một chuyên đề trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên thực hành trên búp bê, ghép vào các buổi họp Hội đồng sư phạm hàng tháng của nhà trường.
* Kết quả đạt được:
– Nhà trường đã mua và phô tô nhiều tài liệu liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống, xử trí các tai nạn thương tích thường gặp phát cho 100% các lớp, các bếp để giáo viên, nhân viên nghiên cứu và học tập.
– Ban giám hiêu đã tạo điều kiện cho 100% CB-GV-NV tham gia lớp tập huấn công tác VSATTP và xét nghiệm phân vi sinh do Trung tâm y tế huyện Yên Lạc tổ chức ngày 10/12/2018
– Tạo điều kiện cho đồng chí trong BGH, 2 đồng chí bảo vệ, 2 cô nuôi và 3 đồng chí giáo viên tham gia lớp tập huấn phòng cháy chữa cháy do Công an Huyện Yên Lạc tổ chức ngày 5/12/2018.
– Ngày 3/1/2013 nhà trường đã mời đồng chí giảng viên phòng CSPCCC về tập tuấn công tác phòng cháy chữa cháy trong trường mầm non, tập huấn thực hành một số kỹ năng phòng chống cháy nổ trong trường MN.
– Đồng chí nhân viên y tế đã tổ chức bồi dưỡng thực hành được 05 chuyên đề về xử trí tai nạn thương tích thường gặp, tại các buổi sinh hoạt chuyên môn và họp Hội đồng sư phạm.
– 100% giáo viên hưởng ứng tham gia học tập tích cực và rút ra được nhiều kinh nghiệm chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ.
– 100% giáo viên đã nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản về cách phòng chống và xử lý các loại dịch bệnh cũng như một số các tai nạn thường xảy ra với trẻ.
Hình ảnh: Tập huấn thực hành về kỹ năng xử lý TNTT trong trường MN
7.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức công tác tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ với nhiều hình thức và nội dung thiết thực.
Công tác tuyên truyền có vai trò rất to lớn đối với việc thực hiện thành công hay không thành công của một hoạt động nào đó trong trường mầm non. Tuyên truyền nhằm làm cho đông đảo nhân dân, phụ huynh cộng đồng xã hội hiểu rõ về mục đích của một hoạt động hoặc một chương trình  nào đó trong trường mầm non và ý thức cùng phối hợp với nhà trường để thực hiện. Chính vì
 vậy mà trường mầm non cần phải làm tốt công tác tuyên truyền.
Trên thực tế nhìn chung nhân dân biết rất ít về kiến thức và các kỹ năng thực hành công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. Muốn nhân dân, cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội trên địa bàn hiểu được tầm quan trọng của công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. Thì trường mầm non phải “ Tự mình nói về mình” bằng nhiều hình thức tuyên truyền tốt, khéo léo, rõ ràng, rộng rãi, với nhiều hình thức, thì công tác tuyên truyền sẽ đạt hiệu quả tốt. Qua đó sẽ thu hút được nhiều trẻ đến trường, nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ của nhân dân của cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội ở địa phương để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng nội dung và các hình thức tuyên truyền về công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ cho năm học như sau:
– Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của thị trấn và các khu dân cư với các nội dung:
+ Làm rõ vai trò của việc phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
+ Tầm quan trọng của công tác CS- ND- GD trẻ ở trường mầm non.
+ Các kiến thức phòng, chống tai nạn thương tích .
+ Ý nghĩa của các công tác phòng, chống tai nạn thương tích.
+ Các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học trú trọng với các nhiệm vụ phòng, chống tai nạn thương tích.
– Tổ chức họp phụ huynh đầu năm với các nội dung tuyên truyền:
+ Đánh giá kết quả CS- ND- GD trẻ kết quả thực hiện các hoạt động của năm học trước.
+ Ý nghĩa của các hoạt động của bé ở trường mầm non, trong đó có hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ, không có tai nạn thương tích xảy ra có liên quan trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
+ Thông qua nội dung- quy chế phối hợp giữa gia đình và nhà trường và yêu cầu phụ huynh ký cam kết.
+ Thông qua các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, đi sâu phân tích tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
+ Vận động phụ huynh đóng góp tự nguyện ngoài các khoản quy định, để mua sắm trang thiết bị xây dựng trường trường học an toàn.
– Tổ chức các buổi họp phụ huynh giữa năm, cuối năm để báo cáo kết quả thực hiện trong học kỳ I, năm học và kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
– Liên hệ với lãnh đạo địa phương tổ chức tuyên truyền các nội dung trên tại các buổi họp của Uỷ ban nhân dân , Hội đồng nhân dân thị trấn, các đoàn thể của thị trấn  như: Mặt trận tổ quốc, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên .. Qua đó nội dung tuyên truyền được sâu rộng trong nhân dân.
– Xây dựng các góc tuyên truyền chung của nhà trường với các nội dung:
+ Xây dựng các nội dung ở bảng tin theo từng thời điểm.
+ Trang bị hệ thống các biểu bảng, panô áp phích có nội dung liên quan đến chủ đề năm học và các cuộc vận động và các phong trào thi đua:
Ví dụ : “ Quyết tâm xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”
            “ Nhà trường văn hoá – Nhà giáo mẫu mực – Bé chăm ngoan”
            “ Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”
            “ Hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất”
            “Cha mẹ và cô giáo cùng quan tâm đến sức khỏe của bé”
+ Dán ảnh của các hoạt động, các hội thi của nhà trường.
+ In các biểu bảng có nội dung về các kiến thức CS- GD- ND theo khoa học.
– Chỉ đạo giáo viên xây dựng mỗi lớp một góc tuyên truyền với phụ huynh với các nội dung.
+ Chương trình thực hiện theo các chủ đề cho từng độ tuổi.
+ Kết quả CS- ND- GD trẻ qua từng giai đoạn trong năm.
+ Các nội dung cần phối hợp với phụ huynh để phòng, chống các dịch bệnh và tai nạn thương tích cho trẻ.
– Tổ chức tốt các hội thi trong năm hoc mời phụ huynh đến dự.
– Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ ở trường, tham gia biểu diễn, giao lưu với các đoàn thể ở địa phương tổ chức.
– Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ ở trường trong năm học như ngày: Khai giảng năm học, ngày tết trung thu, ngày 20/11, ngày tết Noel, ngày 8/3, ngày 1/6, ngày tổng kết năm học. Mời lãnh đạo thị trấn, lãnh đạo khu dân cư và phụ huynh đến dự.
* Kết quả:
– Với các nội dung và hình thức tuyên truyền phong phú như trên chúng tôi đã thu được kết quả như:
+ Lãnh đạo, chính quyền địa phương, nhân dân và cha mẹ trẻ trên địa bàn đã hiểu rõ được tầm quan trọng của giáo dục mầm non nói chung và việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ nói riêng; nắm được ý nghĩa của các hoạt động của bé ở trường giúp các bé phát triển một cách toàn diện, biết được các nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Qua đó nâng cao được ý thức trách nhiệm của cha mẹ trẻ khi cho con đi học, có tinh thần đóng góp tự nguyện để xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
+ Lãnh đạo địa phương đã tạo điều kiện mọi mặt cho công tác tuyên truyền cũng như vận động nhân dân, các đoàn thể ủng hộ và đầu tư kinh phí cho nhà trường xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
Hình ảnh trẻ tham gia các hoạt động đảm ảo an toàn
7.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non.
Cơ sở vật chất của trường mầm non là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ. Không thể chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ theo mục tiêu của ngành học nếu không có những cơ sở vật chất tương ứng. Trong Điều lệ trường mầm non, điều 40, 41 đã quy định yêu cầu về cơ sở vật chất của trường mầm non, phải đảm yêu cầu của việc chăm sóc – nuôi dưỡng- giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi có đảm yêu cầu thì mới tạo được môi trường an toàn cho trẻ hoạt động. Chính vì vậy Ban giám hiệu nhà trường trong nhiều năm qua đã luôn chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, phù hợp để tạo điều kiện an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động. Qua đó đã giảm thiểu được các tai nạn thương tích cho trẻ.
Ngay từ trong thời gian hè hàng năm tôi đã chỉ đạo giáo viên, nhân viên rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của bộ phận mình phụ trách. Báo cáo cụ thể với Ban giám hiệu số trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cũ, hỏng, cần thay thế và bổ sung.
Căn cứ vào số liệu báo cáo của các bộ phận sau khi rà soát. Ban cơ sở vật chất của nhà trường đi kiểm tra thực tế, sau đó xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung, thay thế, sửa chữa theo thứ tự ưu tiên.
Trong các năm học gần đây Ban giám hiệu nhà trường đã cân đối các nguồi tiền của nhà trường kết hợp với sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, sự ủng hộ của các cơ sở kinh doanh trên đị bàn và sự quan tâm đầu tư của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Lạc. Đến nay cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ tương đối đã hoàn thiện. Đã xây dựng được môi trường an toàn cho trẻ hoạt động cụ thể như sau:
* Kết quả đạt được:
Với các lớp:
+ 22/22 lớp có đủ các đồ dùng, đồ chơi theo danh mục của Chương trình giáo dục mầm non mới, có đủ bàn ghế cho trẻ đúng quy cách, có đủ các đồ dùng phục vụ chăm sóc riêng cho từng trẻ tại lớp.
+ 22/22 lớp đã được đầu tư các trang thiết bị hiện đại như: Đầu đĩa, Ti vi, đàn, máy tính, hệ thống chiếu sáng, quạt. Lắp đặt bánh xe cho 100% giá đồ chơi của các lớp, giúp giáo viên linh hoạt quay góc hoạt động hoặc áp sát vào tường, tạo khoảng chống cho trẻ hoạt động học, vui chơi, ăn, ngủ. Các lớp đã có các biển báo nguy hiểm ở các ổ điện. Hàng năm kịp thời thay thế, bổ xung, các loại đồ dùng, đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ.
+ Hệ thống đèn chiếu sáng của các lớp đã được nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn quy định.  đầy đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày.
 + Hàng năm kịp thời thay thế, bổ xung, các loại đồ dùng, đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ.
+ Nhà vệ sinh : Trang bị đầy đủ nước cọ nhà, nước lau sàn, chổi xà phòng..  theo nhu cầu hàng tháng.
+ Được trang bị đầy đủ các bình chữa cháy ở các khu vực hành lang.
 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_xay_dung_truong_hoc_an_toan.docx