Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn tính tích cực cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn tính tích cực cho học sinh Lớp 1

5. Mô tả bản chất của sáng kiến :

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Từ giữa tháng 8 tôi được ban giám hiệu phân công phụ trách lớp 1, các em

học sinh từ trường mầm non mới bắt đầu bước vào môi trường mới với nhiều bỡ

ngỡ, các em còn rất vụng về trong việc tự phục vụ và chưa có thói quen tích cực

học tập, tất cả mọi thứ giáo viên phải làm dùm và nhắc nhở liên tục.Trong các năm

trước, tôi cũng đã áp dụng một số biện pháp như : nắm bắt lí lịch, tìm hiểu hoàncảnh học sinh, phối hợp phụ huynh học sinh hỗ trợ ở nhà, tổ chức học nhóm,trò

chơi,.dù có hiệu quả nhưng tôi vẫn thấy chưa cao. Xuất phát từ những lý do nêu

trên đã thúc đẩy tôi đến với sáng kiến “Biện pháp rèn tính tích cực cho học sinh

lớp 1”.

Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập cũng như trong sinh hoạt

hàng ngày. Tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt là tăng cường các hoạt động

thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật, giáo dục kĩ năng sống

cho học sinh. Tổ chức, tạo cơ hội cho HS tích cực, chủ động tham gia các hoạt

động học tập; được tìm tòi, khám phá; được làm việc độc lập, hợp tác, trao đổi theo

nhóm hay lớp, trong đó các em được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ

học tập và trải nghiệm thực tế. Việc rèn luyện tính tích cực cho học sinh xây dựng

trên nhu cầu hứng thú, thói quen, năng lực của học sinh ở các trình độ khác nhau

nhằm làm cho học sinh tự lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ

giá trị cần thiết, phát huy được đầy đủ năng lực của các em.

pdf 11 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 2961Lượt tải 10 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn tính tích cực cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi : Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục Thị xã Bình Long. 
Tôi ghi tên dưới đây : 
Số 
TT 
Họ và tên Ngày 
tháng 
năm 
sinh 
Nơi công tác Chức 
danh 
Trình 
độ 
Chuyên 
môn 
Tỉ lệ % 
đóng 
góp vào 
việc tạo 
ra sáng 
kiến 
1 NGUYỄN 
THỊ 
PHƯƠNG 
LAN 
27 – 12 
1975 
Trường 
Tiểu học An 
Lộc B 
Giáo viên 
giảng dạy 
(Lớp 1) 
ĐHSP 
100% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến cấp Thị xã: “Biện pháp rèn 
tính tích cực cho học sinh lớp 1”. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng 
kiến. 
 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Giáo dục (Công tác chủ nhiệm). 
 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 20/09/2020 
 5. Mô tả bản chất của sáng kiến : 
5.1. Tính mới của sáng kiến: 
Từ giữa tháng 8 tôi được ban giám hiệu phân công phụ trách lớp 1, các em 
học sinh từ trường mầm non mới bắt đầu bước vào môi trường mới với nhiều bỡ 
ngỡ, các em còn rất vụng về trong việc tự phục vụ và chưa có thói quen tích cực 
học tập, tất cả mọi thứ giáo viên phải làm dùm và nhắc nhở liên tục.Trong các năm 
trước, tôi cũng đã áp dụng một số biện pháp như : nắm bắt lí lịch, tìm hiểu hoàn 
cảnh học sinh, phối hợp phụ huynh học sinh hỗ trợ ở nhà, tổ chức học nhóm,trò 
chơi,...dù có hiệu quả nhưng tôi vẫn thấy chưa cao. Xuất phát từ những lý do nêu 
trên đã thúc đẩy tôi đến với sáng kiến “Biện pháp rèn tính tích cực cho học sinh 
lớp 1”. 
Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập cũng như trong sinh hoạt 
hàng ngày. Tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt là tăng cường các hoạt động 
thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật, giáo dục kĩ năng sống 
cho học sinh. Tổ chức, tạo cơ hội cho HS tích cực, chủ động tham gia các hoạt 
động học tập; được tìm tòi, khám phá; được làm việc độc lập, hợp tác, trao đổi theo 
nhóm hay lớp, trong đó các em được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ 
học tập và trải nghiệm thực tế. Việc rèn luyện tính tích cực cho học sinh xây dựng 
trên nhu cầu hứng thú, thói quen, năng lực của học sinh ở các trình độ khác nhau 
nhằm làm cho học sinh tự lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ 
giá trị cần thiết, phát huy được đầy đủ năng lực của các em. 
 5.2. Nội dung của sáng kiến : 
5.2.1. Các phương pháp rèn tính tích cực cho học sinh lớp 1: 
- Ổn đinh, tổ chức và nắm tình hình lớp đầu năm học. Tìm hiểu hoàn cảnh 
của học sinh . 
- Công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh. 
- Giáo viên cân nhắc, lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp thực tế 
lớp mình. Phân hóa đối tượng theo từng nhóm để giao nhiệm vụ học tập cho phù 
hợp. 
- Tổ chức rèn luyện tại lớp. Rèn học kiến thức song song với năng lực- phẩm 
chất. 
- Tổ chức tốt tiết sinh hoạt cuối tuần và các hoạt động sinh hoạt ngoài trời. 
- Dẫn dắt cho học sinh xây dựng mối tốt quan hệ bạn bè. 
5.2.2.Tổ chức thực hiện các phương pháp : 
5.2.2.1. Ổn đinh, tổ chức và nắm tình hình lớp đầu năm học. 
- Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra biện pháp rèn tính tích cực từng học 
sinh cho phù hợp: 
+ Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ mầm non, qua đặc điểm bên ngoài, 
cách tiếp xúc với cô và bạn hoặc qua phụ huynh, cho cầm viết viết thử các chữ 
cái,... 
+ Tiến hành tạm thời phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác 
chủ nhiệm, từ đó có kế hoạch rèn tính tích cực cho học sinh, ( có điều chỉnh sau 
quá trình học ) cụ thể: 
 . Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. 
 . Học sinh khuyết tật. 
 . Học sinh chưa biết cầm bút, chưa nhớ được các chữ cái đã học ở mầm non. 
 . Học sinh chưa chịu phối hợp với cô hay với bạn trong học tập và trong 
giao tiếp. 
 . Học sinh chưa chú ý trong giờ học, hay làm việc riêng, không chịu học ( 
không chịu đọc, không nói hoặc không chịu viết). 
 . Học sinh có những năng lực đặc biệt. 
- Áp dụng các biện pháp rèn luyện tính tích cực phù hợp với từng loại đối 
tượng: 
 + Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn 
hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ 
 + Cùng với khối và nhà trường lập kế hoạch hỗ trợ và bồi dưỡng thường 
xuyên cho các học sinh này. 
 + Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua 
những hội thi, những buổi nói chuyện ngoại khoá hoặc gần gũi nhất ngay trong tiết 
học chính khoá. 
*Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân tôi phải lưu ý dùng phương pháp tác 
động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và 
đặc biệt xác định vấn đề giáo dục năng lực phẩm chất là then chốt. 
5.2.2.2. Công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình học 
sinh: 
 - Cho học sinh lập thời gian biểu rèn luyện ở nhà, ghi rõ từng công việc cụ 
thể gắn liền với thời gian cụ thể. 
- Tổ chức họp phụ huynh từng kì để trao đổi vấn đề rèn luyện tính tích cực 
của các em cho phụ huynh biết rõ đồng thời thông qua hội cha mẹ học sinh và kết 
hợp với cha mẹ học sinh để thăm dò quản lí việc học tập của các em. 
- Nêu rõ những vấn đề mới của việc thay sách giáo khoa, cũng như chương 
trình mới. Phổ biến đê phụ huynh hiểu cách thức học và cách đánh giá mới để phụ 
huynh đồng hành cùng con trong học tập và rèn luyện, phối hợp cùng giáo viên hỗ 
trợ học sinh. 
-Thường xuyên đến thăm gia đình học sinh, đặc biệt là những em cá biệt, 
những em chưa hoàn thành chuẩn kiến thức kĩ năng để phối hợp giáo dục có hiệu 
quả, phải có thông tin thường xuyên giữa gia đình và giáo viên chủ nhiệm. 
5.2.2.3. Giáo viên lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp thực tế 
lớp mình. Phân hóa đối tượng theo từng nhóm để giao nhiệm vụ cho phù hợp. 
 - Để kích thích tính tự giác của học sinh và tạo hứng thú học tập cho học sinh 
thì đòi hỏi ở người giáo viên rất nhiều điều.Trước hết đòi hỏi người giáo viên phải 
có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ tức là phải có năng lực sư 
phạm. 
Vậy thế nào được gọi là năng lực sư phạm? Năng lực sư phạm là những đặc 
điểm tâm lí mà nó giúp cho giáo viên hoạt động có hiệu quả, năng lực sư phạm 
gồm: 
 * Năng lực khoa học 
 * Năng lực hiểu học sinh 
 * Năng lực ngôn ngữ 
 * Năng lực tổ chức 
 * Năng lực phân phối chú ý 
 * Năng lực trình bày bài giảng 
 * Óc tưởng tượng sư phạm 
Ngoài ra giáo viên muốn phát huy tính tích cực của học sinh thì cần phải biết 
lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp. Hiện nay, để tiến kịp với 
thời đại thì cần thay đổi một số phương pháp để phát huy tính tích cực của học sinh 
để phù hợp với từng nội dung môn học, từng đối tượng và trong quá trình rèn luyện 
tính tích cực cho học sinh tôi đã sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để 
phát huy vai trò tích cực của học sinh trong học tập cũng như các hoạt động khác 
.Đặc biệt chú trọng việc phân hóa đối tượng học sinh để giao nhiệm vụ học tập 
cũng như đánh giá mọi hoạt động giáo dục cho phù hợp năng lực của từng học 
sinh, không chỉ ở môn toán, Tiếng Việt, mà tất cả các môn học kể cả các hoạt động 
khác.( Ở buổi thứ hai thì áp dụng nhiều hơn) 
 Ví dụ : 
 Các phương pháp: trò chơi học tập, quan sát,thảo luận, thí nghiệm.nêu vấn 
đề, tìm tòi, giải quyết vấn đề, khảo sát điều tra, động não, thực hành luyện tập, 
đóng vai, bàn tay nặn bột, thảo luận nhómv.v . 
Ví dụ : phân hóa khi đọc: đến CKI HS chưa hoàn thành thì yêu cầu đọc từ, 
HS hoàn thành thì yêu cầu đọc trơn câu, HS hoàn thành tốt thì yêu cầu đọc trơn 
đoạn văn hay khổ thơ ngắn. 
 Bên cạnh sử dụng phương pháp để dạy học và giáo dục thì người giáo viên 
cần phải biết lựa chọn hình thức tổ chức đa dạng, tạo cơ hội để cho từng học sinh 
thể hiện và phát huy tính tích cực của mình. 
* Hoạt động cá nhân: Là chú ý phát triển năng lực riêng của từng học sinh. 
Đồng thời rèn cho các em có thói quen tự học, tự làm việc một cách tự giác, hình 
thức này rất đa dạng, một số hình thức như: Trò chơi, sự thể hiện tài năng, các hoạt 
động độc lập như : Sưu tầm tranh ảnh, thu thập tài liệu, khảo sát thực tế nơi mình ở 
. 
 * Tổ chức hoạt động theo nhóm: Tác dụng của việc dạy học theo nhóm để 
rèn tính tích cực là đề cao vai trò tự hợp tác trách nhiệm cá nhân với tập thể. Đồng 
thời qua các hoạt động theo nhóm rèn luyện cho học sinh những kĩ năng: Biết lắng 
nghe lựa chọn, tiếp nhận ý kiến của người khác để bổ sung vào sự hiểu biết của 
mình, đồng thời học sinh biết trình bày ý kiến của mình cho bạn nghe và học được 
công tác tổ chức, điều khiển. 
* Hoạt động theo tập thể: Là một hình thức khá phổ biến xuất hiện nhiều 
hình thức phù hợp đề cao vai trò tích cực của học sinh. Tuy có nhiều tác dụng tích 
cực, nhưng không diễn ra suốt mà chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, vào những 
lúc thích hợp như giữa và cuối tiết học, đầu giờ lao động, trực nhật vệ sinh lớp 
học,.. 
 * Tham quan: Tham quan là một hình thức để học sinh được học ngoài hiện 
trường, thực tế như tham quan các xí nghiệp, đồng ruộng, khu chăn nuôi, nhà bảo 
tàng, khu di tích lịch sử, văn hoá hoặc rừng, sông ,hồ, thác nước...Tham quan có tác 
dụng nhiều mặt đối với sự phát triển của học sinh. Học sinh có điều kiện trực tiếp 
trong thực tế với các nội dung đã được học và giáo dục một cách chắc chắn, nhớ kĩ 
hơn. Liên hệ thực tế với học sinh phát triển kĩ năng quan sát, so sánh, óc tò mò, trí 
tưởng tượng, bồi dưỡng hứng thú học tập, lao động, tăng cường sự hiểu biết. 
 * Trò chơi: Đây là một loại hoạt động không thể thiếu được trong mọi lứa 
tuổi và bất kì hoạt động nào. Trò chơi giúp các em phát triển.Vì vậy tổ chức trò 
chơi chú ý những đặc tính: Vui - Khoẻ - An toàn - Có ích ; trong đó bao gồm cả 
giải trí, thư giãn v.v được xem là một yếu tố cơ bản của trò chơi. 
 Trò chơi là một hình thức tổ chức luôn hấp dẫn học sinh, nó có hai đặc điểm 
cơ bản sau: 
 Mục tiêu và nội dung trò chơi phục vụ cho kiến thức và kĩ năng trọng tâm 
của bài học hoặc hoạt động. 
 Mang đầy đủ tính chất của một trò chơi: Có luật chơi, cách chơi, gây hứng 
thú và sự thi đua giữa học sinh các nhóm. 
Tóm lại: Đổi mới phương pháp cũng như đổi mới hình thức tổ chức, mục 
đích chính là nhằm vào đối tượng học sinh, nhằm phát huy tính tích cực của học 
sinh, tập trung vào các vấn đề sau: 
 Tăng cường tính tích cực, của học sinh khi giáo viên trình bày kiến thức 
bằng lời; phương pháp này sẽ củng cố hứng thú học tập của học sinh, nâng cao tính 
ham hiểu biết và tò mò trong quá trình thông hiểu các vấn đề nghiên cứu. 
 Lời nói sinh động của giáo viên kết hợp với tính trực quan có hiệu quả to 
lớn trong việc dạy học.Việc dạy học trực quan không những làm cho quá trình học 
tập thêm sinh động mà nó còn góp phần rèn luyện tư duy phân tích, tập cho các em 
nhìn thấy bản chất của các đối tượng ẩn sau các hình thức và những biểu hiện bề 
ngoài, kích thích ham hiểu biết của học sinh. 
 Cải tiến công tác tự học. Công tác tự học giữ vai trò lớn lao trong việc nâng 
cao tính tích cực hoạt động trí tuệ của học sinh khi thông hiểu và tiếp thu kiến thức 
mới, không phải vô cớ mà trong giáo dục học coi trọng sự nghiên cứu của cơ sở lí 
luận dạy học của việc tổ chức công tác tự học của học sinh. 
 Ngoài 3 nội dung trên, thái độ ngôn ngữ truyền đạt, tình cảm quan hệ giữa 
giáo viên và học sinh cũng giữ vai trò hết sức quan trọng. Do đó đòi hỏi người 
giáo viên phải là người mẫu mực, là tấm gương, là thần tượng của các em. Việc rèn 
tính tích cực cho học sinh là một quá trình liên tục, không ngừng nghỉ. Nếu thấy 
các em có sự tiến bộ mà đã vội dừng hoặc lơ là thì các em sẽ dễ bị tái lại vì thực 
chất sự tiến bộ đó là kết quả nhất thời, chưa thật bền vững. Ngoài ra , để rèn tính 
tích cực, đòi hỏi người giáo viên phải phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn, 
các đoàn thể và gia đình học sinh. 
5.2.2.4. Tổ chức rèn luyện tại lớp: 
 - Mượn thư viện của trường: Sách, đồ dùng học tập cho những học sinh còn 
thiếu. 
-Duy trì nề nếp sinh hoạt đôi bạn cùng tiến, chữa bài tập thường xuyên với 
hình thức giáo viên hoặc cán sự lớp theo dõi kiểm tra. 
 - Kiểm tra thường xuyên về tinh thần, ý thức chuẩn bị đồ dùng học tập của 
các em thông qua tổ trưởng, lớp trưởng. 
 - Có hình thức nhắc nhở, khen thưởng cụ thể, kịp thời và hợp lí. Động viên, 
khuyến khích kịp thời những em chăm học, nhắc nhở những em chưa chăm học và 
không chú ý trong giờ học, còn hay làm việc riêng hoặc không chịu đọc bài, không 
viết bài. 
- Câu hỏi kiểm tra ngắn gọn, sát nội dung bài học. 
 - Thường xuyên tổ chức cho học sinh hoạt động và thảo luận theo nhóm, tổ 
chức trò chơi hoặc sắm vai tuỳ theo môn học, bài học. 
- Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách nêu gương và thi đua giữa các tổ, 
nhóm hoặc giữa các cá nhân... 
- Thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực cụ thể từng môn. 
5.2.2.5. Tổ chức tốt tiết sinh hoạt cuối tuần và các hoạt động sinh hoạt 
ngoài trời: 
* Tổ chức tốt tiết sinh hoạt cuối tuần: 
 - Trong giờ sinh hoạt giáo viên cần tạo cho các em tâm thế thoải mái, không 
gây sức ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình mà tôi tập 
cho các em biết phê và tự phê. Trong mỗi tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, tôi cho học 
sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Cán bộ lớp 
nhận xét, cá nhân tự nhận xét. Bên cạnh đó, giáo viên cũng tạo điều kiện cho học 
sinh tự giác bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần học: những điều em 
thích, những điều em chưa thích, mong muốn của em, ... Qua đó, tôi nắm được tâm 
tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp rèn luyện phù hợp. 
- Cũng trong tiết sinh hoạt cuối tuần, giáo viên đưa ra những yêu cầu, nội 
dung về rèn luyện tính tích cực rồi tổ chức cho học sinh thảo luận lập kế hoạch 
hành động cụ thể. Giáo viên nhận xét và chọn những phương pháp thiết thực để các 
em thực hiện. Từng học sinh nhận xét bạn và tự đánh giá bạn thân cần phát huy và 
rút kinh nghiệm những gì.Tổ chức các hoạt động phù hợp từng chủ điểm của tháng. 
Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện bản thân và tương tác cùng bạn, 
* Ví dụ: Học sinh thảo luận lập kế hoạch CÙNG BẠN HỌC TỐT. Học sinh 
đã đưa ra một số hoạt động như sau: 
 + Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến. 
 + Ôn bài và truy bài đầu giờ cùng bạn. 
 + Không nói chuyện trong giờ học. 
 + Hướng dẫn bạn làm lại những bài bạn chưa hiểu, hoặc dò bài cho các bạn 
còn đọc chậm. 
. 
- Bên cạnh đó, trong các tiết sinh hoạt, giáo viên lồng ghép một số hoạt động 
giáo dục về quyền trẻ em, an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, rèn các 
kĩ năng sống, tìm hiểu về lịch sử, Quốc phòng-An ninh, Kể chuyện về Bác Hồ, văn 
hóa giao thông,... nêu những tấm gương tốt cho học sinh noi theo. 
- Giáo viên đưa ra một số nội quy lớp học để học sinh rèn luyện : 
+ Đi học đúng giờ 
+ Xếp hàng nhanh 
+ Chú ý nghe giảng 
+ Tích cực phát biểu xây dựng bài, thể hiện ý kiến bản thân, lắng nghe ý kiến 
của bạn. 
 + Làm bài nhanh, cẩn thận 
 + Giúp đỡ mọi người 
 + Lễ phép, vâng lời 
 + Giữ trật tự, kỉ luật 
 Ngoài ra, trong giờ sinh hoạt, giáo viên cũng lồng ghép giáo dục, rèn luyện 
học sinh một số hành vi đạo đức. 
 * Tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoài trời: 
Lứa tuổi Tiểu học rất ham chơi, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng 
thiếu tính tích cực của học sinh. Vì thế, tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích thân 
thiện cho học sinh là điều cần thiết. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh lại 
được vui chơi thoả thích, biết thêm các trò chơi dân gian như: Kéo co, rồng rắn lên 
mây, tập tầm vông.Thi đố vui, thi tìm ca dao tục ngữ, hò, vè dân gian. Kể chuyện 
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
Rèn cho học sinh có sức khỏe, nhanh nhẹn, hoạt bát, rèn kĩ năng sống, tính kỉ 
luật, hợp tác, giáo dục tình cảm yêu thầy cô, bạn bè, gia đình, quê hương, đất nước, 
nhớ ơn Bác. 
Đây cũng chính là dịp để các em phát huy sở trường và vốn hiểu biết của 
mình: Hát, múa, kể chuyện, đọc thơ.Từ đó các em tự tin tự thiết kế được nhiều 
hoạt động tập thể có ý nghĩa. 
5.2.2.6. Dẫn dắt cho học sinh xây dựng tốt mối quan hệ bạn bè: 
Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình 
ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong 
lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau rèn luyện cùng tiến 
bộ. Từ đó giúp các em rèn tính tích cực cao trong học tập. 
 6. Những thông tin cần được bảo mật: không. 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sự phối hợp chặt chẽ 
giữa giáo viên – phụ huynh- học sinh- đoàn thể. Sự tận tụy với nghề và linh hoạt 
của giáo viên 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả : 
* Qua thời gian thực hiện từ khi bắt đầu nhận lớp đến nay, kết quả đạt được 
như sau : 
KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC 2020 – 2021 : 
TSHS Số HS tích cực Số HS chưa tích cực 
 SL % SL % 
39 10 25,6 29 74,4 
KẾT QUẢ CKI NĂM HỌC 2020 – 2021 : 
TSHS Số HS tích cực Số HS chưa tích cực 
 SL % SL % 
39 32 82 7 18 
 * Trong thời gian ở trường Tiểu học An Lộc B hiện nay nói chung và lớp tôi 
đang nghiên cứu nói riêng, với biện pháp rèn tính tích cực nêu trên kết hợp với hình 
thức tổ chức dạy học mới (Dạy học cá nhân, theo nhóm, theo lớp, dạy học ngoài 
trời, tham quan, trò chơi học tập..) đã giúp cho học sinh học tập và tham gia các 
hoạt động một cách tích cực, hang say. Mặt khác còn kích thích được phong trào 
thi đua học tập trong lớp. Do đó, kết quả mang lại rất khả quan; nhiều em rụt rè nay 
đã hăng say phát biểu xây dựng bài, lớp học sôi nổi, học sinh hứng thú, tiếp thu 
kiến thức nhanh chóng, dạy học theo hướng đổi mới sẽ huy động được năng lực, 
nghệ thuật sư phạm của giáo viên. Thực tế cho thấy rằng người giáo viên không chỉ 
cung cấp cho học sinh những tri thức, kĩ năng cần thiết mà còn truyền đến cho các 
em cả lương tâm, tình cảm và trách nhiệm của chính mình. 
Học sinh: Hứng thú học tập, các em có nhiều tiến bộ rõ rệt trong học tập 
cũng như rèn luyện đạo đức. Các em thi đua nhau thực hiện tốt các hoạt động mà 
giáo viên đưa ra. 
Phụ huynh: Tin tưởng, yên tâm đối với việc dạy bảo của giáo viên. Bên cạnh 
đó, phụ huynh cũng thường xuyên theo dõi được việc học hành, đạo đức của con 
em và có nhiều sự hỗ trợ đối với giáo viên. Phụ huynh cũng cảm thấy phấn khởi 
khi thấy con em mình được giáo viên quan tâm, các em có nhiều tiến bộ, tự tin hơn 
và các em ngày càng hoàn thiện trở thành những đứa trẻ ngoan, học tốt và có tính 
tự giác cao. 
Bản thân tôi khi thấy lớp mình đạt được những mục tiêu mà mình đề ra là 
một sự thành công lớn. Nhìn các em vui khi nhận phiếu thưởng, quà tặng; thấy các 
em hăng hái thi đua học tốt, tự giác hoạt động phong trào và tính tích cực ngày 
càng cao tôi thực sự thấy hạnh phúc, thấy vui cùng niềm vui của các em và sự phấn 
khởi của phụ huynh học sinh. Đó chính là thành quả to lớn nhất mà người giáo viên 
nào cũng mong muốn đạt được 
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần 
đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) : 
. 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Phú Thịnh, ngày 22 tháng 02 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 Nguyễn Thị Phương Lan. 
. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_tinh_tich_cuc_cho_hoc_si.pdf