Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 2 trong giờ Tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 2 trong giờ Tập đọc

1. Chuẩn bị bài trước khi lên lớp

1.1 Tập đọc mẫu

Trước khi lên lớp, giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài Tập đọc: Xác định chuẩn kiến thức kỹ năng của bài, nắm chắc nội dung và ý nghĩa bài Tập đọc, đặc biệt là thể loại bài Tập đọc, từ đó hình thành cách đọc, giọng đọc, cách ngắt hơi, nghỉ hơi, cách ngắt nhịp câu thơ, cách lên giọng, xuống giọng . cho phù hợp.

Đọc bài thành tiếng ít nhất hai đến ba lần để tự kiểm tra giọng đọc, cách ngắt hơi, nghỉ hơi, . của mình đã phù hợp chưa để kịp thời điều chỉnh cho bước đọc mẫu của giờ Tập đọc. Giáo viên phải tập cho bản thân mình có giọng đọc mẫu thật chuẩn. Đọc mẫu cho các em trong giờ Tập đọc là vô cùng quan trọng nó góp phần quyết định đến chất lượng đọc của các em trong giờ Tập đọc đó.

Giáo viên đọc mẫu phải đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đảm bảo tốc độ và diễn cảm, vì đây chính là cái đích về kỹ năng đọc mà học sinh cần đạt được. Qua bài đọc mẫu của giáo viên còn diễn đạt được đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài tập đọc (đây chính là phương pháp trực quan tốt nhất đối với học sinh lớp 2).

Nếu giáo viên còn phát âm chưa chuẩn nên gạch dưới những tiếng từ mình hay mắc lỗi để khi đọc chú ý uốn nắn kịp thời tiến tới đọc chuẩn khi đọc mẫu trước học sinh.

1.2 Phân tích nội dung bài Tập đọc qua hệ thống câu hỏi cuối bài

Giáo viên phải trả lời được các câu hỏi vì các câu trả lời này sẽ giúp cho giáo viên xác định được mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy bài Tập đọc. Trong một số bài Tập đọc giáo viên có thể dùng thêm một số câu hỏi dẫn dắt trước khi vào các câu hỏi chính, có thể chia câu hỏi trong sách giáo khoa thành các câu hỏi nhỏ, sắp xếp, hệ thống lại các câu hỏi cho phù hợp (tránh những câu hỏi vụn vặt).

 

docx 20 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 19Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 2 trong giờ Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o sát thực tế việc đọc của các em qua một đoạn văn. Giáo viên chép lên bảng đoạn văn sau:
Xuân về!
Thế là mùa xuân mong ước đã đến! Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá, lại sắp buông toả ra những tán hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.
Giáo viên lần lượt gọi từng học sinh đọc bài, với thang điểm 10.
Cụ thể: 
Điểm giỏi (điểm 9 - 10): Học sinh đọc lưu loát, biết nhấn giọng đúng chỗ, ngắt nghỉ phù hợp, bước đầu biết đọc diễn cảm.
 Điểm Khá (điểm 7 - 8): Học sinh đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đôi chỗ còn có thể chưa phù hợp.
Điểm trung bình (điểm 5, 6): Học sinh đọc đúng tiếng, từ đôi chỗ còn chưa lưu loát, mắc 4 đến 5 lỗi.
 Điểm yếu (dưới 5): Học sinh đọc còn sai nhiều.
Sau khi cho học sinh trong lớp đọc bài, có một số lỗi như sau: 
Xuân về
Thế nà mùa xuân mong ước đã đến! Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ thơm lức. Trong không khí không còn ngựi thấy hơi nước nạnh nẽo mà đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng vì đã cợi bọ hết nhứng cái áo đá già đen thụi. Các cành cây đều đấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương chộ lá, lại sắp buông toả ra nhứng tán hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, dặng dâm bụt cúng sắp có lụ.
Đánh giá sau khảo sát cụ thể như sau: 
Tổng số HS dự KT
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu

Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
40
5
12,5
10
25
15
37,5
10
25

Qua khảo sát thực tế, tôi tiến hành lập danh sách, phân loại học sinh mắc lỗi theo nhóm như sau:

Số lượng
%
Tổng số học sinh
40
100
Đọc ngọng âm đầu n/l
5
12,5
Ngọng vần uyên/uên, anh/ăn
4
10
Ngọng thanh hỏi/nặng
1
2,5
Đọc chậm, ê a
4
10
Đọc nhỏ
4
10
Đọc liến thoắng
2
5
 Cụ thể:
+ Về lỗi phát âm: Các em chủ yếu ngọng về âm đầu và thanh, ngọng vần ít hơn. Cụ thể: học sinh chủ yếu lẫn âm l/n: 5 em (phần nhiều ảnh hưởng do phát âm từ gia đình bố mẹ học sinh); 1 em ngọng thanh hỏi/nặng; còn 4 em ngọng vần uyên/uên; anh/ăn
+ Về lỗi diễn đạt: Cả lớp có 5 học sinh đọc trôi chảy, mạch lạc, bước đầu có diễn cảm, 10 em đọc rõ ràng, ngắt nghỉ tương đối phù hợp, 15 em đọc được bài tuy nhiên đôi khi vẫn còn ngắt, nghỉ chưa đúng chỗ, chưa biết ngắt câu dài, vẫn ngọng âm, còn 4 em vừa đọc vừa đánh vần, đọc chậm và còn mắc cả lỗi phát âm (ngọng âm đầu và thanh), trong lúc đọc còn dừng lại để đánh vần, không đảm bảo tốc độ. Còn 2 em đọc được bài nhưng đọc liến thoắng, ngắt nghỉ không đúng chỗ, đọc ào ào cho hết bài, còn 4 em đọc nhỏ. 
Sau khi khảo sát, phân loại đối tượng tôi tiến hành lập danh sách theo dõi, tập trung các nhóm học sinh mắc lỗi để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng riêng. Lập bảng theo dõi mức độ tiến bộ trong phát âm, những ưu khuyết điểm còn mắc phải trong từng bài, từng tuần để từng bước dứt điểm. 
Thông qua bảng thống kê giáo viên nắm được mức độ mắc lỗi của học sinh trong lớp từ đó có kế hoạch sửa lỗi cho từng nhóm học sinh trong từng tiết học, bài học, theo từng loại lỗi khác nhau.
Tóm lại: Bước khảo sát thực tế việc đọc của học sinh nhằm tìm ra để phân loại các nhóm mắc lỗi khác nhau để biềm biện pháp khắc phục, sửa lỗi cho học sinh. Đây là bước rất quan trọng để thực hiện tốt việc “rèn kĩ năng đọc” cho học sinh.
Biện pháp 2: Yêu cầu đối với giáo viên
1. Chuẩn bị bài trước khi lên lớp
1.1 Tập đọc mẫu
Trước khi lên lớp, giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài Tập đọc: Xác định chuẩn kiến thức kỹ năng của bài, nắm chắc nội dung và ý nghĩa bài Tập đọc, đặc biệt là thể loại bài Tập đọc, từ đó hình thành cách đọc, giọng đọc, cách ngắt hơi, nghỉ hơi, cách ngắt nhịp câu thơ, cách lên giọng, xuống giọng ... cho phù hợp. 
Đọc bài thành tiếng ít nhất hai đến ba lần để tự kiểm tra giọng đọc, cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ... của mình đã phù hợp chưa để kịp thời điều chỉnh cho bước đọc mẫu của giờ Tập đọc. Giáo viên phải tập cho bản thân mình có giọng đọc mẫu thật chuẩn. Đọc mẫu cho các em trong giờ Tập đọc là vô cùng quan trọng nó góp phần quyết định đến chất lượng đọc của các em trong giờ Tập đọc đó.
Giáo viên đọc mẫu phải đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đảm bảo tốc độ và diễn cảm, vì đây chính là cái đích về kỹ năng đọc mà học sinh cần đạt được. Qua bài đọc mẫu của giáo viên còn diễn đạt được đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài tập đọc (đây chính là phương pháp trực quan tốt nhất đối với học sinh lớp 2).
Nếu giáo viên còn phát âm chưa chuẩn nên gạch dưới những tiếng từ mình hay mắc lỗi để khi đọc chú ý uốn nắn kịp thời tiến tới đọc chuẩn khi đọc mẫu trước học sinh.
1.2 Phân tích nội dung bài Tập đọc qua hệ thống câu hỏi cuối bài
Giáo viên phải trả lời được các câu hỏi vì các câu trả lời này sẽ giúp cho giáo viên xác định được mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy bài Tập đọc. Trong một số bài Tập đọc giáo viên có thể dùng thêm một số câu hỏi dẫn dắt trước khi vào các câu hỏi chính, có thể chia câu hỏi trong sách giáo khoa thành các câu hỏi nhỏ, sắp xếp, hệ thống lại các câu hỏi cho phù hợp (tránh những câu hỏi vụn vặt).
1.3 Lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học - đặc biệt là lựa chọn biện pháp rèn đọc cho học sinh
Tuỳ từng bài Tập đọc, giáo viên lường trước các từ khó, phát âm dễ lẫn để lựa chọn nhóm đối tượng luyện đọc nhiều hơn. Ví dụ bài tập đọc có nhiều âm đầu khó, hay có vần dễ lẫn để chọn nhóm học sinh hay mắc lỗi đó luyện đọc kĩ hơn. Lựa chọn hình thức luyện đọc ở phần đọc đoạn, bài hay phần đọc lại sau tìm hiểu nội dung, có thể chọn các hình thức dạy học như: Trò chơi, thi đọc tiếp sức, thi đọc đối đáp... để học sinh không nhàm chán. Cách luyện đọc nhóm cũng cần linh hoạt, không nhất nhất cứ nhóm đôi. Bài có 3 đoạn chúng ta có thể luyện đọc nhóm ba, bốn đoạn thì luyện đọc nhóm 4. Đến phần thi đọc nhóm trước lớp cũng cần thay đổi linh hoạt, có thể thi chọn mỗi nhóm một em thi đọc, cũng có thể thi đọc đồng thanh cả nhóm ... Tóm lại là giáo viên phải linh hoạt để tiết học sinh động.
1.4. Bước soạn bài 
- Xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài Tập đọc bám sát Chuẩn kiến thức kỹ năng cơ bản.
- Lập thời gian biểu cụ thể cho từng phần của bài Tập đọc (chú ý thời gian dành cho luyện đọc của từng bài). Phần luyện đọc phải dành 20 - 25 phút/tiết.
Ví dụ: Phần đọc mẫu: khoảng 2 phút. 
Luyện đọc từng câu (học sinh đọc nối tiếp mỗi em 1 câu) (từ 5 - 7 phút): phần này tuỳ bài dài hay ngắn, tuỳ số lượng học sinh phải sửa lỗi nhiều hay ít để phân bố thời gian cho hợp lí. Thường thí dành nhiều thời gian hơn ở kỳ I và chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Luyện đọc từng đoạn trước lớp (từ 5 - 7 phút): rèn lỗi ngắt, nghỉ câu dài, cách đọc câu hỏi, câu cảm, ...
Đọc đoạn trong nhóm (từ 2 - 3 phút): học sinh tự sửa lỗi cho nhau.
Thi đọc nhóm trước lớp (5 - 7) phút: Có thể tổ chức trò chơi luyện đọc: đọc thi cá nhân các nhóm, thi đồng thanh nhóm, thi đọc tiếp sức đoạn trong nhóm, đọc “truyền điện”...
- Lựa chọn nhóm đối tượng hay mắc lỗi trong từng bài để dành thời gian sửa lỗi cho nhóm này nhiều hơn.
- Lựa chọn hình thức luyện đọc cho bài, tránh trùng lặp gây nhàm chán cho học sinh.
1.5 Bước chuẩn bị đồ dùng dạy học
Đây là bước quan trọng phục vụ cho giờ dạy, các tranh ảnh, sưu tầm các câu thơ, ca dao, tục ngữ để hỗ trợ thêm bài giảng thêm phong phú, phải lựa chọn, sắp xếp, đưa ra lúc nào cho phù hợp để phục vụ cho mục đích tiết dạy, tận dụng tranh minh họa trong sách giáo khoa và đồ dùng dạy học một cách thiết thực có hiệu quả nhất. Khi dạy trình chiếu, có thể lựa chọn tranh ảnh phục vụ cho việc giải nghĩa từ, giảng nội dung, cảm thụ bài văn, bài thơ... hoặc cho học sinh nghe giọng đọc diễn cảm của bài Tập đọc.
2. Giảng bài
Giáo viên cần dạy đúng quy trình của bài Tập đọc, đảm bảo về mặt thời gian và khối lượng kiến thức cần truyền tải đến học sinh. Chú ý trong khi giảng bài việc khen, động viên học sinh phải đúng lúc, kịp thời, không khen nhiều quá, hay ít khen quá làm tiết học buồn tẻ, không nên chê học sinh mà chọn lời nói phù hợp để khuyến khích học sinh, các em rất hiếu động vì thế mỗi lời khen, chê của giáo viên đều phải cân nhắc kĩ lưỡng, không được tuỳ tiện.
3 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
Phải có sự chuẩn bị bài trước ở nhà. Học sinh lớp 2 chưa có thói quen đọc trước bài ở nhà. Ngay từ đầu năm học tôi đã hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị một bài Tập đọc, để hình thành phương pháp học bộ môn này.
Bước1: Đọc thầm một lần bài Tập đọc để làm quen mặt chữ, để cảm nhận ban đầu về bài văn. Nếu học sinh đọc ngọng thì dùng bút chì gạch chân những tiếng bản thân hay đọc ngọng để khi đọc chú ý để sửa.
Bước 2: Đọc thành tiếng hai lần, đầu tiên đọc đúng, rõ ràng từng từ, từng câu (biết ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm) để sau đó tiến tới đọc diễn cảm, đọc hay.
Bước 3: Đọc kỹ phần chú giải (có thể hỏi cha mẹ, anh chị những từ nào chưa hiểu trong bài Tập đọc).
Bước 4: Tập trả lời câu hỏi dưới bài Tập đọc.
Trước khi trả lời nên đọc toàn bộ câu hỏi một lần, suy nghĩ động não trả lời từng câu sao cho gọn, đủ ý (Có thể viết vào vở chuẩn bị bài).
Bước 5: Đọc thành tiếng lần cuối sao cho đúng, giọng đọc phù hợp với nội dung của bài Tập đọc.
4. Kiểm tra đánh giá thường xuyên.
Sau mỗi bài Tập đọc, giáo viên ra bài tập và hướng dẫn học sinh học ở nhà theo yêu cầu, giáo viên phải có kế hoạch kiểm tra việc học ở nhà đối với các em.
Sau mỗi tiết, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi kì giáo viên cần đánh giá kiểm tra trình độ của học sinh rồi ghi lại vào bảng theo dõi, từ đó giáo viên điều chỉnh lại phương pháp giảng dạy hoặc giúp học sinh điều chỉnh lại cách học sao cho việc dạy và học đạt hiệu quả cao.
Mặt khác xuất phát từ đặc điểm của lứa tuổi học sinh tiểu học: rất thích được cô giáo khen, thích gần gũi, vui vẻ cùng cô giáo, luôn cố gắng làm nhiều việc tốt để được cô giáo chú ý, khen ngợi nên việc động viên, khen ngợi kịp thời có tác dụng khuyến khích học sinh tích cực, hứng thú học tập hơn. Giáo viên cần hạn chế việc chê bai học sinh một cách lộ liễu trước cả lớp. Đối với những em chậm tiến bộ nên nhẹ nhàng nhắ

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh_lop_2_t.docx