Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lí sử dụng cơ sở vật chất nhà trường

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lí sử dụng cơ sở vật chất nhà trường

*Nguyên Nhân thực trạng.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vai trò, nội dung và ý nghĩa của việc quản lý và sử dụng CSVC đối với quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, nhà trường đã có sự quan tâm đúng mức về vấn đề này. Thực hiện lộ trình về kiểm định chất lượng trường mầm non trong năm học tới, nhà trường đã thực sự quan tâm đầu tư CSVC, đồ dùng dạy học theo chuẩn bằng nguồn kinh phí bán trú và nguồn kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm cho nên CSVC nói chung từng bước cải thiện, bổ sung đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã và đang làm tốt thì công tác quản lí, sử dụng CSVC, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ở trường vào đầu năm học vẫn còn một số hạn chế như sau:

*Nguyên nhân tồn tại:

Nhà trường không có phòng cho việc sắp xếp, bảo quản thiết bị đồ dùng, đồ chơi; chưa có đủ phòng học, diện tích các phòng chật hẹp, thiếu phòng chức năng, máy tính chưa đáp ứng yêu cầu qui định. Chất lượng thiết bị mua sắm hoặc được cấp, chất lượng không đảm bảo, chưa đồng bộ, nhiều thiết bị, đồ dùng không sử dụng được do chưa được tập huấn về cách sử dụng thiết bị cụ thể: Bộ thiết bị đồ chơi CNTT cho trẻ 5 tuổi; Đàn Ocgan

Về phía giáo viên, việc chuẩn bị thiết bị đồ dùng cho các hoạt động đôi khi chưa thật chu đáo. Trình độ và kĩ năng của một số giáo viên, đặc biệt giáo viên lớn tuổi chưa đáp ứng được với những thiết bị như: soạn bài bằng máy tính, soạn giáo án trên powerpoin, E-leanning, kĩ năng, truy cập internet,

 

doc 11 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 2027Lượt tải 10 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lí sử dụng cơ sở vật chất nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng “ Lấy trẻ làm trung tâm”. 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
 Tìm hiểu thực trạng công tác quản lí CSVC trong nhà trường, nhằm đề xuất và lí giải các biện pháp quản lí CSVC ở trường mẫu giáo Bình Minh, góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lí CSVC của nhà trường ngày càng vào nền nếp.
* Nhiệm vụ:
- Xác định cơ sở lí luận và cơ sở pháp lí của công tác quản lí, sử dụng CSVC của nhà trường .
- Đánh giá thực trạng về công tác quản lí CSVC ở trường mẫu giáo Bình Minh trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất và lí giải những biện pháp quản lí sử dụng CSVC nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lí CSVC, đồ dùng dạy học của trường mẫu giáo Bình Minh Phường An Bình.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lí, sử dụng CSVC của trường mẫu giáo Bình Minh, Phường An Bình - Thị xã Buôn Hồ- Tỉnh Đăklăk.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường mẫu giáo Bình Minh năm học 2019-2020. 
4. Giới hạn của đề tài.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp qui về Thông tư số 02/2010/TT-BGD&Đ, văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGD&ĐT, ngày 23/3/2015 của Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Phương pháp khảo sát, điều tra biểu mẫu, số liệu.
II. Phần nội dung:
1.Cơ sở lý luận:
Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục, công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học là tiền đề quan trọng trong việc thực hiện phương pháp dạy học “ Lấy trẻ làm trung tâm”, nó là cầu nối giữa lý thuyết và thực hành, giữa học bằng chơi, chơi mà học của trẻ là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ bởi vì cơ sở vật chất là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ theo mục tiêu của ngành học. Không thể chăm sóc, giáo dục trẻ theo mục tiêu của ngành học nếu không có những cơ sở vật chất tương ứng.
Công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay, người cán bộ quản lý không chỉ nắm vững pháp luật mà còn phải có các kỹ năng quản lý các trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ của nhà trường.
Nhà trường làm tốt công tác tham mưu xin chủ trương kinh phí tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, mua sắm đồ dùng dạy học, việc tổ chức thu hút mọi thành viên trong nhà trường tham gia hoạt động tự làm đồ dùng dạy học nhằm góp phần để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Thực tiễn việc quản lý và sử dụng đồ dùng dạy học của những năm trước đây; cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, có phòng học, có trang thiết bị, đồ dùng tối thiểu, nhưng kỹ năng sử dụng, bảo quản đồ dùng thiết bị dạy học còn rất nhiều hạn chế. Nhận thức công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học trong trường học đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản lý chỉ đạo, tôi đã có những cách làm, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về công tác quản lý, sử dụng đồ dùng dạy học trong nhà trường.
Ở trường mẫu giáo Bình Minh, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học tuy đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp, bổ sung hàng năm nhưng vẫn chưa thực sự đảm bảo yêu cầu trong việc triển khai hoạt động vui chơi, học tập của trẻ.
Vấn đề bảo quản, theo dõi quản lý việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên - học sinh còn nhiều bất cập, dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao. Đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới công tác quản lý cơ sở vật chất, sử dụng đồ dùng dạy học theo quan điểm hiệu quả.
Bên cạnh đó việc sử dụng đồ dùng, trang thiết bị an toàn, hiệu quả, tiết kiệm (chi phí mua sắm, sửa chữa), cũng đang là vấn đề cần quan tâm tại trường trong năm học 2019-2020.
Thời gian qua nhà trường chưa có kế hoạch chi tiết về quản lý và phát triển cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học. Từ đó dẫn đến bị động, khó khăn trong công tác quản lý, ảnh hưởng đến chất lượng mọi hoạt động của nhà trường.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu;
Trường mẫu giáo Bình Minh được thành lập theo Quyết định số 84/QĐ-UBND, ngày 19/05/2009 của Ủy ban Nhân Dân thị xã Buôn Hồ. Trường năm ở số 18 Đường Nguyễn Trãi Phường An Bình- thị xã Buôn Hồ. Diện tích khuôn viên trường là 1.747m2 trong đó đát sử dụng công trình sự nghiệp 446,26m2, số lượng học sinh hàng năm học giao động trên 190 học sinh. Đối tượng học sinh của trường đa số là con em địa phương, một số trẻ là con em người lao động ở tỉnh khác đến thuê trọ ở khu vực gần trường. Người dân của Phường chủ yếu làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ, nội trợ nên nhìn chung mặt bằng dân trí không cao, điều kiện kinh tế còn khó khăn.
 Song  với quyết tâm đưa chất lượng nhà trường đi lên, Ban giám hiệu đã đề ra nhiều biện pháp đổi mới mà trong đó trọng tâm là đổi mới quản lí phương pháp dạy học. Những năm gần đây, nhà trường đã thực sự có nhiều khởi sắc. Các hoạt động của nhà trường, đặc biệt là hoạt động chuyên môn đã bắt đầu đi vào chiều sâu và có được sự ghi nhận của lãnh đạo các ban ngành đoàn thể địa phương và ngành giáo dục cũng như của UBND thị xã Buôn Hồ.
Số lượng cán bộ, giáo viên nhà trường đạt thành tích giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở tăng lên qua từng năm. Đặc biệt là nhà trường đã có 04 giáo viên dạy giỏi đạt cấp thị xã và 01 giáo viên dạy giỏi đạt cấp tỉnh; nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học đã được các tổ chuyên môn xây dựng góp phần tạo đà cho giáo viên xây dựng các tiết dạy trên lớp của mình theo hướng “ Lấy trẻ làm trung tâm” đã phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ. Với sự chuyển biến đó, số lượng cháu ngoan Bác Hồ và bé ngoan được tăng lên hàng năm. Năm học 2018-2019 tập thể đạt tập thể lao động xuất sắc được Chủ tịch UBND thị xã tặng giấy khen về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học
Đổi mới phương pháp dạy học, trong đó việc tăng cường công tác quản lí và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT trong giảng dạy đã và đang tạo được bầu không khí, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
* Về đội ngũ: 
Số lượng: Năm học 2019-2020 nhà trường có 17 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó:
Ban giám hiệu: 02 đồng chí
+ Giáo viên đứng lớp: 12
+ Nhân viên: 03 đồng chí. Trong đó 01 đ/c kế toán( kiêm CSVC); 01 đ/c VT-TQ; 01 bảo vệ. 
+ Đảng viên: 8 đ/c
+Trình độ chuyên môn: 
- Đại học: 10 đ/c
- Cao đẳng : 02 đ/c
- Trung cấp : 04 đ/c (03 giáo viên hợp đồng ngắn hạn, 01 nhân viên văn thư)
- Chưa qua đào tạo 01 đ/c bảo vệ
* về cơ sở vật chất: 
Về cơ sở vật chất. trường có khuôn viên thoáng mát, có tường bao, có cổng trường thuận tiện ra vào, các công trình trong trường được bố trí khép kín. Diện tích đất được cấp là 1.747m2. Tổng diện tích xây dựng: 446,26m2. Gồm
- Các loại phòng phục vụ công tác quản lí, phòng làm việc, văn phòng họp Hội đồng sư phạm.
 - Phòng học cho các lớp (05 phòng học), 01 phòng bếp 01 phòng học mượn ở TDP 02.
 - Khu vực phục vụ hoạt động khác: Sân chơi, nhà để xe cho CBVC.
- Một số diện tích còn lại là khu phát triển vận động, bồn trồng hoa, cây cảnh, cây xanh.
- Thiết bị dạy học 02 lớp có 02 bộ đồ dùng đạt mức tối thiểu.
- 100% trẻ có có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, theo qui định, nhưng số lượng và chủng loại còn hạn chế.
 2.1. Thực trạng công tác quản lí, sử dụng cơ sở vật chất ở trường mẫu giáo Bình Minh
*Nguyên Nhân thực trạng.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vai trò, nội dung và ý nghĩa của việc quản lý và sử dụng CSVC đối với quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, nhà trường đã có sự quan tâm đúng mức về vấn đề này. Thực hiện lộ trình về kiểm định chất lượng trường mầm non trong năm học tới, nhà trường đã thực sự quan tâm đầu tư CSVC, đồ dùng dạy học theo chuẩn bằng nguồn kinh phí bán trú và nguồn kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm cho nên CSVC nói chung từng bước cải thiện, bổ sung đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã và đang làm tốt thì công tác quản lí, sử dụng CSVC, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ở trường vào đầu năm học vẫn còn một số hạn chế như sau:
*Nguyên nhân tồn tại:
Nhà trường không có phòng cho việc sắp xếp, bảo quản thiết bị đồ dùng, đồ chơi; chưa có đủ phòng học, diện tích các phòng chật hẹp, thiếu phòng chức năng, máy tính chưa đáp ứng yêu cầu qui định. Chất lượng thiết bị mua sắm hoặc được cấp, chất lượng không đảm bảo, chưa đồng bộ, nhiều thiết bị, đồ dùng không sử dụng được do chưa được tập huấn về cách sử dụng thiết bị cụ thể: Bộ thiết bị đồ chơi CNTT cho trẻ 5 tuổi; Đàn Ocgan
Về phía giáo viên, việc chuẩn bị thiết bị đồ dùng cho các hoạt động đôi khi chưa thật chu đáo. Trình độ và kĩ năng của một số giáo viên, đặc biệt giáo viên lớn tuổi chưa đáp ứng được với những thiết bị như: soạn bài bằng máy tính, soạn giáo án trên powerpoin, E-leanning, kĩ năng, truy cập internet,  
Về công tác quản lí, trình độ quản lí của nhân viên chưa được bồi dưỡng nhiều, còn kiêm nhiệm. Do đó còn hạn chế. 
Chưa đề ra được biện pháp, nội quy hữu hiệu cho việc bảo quản, tu sửa và sử dụng CSVC, thiết bị của nhân viên phụ trách
Công tác kiểm kê tài sản, thiết bị được tiến hành định kì song còn mang tính hình thức. Các thiết bị, đồ dùng hỏng đôi khi chưa được thay thế, sửa chữa kịp thời, nhiều thiết bị, một số đồ chơi hỏng để lưu cũng không được thanh lí gây bừa bộn
Công tác thống kê, sổ sách cập nhật và tính chất lượng phần trăm các danh mục chưa được khoa học.
Công tác xã hội hóa: Còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh.
Kinh phí chi thường xuyên, nguồn ngân sách dành cho đầu tư xây dựng cho cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng dạy học, kỹ năng sử dụng các thiết bị của giáo viên còn hạn chế do đó chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.
Công tác bồi dưỡng kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm, chưa sáng tạo trong việc sử dụng đồ dùng dạy học.
Công tác chỉ đạo ở các tổ khối chuyên môn chưa được chặt chẽ, chưa động viên giáo viên tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ cho hoạt động đạng dạy và học. 
Cùng với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, từ năm học 2019- 2020 nhà trường đã đề ra một số biện pháp khắc phục tình trạng còn hạn chế nêu trên, phát huy cao nhất việc quản lý, sử dụng CSVC của nhà trường hiện có và từng bước xây dựng, bổ sung, mua sắm CSVC – TB, đồ dùng, đồ chơi theo qui định nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ giáo dục theo hướng “ Lấy trẻ làm trung tâm”. Cụ thể là:
2.2. Khắc phục những thiết bị dạy học hư hỏng
Những đồ dùng, đồ chơi qua thời gian sử dụng không tránh khỏi hư hỏng. Có thể khắc khục bằng cách: sơn sửa, thay thế, sữa chữa; dùng hồ dán, keo dán, băng dính, để khắc phục.
2.3. Vệ sinh phòng học, đồ dùng đồ chơi, thiết bị đồ chơi ngoài trời.
Thường xuyên vệ sinh, lau chùi phòng học, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị máy vi tính trong phòng lớp mình quản lý.
Cụ thể, nhân viên phụ trách công tác việc như sau: Quét dọn; lau bụi bám trên các đồ dùng, dụng cụ, thiết bị đồ chơi ngoài trời
2.4. Bảo quản thiết bị dạy học
Nhân viên quản lý ĐDDH, thiết bị đồ chơi muốn bảo quản ĐDDH được tốt phải có kế hoạch đề phòng các tác nhân gây hại như:
Đề phòng hỏa hoạn: Trong phòng luôn luôn phải có dụng cụ phòng cháy chữa cháy đề phòng bất chắc.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp:
Xây dựng kế hoạch:
- Ngay từ đầu năm học, trong xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học, nhà trường đã đề ra chỉ tiêu, biện pháp đối với sử dụng và bảo quản CSVC, thiết bị đồ dùng cho từng tổ khối và mỗi giáo viên. Phối hợp với công đoàn đặt thành tiêu chí đánh giá thi đua.
- Tăng cường nhận thức cả về lí luận và thức tiễn về vị trí, vai trò của CSVC , TB đồ dùng dạy học trong trường cho toàn thể giáo viên, nhân viên. Xây dựng kế hoạch trong năm cho giáo viên và nhân viên đi học nâng cao trình độ về soạn giáo án điện tử, quản lí thiết bị đồ dùng.
- Xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung trang thiết bị dạy học; sửa chữa nâng cấp các hạng mục trong phòng học, hành lang 03 phòng học
2. Tổ chức thực hiện, hệ thống các biện pháp:
Với các thiết bị đồ dùng nhập về và được trang bị từ trước, nhà trường tiến hành một số biện pháp như sau:
2.1. Lập sổ “Theo dõi tài sản”
Hàng năm các ĐDDH được bổ sung từ các nguồn: Được cấp, tự mua sắm, tự làm Những đồ dùng, đồ chơi, thiết bị này đều được vào “Sổ theo dõi” hoặc cập nhật vào danh mục đồ dùng đồ chơi của nhà trường.
Sổ đồ dùng, đồ chơi thiết bị giáo dục được thiết bị giáo dục dùng chung. Để quản lý ĐDDH hiệu quả việc cần thiết đầu tiên là phải cấp nhật phần mềm tài sản, lập sổ ghi chép, cập nhật thông tin, số liệu cụ thể của từng chủng loại.
Với sổ này, lãnh đạo nhà trường dễ dàng kiểm tra việc quản lý. Giúp nhân viên quản lý cơ sở vật chất, đồ dùng, nắm bắt được số lượng hiện có theo từng năm học hoặc có sự thay đổi về nhân viên quản lý, đồ dùng, thiết bị thì người mới nhận nhiệm vụ cũng biết được số lượng thiết bị hiện có trong nhà trường.
2.2. Phân loại và sắp xếp đồ dùng dạy học, đồ chơi.
	- Tổ chức sử dụng thích hợp, có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
	- Tổ chức bảo quản hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Kiểm tra tu bổ, sửa chữa và mua sắm thường xuyên các thiết bị đáp ứng mọi hoạt động trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục của trường.
- Tăng cường sự quản lý nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài sản hiện có cũng như bảo quản, sửa chữa bổ sung tài sản kịp thời phục vụ công tác chăm sóc- giáo dục, tránh thất thoát, lãng phí tài sản của nhà trường.
+ Mục tiêu cụ thể:
- Huy động sự đóng góp của nhân dân, phụ huynh và các doanh nghiệp trên địa bàn để mua sắm bổ sung đồ dùng phục vụ bếp ăn và sinh hoạt bán trú của trẻ.
- Huy động các nguồn kinh phí để tiếp tục tu sửa bổ sung các hạng mục đã xuống cấp nhằm đảm bảo tốt công tác hệ thống an ninh, an toàn trường học. Từng bước tạo dựng một ngôi trường xanh sạch đẹp và an toàn.
-  100% các nhóm lớp có đủ đồ dùng - đồ chơi tối thiểu theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/2/2010 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN; Thông tư số 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17/9/2013 của Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số thiết bị quy định tại Danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN theo Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/2/2010; Quyết định 3141/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2010 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN.
 Mua thêm bộ bàn ghế.  Nguồn kinh phí từ ngân sách  và học phí.
 Mua bổ sung đủ  bộ đồ dùng đồ chơi cho các lớp, kinh phí ngân sách, học phí nhà trường.
 Cải tạo cơ sở vật chất và “ xây dựng môi trường ngoài lớp”, nguồn kinh phí từ ngân sách chi thường xuyên, học phí.
Mở rộng hành lang 03 phòng học: tổng kinh phí 100.000.000đ (một trăm triệu đồng)
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 Đầu năm học ban giám hiệu khảo sát điều kiện cơ sở vật chất của trường, lên kế hoạch mua sắm, nguồn kinh phí hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa.
 Phó hiệu trưởng kiêm cơ sở vật chất có trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và đề xuất với hiệu trưởng những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện.
Tham mưu với các cấp lãnh đạo để hỗ trợ kinh phí  mua sắm đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học phục cho chương trình giáo dục mầm non và kinh phí tu sửa nâng cấp một số công trình hư hỏng.
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn tài sản chung của trường, lớp bằng nhiều hình thức như: trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ, các hoạt động ngoại ngoài trời...
Tổ chức chuyên đề, hội thi cô và trẻ tự làm Đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp trường và dự thi cấp thị xã.
Tuân thủ các nguyên tắc và giải pháp quản lý thiết bị dạy học:
* Các nguyên tắc: Tính mục đích; tính phù hợp; tính thừa kế và phát triển; tuân thủ chu trình quản lý.
* Các giải pháp:
+Thứ nhất: Cần phải nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác quản lí, sử dụng đồ dùng dạy học ở các lớp.
 Giao trách nhiệm cho các giáo viên từng lớp và các cán bộ kiêm nhiệm công tác cơ sở vật chất. Có sổ sách bàn giao ghi rõ tên tài sản, chất lượng tài sản, giá trị ( thành tiền)...Người phụ trách công tác thiết bị của nhà trường phải có đủ hồ sơ sổ sách theo dõi việc nhập, xuất, bàn giao, kiểm kê thiết bị giáo dục theo đúng quy định của Nhà nước.
+Thứ hai: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ năng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên,  nhân viên phụ trách công tác cơ sở vật chất.
	 Quy định sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, xử lý nghiêm khắc những cán bộ, giáo viên sai quy định.
+Thứ ba: Tổ chức quản lí , sử dụng đồ dùng đạt hiệu quả, khoa học, qui củ, nề nếp, có kế hoạch, thống kế số liệu rõ ràng, cụ thể.
	+ Thực hiện kiểm kê định kỳ cơ sở vật chất, trang thiết bị, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tổ chức sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị.
	+ Phải quán triệt cho mọi thành viên trong trường: Thiết bị giáo dục được trang bị từ mọi nguồn đều là tài sản của nhà trường. Giáo viên, nhân viên, học sinh đều có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ những tài sản đó
+ Thứ tư: Thống kê danh mục đồ dùng, đồ chơi theo từng độ tuổi.
1. Thanh lý một số đồ dùng, đồ chơi, thiết bị hỏng.
Qua việc kiểm kê theo định kỳ nhân viên phụ trách CSVC sẽ lập ra danh sách các đồ dùng, thiết bị hư hỏng để thanh lý kịp thời, tham mưu kinh phí lên kế hoạch mua sắm bổ sung.
Ngoài các biện pháp trên, nhà trường còn tiến hành một số biện pháp khác nhằm tăng cường sử dụng thiết bị, dồ dùng, đồ chơi như:
 Kiểm kê cuối năm học và tổ chức phân loại, đồ dùng, đồ chơi giao cho giáo viên của từng lớp và có kế hoạch đề xuất tu sửa mua mới để phục vụ tốt cho công tác chuyên môn năm học tiếp theo.
2. Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạt học.
 Tự làm đồ dùng đồ chơi cũng là một giải pháp tốt nhằm bổ sung thêm phương tiện dạy học để trẻ được trải nghiệm thông qua hoạt động với đồ dùng, đồ chơi. 
 Hàng năm, trên cơ sở duyệt kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, Ban giám hiệu và tổ chuyên môn đều phát động và khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động và hoạt dộng chơi đẻ đạt hiệu quả cao.
Các đồ dùng, đồ chơi tự làm của giáo viên tự làm. Sau khi sử dụng xong có thể nhập vào danh mục thiết bị của nhà trường để bảo quản và dùng chung cho năm học tiếp theo. Hoạt động này đem lại hiệu quả khá tốt và tiết kiệm được chi phí mua sắm đồ dùng.
 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học trong trường mẫu giáo Bình Minh đạt hiệu quả cao.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng. 
BẢNG THỐNG KÊ TỔNG HỢP ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI NĂM HỌC 2019-2020
T
T
 Lớp
Danh mục
 Đồ dùng
 Qui định
 SL
 cần
 có
 SL
hiện
 có
 SL
 còn thiếu
 Đối tượng
 Kế hoạch
bổ sung số còn thiếu
 Thực
 Trạng
 thiết bị
1
2
3
4
5
6
7
8
9
01
Mầm
95
95
90
05
Trẻ
05
94,7%
02
Chồi 1
117
117
111
06
Trẻ
06
95%
03
Chồi 2
117
117
112
05
Trẻ
05
95,7%
04
 Lá 1
114
114
98
16
Trẻ
16
86%
05
 Lá 2
114
114
98
16
Trẻ
16
86%
06
Ghép
114
114
106
08
Trẻ
08
192,9
 Qua gần 1 năm thực hiện các giải pháp trên trong việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường tôi, kết quả cho thấy:
- 100% giáo viên dạy sử dụng thường xuyên thiết bị dạy học trong các hoạt động, không có giáo viên vi phạm quy chế trên. Việc sử dụng thường xuyên đồ dùng, thiết bị dạy học của giáo viên đã tạo nên những giờ học và giờ chơi sáng tạo, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ, rèn cho trẻ có ý thức mạnh dạn và kết quả được nâng lên. Các hoạt dộng chuyên môn trong năm nay của trường tôi như hội thi giáo viên dạt giỏi cấp trường được đánh giá cao về các giờ dạy của giáo viên.
III. Phần kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận:
Từ việc nghiên cứu lý luận và t

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_quan_li_su_dung_co_so_vat_ch.doc