PHẦN : NỘI DUNG
I/ Cơ sở lý luận.
Bộ môn toán nói chung là một môn học khó, đòi hỏi học sinh phải có
trí tưởng tượng và sáng tạo. Kiến thức toán học có liên quan giữa các khối
lớp với nhau, đòi hỏi học sinh phải nắm kiến thức một cách liên tục thì mới
vận dụng được kiến thức vào giải một bài toán.
Môn toán hình học nói riêng, học sinh thường không thích học bộ môn
này, ngay cả những học sinh khá giỏi cũng thấy khó khăn khi giải những bài
toán hình học.
Học sinh nắm kiến thức còn rời rạc chưa có tính hệ thống nên còn
nhiều khó khăn khi giải một bài toán hình. Kiến thức hình học 7 là những
kiến thức cơ bản, làm cơ sở cho học sinh học hình học 8 và 9. Ngay cả những
học sinh giỏi cũng nhận xét rằng môn hình học là một môn học khó. Vậy làm
thế nào để nâng cao được khả năng tư duy cho học sinh để các em cảm thấy
thích thú đối với môn học này hơn? Bản thân tôi đã nghĩ đến việc phải bồi
dưỡng cho những học sinh khá giỏi trong lớp học ngay những tiết học chính
khóa môn hình học 7 để tạo cho học sinh có hứng thú đối với môn học này và
góp phần tạo nguồn học sinh giỏi cho những năm kế tiếp.
Khi dạy kiến thức mới cũng như tiết luyện tập môn hình học, từ những
bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc những bài tập tương tự tôi đã
đưa ra một số những tình huống có khả năng phát triển tư duy cho học sinh
trong các tiết học chính khóa môn hình học 7 mà không mất nhiều thời gian
nhằm giúp cho các em có hứng thú hơn đối với môn học này
những tính chất của tia phân giác và cách nhận biết một tia phân giác của một góc. VD3: Ở HKI – HH7 học sinh nhận biết đường trung trực của đoạn thẳng dựa vào định nghĩa. Sau khi học xong bài “Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng”, giáo viên cho học sinh tổng hợp lại các cách nhận biết đường trung trực của một đoạn thẳng. + Chứng minh theo định nghĩa: đường thẳng đi qua trung điểm và vuông góc với đoạn thẳng đó. + Chứng minh theo tính chất : trên đường thẳng có hai điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng đó. * Có những tính chất hoặc cách nhận biết của khái niệm được rút ra từ những bài tập, do đó sau khi học xong tiết luyện tập mà có những bài tập dạng định lý giáo viên cần lưu ý cho học sinh nắm vững và bổ sung thêm vào tính chất hoặc cách nhận biết của khái niệm đó. VD4: Trong tiết luyện tập bài “Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác”, tôi cho học sinh chứng minh bài toán : a) “Trong tam giác vuông, trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền”. b) “Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông”. Sau khi học xong giáo viên cho học sinh chốt lại kiến thức cần nhớ, từ đó cho biết các cách nhận biết một tam giác vuông ? + Thông qua các bài tập đã giải, ta có thể chứng minh tam giác đó bằng một tam giác vuông đã biết (hoặc tam giác đó có một góc bằng một góc vuông đã biết, . . . ). + Theo định lý đảo của định lý Pytago ta có một cách nhận biết tam giác vuông. + Theo bài toán trên (b) ta có một cách nhận biết tam giác vuông. VD5: Sau khi học xong về tính chất các đường trong tam giác, giáo viên cho học sinh tổng hợp các kiến thức đã học về tính chất của một tam giác cân, các cách nhận biết một tam giác cân ? - Tính chất tam giác cân có : + Hai cạnh bằng nhau + Hai góc ở đáy bằng nhau + Đường trung tuyến ứng với cạnh đáy đồng thời là đường cao, đường trung trực, đường phân giác cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đáy. + Hai đường trung tuyến ứng với hai cạnh bên bằng nhau (tương tự đối với hai đường phân giác, hai đường cao ứng với hai cạnh bên bằng nhau) + Các điểm: trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm cách 6đều ba cạnh của tam giác cùng nằm trên đường trung tuyến ứng với cạnh đáy. - Các cách nhận biết một tam giác cân : Tam giác thoả mãn một trong các điều kiện sau : + Có hai cạnh bằng nhau. + Có hai góc bằng nhau. + Có một đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác (hoặc đường trung trực, hoặc đường cao). + Có hai đường trung tuyến (hoặc hai đường cao) bằng nhau. * Bằng cách tổng hợp các kiến thức có liên quan đến một khái niệm, giúp học sinh nắm vững kiến thức về một khái niệm có hệ thống hơn. Từ đó học sinh có cơ sở để vận dụng kiến thức vào giải một bài toán. * Để củng cố các kiến thức trên trong tiết ôn tập tôi kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh thông qua các hình vẽ. VD: Cho ABC có trung tuyến AQ, BN và CM cắt nhau ở G; đường cao BK và CP cắt nhau ở H; phân giác BE và CD cắt nhau ở I. a) Nếu ABC cân tại A ta suy ra được những tính chất gì? (Ghi bằng ký hiệu) - Đa số HS trả lời được: AB = AC, ABÂC = ACÂB, QB = QC, AQBC, BÂQ = CÂQ, BN = CM, BE = CD, BK = CP, Các điểm A, G, I, H, Q thẳng hàng. b) Tìm điều kiện để ABC cân tại A?(Viết bằng ký hiệu theo hình vẽ trên). - HS trả lời được: ABC thoả mãn một trong các điều kiện sau: 1. AB = AC 4. BE = CD 6. AQ BC và BQ = CQ 2. ABÂC = ACÂB 5. BK = CP 7. AQ BC và BÂQ = CÂQ 3. BN = CM 8. BQ = CQ và BÂQ = CÂQ 2) Phát triển khả năng tư duy thông qua các bài tập cơ bản trong tiết luyện tập trên lớp : - Trong các tiết luyện tập, khi giải một bài toán giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tất cả các kiến thức đã học có liên quan đến khái niệm đó. Có nhiều cách để nhận biết một khái niệm, giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách lựa chọn phương pháp giải bài toán sao cho phù hợp với nội dung của bài toán. - Từ các bài toán cơ bản trong sách giáo khoa hoặc sách bài tập giáo viên có thể vẽ thêm một vài yếu tố để tạo ra một bài toán mới, hoặc tổng quát hóa bài toán bằng cách thay các số liệu cụ thể bằng các biến số, hoặc thay A B C M N D E P K Q 7các điều kiện của bài toán bởi các điều kiện rộng hơn, hoặc bỏ bớt một số điều kiện của giả thiết, . . . - Môn hình học lớp 7, học sinh bắt đầu làm quen với loại toán chứng minh, nên việc định hướng cách giải một bài toán là rất quan trọng. - Khi tạo ra một bài toán mới giáo viên kết hợp phương pháp hướng dẫn học sinh phân tích đi lên để tìm lời giải của bài toán. Với cách phân tích đi lên, đi từ kết luận của bài toán để có hướng tìm ra cách giải phù hợp với giả thiết của bài toán đó. Khi luyện tập về tổng ba góc của tam giác, GV cho bài toán sau : VD1: Cho hình vẽ : a) Biết Ax // Cy. Hãy tính  + B + CÂ. b) Biết  + B + C = 3600. Chứng tỏ : Ax // Cy. - Khi giải bài toán này học sinh vận dụng tính chất hai đường thẳng song song bằng cách vẽ thêm tia Bm // Ax . - Ta có thể vận dụng tính chất tổng ba góc của tam giác vào chứng minh được không ? - Muốn vận dụng được tính chất này ta vẽ thêm đường nào ? * Giáo viên cho học sinh suy nghĩ tìm ra cách vẽ, gợi ý cho học sinh vẽ làm sao để tạo được tam giác. - Khi vẽ giao điểm K của AB và Cy thì câu a được tính như thế nào ?  + BÂ1 + CÂ1 =  + K + CÂ2 + CÂ1 ( vì BÂ1 = K + CÂ2) Mà  + K = 1800 (Ax // Cy) , CÂ2 + CÂ1 = 180 0 (kề bù) - Tương tự đối với câu b, nếu  + BÂ1 + CÂ1 = 360 0 thì  + K = 1800 . (GV hướng dẫn HS về nhà làm thêm theo cách giải này) VD2: Cho tam giác ABC có  = 900. Các tia phân giác của B và C cắt nhau tại I. Tính số đo góc BIC . - Vận dụng kiến thức đã học học sinh tính được BIC = 1350. * Giáo viên thay số đo  = , yêu cầu học sinh tính BIC theo . A B C x y 2 1 m A B C x y 1 K A B C x y 2 1 I C B A 8Học sinh tính được BIC = 900 + 2 . * Hoặc  có số đo bất kỳ, hãy chứng minh BIÂC = BÂC + ABÂI + ACÂI. - Có thể chứng minh bài toán theo tính chất góc ngoài của tam giác được không ? Vẽ thêm yếu tố nào để được BIÂC là góc ngoài của một tam giác ? - Vận dụng tính chất góc ngoài của tam giác học sinh chứng minh được : BIÂC = BÊC + ICÂA mà BÊC = BÂC + ABÂI. Học sinh dễ dàng chứng minh được BIÂC = BÂC + ABÂI + ACÂI. * Vẽ thêm tia phân giác của các góc ngoài đỉnh B và C cắt nhau tại K . Tia phân giác BI cắt đường thẳng KC tại E. Tính số đo các góc K , Ê . - Có thể tính Ê từ số đo của BIC được không ? - Xét quan hệ giữa BIC và Ê ? (Học sinh thấy ngay mối quan hệ góc ngoài của tam giác) - Muốn tính Ê cần phải biết góc nào ? - Hai tia CI và CK có tính chất gì ? ( ICK ICE = 900 là góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù) Tương tự đối với hai tia BE và BK, học sinh dễ dàng tính được K nhờ vào tam giác BKE. Khi Luyện tập về vận dụng các trường hợp bằng nhau của hai tam giác giáo viên cho học sinh làm các bài tập sau : Khi dạy luyện tập về trường hợp cạnh – cạnh – cạnh : VD3: Cho đoạn thẳng AB, điểm C và D cách đều hai điểm A và B (C và D nằm khác phía đối với AB ). CMR : tia CD là tia phân giác của ACB . - Bằng kiến thức đã học học sinh dễ dàng chứng minh được CD là tia phân giác của ACB . E B A K I C D C B A B A I C E 9- GV đưa ra tình huống sau : Nếu C và D nằm cùng phía đối với AB thì kết luận trên còn đúng hay không ? - C và D có vị trí như thế nào? Giáo viên cho học sinh suy nghĩ và trả lời . (Giáo viên vẽ sẵn hình trên bảng phụ) Trường hợp AD < AC thì kết luận trên vẫn đúng. Còn AD > AC thì kết luận trên không đúng, khi đó CD là tia đối của tia phân giác của ACB . Khi dạy luyện tập về trường hợp góc – cạnh – góc : VD4: Cho tam giác ABC. Các tia phân giác của B và C cắt nhau ở O. Kẻ OD vuông góc với AC, kẻ OE vuông góc với với AB. Chứng minh rằng OD = OE. (Bài 53-SBT toán 7-tập I) - Khi giải bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ thêm OH BC, chứng minh OE và OD cùng bằng OH. * Sau khi giải song bài toán này GV thay đổi đề bài một ít bằng cách : Cho  = 600, tia phân giác BO cắt AC tại D, tia phân giác CO cắt AB tại E. Chứng minh : OD = OE. - Dựa vào cách chứng minh ở trên ta cũng có thể chứng minh OD và OE cùng bằng một đoạn thẳng. Vậy ta vẽ đoạn thẳng đó như thế nào ? BÔC = ? (BÔC = 900 + ½  = 1200). Khi đó Ô1 và Ô4 bằng bao nhiêu ? Để tạo ra được cặp tam giác bằng nhau ta vẽ thêm đường nào ? (HS sẽ nghĩ ngay đến việc vẽ tia phân giác OM của BÔC để được các góc bằng 600). * Cũng bài toán trên hãy chứng minh BE + CD = BC. (Học sinh sẽ chứng minh được BE = BM, CD = CM) Khi dạy luyện tập về các trường hợp bằng nhau của hai tam giác : VD5: Cho ABC,  = 900, AC > AB, tia phân giác  cắt BC ở D. Đường thẳng vuông góc với BC tại D cắt AC ở E. Chứng minh rằng DB = DE. C B A D D B A C H E D O C B A M O C B A E D 600 4 1 3 2 10 - Thông thường ta chứng minh hai cạnh bằng nhau như thế nào ? (Đưa vào hai tam giác bằng nhau) - Theo bài toán ta có góc nào bằng nhau ? (B = Ê1 ) Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ thêm yếu tố phụ để được hai tam giác có chứa hai góc bằng nhau vừa nêu và chứa hai cạnh cần chứng minh. (Vẽ DH AB, DK AC, ta chứng minh được DHB = DKE ) * Cũng bài toán trên với  tuỳ ý và EDC = Â. Hãy chứng minh DE = DB. (HS về nhà giải bài toán trong trường hợp này) Khi dạy luyện tập về tam giác cân : VD6: Giáo viên cho học sinh sửa bài tập về nhà của tiết trước (VD5) - Với bài toán này ta có thể vận dụng tính chất tam giác cân để giải. Vì vậy khi vẽ thêm yếu tố phụ thì cần lưu ý vẽ để được tam giác cân. - GV gợi ý lấy M thuộc AB sao cho : AM = AE, ta được MD = ED, hãy chứng minh BD cũng bằng MD. (HS sẽ chứng minh được MÂ1 = B vì cùng bằng Ê1) - Cũng có thể lấy N AC sao cho AN = AB, khi đó B bằng những góc nào ? (HS sẽ chứng minh được BD = DE vì cùng bằng DN) Khi dạy luyện tập về định lý Py-ta-go : VD7: Cho ABC có AB = 16cm, AC = 14cm, B = 600. Độ dài cạnh BC bằng: a. 12cm b. 10cm c. 6cm d. 10cm hoặc 6cm. - Đối với bài toán này giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm tìm lời giải đúng. (Giáo viên gợi ý vẽ thêm đường cao AH để áp dụng định lý Py-ta-go). E D C B A 1 E D C B A 1 K H M E D C B A 1 1 2 2 N E D C B A 1 1 H C B A 16 14 600 16 14 C B A 600 H 11 - Khi thực hiện đa số các nhóm đều chọn câu b là đúng. Vì học sinh vẽ hình trong trường hợp C < 900 . - Giáo viên vẽ sẵn hai hình lên bảng phụ cho học sinh quan sát có hai trường hợp : C < 900 thì BC = BH + HC = 8 + 2 = 10 (cm) C > 900 thì BC = BH – HC = 8 – 2 = 6 (cm) Có thể xảy ra trường hợp C = 900 không ? Vì sao ? Nếu C = 900 thì BC ? vì sao? (BC = ½AB = 8cm - cạnh đối diện với góc 300 bằng nửa cạnh huyền). Mà 16, 14, 8 không phải bộ ba Py-ta-go nên C 900. Vậy kết luận d là đúng. Khi dạy tiết luyện tập về quan hệ giữa đường xiên và đường vuông góc, đường xiên và hình chiếu : VD8: Cho tam giác ABC có AC > AB, M là một điểm bất kỳ thuộc cạnh BC. Tìm vị trí của M để AM có độ dài nhỏ nhất. - Ở ví dụ này học sinh chỉ vẽ hình trong trường hợp B < 900 . Kẻ AH BC và chứng minh được AM AH. Từ đó suy ra AM nhỏ nhất bằng AH khi M H. - Giáo viên vẽ sẵn hai hình còn lại và hỏi : khẳng định trên có đúng trong trường hợp B = 900 và B > 900 không ? - Trường hợp B = 900, H B, AH = AB (vẫn đúng) - Trường hợp B > 900, HS vẫn nghĩ rằng AM AH nên khẳng định trên vẫn đúng. Do đó giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy giới hạn của điểm M để đưa ra kết luận cho đúng. (M chỉ thuộc cạnh BC, M có trùng với H được không ?) Trong trường hợp này giới hạn của M chỉ đến B hoặc C do đó AM nhỏ nhất là bằng AB khi M B. Khi dạy luyện tập về tính chất ba đường phân giác của tam giác : VD9: BT43 (sgk-HH7) - Khi giáo viên yêu cầu học sinh xác định xem có mấy địa điểm có thể xây dựng một đài quan sát để các khoảng cách từ đó đến hai con đường và bờ sông bằng nhau. Học sinh chỉ xác định được một vị trí đó là điểm nằm trong tam giác là giao của ba đường phân giác của tam giác ABC (điểm I). - Giáo viên minh họa hình vẽ 40 lên bảng phụ, gợi ý để học sinh tìm thêm điểm D. A B C H M A B C M A H C M B 12 * Những điểm nằm trên tia phân giác AI có vị trí như thế nào đối với hai đường đi Ax và Ay ? (Cách đều Ax và Ay) * Có điểm nào nằm trên tia AI bên ngoài tam giác ABC mà cũng có khoảng cách đến BC bằng khoảng cách đến Ax và Ay không ? (HS vẫn chưa xác định được điểm D). * Nếu điểm nào đó muốn cách đều Ax và BC thì điểm đó phải có vị trí như thế nào đối với CBÂx ? (nằm trên tia phân giác CBÂx) * Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ tia phân giác CBÂx cắt tia AI tại D. * Vậy điểm D có cách đều Ay và BC không ? (Giáo viên gợi ý cho học sinh chứng minh DN = DK dựa vào DH) * D là giao điểm của những đường nào ? (Hai tia phân giác góc ngoài đỉnh B, đỉnh C và tia phân giác trong  của tam giác ABC) - Bằng cách phân tích như trên học sinh có thể xác định được hai vị trí để xây đài quan sát. Hãy so sánh khoảng cách từ hai vị trí đó (I và D) đến hai con đường và con sông? (Bằng trực giác học sinh nhận biết được khoảng cách từ I đến hai con đường và sông ngắn hơn). Như vậy nếu bài toán yêu cầu xác định vị trí để khoảng cách từ đó đến hai con đường và con sông bằng nhau và ngắn nhất thì vị trí I là điểm cần tìm. - Khi giải một bài toán thường học sinh chỉ vẽ hình ở một trường hợp nào đó, có bái toán thì đúng trong mọi trường hợp nhưng cũng có bài toán không phải trong trường hợp nào cũng đúng. Thông qua một số ví dụ nêu trên giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh thấy khi giải một bài toán cần xét tất cả các trường hợp có thể xảy ra, có bài toán thì kết luận chung cho tất cả các trường hợp nhưng cũng có bài toán thì lại có kết luận khác nhau. Từ đó mới đưa ra kết luận của bài toán cho từng trường hợp. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Phần lớn đối tượng là học sinh cĩ học học lực khá trở lên ở bất kỳ lớp học nào. Tơi đã áp dụng sáng kiến này vào bồi dưỡng học sinh giỏi tốn 7. S o âng Đường đi Đường đi A B C D I x y H K N 13 Sau khi áp dụng thành cơng đề tài vào thực tế giảng dạy bộ mơn Tốn năm học 2020 – 2021, tơi rất mong muốn sáng kiến này cĩ thể được phổ biến rộng rãi và áp dụng trong tồn trường TH - THCS Thanh Lương nĩi riêng và tồn thị xã Bình Long nĩi chung. 6. Những thơng tin cần được bảo mật: khơng. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên linh hoạt trong việc kết hợp các phương pháp dạy học. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến cĩ thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Trong dạy học cần kết hợp tốt các phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở phát hiện vấn đề, hoạt động nhĩm, sơ đồ cây thư mục, cùng với sự trợ giúp của cơng nghệ giáo án điện tử. Trong đĩ khơng cĩ phương pháp nào là vạn năng cho tấc cả các đối tượng mà phải biết phối hợp cho phù hợp đối tượng mình cần tác động. Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh THCS, địi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự giác, tự lực và sáng tạo cho học sinh THCS, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, trong đĩ cĩ mở rộng tìm tịi kiến thức. Trên đây chỉ là một số ví dụ cụ thể để minh họa cho phương pháp hướng dẫn học sinh học tốt hơn môn hình học 7. Muốn giải một bài toán hình học, học sinh phải nắm vững những kiến thức có liên quan đến khái niệm một cách có hệ thống, từ đó làm cơ sở cho học sinh lựa chọn cách giải một bài toán sao cho phù hợp với điều kiện của từng bài. Do đó việc tổng hợp các kiến thức có liên quan đến một khái niệm là điều rất cần thiết, phương pháp này hỗ trợ rất nhiều cho việc phát triển tư duy của học sinh trong các tiết luyện tập trên lớp. Với những biện pháp mà tơi đã tìm hiểu và vận dụng trong quá trình giảng dạy của mình thu được hiệu quả khả quan nên tơi ghi lại mong cĩ cơ hội trao đổi với các bạn đồng nghiệp, mặc dù đã cĩ nhiều cố gắng nhưng khơng tránh khỏi những thiếu sĩt, rất mong các bạn đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo quan tâm, gĩp ý bổ sung để đề tài được hồn chỉnh và cĩ ứng dụng rộng rãi. ... ... ... ... ... ........................... ....... ....... 14 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến cĩ thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử : ... ... ... ... ... ............................... ....... ....... Tơi xin cam đoan mọi thơng tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thanh Lương, ngày 01 tháng 01 năm 2021 Người nộp đơn Nguyễn Thị Lài 15 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG : ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ...............................................
Tài liệu đính kèm: