Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao tính tích cực cho học sinh trong quá trình tìm hiểu, phân tích đề bài toán có lời văn

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao tính tích cực cho học sinh trong quá trình tìm hiểu, phân tích đề bài toán có lời văn

5.2: Nội dung sáng kiến:

5.2.1. Giúp học sinh đọc đề bài “tích cực”:

Trong tiến trình giải toán có lời văn, ngay từ khâu đọc đề bài và tìm hiểu đề

bài, học sinh thường có thói quen “đọc thuộc” đề bài để trả lời các câu hỏi mà giáo

viên vẫn thường hỏi khi giúp học sinh tìm hiểu đề bài chứ chưa thực sự “Thâm

nhập đề bài”. Học sinh thường trả lời câu hỏi của giáo viên theo cách “Đọc thuộc

lòng từng câu, đoạn” chứa nội dung, thông tin có trong đề bài để trả lời các câu hỏi

của giáo viên. Các em ít khi dùng lời văn của mình để diễn đạt lại nội dung, yêu

cầu của bài toán. Các em không biết lược bớt các từ ngữ không quan trọng trong đề

bài và càng không dám thay thế một số từ, cụm từ hoặc diễn đạt lại các dự kiện,

thông tin đề bài đã cho cũng như yêu cầu cần thực hiện của đề bài sao cho súc tích,

ngắn gọn mà vẫn đủ ý.

Để khắc phục tình trạng này, tôi sử dụng một số giải pháp sau:

Giải pháp 1. Giúp cho học sinh hiểu: “Thế nào là đọc kĩ đề bài?”

Tình huống đặt ra là: Có phải đọc kĩ đề bài là đọc nhiều lần đề bài không?

Đọc kĩ đề bài là vừa đọc vừa tư duy để tìm hiểu đề bài (Thâm nhập đề bài)

chỉ đọc lại những câu, từ, cụm từ chưa hiểu để suy ngẫm, hiểu rõ các dự kiện và

yêu cầu của đề bài. Chứ không phải là đọc nhiều lần đề bài và càng không nên đọc

thuộc lòng đề bài mà không hiểu đề bài.

Người đọc phải hiểu rõ những thông tin được đưa ra như là những tư liệu,

những dữ kiện cần thiết để người giải toán có thể đưa ra lời giải. Không phải lúc

nào những dữ kiện được đưa ra cũng đầy đủ và chi tiết. Câu hỏi là những gì đề bài

bắt mình đi tìm, giải quyết hoặc chứng minh.

pdf 13 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 582Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao tính tích cực cho học sinh trong quá trình tìm hiểu, phân tích đề bài toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a nội dung, thông tin có trong đề bài để trả lời các câu hỏi 
của giáo viên. Các em ít khi dùng lời văn của mình để diễn đạt lại nội dung, yêu 
cầu của bài toán. Các em không biết lược bớt các từ ngữ không quan trọng trong đề 
bài và càng không dám thay thế một số từ, cụm từ hoặc diễn đạt lại các dự kiện, 
thông tin đề bài đã cho cũng như yêu cầu cần thực hiện của đề bài sao cho súc tích, 
ngắn gọn mà vẫn đủ ý. 
Để khắc phục tình trạng này, tôi sử dụng một số giải pháp sau: 
Giải pháp 1. Giúp cho học sinh hiểu: “Thế nào là đọc kĩ đề bài?” 
Tình huống đặt ra là: Có phải đọc kĩ đề bài là đọc nhiều lần đề bài không? 
Đọc kĩ đề bài là vừa đọc vừa tư duy để tìm hiểu đề bài (Thâm nhập đề bài) 
chỉ đọc lại những câu, từ, cụm từ chưa hiểu để suy ngẫm, hiểu rõ các dự kiện và 
yêu cầu của đề bài. Chứ không phải là đọc nhiều lần đề bài và càng không nên đọc 
thuộc lòng đề bài mà không hiểu đề bài. 
Người đọc phải hiểu rõ những thông tin được đưa ra như là những tư liệu, 
những dữ kiện cần thiết để người giải toán có thể đưa ra lời giải. Không phải lúc 
nào những dữ kiện được đưa ra cũng đầy đủ và chi tiết. Câu hỏi là những gì đề bài 
bắt mình đi tìm, giải quyết hoặc chứng minh. 
Việc đọc kĩ đề toán, vừa giúp học sinh nắm được các thành phần của bài 
toán, hiểu một đề toán có hai thành phần “giả thuyết” và “kết luận” (Chưa tường 
minh). 
Ví dụ : Bài tập 3 (Toán 3 - trang 115) 
Mỗi xe chở 1425kg gạo. Hỏi 3 xe như thế chở bao nhiêu ki-lô-gam gạo? 
* Yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán để chỉ ra được: 
- Bài toán cho biết gì ? (Mỗi xe chở 1425kg gạo) 
- Bài toán hỏi gì ? (3 xe như thế chở bao nhiêu ki-lô-gam gạo?) 
Giải pháp 2. Rèn cho học sinh các kĩ năng “Thâm nhập đề bài”: 
- Cách đọc đề toán: 
Yêu cầu học sinh đọc thầm, không đọc thành tiếng đề toán nhằm tập trung tư 
duy nắm bắt các dự kiện đề bài đã cho: Những đại lượng nào được nêu trong đề 
bài? Giá trị của mỗi đại lượng? Các mối quan hệ toán học giữa các đại lượng?... 
3 
Đồng thời xác định rõ yêu cầu của đề bài là đi tìm đại lượng nào? Giá trị tương đối 
hay giá trị tuyệt đối? ... 
- Kĩ năng trình bày: 
Nhắc nhở học sinh không nên trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung, yêu cầu 
bài toán do giáo viên đưa ra một cách nguyên văn như trong sách giáo khoa và sửa 
chữa, uốn nắn cho học sinh biết dùng lời văn của mình để trả lời sao cho ngắn gọn, 
súc tích mà vẫn đủ ý. Như: lược bớt các từ ngữ không quan trọng trong đề toán; 
thay thế bằng từ, ngữ khác sao cho cụ thể, dễ hiểu hơn... 
Ví dụ : Bài tập 2, trang 118 – sách giáo khoa Toán 3 
“Người ta lắp bánh xe vào ô tô, mỗi ô tô cần phải lắp 4 bánh xe. Hỏi có 1250 
bánh xe thì lắp được nhiều nhất bao nhiêu ô tô như thế và còn thừa mấy bánh xe?” 
Học sinh có thể nêu nội dung, yêu cầu bài toán một cách cụ thể, rõ ràng hơn 
như: 
Có 1250 bánh xe. Mỗi ô tô cần phải lắp 4 bánh xe.. Tìm số ô tô được lắp và 
số bánh xe còn thừa ? 
- Kĩ năng tóm tắt bài toán: 
Sau khi đã nắm được các thành phần của bài toán, học sinh thực hiện tóm tắt 
đề bài (hay tóm tắt bài toán) bằng nhiều hình thức như: Ngôn ngữ, sơ đồ, hình vẽ, 
kí hiệu,... Đây là khâu quan trọng giúp học sinh định dạng và tìm ra hướng giải 
đúng đắn. Không có khâu này, thường thì học sinh tìm ra cách giải sẽ gặp rất nhiều 
khó khăn, dễ mắc sai lầm. Tuỳ theo yêu cầu của từng giai đoạn và khả năng tóm tắt 
đề của học sinh mà giáo viên linh động hướng dẫn cho học sinh tóm tắt. Trong 
nhiều trường hợp, việc tóm tắt đề bài thể hiện tương đối tường minh các bước giải 
quyết bài toán. 
Ví dụ 1 : 
Tóm tắt (Bài tập 3, Toán 3, trang 55) 
"Môĩ chuyến máy bay chở được 116 người. Hỏi 3 chuyến máy bay như 
thế chở được bao nhiêu người ?” 
1 chuyến : 116 người 
3 chuyến : .. người ? 
Ví dụ 2: (Toán 3, trang 47) 
"Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được 127kg cà chua, ở thửa ruộng thứ hai 
được nhiều gấp 3 lần số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất. Hỏi thu hoạch ở cả hai thửa 
ruộng được bao nhiêu ki-lô-gam cà chua ?.” 
4 
 Phần đã cho: Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất. 
 Phần cần tìm: Thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai. Thu hoạch ở cả hai thửa 
ruộng được bao nhiêu ki-lô-gam cà chua ? 
Để nhận ra mối liên hệ giữa hai phần ta tóm tắt bài toán như sau: 
 127kg 
 Thửa ruộng thứ nhất: 
 Thửa ruộng thứ hai: 
 ? 
Qua sơ đồ trực quan, học sinh dễ dàng nhận ra độ dài đoạn thẳng biểu diễn 
giá trị thửa ruộng thứ hai bằng 3 lần độ dài biểu diễn giá trị thửa ruộng thứ nhất. 
Tổng độ dài của 2 đoạn thẳng biểu diễn giá trị tồng thu hoạch của 2 thửa ruộng. 
Nhờ có sơ đồ trực quan, học sinh thuận lợi hơn trong việc xác định các bước giải, 
phép tính giải cho bài toán. 
Giải pháp 3: Sử dụng hệ thống câu hỏi linh động, phù hợp. 
Trong khâu giúp học sinh tìm hiểu đề bài, GV cần sử dụng hệ thống các câu 
hỏi mang tính sáng tạo nhằm định hướng tư duy, loại bỏ sai lầm, phát huy tính chủ 
động, tích cực của học sinh như: 
 Đề bài có xuất hiện từ, cụm từ hay thuật ngữ toán học nào mới lạ không? 
Hãy suy nghĩ ý nghĩa của các mối quan hệ toán học xoay quanh cụm từ, thuật ngữ 
toán học đó? 
 Có thông tin nào về nội dung hay yêu cầu của đề bài khiến chúng ta băn 
khoăn, khó xác định không nhỉ? Hãy đọc kĩ những thông tin, nội dung, yêu cầu đó 
và suy nghĩ cẩn thận để hiểu rõ hơn. 
 Hãy chú ý nội dung của đề bài bên cạnh những từ, thuật ngữ toán học chỉ 
quan hệ để hiểu đúng bản chất của các mối quan hệ giữa các đại lượng thông qua 
những từ, thuật ngữ toán học đó; tránh máy móc, ngộ nhận dẫn đến xác định sai 
5.2.2 Giúp học sinh phân tích đề bài “tích cực”: 
Phân tích đề bài là người học phải có khả năng phân tích dữ kiện đề bài đã 
cho để hiểu rõ hơn những gì mình đang có. Khả năng phân tích càng chi tiết thì 
mình càng có tiềm năng tìm ra lời giải. Phân tích câu hỏi là việc bóc tách câu hỏi để 
có thể trả lời từng phần một cách rõ ràng hay dự đoán những phương pháp có khả 
năng sử dụng để giải quyết vấn đề. Việc bóc tách vấn đề giúp việc trả lời câu hỏi 
phụ dễ hơn, còn liệt kê các phương pháp giúp dự đoán cách giải dựa trên thông tin 
được đưa ra. 
Qua nghiên cứu toàn bộ các dạng toán có lời văn trong chương trình Toán 
Tiểu học hiện hành (Từ lớp 1 đến lớp 5), tôi thấy: Toàn bộ các bài toán phần luyện 
? 
5 
tập giống y hệt bài toán mẫu ở “phần lý thuyết” về bản chất, chỉ thay đổi số và tên 
đại lượng. Chính vì vậy mà học sinh không cần hiểu cách giải dạng toàn vừ học. 
Các em thường bắt chước cách giải, các bước giải của bài toán mẫu hay cách giải 
của giáo viên một cách máy móc, rập khuôn mà vẫn cho kết quả đúng (Chỉ việc băt 
chước, rập khuôn các phép tính giải của bài toán mẫu nhưng thay số và đổi tên đại 
lượng là đảm bảo đúng mà không cần mất công suy nghĩ). 
Học sinh thường lười tư duy, thiếu cố gắng trong việc rèn luyện các kĩ năng 
phân tích đề bài tìm cách giải cho bài toán nhưng lại rất thích đơn giản hóa quá 
trình giải toán một cách bất hợp lí như: Xem trong đề bài nếu xuất hiện từ, thuật 
ngữ toán học chỉ quan hệ giữa các đại lượng như: “Tất cả”, “Nhiều hơn (Số đơn 
vị)”, “thêm (Số đơn vị)” ... thì làm phép cộng; “Còn lại”, “Ít hơn (Số đơn vị)”, 
“Kém (Số đơn vị)”... thì làm phép tính trừ; “Gấp (số lần)” thì làm tính nhân; “Kém 
(Số lần)”, “Ít hơn (Số lần)”, “Bằng một phần mấy” thì làm phép tính chia. Đây 
cũng là một thói quen giải toán máy móc của học sinh. Học sinh thường không tập 
trung phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng thông qua các từ chỉ quan hệ đó để 
xây dựng phép toán giải phù hợp. 
Để khắc phục tình trạng này, tôi đã chỉ đạo giáo viên sử dụng một số giải 
pháp sau: 
Giải pháp 4: Phân tích đề bài qua mô hình trực quan. 
Việc sử dụng các mô hình trực quan như biểu đồ ven, biểu đồ quạt, đặc biệt 
là sơ đồ đoạn thẳng (Vì sơ đồ đoạn thẳng là kiểu mô hình trực quan vừa dễ vẽ lại dễ 
phân tích, dễ nhận diện qua quan sát) để phân tích đề bài giúp cho học sinh nắm bắt 
những thông tin của các phần đã cho và phần cần tìm một cách cụ thể, tường minh. 
Học sinh sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc xác định mối quan hệ giữa đại 
lượng cần tìm với các dự kiện đề bài đã cho và các thông tin có liên quan để làm cơ 
sở quan trọng trong việc tư duy tìm ra cách giải cho bài toán. 
Ví dụ : (Bài 3 – toán , trang 30) 
“ Lớp 2A có 15 học sinh gái, số học sinh trai của lớp ít hơn số học sinh gái 3 
bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh trai ?” 
 Tóm tắt bằng sơ đồ: 
 Số học sinh gái: 
 Số học sinh trai: 
Thông qua trực quan, học sinh dễ dàng nhận thấy: Đoạn thẳng biểu diễn giá 
trị số học sinh trai bằng đoạn thẳng biểu diễn giá trị số học sinh gái (15 học sinh) 
15 học sinh 
3 học sinh 
? học sinh 
6 
bớt đi đoạn thẳng biểu diễn giá trị số học sinh trai ít hơn số học sinh gái (3 học 
sinh). Từ đó học sinh dễ dàng xác định phép tính giải cho bài toán: 
Số học sinh trai là: 
15 – 3 = 12 (Học sinh) 
Đáp số: 12 học sinh 
Giải pháp 5: Giúp học sinh tư duy logic, khoa học bằng phương pháp 
phân tích – tổng hợp: 
Phương pháp này thường áp dụng cho việc giải các bài toán hợp ở Tiểu học. 
Nguyên tắc cơ bản của việc giải các bài toán hợp là phân tích bài toán hợp thành 
các bài toán đơn rồi xây dựng kế hoạch giải bằng cách lần lượt giải các bài toán 
đơn. Việc phân tích đề toán được bắt đầu từ câu hỏi của đề bài, liên hệ với các dự 
kiện đề bài đã cho và các kiến thức đã được học để đi tìm hướng giải cho bài toán. 
VD 1. Một trường học có 440 học sinh. Trong đó, có 
4
1
 là học sinh khối 
ba. 
2
1
 số học sinh còn lại là học sinh khối hai. Hỏi khối hai có bao nhiêu học 
sinh? 
Quá trình phân tích – tổng hợp được tiến hành như sau: 
 Bước một. Phân tích đề bài, tìm cách giải: 
 - GV: Muốn tìm số học sinh khối hai, ta làm thế nào? Vì sao? 
 - HS: Muốn tìm số học sinh khối hai, ta lấy số học sinh còn lại chia cho 2. 
Vì: Số học sinh khối hai bằng 
2
1
 số học sinh còn lại. 
 - GV: Đề bài đã cho biết cụ thể số học sinh còn lại chưa? Làm thế nào để tìm 
số học sinh còn lại? 
 - HS: Đề bài chưa cho biết cụ thể số học sinh còn lại. Muốn tìm số học sinh 
còn lại, ta lấy số học sinh toàn trường trừ đi số học sinh khối ba. 
 - GV: Đề bài cho biết số học sinh khối ba như thế nào? Làm thế nào để tìm 
giá trị cụ thể của số học sinh khối ba? 
 - HS: Đề bài cho biết: Số học sinh khối ba bằng 
4
1
 số học sinh toàn trường. 
Muốn tìm số học sinh khối ba, ta lấy số học sinh toàn trường chia cho 4. 
(440 : 4 = 110 (học sinh)). 
Đến đây thì quá trình phân tích tìm cách giải kết thúc vì đại lượng cần tìm 
được xác định rõ ràng bằng phép toán cụ thể. 
Bước hai. Tổng hợp quá trình phân tích, xây dựng kế hoạch giải: 
7 
 - GV: Muốn tìm số học sinh khối hai, chúng ta phải thực hiện các bước giải 
theo trình tự như thế nào? 
 - HS: Muốn tìm số học sinh khối hai, ta thực hiện các bước giải theo trình tự 
như sau: 
+ Bước một: Lấy số học sinh toàn trường chia cho 4 để tìm số học sinh khối 
ba. 
+ Bước hai: Lấy số học sinh toàn trường trừ đi số học sinh khối ba vừa tìm 
được để tìm số học sinh còn lại. 
+ Bước ba: Lấy số học sinh còn lại chia cho hai để tìm số học sinh khối hai. 
Bước ba. Thực hiện kế hoạch giải, ghi lời giải và đáp số: 
BÀI GIẢI 
Số học sinh khối ba là: 
440 : 4 = 110 (Học sinh) 
Số học sinh còn lại là: 
440 – 110 = 330 (Học sinh) 
Số học sinh khối hai là: 
330 : 2 = 165 (Học sinh) 
Đáp số: 165 học sinh 
Bước bốn. Kiểm tra lại phép tính, lời giải, đáp số. 
Sơ đồ tóm tắt quá trình phân tích – tổng hợp: 
Số học sinh khối hai? 
 (Số học sinh còn lại) chia cho 2 
 Số học sinh toàn trường (440 học sinh) trừ đi Số học sinh khối ba 
 Số học sinh toàn trường (440 học sinh) chia cho 4 
Giải pháp 6: Phát triển, nâng cao kĩ năng tư duy giải toán cho học sinh 
bằng phương pháp phân tích đề bài – tìm giải pháp. 
Phương pháp phân tích – tìm giải pháp thường dùng để phân tích các bài toán 
hợp có mối quan hệ giữa các phần khá phức tạp như: Thông qua đại lượng trung 
gian nhưng không được nêu trực tiếp trong đề bài hoặc thông qua các thuật ngữ 
toán học mới lạ, khó xác định được mối quan hệ giữa các thành phần trong đề bài... 
Đây là phương pháp đòi hỏi học sinh phải tư duy ở mức độ cao. Học sinh không 
P
H
Â
N
 T
ÍC
H
T
Ổ
N
G
 H
Ợ
P
8 
những phải biết phân tích các mối quan hệ giữa các đại lượng được nêu trong đề 
bài mà còn phải phối hợp, liên hệ các kiến thức đã được học có liên quan với đề 
bài. Đồng thời phải có kĩ năng “tìm – đoán” hướng giải cho bài toán một cách có 
cơ sở, khoa học nhằm xây dựng phép tính giải, kế hoạch giải. 
 Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần lưu ý học sinh: Trong quá trình 
phân tích đề bài – tìm giải pháp thì: Giải pháp mà chúng ta tìm và đoán có thể đúng 
nhưng cũng có thể sai. Nếu sai thì quá trình phân tích lại được tiến hành lại nhưng 
theo hướng khác (Tìm – đoán lại). 
VD: 
Tìm hai số, biết: Tổng của hai số là 2013 và giữa chúng có 25 số lẻ. 
Bước 1: Phân tích đề bài – tìm giải pháp: 
Khi tiến hành phân tích đề bài này để tìm cách giải. Học sinh phải xác định 
được mối quan hệ giữa các đại lượng cần tìm (Hai số) với các đại lượng, dự kiện đề 
bài cho biết để “tìm – đoán” giải pháp đúng và xây dựng kế hoạch giải. 
- Quá trình phân tích – tìm giải pháp được tiến hành như sau: 
+ Giáo viên: 
 Từ dự kiện đề bài đã cho, Hãy liên hệ tới các dạng toán đã học và đưa ra 
phán đoán về giải pháp ban đầu? Vì sao có phán đoán đó? 
+ Học sinh: 
Phải chăng đây là dạng toán hợp điển hình: “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu 
của hai số đó” vì: Đề bài đã cho biết “Tổng của hai số là 2013’’. Có thể cụm từ 
“giữa chúng có 25 số lẻ’’ là tư liệu giúp ta tìm hiệu của hai số. Liên hệ với các 
kiến thức đã học, ta suy luận như sau: 
Tổng của hai số là 2013 - đây là số lẻ; suy ra hai số cần tìm sẽ có một số 
chẵn và một số lẻ (vì hai số cùng chẵn hay cùng lẻ sẽ đều cho tổng chẵn). Như vậy, 
số số chẵn và số số lẻ ở giữa hai số cần tìm là bằng nhau. Vậy hiệu của hai số cần 
tìm là: 25 x 2 + 1 = 51 (Hiệu của hai số bằng số số hạng ở giữa hai số cộng thêm 1). 
Như vậy, từ dạng toán lạ đã đưa về dạng toán quen thuộc (Quy lạ về quen) là: Tìm 
hai số, biết: Tổng của hai số là 2013 và hiệu của chúng là 51 
Bước 2: Tổng hợp quá trình phân tích xây dựng kế hoạch giải: 
 Ta có sơ đồ: 
 ? 
 Số bé: 
 25 số lẻ 2013 
 Số lớn: 
 ? 
Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải: 
GIẢI: 
9 
Hiệu của hai số là 
25 x 2 + 1 = 51 
Theo sơ đồ, ta có: 
 Số bé là: 
(2013 – 51) : 2 = 981 
Số lớn là: 
2013 – 981 = 1032 
Đáp số: Số bé là 981 
 Số lớn là 1032 
Giải pháp 7: Khắc phục thói quen giải toán máy móc, phỏng đoán thiếu 
căn cứ cho học sinh: 
Như đã nêu ở trên: Học sinh thường lười tư duy, thiếu cố gắng trong việc rèn 
luyện các kĩ năng phân tích đề bài tìm cách giải cho bài toán nhưng lại rất thích 
đơn giản hóa quá trình giải toán một cách bất hợp lí như: Xem trong đề bài nếu 
xuất hiện từ, thuật ngữ toán học chỉ quan hệ giữa các đại lượng như: “Tất cả”, 
“Nhiều hơn” thì làm phép cộng; “Còn lại”, “Ít hơn (Số đơn vị)”, “Kém (Số đơn vị)” 
thì làm phép tính trừ; “Gấp” thì làm tính nhân; “Kém (Số lần)”, “Ít hơn (Số lần)”, 
“Bằng một phần mấy” thì làm phép tính chia... Học sinh không phân tích mối quan 
hệ giữa các đại lượng thông qua các từ chỉ quan hệ đó để xây dựng phép toán giải 
phù hợp. 
Để khắc phục thực trạng này, tôi thay một số bài tập phần luyện tập trong 
sách giáo khoa bằng bài tập “đồng dạng” có các đại lượng xuất hiện trong đề bài 
giống nhau, các con số giống nhau và cùng xuất hiện một từ chỉ quan hệ như nhau 
nhưng từ chỉ quan hệ đó được đặt trong hai văn cảnh khác nhau dẫn đến các phép 
tính giải khác nhau. Từ đó giúp học sinh cẩn thận hơn trong quá trình phân tích đề 
bài; tránh máy móc, đồng thời khắc sâu hơn các mối quan hệ toán học thông qua 
các từ chỉ quan hệ cho học sinh. 
Ví dụ : Bài 4 – toán 3, trang 82. 
“Lớp 2A trồng được 48 cây, lớp 2B trồng được gấp 6 lần lớp 2A. Hỏi lớp 
2B trồng được bao nhiêu cây?” 
Tôi thay bằng bài tập: 
“Lớp 2A trồng được 48 cây, lớp 2A trồng được gấp 6 lần lớp 2B. Hỏi lớp 
2B trồng được bao nhiêu cây?” 
Khi tôi hỏi: Bài toán này giải bằng phép tính gì? Quá nửa số học sinh trong 
lớp trả lời: “Bài toán giải bằng phép tính nhân”. (48 x 6 = 288 (cây)) Vì các em 
thấy trong đề bài xuất hiện từ chỉ quan hệ “Gấp” mà từ trước tới giờ, trong các bài 
toán đơn các em đều thấy trong đề bài có từ chỉ quan hệ “Gấp” đều làm phép tính 
nhân đều cho kết quả đúng. 
10 
Tôi yêu cầu: Các em hãy đọc kĩ lại đề bài và chú ý từ “Gấp” trong câu “lớp 
2A trồng được “Gấp” lớp 2B” có ý nghĩa như thế nào? Tóm tắt lại đề toán bằng sơ 
đồ đoạn thẳng và tìm phép tính giải cho bài toán. Lúc này các em mới biết mình đã 
mắc sai lầm (lớp 2A trồng “Gấp” lớp 2B có nghĩa là: Lớp 2B trồng được Kém 
hơn lớp 2A) và xác định phép tính giải đúng cho bài toán. 
Tóm tắt bài toán: 
Số cây lớp 2A trồng: 
Số cây lớp 2B trồng: 
Giải 
Số cây lớp 2B trồng được là: 
48 : 6 = 8 (Cây) 
Đáp số: 8 cây 
 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Đề tài cung cấp cho giáo viên các 
phương pháp, biện pháp giúp cho học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng tìm 
hiểu và phân tích đề bài toán có lời văn ở Tiểu học theo hướng tư duy tích cực. 
Sáng kiến này tôi đã áp dụng cho tất cả 35 học sinh trong lớp và được sử dụng rộng 
rãi trong khối 3 của trường. 
 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 
 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
Trong quá trình giúp học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài toán có lời văn, 
giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau: 
- Giáo viên cần vận dụng các biện pháp, phương pháp một cách linh động, 
sáng tạo, phù hợp với đối tượng học sinh nhằm giúp cho học sinh chủ động và tích 
cực hơn khi giải toán; tránh rập khuôn, máy móc. 
- Giáo viên phải nắm vững toàn bộ mạch kiến thức trong chương trình một 
cách hệ thống, logic làm cơ sở cho các biện pháp tác động phù hợp giúp cho các 
em khôi phục kiến thức, kĩ năng cũng như vận dụng các kiến thức kĩ năng đã được 
học vào quá trình tư duy giải toán. 
- Giáo viên phải chú ý và sâu sát tới học sinh hơn, phát hiện và sửa chữa 
những sai lầm học sinh hay mắc phải; đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng 
mắc cho học sinh trong quá trình giải toán. 
 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
 8.1. Kết quả đạt được: 
48 Cây 
? Cây 
11 
 Sau thời gian áp dụng biện pháp trên tại lớp 3 tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy chất 
lượng dạy các bài toán giải có lời vă đã được nâng lên, cụ thể như sau: 
Tổng số 
học sinh 
Phân loại học sinh 
 Đầu năm Cuối học kì I 
SL Tỉ lệ 
% 
SL Tỉ lệ 
% 
 35 
Chưa giải được bài toán 18 51,4 06 17,1 
Giải được nhưng còn sai phép tính 7 20 11 31,4 
Giải đúng bài toán 8 22,9 20 57,1 
Đề tài chỉ ra những sai lầm cần khắc phục trong quá trình tìm hiểu, phân tích 
đề bài toán có lời văn của học sinh đã dẫn đến cách tìm hiểu đề bài và giải toán 
máy móc, rập khuôn, thiếu khoa học. 
Đề tài củng cố, hệ thống và mở rộng các biện pháp, phương pháp giúp học 
sinh tìm hiểu và phân tích đề bài toán có lời văn theo hướng phát huy tích tích cực, 
chủ động. 
 Muốn đạt kết qủa như trên giáo viên phải có lòng say mê nghề nghiệp, luôn 
có ý thức tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo. Nắm được mục đích, nội dung, phương 
pháp, yêu cầu của môn Toán, sử dụng linh hoạt, sáng tạo, đổi mới các phương 
pháp, hình thức tổ chức dạy học, tạo phong trào thi đua giữa các học sinh trong lớp 
với nhau. 
 Ngoài ra giáo viên cần tìm hiểu hoàn cảnh của các em, giáo viên chủ động 
giúp đỡ các em khi cần thiết, đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 
 Học sinh luôn có ý thức tự học, học bài trước ở nhà, suy nghĩ về nội dung bài 
học, tự tìm cách giải đúng và hay. Trong các tiết học cần tích cực chủ động tham 
gia các hoạt động để tiếp thu bài sao cho ngày càng đọc tốt hơn. 
 8.2. Bài học kinh nghiệm: 
 Qua quá trình thực hiện đề tài tôi đã rút ra bài học sau: 
 - Giúp cho học sinh rèn luyện và phát triển kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề 
toán khoa học, tích cực; phát triển và rèn luyện những kĩ n

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_tinh_tich_cuc_cho_h.pdf