Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn toán

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn toán

Thời gian kiểm tra bài cũ ở đầu các tiết học rất có giới hạn , không thể kiểm tra hết được.Vì vậy muốn nắm được việc làm bài tập ở nhà của học sinh một cách toàn diện người giáo viên phải nghĩ ra kế hoạch phân công các tổ trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra từng thành viên trong tổ ở đầu buổi học .Đầu tiết học các tổ trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị bài tập ở nhà của từng tổ viên . Học sinh nào chưa làm bài tập ở nhà sẽ có biện pháp xử phạt thích đáng . Trong trường hợp học sinh không làm bài tập ở nhà mà lên lớp mượn vở bạn chép cũng được báo lại và sẽ xử phạt nặng hơn.

doc 16 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 7681Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời đại mới, thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.2.Thực trạng của vấn đề:
 2.2.1.Thuận lợi:
-Bản thân đã nhiều năm đứng lớp, tiếp xúc được nhiều đối tượng học sinh, hiểu và nắm được tâm lí của những học sinh yếu. Đồng thời qua nhiều năm giảng dạy nên đã tích luỹ được một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn và giúp đỡ học sinh học tập môn toán ở bậc Trung học sơ sở.
-Bản thân đã nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học toán nên tìm hiểu kĩ mục tiêu, nội dung bài dạy rồi soạn bài, lên lớp truyền đạt đầy đủ những nội dung mà mục tiêu yêu cầu, kết hợp nhiều phương pháp, hình thức tổ chức thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
-Trong giảng dạy tôi có mở rộng nội dung bài dạy cho phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, học tập thực hành phù hợp để ôn tập kiến thức và kĩ năng trong từng giai đoạn học tập của học sinh. Nhìn chung, học sinh có hứng thú học tập, tất cả đều hiểu bài và làm bài tập tốt, biết cách trình bày bài giảng và giải đúng kết quả.
 2.2.2.Khó khăn: 
Ở một số tiết học, học sinh chưa thật sự hiểu bài, kĩ năng làm bài ở một số em còn hạn chế, các em còn hiểu bài một cách máy móc; một số em chưa có thói quen làm việc tự giác, tích cực, độc lập chủ động và sáng tạo; một số em không thích học môn này nên không chăm chỉ, chỉ học theo kiểu đối phó. Tuy vậy, trong lớp nếu chúng ta thực hiện những tiết dạy đại trà không thể đáp ứng được cho từng đối tượng học sinh, nếu chỉ quan tâm đến học sinh yếu kém thì học sinh khá giỏi dễ chán không phát huy hết khả năng học của các em, bản thân giáo viên không kịp chương trình. Do đó làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy đó là công việc cần phải làm.
Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp và ôn tập, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh của một lớp (8A2) ; về môn toán kết quả cụ thể như sau:
Tổng số học sinh: 29 
 -Giỏi : 0 Hoc sinh 
 -Khá : 5 Học sinh 
 -Trung bình : 9 Học sinh 	 
 	 -Yếu kém : 15 Học sinh	
Qua kết quả trên tôi thấy rất lo ngại và suy nghĩ làm thế nào để nâng chất lượng môn Toán. Từ đó tôi luôn tìm tòi và phân tích sự yếu kém của học sinh là do nguyên nhân như:
-Có nhiều chỗ hỏng về kiến thức, kĩ năng từ lớp dưới. 
-Tiếp thu kiến thức kĩ năng còn chậm.
-Phương pháp học tập chưa tốt, ý thức tự giác chưa cao.
-Năng lực tư duy còn yếu.
-Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó mặc cho giáo viên và nhà trường vì gia đình còn nghèo, phụ huynh còn phải lo kinh tế gia đình.
2.3.Các biện pháp dạy nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh :
 2.3.1.Phương pháp dạy ở lớp :
*Vấn đề dạy một tiết toán đạt tốt , học sinh nắm vững kiến thức của một tiết học thì việc đầu tư vào một giáo án là không thể thiếu được trong quá trình dạy học .Do đặc điểm của môn Toán là một môn học rất gần gũi với thực tế đời sống nên người giáo viên phải linh hoạt , sáng tạo trong từng tiết dạy của mình để làm nổi rõ sự kết hợp , gắn bó của Toán học với cuộc sống hàng ngày . Ngôn ngữ phải dễ hiểu để học sinh dễ nhìn nhận , chiếm lĩnh tri thức mới . Với phương pháp dạy học mới hiện nay, chúng ta cần thiết kế một hệ thống câu hỏi logic , gợi mở từ câu đầu tiên đến câu cuối cùng để học sinh tự tìm kiếm ra kiến thức mới . Từ đó kiến thức mới sẽ được học sinh khắc sâu , nhớ lâu và sẽ gây hứng thú trong học tập .
*Dạy môn toán cần dạy cho học sinh nắm chắc các khái niệm , các qui ước, các ký hiệu , các tính chất  Nó là mấu chốt để học sinh khỏi mơ hồ , lẫn lộn giữa cái này với cái khác , có suy nghĩ lệch lạc, quan niệm tách rời xa với thực tế đời sống.Chẳng hạn , dạy về chu vi một hình , học sinh phải biết chu vi một hình là gì ? Tại sao hình vuông lại lấy (cạnh x 4) còn chu vi hình chữ nhật lại tính (dài + rộng )x2 Các vấn đề đó rất gần gũi với đời sống , nếu chúng ta không để ý tới thì đôi khi học sinh chỉ thực hành một cách máy móc , rập khuôn các công thức do vậy mau quên , kiến thức Toán học không được sâu sắc.
*Khi dạy Toán cần có đồ dùng dạy học trực quan , nếu có điều kiện cần phát huy mặt này . Chẳng hạn khi dạy bài " Đo đoạn thẳng trên tia " từng học sinh phải có thước đo để học sinh nắm chắc cách đo , kích thước của mỗi đơn vị độ dài ; giáo viên cũng cần chuẩn bị các dụng cụ đo : thước thẳng, thước dây Khi dạy tiết thực hành ngoài trời đo chiều cao của vật , giáo viên phải chuẩn bị giác kế để học sinh biết giác kế là gì ? Cách xác định góc bằng giác kế ra sao , dùng thước dây xác định khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất như thế nào ? Để tạo tình huống gây trí tò mò cho học sinh khi dạy chứng minh định lí " Tổng các góc trong một tam giác bằng 1800" , giáo viên phải chuẩn bị thước đo góc và bảng phụ có vẽ sẵn các tam giác có nhiều hình dạng khác nhau .Vào đầu tiết học giáo viên cho lần lượt một số học sinh lên đo các góc của tam giác . Gợi ý cho các em phát hiện một điều thú vị là " Tổng các góc trong một tam giác bằng 1800 " . Lúc này đặt vấn đề cần thiết chứng minh điều thú vị đó .
Vì vậy đầu tư vào việc chuẩn bị đồ dùng trực quan cho một tiết dạy là hết sức cần thiết để học sinh hiểu được kiến thức một cách sâu sắc , sát với thực tế , hiểu được các kiến thức đó có được do đâu ? Dựa trên cơ sở nào ? Còn rất nhiều các vấn đề khác nếu được đầu tư chu đáo sẽ tạo nên một tiết học hấp dẫn , dễ học và gây hứng thú cho học sinh trong học tập.
Một vấn đề cần thiết nữa đặt ra là khi dạy một tiết học người giáo viên phải nắm bắt kịp thời số học sinh hiểu bài và chưa kịp hiểu bài . Từ đó có biện pháp giúp đỡ số học sinh chưa kịp hiểu bài . Sau mỗi tiết học đều phải có phần củng cố và luyện tập ; bằng những câu hỏi trọng tâm , cơ bản tiết học người giáo viên phải quan sát từng đối tượng học sinh ; chú ý đến học sinh yếu , cá biệt để nắm bắt tình hình tiếp nhận kiến thức trong nội dung bài học ; bài luyện tập tại lớp cần được nâng dần từ dễ đến khó , từ những bài toán rất đơn giản đến phức tạp . Ngoài ra người giáo viên phải tính đến việc kiểm tra một lúc được nhiều học sinh ; nhất là yêu cầu tối thiểu những nội dung cần đạt được . Chẳng hạn khi dạy bài " Giải phương trình bậc nhất một ẩn" giáo viên phải đưa ra một số bài tập nâng cao dần như sau:
 v.v.
Các bài tập a,b,c,d dành cho học sinh yếu và kiểm tra một lúc đồng thời 4 học sinh lên bảng . Là các bài tập yêu cầu tối thiểu sau một tiết dạy học sinh phải tự làm được.
Khi giảng bài "Định lí Talet trong tam giác" , kiến thức học sinh cần nắm được trong tiết học này là nội dung định lí Talet , định lí đảo của định lí Talet và hệ quả . Nội dung định lí Talet được phát biểu như sau:
"Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tỉ lệ" . Để giúp học sinh nắm được định lí , cách vận dụng định lí để giải bài tập , yêu cầu tối thiểu để học sinh đạt được , giáo viên ra một bài tập :
Cho tam giác ABC,một đường thẳng song song với BC và cắt hai cạnh AB & AC lần lượt tại B' & C'. Biết AB'=5cm , BB'=4cm , CC'=6cm . Tính AC'?
Với bài tập này học sinh vận dụng trực tiếp định lí Talet để giải 
Theo định lí Talet ta có : hay = 
Qua bài tập này giáo viên rút ra nhận xét cho học sinh thấy : Trong 4 đoạn thẳng 
AB',BB', AC',CC' nếu biết được số đo 3 đoạn thẳng ta sẽ tính được số đo đoạn thẳng 
còn lại .
Sau khi học sinh nắm được bài tập này , giáo viên cho một bài tập nâng cao hơn như 
sau:
Cho hình thang ABCD có AB//CD ; AB=BC=3cm ; AD=2cm ; CD=5cm. Các cạnh bên 
AD & BC cắt nhau tại E . Tính AE , BE ?
 Để giúp đỡ nhau trong học tập , học sinh khá giúp học sinh yếu , giáo viên có thể tạo ra các cặp học tập khá yếu . Trong những lúc rãnh rỗi , trong những giờ giải lao , kể cả ở nhà chỗ nào chưa hiểu bạn yếu có thể hỏi bạn khá . Khi đã tổ chức làm thì phải có những hình thức tuyên dương điển hình , khuyến khích thi đua với nhau , có kiểm tra việc tiến bộ của học sinh yếu với mục đích các em đều học được môn Toán và có phong trào học tập sôi nổi.Trong sách bồi dưỡng môn Toán cấp tiểu học cho giáo viên có viết : "Số học là hạt nhân của chương trình toán" . Vì vậy người giáo viên cần dạy học sinh nắm vững chắc về cấu trúc của số học và các phép tính trên tập N,tập Z , tập Q. Do đó chương trình Toán lớp 6 là nền tảng để có cơ sở học các nội dung khác .Trong chương trình có những chỗ căn bản , trọng tâm nên giáo viên phải thường xuyên ôn luyện và ra bài tập thật nhiều để học sinh thực hành để kiến thức mới được khắc sâu và lâu quên. Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh cách ôn tập chương , cách liệt kê các công thức toán để tóm tắt và chốt lại những điểm trọng tâm vận dụng vào giải bài tập .
Tóm lại trong quá trình dạy học sự nhiệt tình , chịu khó ,tinh thần trách nhiệm của 
 người giáo viên là đều không thể thiếu được để dạy nâng cao chất lượng học tập cho học sinh . Nhưng đó cũng chỉ là một mặt , là điều kiện cần nhưng chưa đủ để học sinh đạt chất lượng cao . Phải có sự kết hợp ,vận dụng sáng tạo trong phương pháp dạy học nhất là phương pháp dạy học mới hiện nay . Người giáo viên cần chú ý trong từng trường hợp ,từng đối tượng học sinh để học sinh tự lực của mình để có điều kiện phát triển khả năng tư duy , chiếm lĩnh kiến thức ,rèn luyện kỹ năng kỹ xảo trong việc giải toán .
 2.3.2.Phương pháp ra bài tập về nhà :
Môn Toán là môn học rất cần đến việc thực hành, luôn luôn phải có sự kết hợp với nhau giữa lý thuyết và thực hành . Qua thực hành mới củng cố được lý thuyết , khắc sâu kiến thức , rèn luyện kỹ năng tính toán và phát triển tư duy . Ở phạm vi SGK sau mỗi bài học đều có một lượng bài tập để học sinh thực hành , luyện tập nhưng đôi khi còn ít ,hệ thống bài tập chưa đủ cho học sinh yếu tập làm quen từ những bài tập rất dễ để từng bước nâng dần giải những bài tập khó hơn .Do đó trong từng tiết dạy người giáo viên có thể ra thêm bài tập tùy tình hình lớp học để học sinh có điều kiện tiếp xúc với khâu thực hành và nội dung bài tập phong phú hơn.
Những số tiết cơ bản trong chương trình rất cần thiết .Vì vậy vấn đề luyện tập thật nhiều để học sinh nhớ lâu , củng cố lý thuyết được bền vững là rất cần thiết .
Nếu khâu thực hành làm ít thì rõ ràng kiến thức chóng quên hơn , lí thuyết không được khắc sâu đậm nét . Chẳng hạn khi dạy quy tắc cộng, trừ , nhân, chia phân số ở học sinh lớp 6, cần có lượng bài tập thật nhiều để qua bài tập học sinh mới được khắc sâu quy tắc . Khi dạy học sinh mới giải toán hình , nếu học sinh ít giải bài tập , ngại thực hành thì chắc chắn các em không nhạy bén ,vận dụng lý thuyết ít được linh hoạt vào giải bài tập .Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến đợt kiểm tra , đợt thi , làm giảm sút chất lượng trầm trọng .Nói chung do đặc điểm của môn Toán là môn học không thể nói suông , nói và làm phải luôn đi song song với nhau.Vì vậy , cần thực hành để rèn luyện kỹ năng , khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy.
 2.3.3.Phương pháp kiểm tra bài tập về nhà :
*Kiểm tra bài cũ, kiểm tra bài tập về nhà là việc rất cần thiết .Nếu chúng ta kiểm tra thường xuyên thì việc học bài cũ và làm bài tập ở nhà của các học sinh sẽ chu đáo hơn . Ngược lại , nếu bị xem nhẹ thì việc chuẩn bị bài tập ,học bài cũ sẽ hạn chế và chất lượng học tập giảm rõ rệt.
*Ở lứa tuổi của các em nhất là đầu cấp học đôi khi nhận thức còn kém , học là để đối phó thầy cô giáo, học là để giáo viên kiểm tra bài mình đã làm ,đã thuộc. Chưa có sự hiểu biết phải tự giác học để hiểu , để bản thân mình được tiến bộ . Do vậy kiểm tra bài cũ thường xuyên là biện pháp để học sinh tự giác học bài và làm bài ở nhà trước khi đến lớp . Từ đó tạo nên không khí lớp học nghiêm túc , trật tự , mọi học sinh đều ở tư thế chuẩn bị giáo viên sẽ kiểm tra mình .
*Thời gian kiểm tra bài cũ ở đầu các tiết học rất có giới hạn , không thể kiểm tra hết được.Vì vậy muốn nắm được việc làm bài tập ở nhà của học sinh một cách toàn diện người giáo viên phải nghĩ ra kế hoạch phân công các tổ trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra từng thành viên trong tổ ở đầu buổi học .Đầu tiết học các tổ trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị bài tập ở nhà của từng tổ viên . Học sinh nào chưa làm bài tập ở nhà sẽ có biện pháp xử phạt thích đáng . Trong trường hợp học sinh không làm bài tập ở nhà mà lên lớp mượn vở bạn chép cũng được báo lại và sẽ xử phạt nặng hơn.
Giải pháp nữa là giáo viên cùng với các em bầu cán sự bộ môn Đại số và hình học để chính những em này sẽ là hạt nhân :
Thứ nhất có thể giải bài tập khó cho các bạn (nêu em giải được ) ,chỉ đạo trong công tác kiểm tra việc làm bài của các bạn
Thứ hai làm một cầu nối để thông tin lại về chất lượng giờ dạy của giáo viên (các em có hiểu bài không ,phương pháp truyền đạt của thầy ...)
*Sau khi các tổ trưởng báo cáo lại xong giáo viên mới kiểm tra bài cũ . Nếu kiểm tra có gì không khớp với báo cáo của tổ trưởng thì sẽ có biện pháp xử phạt tổ trưởng vì chưa thực hiện đúng với sự phân công . Có như vậy trong từng tiết học mới sớm phát hiện được những học sinh lười học bài , lười làm bài tập giúp giáo viên sớm có biện pháp xử lý và tìm ra nguyên nhân cụ thể để sớm khắc phục.
*Công tác đánh giá định kỳ (bài kiểm tra )nên ra 2 hoặc 3 đề trong một giờ kiểm tra giúp các em tính tự lực cánh sinh trong làm bài ,sau khi chấm trả bài giáo viên nên lập bảng tổng hợp điểm : 
Giỏi
Khá
Tbình
Yếu
Kém 
 để theo dõi chất lượng qua các bài kiểm tra để từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng
 Với kế hoạch kiểm tra bài tập ở nhà và đánh giá như trên , người giáo viên đã kiểm tra được toàn diện học sinh . Phải làm thường xuyên , liên tục mới thấy được kết quả nâng cao chất lượng rõ rệt tạo thành nếp thi đua học tập sôi nổi ở học sinh . Học sinh hứng thú học tập , giáo viên biết được các học sinh cá biệt của mình . Khi trở thành thói quen , giáo viên làm việc rất nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả cao . Từ các báo cáo tổng quát đến cụ thể tình hình học tập của học sinh , giáo viên kịp thời nắm bắt được lỗ hổng của học sinh mà kịp thời sửa chữa.
Tóm lại , những kế hoạch ở lớp , kế hoạch ra bài tập về nhà đến kế hoạch kiểm tra bài tập về nhà là những suy nghĩ tìm ra phương pháp làm việc của bản thân trong thời gian qua . Với những kế hoạch đó bản thân tôi đã làm nhiều năm và thấy chất lượng dạy học tăng rõ rệt. Nhưng dù sao thì tinh thần trách nhiệm , tính nhiệt tình trong công tác , hăng say trong nghề nghiệp là không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy ,nó phải được xuất phát từ tâm của một nhà giáo .
 2.3.4. Phương pháp phối hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm , giáo viên bộ môn với gia đình ,xây dựng mối tương quan "Gia đình - nhà trường - xã hội " trong quá trình giáo dục học sinh 
 Việc phối hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm trong công tác dạy học cũng là điều cấn thiết . Giáo viên bộ môn phải trao đổi với giáo viên chủ nhiệm những học sinh cá biệt , học sinh lười để cùng hợp tác kiểm điểm , nhắc nhở , xử phạt ; dùng đủ hình thức từ mềm dẻo đến cứng rắn hơn sao cho các em sửa chữa tiến bộ dần đà theo cả lớp. Cũng thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn mới nắm được tình hình gia đình của những em cá biệt có hoàn cảnh khó khăn , gia đình buông lỏng hay ảnh hưởng của bạn bè xunh quanh .để có biện pháp phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn.
 Giáo viên chủ nhiệm cũng có trách nhiệm trao đổi với giáo viên bộ môn những học sinh cá biệt ở lớp mình , những học sinh có hoàn cảnh khó khăn  để giáo viên bộ môn nắm bắt được tình hình trước, có cách xử lý khéo là liều thuốc chữa bệnh có hiệu quả nhất mang lại kết quả nhanh nhất.
 Còn vấn đề phối hợp giữa gia đình học sinh và nhà trường cũng không thiếu được; cụ thể là giữa giáo viên bộ môn , giáo viên chủ nhiệm và gia đình . Giáo viên có trách nhiệm báo về gia đình kịp thời những sai sót , lười biếng  của học sinh cho gia đình biết (Thông qua trao đổi trực tiếp hay phiếu kiến nghị với gia đình hay lời phê ,nhận xét trực tiếp vào vở bài tập của các em ).Từ đó gia đình cho biết ý kiến , giáo viên mới tham khảo theo ý đó mà xử lý phù hợp . Những trường hợp vi phạm quá mức có thể báo cáo với liên đội ,ban giam hiệu nhà trường,hội phụ huynh đễ phối hợp giáo dục các em
 Tất cả những kế hoạch phối hợp nêu trên giúp chúng ta giáo dục các em một cách toàn diện . Phải có mối liên kết với nhau giữa tất cả các giáo viên bộ môn ,
 giáo viên chủ nhiệm ,BGH và gia đình ,xã hội đó là phương pháp "thế cờ vây " vào một mục tiêu,giải thích cho các em hiểu rằng việc học tập trước tiên là học cho chính mình , cho gia đình ,cho xã hội.Buộc các em phải cố gắng vươn lên trong học tập bên cạnh đó có sự giúp đỡ của bạn bè, của thầy cô giáo, việc học trở thành rất cần thiết cho các em mang lại nhiều điều thú vị và bổ ích .
 Trong tình hình chất lượng học sinh hiện nay tất cả các môn nói chung và môn toán nói riêng , học sinh yếu kém càng ngày càng "nở ra", học sinh khá giỏi càng ngay bị "co lại". Là người giáo viên đứng trước tình hình đó phải trăn trở suy nghĩ tìm nguyên nhân chính , cơ bản dẫn đến kết quả nêu trên, để có biện pháp thích đáng, hữu hiệu , tìm ra giải pháp tối ưu nhất để nâng dần chất lượng , đảm bảo yêu cầu giáo dục theo kịp thời đại.
 2.4.Kết quả đạt được:
- Sau khi áp dụng phương pháp này lớp tôi dạy đạt hiệu quả cao. Năm học 2012-2013 qua khảo sat định kỳ cả 3 lần học sinh đạt từ loại kha trở lên là 90%. Học kỳ I của năm học 2013-2014, đạt 98% học sinh khá, giỏi.Đặc biệt ở kì thi khảo sát chất lượng mũi nhọn năm học 2013- 2014 lớp tôi dạy có 10 em đạt giải môn Toán .
PHẦN 3
Kết luận
Qua thực tế giảng dạy , với cách dạy trên , tôi nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ. Với cách dạy và học trên học sinh chăm chú say mê học toán, các em không ngại khi giải các bài toán đặc biệt các bài toán hình học. Học sinh tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo xây dựng kiến thức của bài học. Nhờ vậy mà học sinh nắm bài nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn, chắc hơn và tự tin làm cho không khí tiết học sôi nổi, không gò bó, học sinh được thực sự bộc lộ hết khả năng của mình. Từ đó học sinh có hứng thú học toán, tạo thành thói quen tự suy nghĩ, chủ động làm bài để tìm ra cách giải hay và nhanh nhất.
 Đề xuất một số giải pháp:
 3.1. Đối với trường THCS Nghĩa Lâm có nhiều em học sinh dân tộc thiểu số ,mặt bằng kiến thức không đồng đều nên việc tiếp thu kiến thức toán học còn hạn chế vì vậy theo tôi nên tổ chức cho các em học lớp hai buổi để các em có thêm thời gian luyện tập bài tập...
Giống như hình thức tổ chức phụ đạo như hiện nay nhưng phải có sự chỉ đạo xuyên suốt của các cấp ,giáo viên dạy phải có giáo án ,có một phương án cho phân phối chương trình bổ túc thêm từng phần cụ thể.
3.2. Nên tổ chức mô hình trường THCS bán trú,tức là đến trường các em vừa học vừa chơi từ đó giáo viên toán cần có kế hoạch cho các làm bài tập nhóm,nhóm học tập ...
3.3 Thành lập câu lạc bộ giáo viên dạy toán theo cụm ,câu lạc bộ em yêu toán học 
Hình thức tổ chức câu lạc bộ như sau:
 3.3.1.Phải có tiêu chí của câu lạc bộ khi tham gia các em ,giáo viên có quyền và nghĩa vụ gì?
 Tìm tòi các bài toán mới ,phương pháp học bài làm bài ở nhà,phương pháp giải bài toán theo nhiều cách ...và đến kỳ sinh hoạt câu lạc bộ thì các em được trình bày suy nghĩ của mình và thảo luận ...
 3.3.2.Thành lập ban chủ nhiệm câu lạc bộ (gồm giáo viên ,học sinh)
 Hàng năm nên tổ chức đại hội câu lạc bộ ,tổ chức buổi lễ khi kết nạp thành viên mới,trao thẻ câu lạc bộ cho các em .
 3.3.3.Trong vấn đề này phải phát huy tối đa phía học sinh ,Đội ngũ giáo viên dạy toán phải là ban cố vấn và là chủ nhiệm câu lạc bộ phải là giáo viên toán có năng lực ,đạo đức tốt ,tâm huyết ,ví như có thể tư vấn cho các em ...
Theo tôi thiết nghĩ việc nâng cao chất lượng dạy học không thể chỉ xét đến một mặt nào đó mà phải nhìn trên quan điểm toàn cục, đồng bộ trên mọi mặt . về phía giáo viên phải có sự nhiệt tình , phải có năng lực, phải có đầu tư cao cho từng tiết dạy . Về phía học sinh đã đi vào quỹ đạo nội quy , trật tự , kỉ cương của lớp học , của nhà trường hay chưa, về phía gia đình đã thực sự quan tâp đến con ,em mình chưa ?,xã hội (môi trường ) của các sống đã thực sự trong sạch chưa ? v.v...Nhưng một điều cần thiết trước tiên để dạy đạt chất lượng là phải xây dựng một tập thể lớp có tổ chức , có kỉ cương , tất cả các thành viên đều hoạt động theo q

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_mon_toan_5617.doc