Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo Lớn tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo Lớn tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình

II. Cơ sở lý luận:

Hoạt động tạo hình là một hoạt động có điều kiện đầy đủ để đảm bảo

sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạo đức, thẩm mỹ,

trí tuệ và các kỹ năng ban đầu khi biết sáng tạo, tích cực. Hoạt động tạo

hình với các quá trình tìm hiểu, đánh giá đối tượng miêu tả và hoạt động

tạo hình sẽ tạo điều kiện phát triển ở trẻ vốn từ, lời nói hình tượng truyền

cảm và ngôn ngữ mạch lạc. Hoạt động tạo hình chính là môi trường thuận

lợi làm hình thành ở trẻ những phẩm chất trí tuệ: tính tự giác, tính ham

hiểu biết, tính tích cực nhận thức và óc sáng tạo.

Hoạt động tạo hình giúp trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ thống hóa các

chuẩn cảm giác để tìm hiểu, khám phá những điều trẻ chưa biết về các sự

vật hiện tượng. Thông qua hoạt động này, trẻ tích lũy được một lượng lớn

những thông tin hình ảnh cùng sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng trong

cuộc sống xung quanh. Từ đó trẻ có dịp nắm bắt về các mối quan hệ mang

tính chất quy luật của mọi vật trong thế giới xung quanh dựa trên cơ sở là

sự hiểu biết sâu sắc về đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng.

Bên cạnh đó trong quá trình thể hiện các sản phẩm tạo hình và giáo dục

mầm non nói riêng thể hiện các sản phẩm tạo hình ( vẽ, nặn, xé dán, xếp

hình ) là điều kiện thuận lợi cho trẻ tích cực xây dựng hình tượng mới

làm cho các sản phẩm tạo hình của trẻ ngày càng trở nên sinh động, đầy

sức hấp dẫn và mang màu sắc nghệ thuật. Khác với mọi hoạt động khác

trong trường mầm non, tham gia hoạt động tạo hình, trẻ được làm quen

không chỉ với cái đẹp trong đời sống mà cả trong nghệ thuật ( qua các

tranh, ảnh, tượng ). Khả năng tạo hình của trẻ 5-6 tuổi: Trẻ mẫu giáo lớn

đã có sự phát triển mạnh về thể lực cũng như sự khéo léo của đôi bàn tay,

vì vậy trẻ miêu tả tốt được đặc điểm về hình dáng, đường nét, bố cục, và

các mối quan hệ của các sự vật hiện tượng thông các các hoạt động vẽ,

nặn, cắt, xé, dán. Đồng thời trẻ tiếp thu được những điều mới lạ, giúp trẻ

hình thành thói quen học tập một cách có mục đích, rèn kỹ năng tạo hình,

tăng sự khéo léo của đôi tay, giúp cho việc học viết ở các lớp trên đạt kết

quả tốt.

Từ những lợi ích to lớn mà tạo hình mang lại nên tôi đã suy nghĩ

 iện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực tham gia vào hoạt động tạo

hình ” mà vẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là vừa học vừa

chơi đó chính là tích hợp tạo hình trong các hoạt động cho trẻ ở trường4/16

mầm non. Thực tế đã thấy việc tích hợp đó rất hay và cần thiết, giúp cho

các hoạt động khác đạt hiểu quả cao hơn, trẻ thấy hấp dẫn, hứng thú hơn

kể cả trong những giờ học tưởng chừng rất khô khan.

pdf 16 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 3260Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo Lớn tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổi mới phương 
pháp, hình thức trong chương trình giáo dục mầm non. 
+ Học sinh: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình biết tự tay mình 
tạo ra sản phẩm. 
+ Cơ sở vật chất: Các lớp đều được tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng 
như trang bị đầy đủ đồ dùng học tập trong lớp thoáng mát, đủ ánh sáng, 
đầy đủ đồ dùng cho trẻ tham gia vào môn hoạt động tạo hình. 
 + Phụ huynh: Nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của ban phụ huynh trong 
lớp. 
2. Khó khăn: 
+ Giáo viên: Một số trẻ từ lớp nhỡ B3 lên còn 1 số trẻ mới được tuyển vào 
lên rất khó khăn cho các cô trong việc hướng dẫn trẻ. 
+Học sinh: Nhiều trẻ kỹ năng tạo hình còn kém, trẻ còn nhút nhát, kỹ 
năng chưa đồng đều nhiều sản phẩm chưa có sự sáng tạo.Đa số trẻ còn 
chưa tích cực, chủ động, chưa tập trung chú ý, đặc biệt còn lúng túng khi 
thực hiện các kỹ năng tạo hình .Trong quá trình hoạt động trẻ còn thụ 
động, phần lớn trẻ không vận dụng vốn kinh nghiệm để tưởng tượng nên 
hình ảnh sáng tạo,phát triển các hình ảnh tưởng tượng sáng tạo còn hạn 
chế. 
+ Cơ sở vật chất: Diện tích lớp học còn chật hẹp, chưa có phòng cho trẻ 
hoạt động tạo hình riêng 
+ Phụ huynh: Nhiều phụ huynh còn quá chú trọng đến việc làm ăn mà ít 
quan tâm đến việc học tập, nhất là không coi trọng môn học tạo hình trong 
5/16 
trường mầm non, nghĩ rằng nó không cần thiết. Việc phối hợp giữa phụ 
huynh và giáo viên còn gặp khó khăn 
3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài : 
 Qua thực tế khảo sát 48 cháu ở lớp mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) tôi nhận 
xét thấy trẻ chưa tích cực trong hoạt động tạo hình, phần lớn trẻ còn thụ 
động, đợi cô hướng dẫn, gợi ý. Nhiều trẻ chưa hứng thú với tiết học, cũng 
có nhiều trẻ kỹ năng tạo hình còn kém. 
 Mặt khác, còn do nguyên nhân giáo viên chưa thường xuyên rèn kỹ 
năng hoạt động tạo hình, chưa nhắc nhở trẻ hoàn thành bài tập tạo hình. 
Từ đó trẻ chưa có được sáng tạo và hứng thú hơn trong hoạt động tạo 
hình. 
 Tôi nhận thức được tầm quan trọng khi giúp trẻ tích cực hoạt động tạo 
hình, không đơn giản là cho trẻ tạo ra một sản phẩm gì đó theo mẫu mà 
phải làm cách nào cho trẻ hứng thú tạo ra sản phẩm có ý nghĩa nhất. Tôi 
luôn suy nghĩ tìm ra các biện pháp tác động phù hợp giúp trẻ phát huy 
được khả năng tưởng tượng, tính sáng tạo mà vẫn phù hợp với đặc điểm 
tâm sinh lý của trẻ. 
 Để nhận định rõ kết quả trên trẻ tôi đã tiến hành điều tra trẻ trong các 
giờ tạo hình: 
(Các minh chứng mục I Phiếu điều tra trước khi thực hiện, giải pháp, 
sáng kiến) 
Nhìn vào bảng ta nhận thấy rằng: Trẻ chưa tích cực tham gia vào 
hoạt động tạo hình là vì kỹ năng của trẻ còn yếu, trẻ còn lúng túng chưa 
biết tạo ra sản phẩm, nhiều trẻ chưa biết sắp xếp bố cục cân đối, còn sắp 
xếp lộn xộn, không theo quan hệ sự vật, không theo luật gần xa. Còn 
nhiều trẻ tạo ra sản phẩm chưa đẹp, chưa thẩm mỹ, và sản phẩm thể hiện 
chưa rõ mục đích mà trẻ muốn làm. Điều này chứng tỏ, giáo viên phải là 
người tạo ra cơ hội cho trẻ hoạt động, để rèn và nâng cao hơn kỹ năng tạo 
hình cho trẻ, phát huy tính tích cực của trẻ, để trẻ tạo ra sản phẩm có thẩm 
mỹ và có mục đích. Một số yếu tố nữa mà trẻ chưa tích cực là vốn kinh 
nghiệm và khả năng tạo hình của trẻ có hạn, do vậy cô giáo cần phải rèn 
luyện thường xuyên cho trẻ ở mọi hoạt động ngay từ khi còn nhỏ. 
Qua kết quả khảo sát trên, tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao. Vì thế 
tôi nghĩ mình phải làm cách nào để đem lại hiệu quả hơn đối với trẻ, mà 
trẻ cảm thấy thích thú việc học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, không bị gò 
bó nặng nề vì thế trong bài viết này tôi xin trình bày: iện pháp giúp trẻ 
mẫu giáo lớn tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình” mà tôi đã áp 
6/16 
dụng trong năm học vừa qua tại trường mầm non, tôi thấy trẻ có sự 
chuyền biến về kết quả trẻ đạt được. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
Qua kết quả khảo sát tôi đã nghiên cứu và lựa chọn xây dựng 1 bố biện 
pháp 
giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình 
I. Biện pháp1: Các biện pháp tôt chức hoạt động tạo hình trong giờ 
học và ngoài giờ học 
1.Tổ chức trong giờ học: 
* Hoạt động tạo hình theo mẫu: 
 Trẻ quan sát mẫu (sự vật, hiện tượng) và thể hiện lại bằng ngôn ngữ 
và chất liệu của tạo hình trong quá trình quan sát. 
 Sản phẩm thể hiện sự hiểu biết, tình cảm của trẻ về đối tượng, không 
phải sự dập khuôn máy móc mẫu giáo viên cung cấp. 
- Mục đích: rèn kỹ năng cũ, hình thành kỹ năng mới (nếu có) và trình tự 
thể hiện sự vật. 
- Các bước tiến hành: ( 3 bước, 5 hoạt động). 
 HĐ 1: Ổn định, gây hứng thú, giới thiệu bài. 
 HĐ 2: Quan sát, nhân xét mẫu vật. 
 HĐ 3: Làm mẫu toàn bộ vật( hoặc từng phần) kết hợp giải thích. 
 HĐ 4: Trẻ thực hiện. 
 HĐ 5: Nhận xét sản phẩm. 
 Tổ chức hoạt động tạo hình rất cần giáo viên tư duy đổi mới, linh hoạt 
trong từng hoạt động từ HĐ 1( ổn đinh, gây hứng thú) đến HĐ 5( nhận xét 
sản phẩm) nhằm đạt mục đích giúp trẻ có cơ hội bộc lộ các ý tưởng và 
cảm xúc về bản thân và về thế giới mà trẻ nhìn thấy, trẻ tự tin khi nói ý 
tưởng, mong muốn được thử nghiệm. Giáo viên có thể sử dụng hệ thống 
câu hỏi để cảm nhận, dự đoán, kích thích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý tưởng sáng 
tạo nghệ thuật của bản thân, trẻ tự quyết định mình muốn gì và thực hiện 
chúng như thế nào? 
* Hoạt động tạo hình theo đề tài: 
 Dạy trẻ thể hiện mối quan hệ của các sự vật hiện tượng khác nhau tạo 
thành các nội dung phản ánh về đề tài. 
 Dạy trẻ các cách thức khác nhau về sự vật hiện tượng. 
- Mục đích: Rèn kỹ năng cũ, hình thành các kiến thức kỹ năng tạo hình 
chuyên biệt. 
- Các bước tiến hành: 
7/16 
HĐ 1: Ổn định, gây hứng thú, giới thiệu bài. 
HĐ 2: Khảo sát đồ dùng gợi ý, giúp trẻ hiểu chủ đề,kỹ năng, mối quan hệ, 
bố cục(tỉ lệ, vị trí sắp xếp các đối tượng...)Cách phối hợp các yếu tố tạo 
hình và hướng dẫn trẻ các kỹ năng cần thiết. 
HĐ3: Gợi hỏi ý tưởng của trẻ: 
HĐ4 : Trẻ thực hiện 
HĐ5: Nhận xét sản phẩm 
Giáo viên lắng nghe ,tôn trọng và chấp nhận ý tưởng ,cách sáng tạo ra sản 
phẩm của trẻ .Chủ yếu khuyến khích để trẻ tiếp tục sáng tạo và đưa ra ý 
tưởng mới.Khơi gợi,khích lệ, dành thời gian để trẻ quan sát, để trẻ cảm 
nhận và bộc lộ cảm xúc của bản thân về cái đẹp bằng nhiều cách khác 
nhau phù hợp với độ tuổi như: Chăm chú, ngắm nhìn, biểu cảm bàng nét 
mặt, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, muốn thử nghiệm. 
* Hoạt động tạo hình theo ý thích: 
 Trẻ tự do lựa chọn sự vật, nội dung và đề tàithể hiện theo nhu cầu và 
sở thích của cá nhân. 
- Mục đích: củng cố các kiến thức, kĩ năng tạo hình cơ bản. Mở rộng các 
kiến thức mới, kĩ năng sâu tùy theo nhu cầu và khả năng của trẻ. 
- Các bước tiến hành: 
 HĐ1: Ổn định, gây hứng thú, giới thiệu bài. 
 HĐ 2: Quan sát nhận xét sản phẩm gợi ý, mở rộng giúp trẻ hiểu nội 
dung hoạt động, kĩ năng, mối quan hệ, bố cục( tỉ lệ, vị trí sắp xếp các đối 
tượng). 
 HĐ 3: Gợi hỏi ý tưởng của trẻ. 
 HĐ 4: Trẻ thực hiện. 
 HĐ 5: Nhận xét sản phẩm. 
 -Nhận xét kết quả, quá trình, biện pháp trong giờ học : 
 Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, 
cớ nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động. 
 *Trải nghiệm: trẻ được thực hiện qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá 
tìm tòi. 
8/16 
 *Giao tiếp: chia sẻ với bạn và học từ mọi người. 
 *Suy ngẫm: suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc 
giải quyết các tình huống. 
 *Trao đổi: diễn đạt chia sẻ suy nghĩ và mong muốn. 
 Đánh giá sản phẩm tạo hình: 
+ Trẻ tự đánh giá. 
+ Trẻ nhận xét lẫn nhau. 
+ Giáo viên tổng kết. 
 Hình ảnh 1: Cô giáo đàm thoại với trẻ( Các minh chứng). 
 Hình ảnh 2: Nguyên liệu để trẻ thực hiện( Các minh chứng). 
Hình ảnh 3: Trẻ quan sát cô thực hiện( Các minh chứng). 
Hình ảnh 4: Cô hướng dẫn trẻ( Các minh chứng). 
Hình ảnh 5: Trẻ tạo ra sản phẩm( Các minh chứng). 
2.Tổ chức ngoài giờ học: 
+ Hoạt động ngoài trời: 
- Mục đích: 
 Để đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ đạt kết quả, 
việc cung cấp tạo môi trường cơ sở vật chất là rất quan trọng. Chúng ta 
không chỉ cho trẻ làm quen và sử dụng các đồ chơi công nghiệp mà còn sử 
dụng các đồ chơi có nguồn gốc từ thiên nhiên. Điều đó góp phần phong 
phú thêm các hoạt động tạo hình trong trường mầm non phát huy tốt tính 
tích cực của trẻ. 
- Cách tiến hành: 
 Tôi thường xuyên cho trẻ dạo chơi ngoài trời để trẻ được quan sát, trò 
chuyện về thế giới xung quanh (Bầu trời, cây cối, hoa lá, vườn hoa, vườn 
rau, cảnh vật, con vật) 
VD: Tôi cho trẻ ra sân trường quan sát vườn hoa trong sân trường.Trẻ 
được quan sát 1 vườn hoa thật rất đẹp, có nhiều loại hoa khác nhau với 
nhiều màu sắc rực rỡ mùi hương thơm ngát. Ngoài ra còn 1 số thứ tác 
động như gió thỏi nhè nhẹ làm hoa rung rinh trong gió, những con chuồn 
chuồn, bươm bướm bay lượn quanh hoa làm cho vườn hoa hiện lên trong 
mắt trẻ rất sinh động. Kết hợp với những câu hỏi gợi mở: “các con có 
nhận xét gì về vườn hoa? ” “Các con thấy vườn hoa đẹp như thế nào?” 
9/16 
( về màu sắc, hình dáng, các bộ phận đặc trưng)Vẽ vườn hoa có bông 
cao, bông thấp, bông cánh tròn, bông cánh nhọn, hoa màu vàng, hoa màu 
hồng 
Hình ảnh minh họa 6: Vườn hoa trong trường( Các minh chứng) 
Việc cho trẻ quan sát như vậy sẽ giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên, 
có sự rung động trước cảnh đẹp, hình thành nên những tình cảm tích cực. 
Để lại trong trẻ những ấn tượng sâu sắc từ đó trẻ nhớ rất lâu và dần dần sẽ 
tích lũy được biểu tượng về bông hoa, vườn hoa , biết sử dụng phối hợp 
các kỹ nằng vẽ nét cong trong khép kín tạo thành nhụy, các nét cong hở 
liên tiếp tạo thành cánh, nét thẳng, nét xiên... và tô hoa nhiều màu để bài 
vẽ sinh động hơn 
 Ngoài ra tôi còn tận dụng những nguyên liệu như lá khô, cỏ khô đó là 
cho trẻ nhặt lá khô rồi tạo nên những con vật rất đáng yêu và ngộ 
nghĩnh.Qua đó tôi lồng ghép giáo dục vào, giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ 
sinh môi trường. Hoặc tôi có thể phát phấn trắng cho trẻ ra sân vẽ như in 
cánh hoa, lá hoa, vẽ phương tiện giao thông, vẽ con vật mà trẻ yêu thích 
- Kết quả: 
 Qua đó trẻ đã nắm bắt và thể hiện được sản phẩm của mình qua các 
bài tạo hình Hình 7: Trẻ chơi trò chơi chắp ghép( Các minh chứng) 
+ Hoạt động góc: 
- Mục đích: 
 Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non nhằm giúp 
trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức đồng thời giáo dục và phát 
triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này. 
 Hoạt động vui chơi là phương tiện giúp trẻ hoàn thành nhân cách 
đồng thời là phương tiện phát triển nhân cách, hướng trẻ phát triển theo 
chuẩn mực xã hội quy định. Tăng cường yếu tố vui chơi trong môn học 
tạo hình nhằm giúp trẻ tạo sự ham muốn được khám phá kiến thức về thế 
giới xung quanh trẻ để kích thích trẻ tạo nên sản phẩm nghệ thuật của 
riêng mình. 
 Thực hiện hoạt động vui chơi không phải để cho trẻ chơi không mà 
còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, 
thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Giúp trẻ chủ động tham gia các 
hoạt động để phát triển khả năng, năng lực của mình được hoạt động thoải 
mái để thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Giúp trẻ phát huy tính tích 
cực khi tham gia hoạt động. Kích thích trẻ suy nghĩ nhiều hơn và kích 
thích tính sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động vui chơi. Biết sử dụng các 
10/16 
loại đồ dùng có sáng tạo khi tạo ra sản phẩm. Thông qua trò chơi trẻ rèn 
luyện và phát triển trí tưởng tượng, ý thức, tình cảm, tính tò mò, tính ham 
hiểu biết. 
- Cách tiến hành: 
 Sắp xếp riêng góc tạo hình cũng rất quan trọng như: 
+ Phải sắp xếp bàn 
+ Để vở tạo hình, sắp xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng học tạo hình ở chỗ 
thuận lợi để trẻ thực hiện hoạt động tạo hình 1 cách dễ dàng 
+ Các bài tạo hình có ký hiệu dán trển để trẻ dễ nhận ra 
+ Nơi trưng bày sản phẩm dễ nhìn, dễ ngắm, phụ huynh dễ quan sát thấy 
Ví dụ: Hoạt động “ chắp ghép con cá từ các nguyên vật liệu khác nhau” 
Giáo viên lồng ghép giờ học bằng các yếu tố vui chơi như: cho trẻ chơi 
chắp ghép con cá, cho trẻ vừa chơi vừa thi đua giữa các bạn xem ai chắp 
ghép con cá sáng tạo và đẹp nhất.Sau khi tạo ra sản phẩm cho trẻ chơi trò 
chơi “thả cá vào bể”. Qua trò chơi này trẻ rất hứng thú, say sưa tạo nên 
các sản phẩm đẹp và độc đáo sau đó lên trưng bày sản phẩm của mình một 
cách thích thú. Giờ học được lồng ghép nhẹ nhàng không hề nặng nề.Cho 
trẻ vừa chơi vừa học để tạo ra sản phẩm 
- Kết quả: 
 Biện pháp này giúp trẻ giải tỏa ức chế về tâm lý, trẻ tạo sản phẩm 
trong tâm thế vui vẻ, trò chơi giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng bay bổng 
cũng như khéo léo của đôi bàn tay, giúp trẻ có thể hình dung các hoạt 
động trong xã hội thông qua rất nhiều trò chơi. 
II. Biện pháp 2: Phương pháp tổ chức giờ học tạo hình theo hướng 
dẫn lấy trẻ làm trung tâm 
Để giúp trẻ nhanh chóng thích ứng người ta thấy chăm lo phát triển 
tiềm năng của mỗi cá nhân cũng chưa đủ mà còn phải tổ chức cho trẻ hoạt 
động trong môi trường tập thể trên cơ sở tôn trọng tính cách của mỗi cá 
nhân trẻ. Theo hướng đó phương pháp học tập hợp tác và hướng dẫn phải 
dựa vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm là rất cần thiết và đúng đắn 
Hình ảnh minh họa 8 Trẻ tham gia hoạt động (Các minh chứng) 
Việc phát triển các phương pháp hướng dẫn tích cực, hợp tác không 
chỉ còn có ý nghĩa ngay trong quá trình học tập ở nhà trường mà còn 
chuẩn bị cho tiền đồ của chính các em. 
Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có 
nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động: 
11/16 
*Trải nghiệm: trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm 
tòi 
* Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người 
* Suy ngẫm: suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc 
giải quyết các tình huống. 
* Trao đổi: diễn đạt chia sẻ suy nghĩ và mong muốn 
Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm 
lĩnh kiến thức 
Đặt ít câu hỏi hơn, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ suy nghĩ, không hỏi tràn 
lan. 
Dành thời gian để trẻ suy nghĩ trả lời. 
Không nên vội đánh giá, hãy động viên, khuyến khích để nhận được câu 
trả lời tốt hơn từ trẻ. 
Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. 
Trân trọng câu hỏi và câu trả lời của trẻ. 
 Trong giờ học nói chung và giờ hoạt động tạo hình nói riêng, giáo 
viên hãy để trẻ tự thể hiện, tạo cơ hội và động viên trẻ phát biểu, nhận xét, 
đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, thắc mắc, tranh luận. Cô giáo luôn là người 
động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo, là “ thang đỡ ” giúp đỡ trẻ khi cần 
thiết. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc, và 
những hiểu biết của trẻ đối với sự vật 
+ Cái trẻ muốn làm (nội dung), làm thế nào để được sản phẩm (Quá trình), 
sản phẩm hoàn thành sẽ như thế nào (kết quả, sản phẩm) 
Ví dụ 1 số câu hỏi mở kích thích trẻ suy nghĩ: 
* Con nghĩ thể nào? 
* Làm sao con biết? 
* Tại sao con lại nghĩ như vậy? 
* Nếu.. thì sao? Nếu không thì sao? 
*Theo con thì điều gì/cái gì sẽ xảy ra tiếp theo? 
Câu hỏi tốt thường là câu hỏi mở và có câu trả lời mở, đòi hỏi sự tư duy, 
tạo được một điều mới mẻ 
Nên dành thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi và sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ 
(ánh mắt, cười, gật đầu, vỗ tay) để khuyến khích, khen ngợi trẻ. 
Tổ chức hoạt động tạo hình đa dạng, phong phú phối hợp nhiều phương 
pháp dạy học (Quan sát, giảng giải, đàm thoại..) các kiểu đặt câu hỏi (kỹ 
thuật đặt câu hỏi, sử dụng đồ dùng dạy học) và cách thức dạy học linh 
hoạt (học cá nhân, học nhóm).Đối với trẻ 5-6 tuổi, không nên quá lạm 
12/16 
dụng làm mẫu và các sản phẩm mẫu, vì sẽ giảm sự kích thích tư duy và 
cách thể hiện sản phẩm ở trẻ. Sản phẩm mẫu khiến trẻ ít có cảm xúc có ở 
trẻ, giảm tính tích cực và hoạt động trí tuệ của trẻ vì các mẫu đã có sẵn. 
Nếu có các hoạt động làm mẫu thì cũng không nên làm ngay mà phải gợi 
ý cho trẻ 
Ví dụ: Hoạt động vẽ thì phải hỏi trẻ vẽ cái gì? Vẽ từ đâu? Vẽ gì trước? Vẽ 
gì sau? Vẽ như thế nào?.. Cô nên tạo tình huống để trẻ nghĩ cách làm giúp. 
Ví dụ như: Để cắt được bông hoa chúng ta phải làm thế nào? Hay để đất 
mềm ra chúng mình phải làm gì?... 
Trong khi làm mẫu luôn coi trọng ý kiến, quan điểm của trẻ, giúp trẻ phát 
triển khả năng so sánh, suy nghĩ, phân tích nhiệm vụ. Động viên trẻ tự tìm, 
tự sáng tạo cách thể hiện sản phẩm. 
Kết quả: Trẻ lớp tôi được tự do sáng tạo, cô giáo đóng vai trò là người 
định hướng nhưng không gò ép.Trẻ tự tin đưa ra ý tưởng, thực hiện tác 
phẩm tạo hình theo cách mình muốn và đó cũng là mục đích mà tôi hướng 
đến. 
III. Biện pháp 3: Tạo môi trường nghệ thuật trong lớp học 
a. Mục đích: 
 Tạo môi trường nghệ thuật trong lớp học sạch sẽ và đẹp mắt, trong 
phòng có nhiều đồ chơi đẹp có màu sắc sặc sỡ được bố trí gọn gàng, phù 
hợp và đẹp mắt. 
 Trẻ thấy được vẻ đẹp của các phòng được trang trí rất đẹp bởi các 
mảng tranh được vẽ trên tường hay là các mảng màu sơn trên tường và 
những vật dụng trang trí. Đây cũng là một trong những biện pháp quan 
trọng bởi vì xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là trực quan sinh 
động thì thu hút và hấp dẫn trẻ, thúc đẩy trẻ hoạt động tích cực tốt hơn, để 
đạt được điều đó tôi cho trẻ xem nhiều tranh, nhiều tác phẩm tạo hình có 
giá trị như tranh vẽ, hay xem băng đĩa có các cảnh quan đẹp rõ nét. Đồng 
thời hướng dẫn trẻ quan sát để nhận thấy cái đẹp đơn giản nhất trong 
những tác phẩm đó. 
b.Cách tiến hành: 
 Các đồ dùng đồ chơi đó cũng phải được sắp xếp, bố trí gọn gàng, dễ 
nhìn. Đồ chơi ở ngăn nào để gọn vào ngăn đấy. Trước mỗi ngăn tôi 
thường vẽ các ký hiệu để trẻ biết ngăn này đựng gì, cất gì vào ngăn này, 
hình thành thói quen cho trẻ cất đúng vào nơi quy định, giá đồ chơi sẽ gọn 
gàng không lộn xộn 
13/16 
 Các mảng tường trong lớp được trang trí đẹp, bắt mắt, phù hợp với 
nội dung ở mầm non, phù hợp với nội dung từng góc, từng mảng chủ đề, 
trang trí với nhiều chất liệu, và hình thức phong phú 
 Việc tạo 1 môi trường tạo hình đẹp trong lớp cũng là 1 biện pháp 
quan trọng vì cũng xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là trực quan 
sinh động nên môi trường đẹp sẽ hấp dẫn thúc đẩy trẻ hoạt động tạo hình 
tích cực 
c. Kết quả đạt được: 
 Việc sắp xếp môi trường gọn gàng giúp trẻ dễ lấy và cất khi trẻ chơi 
xong 
Hình ảnh minh họa 9: Các góc trong lớp học (Các minh chứng) 
IV.Biện pháp 4: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh 
a. Mục đích: 
 Thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ hay qua 
các cuộc họp phụ huynh để có những biện pháp kèm trẻ sao cho phù hợp 
b.Cách tiến hành: 
 Tuyên truyền phụ huynh cho con tham gia học lớp năng khiếu.Với 
những trẻ khá có kế hoạch bồi dưỡng riêng giao bài tập về nhà cho trẻ 
làm.Với trẻ yếu kém cô chú ý nhiều hơn đến kỹ năng của trẻ, có thể xếp 
trẻ khá ngồi gần trẻ yếu để trẻ học tập bạn, và có sự cố gắng nhiều hơn. 
c. Kết quả: 
 Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc phối hợp cùng các cô 
giáo để trẻ có được những sự tiến bộ rõ rệt. 
 Hình ảnh minh họa 10: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh (Các 
minh chứng) 
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
I. Kết quả: 
 Sau khi áp dụng một số biện pháp nhằm kích thích trẻ hoạt động tích 
cực trong giờ tạo hình, qua khảo sát cuối năm thu được trên 48 trẻ có kết 
quả như sau:(Các minh chứng mục I Phiếu điều tra thực trạng sau thực 
hiện, giải pháp,sáng kiến) 
 Bảng số liệu cho thấy: Với những biện pháp như trên tôi đã vận dụng 
vào tình hình thực tế một cách hợp lí và kết quả mang lại cho trẻ trong giờ 
hoạt động tạo hình đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ: 
+ Đối với trẻ: Trẻ đã tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ biết tự 
tay mình tạo ra sản phẩm, nhiều trẻ đã biết sắp xếp bố cục cân đối, không 
còn xếp lộn xộn nữa. Nhiều trẻ tạo ra sản phẩm đẹp mắt, có thẩm mỹ, và 
14/16 
sản phẩm thể hiện rõ mục đích mà trẻ muốn làm, trẻ hứng thú tham gia 
vào các hoạt động tăng lên đáng kể.Tỷ lệ các trẻ không hoàn thành sản 
phẩm, các trẻ còn lúng túng, trẻ kỹ năng tạo hình yếu giảm đáng kể, Điều 
này chứng tỏ việc áp dụng các biện pháp trên khả thi, đã phần nào phát 
huy tính tích cực của trẻ và kết quả đạt được gần cuối năm học trẻ lớp tôi 
có những chuyể

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbien_phap_giup_tre_mau_giao_lon_tich_cuc_tham_gia_vao_hoat_d.pdf