5.2 Nội dung sáng kiến:
5.2.1 Thực trạng:
Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước
nhà Việt Nam”
Lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để
tham chiếu kinh nghiệm cha ông vào sự phát triển hôm nay. Đó là hồn cốt,
truyền tải những giá trị truyền thống, mà nếu không có lịch sử không thể hiểu
được vị trí của hiện tại, với ý nghĩa đó thì nếu lịch sử còn thì văn hóa còn, và
văn hóa còn thì dân tộc còn. Lịch sử là sự trung thực của những sự thật khách
quan và không ai có thể chọn lịch sử, mà nhờ lịch sử nên con người và thời đại
được định hình.
Các em học sinh – những thế hệ tương lai của đất nước yêu lịch sử sẽ có
niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Mà khi đó, các em sẽ biết yêu quê hương đất nước,
biết quý trọng những gì hiện tại mình đang có, đang được thừa hưởng. Từ đó sẽ
biết phát huy, kế thừa, bảo vệ và phát triển đất nước mình ngày một giàu đẹp
hơn, vững mạnh hơn.
Mặc dù nhận thức đúng vị trí vai trò của phân môn Lịch sử nhưng do lo
ngại chất lượng nên nhiều giáo viên, phụ huynh có phần xem nhẹ môn học này
so với Toán và Tiếng Việt; còn dành ít thời gian vào việc nghiên cứu phương
pháp giảng dạy lịch sử. Các hình thức dạy học còn đơn điệu, khô cứng. Chính vì
vậy học sinh không hứng thú trong các giờ học lịch sử và đặc biệt không hình
dung được sinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa. Từ đó
dễ tạo cho các em có thói quen ỷ lại, thụ động, dễ quên và trì trệ trong tư duy.
Từ thực trạng đó mà tôi đã tìm hiểu và đưa ra những biện pháp cụ thể để
giúp các em học sinh học tốt hơn môn lịch sử.
gửi1: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình long Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) BÙI THỊ NHINH 05/07/1987 Trường TH&THCS An Phú Giáo viên ĐHSP Tiểu học 100% 1. Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến2: “Biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Lịch sử”. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)3: Bùi Thị Nhinh 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến4: Giáo dục và đào tạo ( Lớp 5 bậc Tiểu học) 4.Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 07/01/2020 5. Mô tả bản chất của sáng kiến5: 5.1 Tính mới của sáng kiến: - Các biện pháp hướng dẫn học sinh rõ ràng, dễ nhớ, đặc biệt khiến các em hiểu rõ hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc ta dẫn tới các em sẽ yêu thích và học tốt hơn môn Lịch sử. 2 - Các phương pháp học chủ động, tích cực - Củng cố, khắc sâu kiến thức - Ứng dụng Công nghệ thông tin vào môn học một cách hiệu quả, tích cực. - Rèn cho học sinh kĩ năng học tập tích cực, năng động. 5.2 Nội dung sáng kiến: 5.2.1 Thực trạng: Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiếu kinh nghiệm cha ông vào sự phát triển hôm nay. Đó là hồn cốt, truyền tải những giá trị truyền thống, mà nếu không có lịch sử không thể hiểu được vị trí của hiện tại, với ý nghĩa đó thì nếu lịch sử còn thì văn hóa còn, và văn hóa còn thì dân tộc còn. Lịch sử là sự trung thực của những sự thật khách quan và không ai có thể chọn lịch sử, mà nhờ lịch sử nên con người và thời đại được định hình. Các em học sinh – những thế hệ tương lai của đất nước yêu lịch sử sẽ có niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Mà khi đó, các em sẽ biết yêu quê hương đất nước, biết quý trọng những gì hiện tại mình đang có, đang được thừa hưởng. Từ đó sẽ biết phát huy, kế thừa, bảo vệ và phát triển đất nước mình ngày một giàu đẹp hơn, vững mạnh hơn. Mặc dù nhận thức đúng vị trí vai trò của phân môn Lịch sử nhưng do lo ngại chất lượng nên nhiều giáo viên, phụ huynh có phần xem nhẹ môn học này so với Toán và Tiếng Việt; còn dành ít thời gian vào việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy lịch sử. Các hình thức dạy học còn đơn điệu, khô cứng. Chính vì vậy học sinh không hứng thú trong các giờ học lịch sử và đặc biệt không hình dung được sinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa. Từ đó dễ tạo cho các em có thói quen ỷ lại, thụ động, dễ quên và trì trệ trong tư duy. Từ thực trạng đó mà tôi đã tìm hiểu và đưa ra những biện pháp cụ thể để giúp các em học sinh học tốt hơn môn lịch sử. 5.2.2 Biện pháp thực hiện: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử lớp 5 a) Biện pháp 1: Phân loại từng dạng bài *Qua giảng dạy, nghiên cứu, tôi chia thành các dạng bài từ đó có phương pháp dạy học với từng dạng bài cụ thể: 3 - Dạng bài cung cấp kiến thức mới: Dạng bài này thường đề cập tới các nội dung: + Tình hình kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội. +Hoạt động của một số nhân vật lịch sử điển hình. + Các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch, tiến công. + Các thành tựu về văn hoá, nghệ thuật, khoa học, giáo dục. - Dạng bài ôn tập, tổng kết: Bài ôn tập tổng kết là loại bài nhằm hệ thống hóa và củng cố lại những kiến thức đã học cho học sinh sau mỗi thời kì (giai đoạn lịch sử, giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản, nhận thức lịch sử một cách sâu sắc, toàn diện hơn). b) Biện pháp 2: Sử dụng linh hoạt các phương pháp tạo hứng thú học Lịch sử cho học sinh Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng vì vậy người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt để tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất. * Phương pháp kể chuyện Đặc trưng nổi bật nhất của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác, lịch sử là những sự việc đã diễn ra, là hiện thực trong qua khứ, là tồn tại khách quan không thể phán đoán, suy luận, để biết lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của bộ môn Lịch sử là tái tạo lịch sử, tức là cho học sinh tiếp nhận thông tin từ các tư liệu, tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở họ những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về sự kiện, hiện tượng lịch sử; tạo ra ở học sinh những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Vậy tái tạo bằng những phương thức nào? Trước hết, phải kể đến lời nói sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên. Đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử. Miêu tả thường được sử dụng khi dạy các nội dung về: địa danh lịch sử, quang cảnh, không khí của buổi lễ...Tường thuật miêu tả còn được sử dụng khi dạy diễn biến của một chiến dịch, khởi nghĩa... Ví dụ : Bài “ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” Hoạt động kể về tấm gương anh dũng trong chiến đấu. Giáo viên dùng phương pháp kể chuyện kể cho học sinh nghe câu chuyện về anh Tô Vĩnh Diện 4 lấy thân mình chèn pháo, Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng : Bế Văn Đàn là người dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng, xuất thân trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm, lớn lên đồng chí tham gia hoạt động du kích. Trong chiến dịch Đông Xuân (1953- 1954) làm liên lạc tiểu đoàn. Mặc cho bom rơi, đạn nổ, đồng chí đã dũng cảm vượt qua lưới đạn dày đặc của quân địch, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến diễn ra ngày càng ác liệt, đồng chí được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Địch phản kích lần thứ ba, chúng điên cuồng tiến, đại đội bị thương vong nhiều, bản thân đồng chí cũng bị thương, nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đại đội không bắn được vì xạ thủ hy sinh, khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng không bắn được vì không có chỗ đặt súng. Trong tình thế khẩn trương, không ngần ngại Bế Văn Đàn chạy lại cầm hai khẩu trung liên kê lên vai mình và hô đồng đội bắn. Đồng chí Pù còn do dự, Bế Văn Đàn hô lớn : “Kẻ thù trước mặt, bắn chết chúng nó đi”. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, đồng chí còn bị hai vết thương nữa và đã hy sinh nhưng trên vai vẫn ghì chặt giá súng. Tấm gương dũng cảm của đồng chí đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận hăng hái thi đua giết giặc lập công. Sau đó cho học sinh quan sát ảnh. Học sinh Tiểu học rất thích nghe kể chuyện, khi vận dung phương pháp này học sinh thấy nhẹ nhàng, dễ nhớ nhưng cũng cần lưu ý thời gian kể chuyện chỉ khoảng vài phút còn lại để thời gian cho các em tiếp xúc với các nguồn sử liệu để hình thành các biểu tượng lịch sử. * Phương pháp trực quan So với lời nói của giáo viên, các phương tiện trực quan có ưu thế lớn: tạo ra hình ảnh lịch sử cụ thể, sinh động, chính xác hơn, giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc tạo biểu tượng lịch sử. Vì vậy tôi luôn quan tâm đến phương tiện trực quan kết hợp với lời nói sinh động của mình. Ví dụ: Khi dạy bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”. Giới thiệu bài tôi sử dụng máy chiếu chiếu hình ảnh bến Nhà Rồng và hỏi: Đố các em biết hình ảnh trên là địa danh nào? Học sinh sẽ hào hứng trả lời, lôi cuốn các em vào tiết học.Sau đó tôi dùng lời để giới thiệu bài mới. Hoạt động tìm hiểu về Nguyễn Tất Thành (ngày sinh, quê quán) 5 Dựa vào sách giáo khoa tôi yêu cầu học sinh cho biết ngày sinh của Nguyễn TấtThành? Sau khi học sinh trả lời, tôi chiếu hình ảnh Nguyễn Tất Thành trên màn chiếu kèm theo chú thích năm sinh (lưu ý bức ảnh này được chụp vào năm 1911, lúc Người 21 tuổi). Về quê quán, tôi treo bản đồ yêu cầu học sinh chỉ quê Bác trên bản đồ. Tiếp đó, tôi giới thiệu cho học sinh xem một số hình ảnh về quê Bác. Qua những hình ảnh đó học sinh sẽ thấy được Bác Hồ của chúng ta sinh ra từ vùng quê của xứ Nghệ nghèo khó “ít cơm nhiều cháo xoay vần quanh năm” nhưng cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra nhiều bậc danh nhân, hào kiệt. Đồ dùng trực quan với tôi không nhất thiết là các tranh ảnh sưu tầm, phim tài liệu, tư liệu lịch sử từ bên ngoài mà một vấn đề quan trọng trong việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử chính là khai thác hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa. Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ có ý nghĩa minh họa bài viết, góp phần tạo ra sự sinh động, hấp dẫn của bài viết mà còn là nguồn tư liệu để chúng ta tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức.Để khai thác tốt kênh hình, tôi luôn xác định rõ kiến thức cơ bản của bài học và chuẩn bị một số câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh để gợi ý các em tự khai thác kiến thức từ kênh hình. Khi hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình, tôi thực hiện qua các bước: +Giới thiệu kênh hình (tranh ảnh, bản đồ, lược đồ...) + Giải thích các kí hiệu, quy ước (bản đồ, lược đồ) hoặc giới thiệu các nhân vật, sự kiện, trong tranh. + Tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình bằng việc yêu cầu học sinh quan sát kênh hình theo các câu hỏi gợi ý. + Yêu cầu học sinh nêu nhận xét của mình, cho học sinh khác nhận xét, bổ sung. + Giáo viên kết luận nội dung kênh hình. * Phương pháp vấn đáp Vấn đáp có thể giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn. Phương pháp này kích thích tính độc lập sáng tạo trong học tập, bồi dưỡng năng lực diễn đạt bằng lời nói cho học sinh. Ví dụ: Dạy bài “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”. Giáo viên hỏi: + Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì để đẩy lùi giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm? (Lập “hũ gạo cứu đói”, tổ chức “ngày đồng tâm”, kêu gọi tăng gia 6 sản xuất ; phát động “Tuần lễ vàng” ; phát động phong trào xóa nạn mù chữ ; ngoại giao mền dẻo, khôn khéo ;). + Kết quả của những biện pháp đó là gì? (Từng bước đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.) Đặt ra câu hỏi yêu cầu học sinh phải tìm tòi, phải có cảm nhận riêng của mình.Khi trả lời được học sinh sẽ cảm thấy phấn khởi vì trình độ, khả năng của mình so với các bạn trong lớp, các em sẽ hứng thú học tập, tiếp tục chú ý nghe giảng, trả lời các câu hỏi.Từ đó tạo không khí học tập sôi nổi trong lớp.Để sử dụng phương pháp này có hiệu quả, tôi luôn đầu tư vào việc xây dựng các câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, tường minh tránh những câu hỏi rườm rà, không có tác dụng phát triển tư duy và luôn ghi nhớ một phần bài học, không nên đặt ra quá nhiều câu hỏi. * Trò chơi học tập - Trò chơi giải mật mã Với trò chơi này có thể sử dụng để củng cố bài hoặc cũng có thể sử dụng trong các hoạt động làm bài tập lịch sử. Đặc biệt khi giáo viên muốn nhấn mạnh một sự kiện lịch sử quan trọng hay nhân vật lịch sử có công lớn đối với đất nước. Ví dụ: Dạy bài “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc Lập”, để củng cố lại bài học, tôi sử dụng trò chơi “giải mật mã” như sau: Chuẩn bị: giáo viên chuẩn bị các dữ kiện lịch sử, các dữ kiện có liên quan đến một nhân vật hay một sự kiện lịch sử được coi là “mật mã”. Mỗi dữ kiện là một câu hỏi, có thể có gợi ý để học sinh trả lời. Sau khi tìm được tất cả các dữ kiện HS sẽ có căn cứ để xác định “mật mã”. Sử dụng trò chơi: giáo viên đưa ra một một bông hoa có số cánh tương đương các dữ kiện lịch sử đã chuẩn bị, nhụy hoa là “mật mã”. Giáo viên đọc các câu hỏi để học sinh tìm ra dữ kiện ẩn trong mỗi cánh hoa. Cánh hoa 1: Ngày 5 - 6 - 1911 diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì? Cánh hoa 2: Ngày được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công là ngày nào? Cánh hoa 3: Ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là ngày nào? Cánh hoa 4: “Hỡi đồng bào cả nước.Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm 7 được,quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” là đoạn trích trong tác phẩm nào? Khi đã tìm được câu trả lời ở tất cả các cánh hoa, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm mối liên hệ giữa các sự kiện để tìm ra mật mã. Đáp án: Cánh hoa 1: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Cánh hoa 2: 19 - 8 Cánh hoa 3: 2 - 9 - 1945 Cánh hoa 4: Tuyên ngôn Độc Lập Mật mã: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc Lập. - Trò chơi ô chữ kì diệu Sau phần ôn tập, tổng kết giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi ô chữ để củng cố kiến thức Ví dụ, khi dạy bài “ Ôn tập” giai đoạn “ Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp”, tôi sử dụng trò chơi ô chữ. Cách chơi: Ô chữ kì diệu gồm 11 hàng ngang và 1 hàng dọc. Các đội chơi có quyền chọn ô chữ bất kì, có thể lựa chọn trả lời ô chữ hàng dọc bất cứ lúc nào. Thời gian suy nghĩ của mỗi ô chữ là 15 giây, mỗi đáp án đúng được 1 bông hoa. Riêng ô chữ hàng dọc được 3 bông hoa. Hàng ngang số 1 gồm 6 chữ cái: Ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại đâu? Hàng ngang số 2 gồm 7 chữ cái: Tìm từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu: “Sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với , giặc dốt và giặc ngoại xâm.” Hàng ngang số 3 gồm 7 chữ cái: năm 1947 diễn ra chiến dịch nào? Hàng ngang số 4 gồm 8 chữ cái: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đó là nhân vật lịch sử nào? Hàng ngang số 5 gồm 8 chữ cái: Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ người anh hùng nào lấy thân mình làm giá súng? Hàng ngang số 6 gồm 10 chữ cái: Ai là một trong những người đầu tiên xây dựng và là “Quản đốc Xưởng Quân giới ở chiến khu Việt Bắc”? 8 Hàng ngang số 7 gồm 8 chữ cái: Năm 1950, chiến thắng nào tạo chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến: từ đây ta nắm quyền “Chủ động trên chiến trường”? Hàng ngang số 8 gồm 12 chữ cái: trong Chiến dịch Điện Biên Phủ người anh hùng nào đã lấy thân mình lấp lỗ châu ma? Hàng ngang số 9 gồm 8 chữ cái: Chiến dịch Việt Bắc năm 1947 được ví như: “mồ chôn”? Hàng ngang số 10 gồm 10 chữ cái: đây là phân khu trung tâm do Pháp xây dựng ở Điện Biên Phủ. Hàng ngang số 11 gồm 8 chữ cái: Tìm từ còn thiếu trong câu “Kháng chiến, toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và sự ủng hộ của quốc tế? Tóm lại, trong dạy học Lịch sử, học sinh chỉ học tập có kết quả cao khi chính các em tiếp cận với các nguồn sử liệu và tự rút ra bài học dưới sự tổ chức, dẫn dắt của giáo viên.Bởi vậy, giáo viên cần kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học. Bước thứ 4: Kết luận vấn đề. Việc giáo viên chốt lại kiến thức, khẳng định kiến thức hoặc liên hệ mở rộng là việc làm rất cần thiết. Bởi vì: những thông tin học sinh thu lượm được còn rời rạc, kiến thức mà các em thu lượm được khác nhau, đôi khi sai lệch hoặc chưa chuẩn. Chính vì vậy, giáo viên phải chốt lại chuẩn kiến thức, từ đó mở rộng vừa tầm học cho học sinh, gây cho các em sự hứng thú trong giờ học. c) Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử Đây là biện pháp mà tôi tâm đắc nhất bởi : Thứ nhất: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao tính tích cực trong dạy học là xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ thông tin. Các chức năng của công nghệ thông tin mang lại cho con người như thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt dữ liệu. Với lịch sử, điều này càng có ý nghĩa quan trọng bởi lịch sử là hiện thực trong quá khứ chỉ có nhờ vào các công cụ đa phương tiện của máy tính như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hoạt cảnh giáo viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động thu hút sự tập trung của các em, dễ dàng thể hiện được các phương pháp như: phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề đồng thời còn tăng tính tích cực chủ động tham gia học 9 tập của các em.Việc sử dụng công nghệ thông tin giúp các em được sống lại, được chứng kiến những giây phút lịch sử hào hùng đó. Ví dụ: khi dạy bài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tôi cho các em xem đoạn phim tư liệu về sự chuẩn bị của ta ( quá trình vận chuyển lương thực, vũ khí từ hậu phương lên chiến dịch) để các em thấy được quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta cho chiến dịch. Thứ hai: Không những công nghệ thông tin có tác dụng trong bài giảng điện tử mà nhờ công nghệ thông tin, chúng ta dễ dàng tìm kiếm được các nguồn tài liệu, tranh ảnh trong thư viện không có để phục vụ cho bài học làm cho bài học hấp dẫn hơn. Và công việc chuẩn bị tài liệu này không chỉ có giáo viên làm mà giáo viên sẽ giao từng phần việc cụ thể cho học sinh để các em về sưu tầm, tìm hiểu, chuẩn bị bài mới. Lên lớp các em sẽ trình bày những gì mình tìm hiểu được . Kết hợp với hỏi đáp, tranh luận. Từ đó các em sẽ khắc sâu kiến thức mà mình tự tìm hiểu cũng như trong quá trình hỏi đáp, tranh luận và rèn luyện kĩ năng, bắt kịp xu hướng học tập chủ động tích cực của thời đại. Đó chính là tính chủ động, tích cực trong học tập mà người giáo viên cần dẫn dắt học sinh thực hiện. Bên cạnh đó tôi cũng dặn các em đến các ngày lễ lớn nên đón xem trên ti vi bởi những dịp đó thường chiếu lại các đoạn phim tư liệu, tài liệu...Khuyến khích các em xem phim lịch sử trong nước và địa phương: Lý Công Uẩn, Đừng đốt, Trần Thủ Độ, Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông... 6. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Nhà trường cần có đủ sách tham khảo về môn Lịch sử lớp 5 cho GV tìm hiểu nghiên cứu - Phòng học cần được trang bị màn hình kết nối máy tính để GV dạy trình chiếu ( thì hiệu quả áp dụng càng cao), vì các bài học trong môn Lịch sử cần nhiều tranh ảnh, video hay những thước phim tài liệu, tư liệu về lịch sử. - HS cần có đủ sách vở và dụng cụ học tập, đặc biệt cần có phương tiện để truy cập internet để tìm hiểu thông tin một cách nhanh và rộng mở nhất. - GV phải biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách thành thạo thì hiệu quả sẽ cao hơn 10 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Bằng các biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy : - Đầu tiên,sau thời gian áp dụng sáng kiến, học sinh của tôi rất hứng thú , rất say mê và rất thích học môn Lịch sử. Tới tiết học Lịch sử các em rất thích thú và học tập rất tích cực. - Học sinh nắm vững kiến thức, nhớ những dữ liệu, những sự kiện, những nhân vật lịch sử trong chương trình sách giáo khoa và tìm hiểu mở rộng thêm nhiều dữ liệu liên quan. - Đa số các em mạnh dạn, tự tin hỏi đáp, trình bày ý kiến trước thầy cô và các bạn. + Dưới đây là bảng thống kê kết quả kiểm tra cuối kì của học sinh năm học 2019 - 2020: + Bảng thống kê kết quả kiểm tra cuối kì của học sinh năm học 2020 – 2021: * Bài học kinh nghiệm: - Trước hết, người giáo viên phải luôn có lòng yêu nghề, mến trẻ, có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy. - Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu nội dung chương trình, dự giờ đồng nghiệp, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn, trau dồi kiến thức Tiếng Việt, đặc biệt kiến thức về ngữ pháp. Từ đó, giáo viên mới có thể hướng dẫn tốt cho HS của mình. TSHS: 31 Học sinh đạt điểm <5 Học sinh đạt điểm 5; 6 Học sinh đạt điểm 7; 8 Học sinh đạt điểm 9; 10 HKI 1 3 12 14 HKII 0 2 10 19 TSHS:30 Học sinh đạt điểm <5 Học sinh đạt điểm 5; 6 Học sinh đạt điểm 7; 8 Học sinh đạt điểm 9; 10 HKI 0 2 8 20 11 - Dạy HS yêu thích và học tốt môn Lịch sử không chỉ bó hẹp trong môn học mà nó còn được tích hợp trong tất cả các môn học khác như Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, Khoa học, Tiếng Việt - GV phải kiên trì, không nóng vội khi thấy HS chưa tiến bộ. - Về phía HS cần có thái độ học tập tích cực, cần rèn luyện thường xuyên, chịu khó học hỏi thì mới có kết quả tốt. Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước ph
Tài liệu đính kèm: