Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học Tập làm văn - Phần miêu tả - có hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học Tập làm văn - Phần miêu tả - có hiệu quả

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1.Tính mới của sáng kiến

Phân môn Tập làm văn trong chương trình Tiếng Vệt lớp 4 có số lượng bài văn miêu

tả chiếm đại đa số với những cái tên: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Bài văn miêu tả được xây

dựng trên cơ sở những hình ảnh, những ấn tượng về đối tượng mà người viết thu lượm, cảm

nhận được thông qua các giác quan trực tiếp của mình.

Văn miêu tả là thể loại văn bản mang tính chất nghệ thuật cao, mang tính sáng tạo,

tính cá thể của người viết. Ngôn ngữ trong văn miêu tả là thứ ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ

giàu sức gợi cảm và là ngôn ngữ của những biện pháp tu từ.2

Như vậy, bài văn là một văn bản gồm ngôn từ, nội dung chứa trong ngôn từ chính là

văn. Văn và ngữ luôn sóng đôi với nhau: văn cần đến ngữ để biểu hiện, ngữ cần đến văn để

nói nên ý nghĩa.

Chính vì thế, việc dạy và học Tập làm văn là vấn đề luôn cần có sự đổi mới. Không thể

cứ áp dụng mãi phương pháp học hôm qua vào hôm nay và mai sau.

Với các phân môn khác của Tiếng Việt trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy

học đã chỉ rõ quy trình các bước lên lớp rất cụ thể rõ ràng. Còn với phân môn Tập làm văn, các

nhà nghiên cứu chỉ đưa ra quy trình chung nhất cho mỗi loại bài, chủ yếu vẫn là sự sáng tạo của

giáo viên khi lên lớp. Còn việc học thì sao? Ngoài SGK Tiếng Việt thì hiện nay có rất nhiều loại

sách tham khảo cho học sinh, giúp cho học sinh có cái nhìn đa dạng, phong phú hơn. Song

những cuốn sách tham khảo của phân môn Tập làm văn lại thường đưa ra các bài văn mẫu hoàn

chỉnh nên khi làm văn các em thường dựa dẫm, ỉ lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên

bài văn mẫu vào bài làm của mình. Cách cảm, cách nghĩ của các em không phong phú mà còn

đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt.

Từ những lí do khách quan và chủ quan trên để khắc phục những hạn chế trong việc

dạy Tập làm văn ở Tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường sau bao

lần suy nghĩ, trăn trở tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp giúp học sinh lớp 45

học Tập làm văn – phần miêu tả – có hiệu quả”

pdf 23 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1059Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học Tập làm văn - Phần miêu tả - có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viết được những đoạn văn tả đầy đủ ý. 
Với bài: Miêu tả cây cối 
Tiết 53 – tuần 27 - SGK TV tập 2 trang 92 
Đề bài 3: Tả một cây hoa 
Em Gia Hân viết: Vẻ đẹp của hoa cúc gắn liền với mùa thu trong sáng và dịu êm, gắn 
liền với mâm cổ, trăng tròn tháng Tám. Còn gì đẹp hơn những bông cúc vàng lộng lẫy, trên 
cánh đọng li ti những giọt sương đêm, đang rung rinh trước làn gió sớm. Cúc mọc thành bụi, 
thân mềm, thanh mảnh, cùng màu xanh với lá. 
Lá cúc to bằng mấy ngón tay, xẻ thành những đường cong mềm mại, mọc so le trên 
thân. Cả bụi chỉ cao độ năm, sáu gang tay em, mọc lòa xòa tạo nên một vẻ đẹp rất tự nhiên. 
Đầu mỗi cành là một chùm nụ với hàng chục chiếc xinh xinh như những cúc áo màu xanh nhạt. 
Vài cái nụ hé nở với những cánh vàng e ấp... 
Hay bài: Luyện tập đoạn văn miêu tả con vật 
Tiết 63 – tuần 32 - SGK TV tập 2 trang 140 
Bài 2: Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu 
tả ngoại hình của con vật đó 
Bài 3: Quan sát hoạt động của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu 
tả hoạt động của con vật đó 
Em Dũng viết: Con lợn có nước da trắng hồng. Khi mới mang về, nó chỉ nhỏ như cái 
ấm phích. Vậy mà ba tuần sau, trông nó đã to bằng hai chiếc xô nhựa úp vào nhau. Chú lợn này 
có chiếc mõm dài nom thật ngộ nghĩnh. Trên mõm có hai cái lổ mũi lúc nào cũng ướt. Hai tai 
lợn to bằng hai bàn tay em cụp xuống. Đôi mắt lúc nào cũng như ti hí, chẳng mấy khi mở to. 
Thân lợn thon dài... 
Mỗi lần cho lợn ăn bao giờ nó cũng uống cạn nước rồi mới ăn cái. Khi ăn, chiếc đuôi 
cứ ngoe nguẩy tỏ vẻ mừng rỡ... 
Em Trúc viết: “...Toàn thân chú phủ một bộ lông màu vàng. Sờ vào thì mượt như sờ tay 
trên tấm nhung tơ. Miu có cái đầu hơi tròn, chắc khoảng bằng nắm tay em. Hai tay dong dỏng 
dựng đứng, rất thính và nhạy. Đôi mắt hiền lành tròn xoe như hòn bi ve. Bộ ria của chú gợi 
8 
cảm, vểnh lên trông thật oai vệ. Bốn chân thoăn thoắt, thon thon bước nhẹ trên mặt đất. Cái 
đuôi nom thớt tha, duyên dáng làm sao!...” 
Từ việc hiểu rõ đặc điểm của thể loại văn miêu tả, hiểu rõ con đường mình cần đi và đích 
mình cần tới, chắc chắn học sinh sẽ thận trọng hơn khi chọn lọc từ ngữ, sẽ gọt giũa kĩ hơn từng 
lời, từng ý trong bài văn và như vậy chất lượng bài làm của các em sẽ tốt hơn. 
Giải pháp 3:Giúp học sinh học tốt văn miêu tả thông qua việc yêu thích đọc sách, phối 
kết hợp với các môn học khác và các buổi sinh hoạt ngoại khóa 
 * Khuyến khích học sinh có thói quen đọc sách ở thư viện, ở nhà để có vốn từ phong 
phú: 
Trường tôi là một trường điển hình của huyện nhà, thư viện trường nhiều năm đạt chuẩn 
01. Cán bộ thư viên giỏi, nhiệt tình, cần mẫn trong công tác. Hàng năm, thư viện được trang bị 
thêm từ 600 đến hơn 700 đầu sách các loại: truyện lịch sử, truyện cổ tích, sách tìm hiểu khoa 
học, từ điển Tiếng Việt – Tiếng Anh, .... Thư viện hoạt động quy mô và duy trì thường xuyên. 
Mỗi lớp đều có tổ cộng tác viên hoạt động có hiệu quả: Mỗi ngày, giờ ra chơi các em theo lịch 
đọc đến thư viện nhận sách - truyện đem về lớp đọc. Cứ như thế các em được tiếp cận với nhiều 
tác phẩm hay vừa mang ý nghĩa giáo dục, vừa giúp học sinh cảm nhận, rung cảm trước cái hay, 
cái đẹp trong văn học. Qua đó, giúp học sinh cảm thụ văn học, giúp em có những cảm xúc thẩm 
mĩ xoay quanh cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội. 
 Ở trường, các em được đọc rất nhiều tác phẩm hay từ những nhà xuất bản (NXB) lớn: 
NXB Giáo Dục, NXB Kim Đồng, NXB Đồng Nai, NXB Trẻ, NXB Hội Nhà Văn, NXB Văn 
Hóa, Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám,... 
 Ở lớp, tôi treo một bảng phụ làm bảng tin để giới thiệu những đầu sách hay đã có ở thư 
viện hay những đầu sách mà tôi tìm tòi được cho học sinh tìm tòi và tiếp cận chúng. Hàng tuần, 
vào các tiết sinh hoạt hay trước và sau giờ học, tôi chủ động trò chuyện với phụ huynh giới thiệu 
thêm những đầu sách hay như: Dế Mèn phiêu lưu kí, Kho tàng các ông trạng việt Nam, Chuyện 
con mèo dạy con hải âu bay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, ...để phụ huynh bổ sung thêm sách 
cho các em đọc thêm ở nhà vào những lúc rãnh rỗi. 
 Song song với việc đọc, tôi hướng dẫn các em lập sổ tay văn học tích lũy vốn từ ngữ 
miêu tả theo các chủ điểm: con người, thiên nhiên. Khi có một từ hay, một câu văn hay các em 
ghi vào sổ tay theo từng dạng bài và khi làm văn có thể sử dụng một cách dễ dàng. Việc ghi 
chép này của các em cũng được tôi đặc biệt quan tâm, theo sát và kiểm tra thường xuyên. Khi 
đọc được một quyển sách hay các em thường khoe với tôi. 
9 
Ví dụ: 
* Tả đồ vật: 
-Tả Tòa Bái Đường: ...mặt sau là cửa sổ gỗ chấn song con tiện, phía dưới là những 
bức phù điêu gỗ thời Lê khắc nổi hình rồng mây đao rất đẹp. Toàn bộ phần gỗ được sơn son 
thếp vàng, hai hàng cột ở giữa có trang trí rồng cuốn mây lượn, được tu sửa nhiều lần. (Văn 
Miếu – Quốc Tử Giám) 
-Tả cây rơm: ...Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể 
mở cửa ở bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống 
rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh của lại. 
Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến 
mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của 
trâu bò... 
*Tả cây cối: 
-Tả hoa cỏ may: ...Từng bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh 
xắn nhiều tầng. Ở mỗi nhánh tháp, trên đầu mỗi bông hoa cỏ may lại đính một hạt sương. Khói 
có thể tưởng tượng bàn tay tinh xảo nào có thể hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ, tinh tế 
đến vậy. Mỗi hạt sương được tính sao vừa nhìn thấy, vừa nhẹ để không bị rơi, vừa đủ nặng để 
không bị gió thổi bay mất. Mỗi chùm hoa cỏ may là một cái tháp đính đầy sương như thế... 
(Tháp cỏ may) 
-Tả cây hoa ngâu: Li ti như muôn hạt kê, mê mải một màu vàng tươi non. Như một 
trận mưa bụi vàng đọng lại trên vòm xanh, thứ vòm lá xum xuê, lá tron tròn, nho nhỏ như vết 
đầu ngón tay và xanh non, bóng bẩy, mỡ màng. 
Như muôn hạt cát vàng muôn hạt đã nhẵn lỳ vì mưa gió thời gian. Bề ngoài tưởng câm 
đặc, ai ngờ trong hạt nhỏ xíu ấy lại rộng lớn vô cùng. Chả có thế mà nó chứa đựng được bao 
nhiêu là bao nhiêu hương thơm ngát. Cứ tỏa ra cho gió mang đi, mang đi, mang đi nữa, mang đi 
mãi, mà trong cái kho tí hon ấy vẫn đầy ắp hương thơm ... 
*Tả con vật: 
-Tả Dế Mèn: Cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa 
nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai nhoàm 
ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu của tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng 
dũng... 
10
-Tả Dế Choắt: người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã 
thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc 
áo gi lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, và mặt mũi lúc 
nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy tính nết lại ăn xổi ở thì ... 
Tả Nhái Bén, Đại vương Ếch Cốm, cá Diếc, Chuồn Chuồn, chị Cào Cào, cụ Châu 
Chấu, Bói Ca,... (Dế Mèn phiêu lưu kí) 
Tôi thật sự thích thú khi xem rất nhiều, rất nhiều đoạn văn mà các em ghi chép được. 
Và thường xuyên khuyến khích, động viên các em siêng năng thực hiện, trao đổi với nhau để 
vốn từ của các em ngày càng phong phú, đa dạng hơn. 
Ngoài ra, để bài văn của các em được hoàn thiện hơn tôi luôn xem trọng việc cung cấp 
vốn từ thông qua các môn học khác. 
 * Công tác phối kết hợp với các môn học khác: 
Tập làm văn là môn học sáng tạo chứ không phải sao chép, môn học thực hành 
tổng hợp kiến thức, tổng hợp các kĩ năng (kĩ năng sống, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, trình bày 
và tạo lập văn bản,...) ở tất cả những phân môn khác, vì vậy muốn dạy tốt tập làm văn cần phải 
dạy tốt các phân môn khác ở chương trình tiểu học. Các môn học là nguồn cung cấp vốn sống 
cũng như vốn từ khá phong phú.. Trong văn miêu tả, ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn ngữ giàu 
hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu nhịp điệu âm thanh. Muốn có một bài văn hay, có "hồn", đẫm chất 
văn thì các em phải có vốn từ ngữ phong phú và phải biết cách lựa chọn từ ngữ khi miêu tả cho 
phù hợp. 
 Tập đọc: 
 Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Cánh diều tuổi thơ” giáo viên cần chỉ cho học sinh thấy những 
câu văn hay tác giả miêu tả cánh diều (đồ vật): 
Cánh diều mềm mại như cánh bướm. 
Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. 
 Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè ...như gọi thấp xuống những vì sao sớm 
Và bài “Trống đồng Đông Sơn”: 
 Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. 
 Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình 
chim bay, hươu nai có gạc, ... 
 Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên... 
Hoặc tả cây cối: bài tập đọc Sầu riêng 
11
Thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, 
chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. 
 Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo ... 
Và bài: Hoa học trò 
...mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ 
đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm ... 
Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp... 
Hay tả con vật: bài tập đọc Đường đi Sa Pa 
Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt 
liễu rũ.... 
Và bài: Con chuồn chuồn nước 
Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. 
Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. 
Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. 
Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.... 
Cứ thế qua các bài tập đọc, bài thơ, bài đọc thêm,... tôi giúp các em phát hiện và ghi lại 
một ý hay, những câu văn hay vào “sổ tay văn học”. Bởi vì sưu tầm, tích luỹ, ghi chép từng câu 
văn hay, những câu thơ giàu cảm xúc, những câu ca, lời hát, . . . lâu dần sẽ thấm hình ảnh văn 
học được tích luỹ giống như nguyên vật liệu thì “toà lâu đài văn học” của các em càng to, càng 
đẹp, càng lộng lẫy 
Luyên từ và câu: 
Tôi nghĩ, học sinh hiểu thêm một từ mới nghĩa là hiểu thêm một khái niệm mới. Mà ngôn 
ngữ gắn chặt với tư duy. Ngôn ngữ phát triển thì tư duy cũng phát triển theo. Làm giàu vốn từ 
cho học sinh nhất là những từ tượng hình, tượng thanh, từ gợi tả màu sắc, . . . để giúp các em 
viết tốt thể loại văn miêu tả. 
-Có nhiều đề tài nhỏ để gợi cho học sinh tìm từ ở các tiết mở rộng vốn từ: 
Ví dụ: 
-Tuần 15/ tiết 29: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – trò chơi 
Bài tập 4: Tìm các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò 
chơi. 
12
* Khi dạy các tiết này, tôi chia học sinh thành các nhóm thảo luận, sau đó tổ chức cho hai 
nhóm thi đua “tiếp sức”, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em cùng tìm từ trong một thời gian được 
quy định cụ thể. 
* Lần lượt từng học sinh lên bảng ghi từ theo bảng chữ cái đã ghi sẵn. 
* Học sinh 1 ghi xong, chuyền phấn cho Học sinh 2, cứ thế cho đến em cuối cùng . Nhóm 
nào tìm được nhiều từ thì nhóm đó thắng 
Tôi có thể cho học sinh thi tìm từ theo thẻ từ cho sẵn. Sau khi học sinh được quan sát, trao 
đổi, học sinh luân phiên tìm được các từ nêu về dặc điểm, lợi ích của cây, nêu các bộ phận. Noi 
dung yêu cầu gồm các từ: lá cây, hoa, thân cây, ích lợi. 
 Ví dụ: Bài ”Tả cây hoa phượng” 
+Từ chỉ màu xanh của lá, xanh đậm, xanh lam, xanh um, xanh tươi, xanh thẫm... 
+Từ chỉ màu đỏ của hoa : đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ tía, đỏ rực... 
+Từ chỉ cành lá : sum suê, um tùm 
+Từ chỉ thân cây : nham nhám, sần sùi  
+Từ chỉ ích lợi : che mát, giúp HS vui chơi, cho vẻ đẹp, ăn quả  
-Ngoài ra, còn có những cách bồi dưỡng khác làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua các 
tiết rèn Tiếng Việt (LT&C), chẳng hạn: tôi sử dụng phương pháp trò chơi, tôi cho học sinh thi 
đua tìm các từ láy gợi tả có âm đầu theo thứ tự Alphabét : 
A B 
a 
b bồng bềnh, bừa bộn,... bập bênh, bừa bãi,... 
c cứng cáp, cặm cụi, ... cần cù, canh cánh, ... 
d dịu dàng, dồi dào, ... dịu 
dàng 
dễ dàng, dồn dập,... 
đ đủng đỉnh, đành đạch, ... 
đều đặn 
đúng đắn, đầy đặn,... 
g gấp gáp, gay go, ... gọn 
gàng 
gặp gỡ, gay gắt, ... 
h hăm hở, hăng hái, ... hiu 
hắt 
hùng hậu, hài hòa, ... 
k kè kè, kênh kiệu, ... kĩu kịt kẽo kẹt, kì kèo, ... 
13
l lung linh, lạ lùng, ... lấp lánh, la liệt, ... 
m mênh mông, mềm mại, ... mênh mang, miên man,...
 miệt mài 
n nóng nực, năn nỉ, ... no nê, nể nang, ... 
r rộng rãi, rời rạc,... ríu rít róc rách, rung rinh, ... 
s sạch sẽ, sâu sắc, ... suôn sẻ, sột soạt, ... 
t tỉ tê, tiều tụy, .... tí tách, tối tăm, ... 
v véo von, vành vạnh, ... vi vu, văng vẳng, ... 
x xa xăm, xấp xỉ, ... xôn xao, xinh xắn,... 
 Cũng với phương pháp trò chơi, các nhóm sẽ thi đua tìm các từ láy biết rằng âm cuối của 
từ láy đứng trước sẽ là âm đầu của từ láy đứng sau: an nhàn, no nê, êm đềm, mênh mông, ngào 
ngạt, tí tách, chi chít, tíu tít, tỉ mỉ; mơn mởn, nóng nực, cuồn cuộn, nũng nịu, um tùm, mỏng 
manh, nhanh nhẹn, non nớt, tiên tiến, . . 
Sau khi các em biết cách tích lũy vốn từ, tôi yêu cầu các em đặt câu theo mức độ tăng 
dần, bước đầu chỉ yêu cầu ghép thành câu, đặt câu đúng ngữ pháp: Học sinh chỉ cần viết câu văn 
có đầy đủ bộ phận chủ ngữ và vị ngữ, diễn đạt câu văn sáng, ngắn gọn. 
Ví dụ: 
*Ghép cụm từ tạo thành câu: 
 Ở tiết 44 (bài tập 4) 
A B 
đẹp người đẹp nết ...,em mỉm cười chào mọi người. 
Mặt tươi như hoa Ai cũng khen chị Ba... 
chữ như gà bới Ai viết cẩu thả chắc chắn ... 
hay tiết 48 (bài tập 2) 
A B 
Sư tử là nghệ sĩ múa tài ba 
Gà trống là dũng sĩ của rừng xanh 
Đại bàng là chúa sơn lâm 
Chim công là sứ giả của bình minh 
14
 * Đặt câu đơn giản có đủ chủ ngữ và vị ngữ: Ở các tiết 37 (bài tập 2, 3/7), tiết 42 (bài tập 
2/30), tiết 44 (bài tập 3/40), tiết 46 (bài tập 4/52)....với các mẫu câu: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là 
gì?... học sinh sử dụng để giới thiệu hoac nêu nhận định về sự vật. Rồi sau đó, tôi yêu cầu cao 
hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những từ láy, từ ngư gợi tả 
hình ảnh, âm thanh, những từ biểu lộ tình cảm hay có thành phần trạng ngữ...Tôi cho các tổ 
chuẩn bị các câu văn, có sử dụng biện pháp nghệ thuật. Mỗi tổ đọc câu văn của tổ mình, yêu cầu 
tổ bạn nêu biện pháp nghệ thuật mà tổ mình đã sử dụng trong đoạn văn đó. Biện pháp nghệ thuật 
được sử dụng trong đoạn văn là hình ảnh so sánh, nhân hóa, các so sánh, tác dụng của nó. Cứ 
như vậy đến tổ khác lên đọc đoạn văn rồi mời tổ bạn tìm và nhận xét. Đội nào nói đúng, nhanh 
là thắng cuộc. 
Ví dụ: 
  Tả đồ vật: 
-Bút chì như người bạn thân của em. 
-Thân viết thon thon như búp măng. (viết mực) 
-Ngày ngày, em cõng cặp đến trường như cõng đứa em trai bé bỏng. 
-Ngăn bàn ấy chứa cả một “kho báu” của riêng em. 
-Trống khum khum hình bầu dục... 
Tả cây cối: 
-Vỏ cây xù xì màu nâu xám. 
-Bốn “ông” bã đậu đứng ở sân trường như những tàng dù khổng lồ. 
-Hoa bàng màu trắng, li ti như những ngôi sao. 
-Rễ cây trồi lên mặt đất như những con trăn. 
-Giờ ra chơi, chúng em đến vui đùa quây quần bên gốc cây chuyện trò rôm rã... 
Tả con vật: 
-Hai cái cựa nhô ra như hai cái đinh nhọn hoắc. 
-Đôi mắt sáng, tròn như hai hạt đậu đen. 
- Ở hai bên mép, những sợi râu trắng như cước. 
- Cái mào trên đầu như một cái vương miện màu đỏ tươi. 
- Móng vuốt của chị Mun vừa nhọn, vừa cong và sắc như dao... 
 Mặc dù sẽ có trường hợp các tổ nêu lên là những câu đơn tôi sẽ cho các em tập trung bổ 
sung để tạo thành câu đúng với yêu cầu của giáo viên. Các tổ sửa đúng được cả lớp tuyên 
dương. Như vậy cùng là miêu tả về đồ vật, cây cối và con vật nhưng những câu văn sử dụng biện 
15
pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những từ gợi tả, gợi cảm... như các câu trên thì hiệu quả khác hẳn, 
ta thấy miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút người đọc, người 
nghe. 
 Chính tả: 
 -Nội dung của bài văn có hấp dẫn, có lôi cuốn được người đọc hay không một phần phụ 
thuộc vào hình thức biểu hiện bên ngoài của nó, đó chính là chữ viết. Vì vậy muốn có bài văn 
hấp dẫn thì giáo viên chú ý rèn kỹ năng viết cho học sinh trong các tiết chính tả. Chính tả giúp 
học sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp và trình bày rõ ràng, sạch sẽ. Qua những bài tập, tôi 
hướng dẫn các em nắm các mẹo luật đơn giản, chấm VSCĐ và tuyên dương kịp thời. Đồng thời 
vốn từ ngữ của các em ngày càng đầy ắp, giúp các em diễn đạt rõ ràng từng ý, từng câu của 
phân môn Tập làm văn. 
 Ví dụ: 
 Tuần 11 – Bài chính tả (nhớ viết): “Nếu chúng mình có phép 
lạ” có 2 bài tập, bài tập 2 là bài tập lựa chọn tôi chọn 2b nhưng nội dung được thay đổi như sau: 
Hãy xếp các từ sau vào các nhóm có đặc điểm giống nhau về dấu thanh, em 
có nhận xét gì về các nhóm từ vừa xếp? 
chặt chẽ - thỗn thện - õng ẹo - kĩu kịt - rộn rã - lẵng nhẵng - rộng rãi - rõ 
ràng - lõm bõm - nhão nhẹt - dỗ dành - nhũng nhiễu - quạnh quẽ - bỗ bã - kĩ càng 
- não nùng - lộng lẫy - dãi dầu - dễ dàng - nũng nịu - não nề 
-Yêu cầu HS nêu nhận xét 
-Đáp án: 
+Nhóm 1: chặt chẽ - thỗn thện - õng ẹo- kĩu 
kịt - rộn rã - rộng rãi - nhão nhẹt - quạnh 
quẽ - lộng lẫy - nũng nịu - nghĩ ngợi 
+Nhóm 2: lẵng nhẵng - lõm bõm - nhũng 
nhiễu - bỗ bã - nhũng nhẵng - lõa xõa. 
+Nhóm 3: rõ ràng - dỗ dành - kĩ càng - não 
nùng - dãi dầu - dễ dàng - não nề - nhỡ 
nhàng- trễ tràng -lỡ làng - hãi hùng - mỡ 
màng 
-HS phát biểu: 
+Nhóm 1: Tiếng có dấu thanh ngã đi với 
16
Qua đó, học sinh vừa nắm được mẹo luật chính tả vừa có được những từ mới góp phần 
đắc lực trong văn miêu tả sự vật. 
Nếu như tập đọc rèn kĩ năng cảm thụ cho học sinh, chính tả rèn kỹ năng viết; vốn từ cho 
học sinh thì phân môn kể chuyện rèn kỹ năng nói hay cách nói khác là kỹ năng sản sinh văn bản 
dưới dạng nói của học sinh. Kể chuyện vừa bồi dưỡng tình cảm, giúp học sinh biết quý trọng 
người tốt, phê phán cái xấu, vừa giúp học sinh học tập cách miêu tả, cách diễn đạt trong mỗi câu 
chuyện. 
Kể chuyện : 
Các bài kể chuyện theo tranh ở tuần 1, 4, 7, 11, 14, 17, 19, 22, 25, 29, 32 học sinh được 
quan sát tranh tỉ mỉ kết hợp với lời kể của giáo viên, được thảo luận nhóm các em sẽ có những 
cách tả sự vật phong phú hơn so với văn bản ban đầu mà giáo viên cung cấp như: con giao long, 
vỏ ốc, áo nàng tiên, mái tóc của chị Ngàn, hai tay của Kí, ... 
Từ các tiết kể chuyện trên đến các tiết kể chuyện đã nghe đã đọc cách tả của các em đa 
dạng, nhuần nhuyễn hơn và sử dụng vốn từ ngữ một cách có hiệu quả. Cứ thế, phần miêu tả ở 
phân môn Tập làm văn được hỗ trợ rất đắc lực. 
Tóm lại các phân môn đều có nội dung riêng, phương pháp riêng nhưng chúng không hoàn 
toàn độc lập với nhau mà luôn bổ sung cho nhau, kiến thức của phân môn này hỗ trợ cho việc học 
những phân môn khác. Với phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp của những phân 
môn khác, muốn học tốt Tập làm văn học sinh cần được học tốt các phân môn còn lại .Quá trình tích 
lũy những bộ phận kiến thức như trên chính là quá trình HS tự mình mở rộng phạm vi gợi ý, lựa 
chọn về ngôn ngữ (từ vựng, hình ảnh, cấu trúc câu... ), giúp các em dễ dàng hơn khi tìm cách 
diễn đạt đối tượng. Bên cạnh đó, đọc các tác phẩm văn học, những cách sử dụng ngôn từ trong 
-Nhận xét, tuyên dương 
*GV cung cấp: để dễ nhớ các em 
cần chú ý: chị Huyền mang Nặng 
Ngã đau 
tiếng có dấu thanh nặng, hoặc ngược lại. 
+Nhóm 2: Tiếng có dấu thanh ngã đi với 
tiếng có dấu thanh ngã, hoặc ngược lại. 
+Nhóm 1: Tiếng có dấu thanh ngã đi với 
tiếng có dấu huyền, hoặc ngược lại. 
-Nhắc lại 
17
giao tiếp sẽ tự nhiên ăn sâu vào tiềm thức của HS, trở thành cái vốn để các em huy động khi cần 
khắc họa cách thức giao tiếp nói năng của sự vật mà các em mô tả. 
 *Phối kết hợp trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa 
Hàng năm cứ thi xong cuối kì I, đoàn – đội thường tổ chức cho học sinh đi tham quan 
du lịch nhằm tạo cho các em phấn chấn bước vào một học kì mới, các em được hòa mình với 
thiên nhiên, được thoải mái sau những ngày học hành, thi cử. Vào những dịp ấy, tôi luôn động 
viên khuyến khích phụ huynh tạo điều kiện cho các em tham gia đầy đủ. 
Khi các 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tap_lam_van_phan_mieu_ta_c.pdf