5.2. Nội dung sáng kiến:
5.2.1. Thực trạng:
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đóng trên địa bàn ấp Thanh Tuấn xã
Thanh Lương. Trường có một điểm trung tâm gồm 10 phòng học, 1 văn phòng,
các phòng chức năng, 1 phòng thiết bị, 1 phòng thư viện
- Phòng thư viện với diện tích 120 m2 ( tận dụng phòng đọc trong hội
trường) xếp 08 tủ, kệ sách bao gồm các tủ, kệ sách: Pháp luật, Đạo đức, Thiếu
nhi, sách Tham khảo, sách Nghiệp vụ, sách giáo khoa, sách dùng chung, Mỗi
ngày một cuốn sách và tủ sách về Bác Hồ, báo, tạp chí, có 40 bộ bàn ghế trang
bị đủ ánh sáng, quạt thoáng mát, sạch sẽ để thu hút bạn đọc đến đọc sách.
- Sách, báo, băng đĩa, phương tiện nghe nhìn, phục vụ cho hoạt động
thư viện.
Hiện nay, tổng số cán bộ- giáo viên công nhân viên của trường là 21
người. Tổng số học sinh là 274 em với 10 lớp, có 10/10 lớp học 2 buổi/ ngày.
Hàng năm, nhà trường sử dụng nguồn chi thường xuyên mua bổ sung
sách nghiệp vụ, sách tham khảo, báo, thiết bị, cho giáo viên và học sinh, nâng
cấp mở rộng phòng đọc .
Tuy nhiên thư viện trường còn gặp một số khó khăn sau:3
Cán bộ thư viện phối hợp với tổ cộng tác viên thư viện, các đoàn thể trong
nhà trường có lúc chưa đồng bộ nên tổ chức một số hoạt động chất lượng chưa
đều, khai thác sách kết quả chưa cao.
Một số giáo viên và học sinh chưa tích cực, đam mê đọc sách.
Cán bộ thư viện là nhân viên văn thư chuyển sang chuyên trách công tác
thư viện nên chuyên môn nghiệp vụ phần nào còn hạn chế.
các tủ, kệ sách: Pháp luật, Đạo đức, Thiếu nhi, sách Tham khảo, sách Nghiệp vụ, sách giáo khoa, sách dùng chung, Mỗi ngày một cuốn sách và tủ sách về Bác Hồ, báo, tạp chí, có 40 bộ bàn ghế trang bị đủ ánh sáng, quạt thoáng mát, sạch sẽ để thu hút bạn đọc đến đọc sách. - Sách, báo, băng đĩa, phương tiện nghe nhìn,phục vụ cho hoạt động thư viện. Hiện nay, tổng số cán bộ- giáo viên công nhân viên của trường là 21 người. Tổng số học sinh là 274 em với 10 lớp, có 10/10 lớp học 2 buổi/ ngày. Hàng năm, nhà trường sử dụng nguồn chi thường xuyên mua bổ sung sách nghiệp vụ, sách tham khảo, báo, thiết bị, cho giáo viên và học sinh, nâng cấp mở rộng phòng đọc . Tuy nhiên thư viện trường còn gặp một số khó khăn sau: 3 Cán bộ thư viện phối hợp với tổ cộng tác viên thư viện, các đoàn thể trong nhà trường có lúc chưa đồng bộ nên tổ chức một số hoạt động chất lượng chưa đều, khai thác sách kết quả chưa cao. Một số giáo viên và học sinh chưa tích cực, đam mê đọc sách. Cán bộ thư viện là nhân viên văn thư chuyển sang chuyên trách công tác thư viện nên chuyên môn nghiệp vụ phần nào còn hạn chế. 5.2.2: Các giải pháp thực hiện: Nhà trường bám sát các tiêu chuẩn qui định thư viện đạt thư viện xuất sắc theo Quyết đinh 01/ 2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, từ thư viện đạt chuẩn đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch đầu tư thêm về cơ sở vật chất, tăng cường các đầu sách,tổ chức hiệu quả các hoạt động để đạt thư viện xuất sắc và duy trì hàng năm. Cụ thể: a/ Đầu tư về cơ sở vật chất, bổ sung sách cho thư viện: - Hàng năm thư viện bổ sung thêm nhiều loại sách và mỗi loại có nhiều bản sách để bổ sung vào kho sách, tạo nguồn vốn tài liệu luôn phong phú, đa dạng. Sách được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng và phân chia theo từng kho riêng biệt (Sách giáo khoa- Sách tham khảo- Sách giáo viên- Sách thiếu nhi- Sách giáo dục đạo đức và sách pháp luật). Đây là một công tác rất quan trọng vì nó góp phần nâng cao ý thức đọc sách báo thường xuyên, dễ dàng và thuận tiện cho bạn đọc. - Trang bị thêm tủ, giá đựng sách báo, phòng kho có diện tích 56m2, mở rộng phòng đọc với diện tích 120m2 đủ cho 80 chỗ ngồi, có cả không gian thư viện xanh ngoài trời. Lắp thêm điện, quạt cho thoáng mát, đủ ánh sáng để phục vụ bạn đọc. Về trang thiết bị chuyên dùng, chúng tôi đã tiết kiệm nguồn kinh phí chi thường xuyên mua sắm bổ sung kệ đựng sách, tủ thư mục, tủ giới thiệu sách mới, tủ sách lưu động, bàn ghế ngồi đọc sách cho giáo viên và học sinh, bàn ghế cho cán bộ thư viện. - Bên cạnh đầu tư thêm về cơ sở vật chất thì việc trang trí phòng đọc sinh động, lạ mắt, sáng tạo để thu hút bạn đọc là một yếu tố không thể thiếu được. Nhà trường đã trang trí thêm một số hình ảnh, những giỏ hoa, những chậu cây xanh, những câu danh ngôn với lời hay ý đẹp, bảng biểu, sơ đồ theo dõi sách, triển lãm sách, hình các nhà văn nhà thơ nổi tiếng, ..Ngoài ra, trên các mảng tường của thư viện cần trang trí thêm những hình ảnh ngộ nghĩnh, sinh động nhằm thu hút số lượng ban đọc đến thư viện đọc sách ngày càng nhiều hơn. Tạo cho người đọc có cảm giác khi tới thư viện như là mình đang bước vào một thế giới cổ tích thần tiên. - Thư viện đã được trang bị máy tính có nối mạng Internet để truy cập thông tin và phục vụ cho 274 học sinh, quản lí sách – thiết bị qua phần mềm VEMIS - Thường xuyên bổ sung sách, báo là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết nhất của thư viện, vì kho sách phong phú là cơ sở vật chất đảm 4 bảo mọi hoạt động nghiệp vụ thư viện đạt hiệu quả. Trường đã bổ sung sách báo thường xuyên liên tục. Hàng năm, trường đều dành nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách và huy động các nguồn khác mua bổ sung sách, báo, thiết bị để nâng cấp thư viện. - Về sách giáo khoa, ngoài số sách lưu tại thư viện, chúng tôi duy trì xây dựng “Tủ sách giáo khoa dùng chung” để phục vụ cho những học sinh không có điều kiện mua sách, thư viện có thể cho mượn hoặc tặng sách cho các em. - Về sách nghiệp vụ của giáo viên, chúng tôi trang bị đủ các văn bản, nghị quyết của Đảng; văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ của ngành phù hợp với cấp tiểu học. - Về sách tham khảo, bổ sung các loại sách phù hợp với yêu cầu của giáo viên và học sinh nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức, kĩ năng sống cho giáo viên và học sinh, ngoài ra còn trang bị thêm các tủ sách như “Tủ sách pháp luật”, “Tủ sách đạo đức”, “Tủ sách về Bác Hồ”, “Mỗi ngày một cuốn sách”. - Về báo, tạp chí, tranh ảnh bản đồ, băng đĩa, chúng tôi đặt mua 10 loại báo: Giáo dục thời đại, Phụ nữ Việt Nam, Nhân dân, Bình Phước, tạp chí “Dạy và học ngày nay”, Toán học tuổi thơ, chuyên đề “ Giáo dục tiểu học”, Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh, Nhi đồng chăm học, Khăn quàng đỏ phù hợp lứa tuổi, đảm bảo nhu cầu tham khảo của giáo viên và học tập của học sinh. b/ Tạo điều kiện cho cán bộ thư viện đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động thư viện: - Nhà trường tham mưu với lãnh đạo Phòng Giáo dục- Đào tạo để hàng năm cán bộ thư viện được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ thư viện do Phòng Giáo dục; Sở Giáo dục – Đào tạo dục tổ chức. - Cán bộ thư viện đã được tập huấn phần mềm VÊMIS quản lí thư viện, tôi đã chỉ đạo cho cán bộ thư viện nhập sách và phân loại sách theo phần mềm để theo dõi và quản lí sách dễ dàng thuận tiện và hiệu quả hơn. - Cán bộ thư viện lập kế hoạch và sắp xếp thời gian tự nghiên cứu tài liệu về nghiệp vụ thư viện, tổ chức các hoạt động thư viện căn cứ trên kế hoạch công tác thư viện – thiết bị của Phòng GD-ĐT, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu và căn cứ vào kế hoạch nhà trường. Tham quan học tập thư viện các trường đạt thư viện xuất sắc để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. - Xây dựng kho tài liệu, nhằm đảm bảo những yêu cầu về sách, báo, tạp chí, đăng ký danh mục tài liệu đã mua. Tất cả các tài liệu có trong thư viện phải được bảo quản tốt, đóng bìa và dán gáy sách thường xuyên để đảm bảo mỹ quan và thuận tiện cho việc sử dụng lâu dài. ` - Thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách đúng nghiệp vụ thư viện, đồng thời đó là cơ sở để báo cáo cho Ban giám hiệu vào cuối học kỳ, cuối năm học về tài sản của thư viện. 5 - Yêu cầu cán bộ thư viện tổ chức sắp xếp sách; báo hợp lý khoa học để giúp giáo viên và học sinh tìm kiếm tài liệu một cách dễ dàng, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu thông tin chính xác, nguồn tài liệu phong phú tới bạn đọc. - Thường xuyên kiểm tra việc sắp xếp, phân loại tài liệu của cán bộ thư viện. Việc bố trí sách phải đúng theo nghiệp vụ, hợp lý, hài hoà, dễ thấy, dễ lấy, tạo điều kiện cho bạn đọc dễ tìm. Tất cả các tài liệu, ấn phẩm trong thư viện phải được đăng ký, mô tả, phân loại, tổ chức mục lục, sắp xếp theo đúng nghiệp vụ thư viện. - Nhà trường lập Ban kiểm kê sách trong đó Hiệu trưởng (hoặc Hiệu phó) làm Trưởng ban, cán bộ thư viện làm Phó ban, một giáo viên làm thư ký và hai giáo viên khác làm thành viên Vào cuối năm học. - Kiểm kê kho sách nhằm mục đích kiểm tra số lượng sách các loại thực tế ở giá sách, số còn thiếu ở vị trí kệ sách, lý do tại sao thiếu (do độc giả còn mượn hay mất). Từ đó có biện pháp trong công tác bảo quản sách của cán bộ thư viện. c/ Chỉ đạo công tác phối hợp giữa cán bộ thư viện với tổ cộng tác viên thư viện, các bộ phận, đoàn thể trong trường: - Vào đầu năm học, thành lập tổ cộng tác viên thư viện và chỉ đạo chung. Bản thân tôi được phân công làm tổ trưởng, trực tiếp chỉ đạo công tác thư viện nhà trường, cán bộ thư viện làm tổ phó. - Các thành viên trong tổ cộng tác viên bao gồm: Đại diện Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các khối trưởng chuyên môn và một số học sinh có khả năng hoạt động thư viện. - Để các hoạt động thư viện đạt hiệu quả, tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên, mỗi bộ phận, đoàn thể cùng hỗ trợ, phối hợp tổ chức các hoạt động phù hợp với nội dung công việc nhằm đảm bảo tính giáo dục toàn diện, phù hợp với nhiệm vụ của giáo viên, với tâm lý lứa tuổi học sinh. - Chỉ đạo cán bộ thư viện lập kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động, tích cực phối hợp cùng các bộ phận, các đoàn thể tham gia tổ chức các hoạt động thư viện như sau: - Phối hợp cùng tổ cộng tác viên, Đội Thiếu niên, Đoàn Thanh niên, Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt các buổi hoạt động ngoại khóa, các hội thi như: “Vẽ tranh theo bìa sách”, “Kể chuyện đạo đức”, “Triễn lãm sách”, tổ chức Ngày hội đọc sách, - Phối hợp cùng tổ cộng tác viên, giáo viên chủ nhiệm trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách theo chủ đề từng tháng, phát hiện, sưu tầm sách báo mới, tư liệu mới, thông báo sách mới nhằm phục vụ nhu cầu đọc sách, các nhu cầu dạy học theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. + Tham gia công tác điểm sách, hướng dẫn học sinh đọc sách. + Tham gia kể chuyện theo sách. + Tham gia giới thiệu sách. 6 + Phân phối, thu hồi, bảo quản và sử dụng sách giáo khoa. - Phối hợp cùng Công đoàn, Đoàn Thanh niên, giáo viên chủ nhiệm vận động các cá nhân, học sinh tặng- đổi sách, truyện cho thư viện. Tuy số sách không còn mới nhưng cũng làm cho nguồn sách phong phú, bên cạnh đó giáo dục các em ý thức xây dựng thư viện, đồng thời tạo cho các em có thói quen, ý thức hơn trong việc bảo quản và giữ gìn sách khi đọc. - Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cộng tác viên, giáo viên, các bộ phận Đoàn Thanh niên, Công đoàn, ban phụ trách Đội Thiếu niên luôn tham gia tích cực, đi đầu trong các hoạt động thư viện. Luôn giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho thư viện phát huy tinh thần năng động, sáng tạo và tổ chức nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hấp dẫn hơn. - Nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện tốt lịch mượn trả sách, tuyên truyền giáo dục học sinh lòng đam mê đọc sách, có ý thức bảo quản sách. Từ đó, công tác tuyên truyền giới thiệu sách, các chuyên đề, cũng như các hoạt động thư viện đạt kết quả thành công hơn. d/ Chỉ đạo tổ chức các hoạt động của Thư viện đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường: Một trong giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trong trường học là phải khảo sát được nhu cầu của học sinh theo từng vùng miền, từng lứa tuổi, để từ đó lên kế hoạch mua sắm, xác định nguồn tài liệu phù hợp với nhu cầu học tập, giải trí của các em. Đây cũng là hình thức thu hút học sinh đến với thư viện nhà trường. Bên cạnh đó phải xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện đảm bảo phù hợp, có hình thức hoạt động linh hoạt, phong phú nhằm tạo hứng thú cho học sinh đến đọc và học. - Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, khơi dậy niềm đam mê đọc sách báo giữ gìn và phát huy “ Văn hóa đọc” đến cán bộ giáo viên – nhân viên và học sinh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay, giáo viên và học sinh có cơ hội biết đến nhiều kênh giải trí, tìm hiểu kiến thức qua các chương trình truyền hình, phương tiện nghe nhìn, qua Internet. - Đánh giá thư viện hoạt động có hiệu quả hay không, không chỉ căn cứ vào số vốn tài liệu, cơ sở vật chất được trang bị cho thư viện mà còn căn cứ vào số lượng bạn đọc đến với thư viện nhiều hay ít và nhiệm vụ của thư viện phải gắn bó mật thiết với nhiệm vụ dạy và học của nhà trường. - Cán bộ thư viện phải lập kế hoạch hoạt động của thư viện trong năm, học kỳ và từng tháng, trình Ban giám hiệu phê duyệt. Tham khảo ý kiến Hiệu trưởng (hoặc Hiệu phó phụ trách công tác thư viện) về những nội dung công tác lớn của thư viện trong năm cần phải làm. - Cán bộ thư viện phải phân chia lịch đọc cho từng lớp trong tuần. Tránh tình trạng học sinh vào thư viện ồ ạt gây mất trật tự có thể làm thất lạc sách truyện, ảnh hưởng đến việc nghiên cứu tài liệu hoặc đọc sách của giáo viên. 7 - Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sách: Căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường, cán bộ thư viện mỗi tháng phải biên soạn một chuyên đề về giới thiệu sách mới theo từng chủ điểm. Chọn những cuốn sách phù hợp với nội dung chủ đề giới thiệu, đảm bảo về chính trị, tính thời sự nóng hổi, phù hợp với đối tượng bạn đọc, có nội dung thích hợp, có tính giáo dục cao và giá trị về nghệ thuật sâu sắc. - Tổ chức tuyên tuyền giới thiệu sách qua nhiều hình thức: giới thiệu trong các buổi chào cờ đầu tuần, trong các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chuyên đề, trong chương trình phát thanh măng non, trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa Mỗi tháng, giới thiệu sách một lần theo chủ điểm từng tháng Cụ thể: + Tháng 9: Chủ điểm về ngày Quốc khánh 2/9; niềm vui ngày khai trường Vòng tay bạn bè.. + Tháng 10: Chủ điểm về Phụ nữ Việt Nam( về bà, mẹ,cô); Yêu quý mẹ và cô giáo. + Tháng 11: Chủ điểm về ngày Nhà giáo Việt Nam( về thầy, cô); Công ơn thầy cô giáo. + Tháng 12: Chủ điểm về ngày Quốc phòng toàn dân( về anh bộ đội);truyền thống cách mạng của dân tộc. + Tháng 1: Chủ điểm về ngày học sinh, sinh viên. + Tháng 2: Chủ điểm về ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Mừng Đảng mừng xuân. - Tháng 3: Chủ điểm về ngày Quốc tế Phụ nữ; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. + Tháng 4: Chủ điểm về ngày 30/4( ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước); Hòa bình và hữu nghị. + Tháng 5: Chủ điểm về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; Bác Hồ kính yêu. đ/ Chỉ đạo phối hợp với các bộ phận trong nhà trường tổ chức hiệu quả các hoạt động tuyên truyền - Tổ chức điểm sách theo chủ đề, tức là trình bày nội dung một cuốn sách với một cuộc nói chuyện ngắn gọn với một chủ đề cho trước. Thường tổ chức ở khối 4 và khối 5 mỗi năm từ 1 đến 2 lần. Đối với học sinh lớp 1,2, 3 các em chưa đọc tốt nên cán bộ thư viện đã chọn những cuốn sách phù hợp, khuyến khích các em lần lượt đọc cho nhau nghe, nhằm uốn nắn cách phát âm và khả năng đọc diễn cảm trong các tiết học tập đọc. Ngoài ra, nhà trường còn trang bị rất nhiều sách nâng cao môn Tiếng Việt , Toán, sách khoa học tự nhiên, giúp các em tham khảo để nâng cao kiến thức và hiểu biết thêm về cuộc sống, về thế giới tự nhiên, về khoa học hiện đại. 8 - Tổ chức thi kể chuyện đạo đức, kể chuyện theo sách, hoạt động này giúp cho học sinh có thói quen đọc sách và làm theo sách, mở rộng nhận thức cho các em về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho các em tình cảm lành mạnh, có những ước mơ đẹp và có mối quan hệ tốt với mọi người. - Tổ chức Ngày hội đọc sách, triển lãm sách nhân ngày “ Sách và bản quyền thế giới”, trang bị tủ sách“ Mỗi ngày một cuốn sách”, tủ sách lưu động,nhằm giới thiệu cho giáo viên và học sinh những cuốn sách mới, có tính thực tiễn, thời sự, nội dung bổ ích để khơi gợi sự tìm tòi, niềm đam mê đọc sách nhằm thu hút nhiều bạn đọc đến thư viện đọc sách. Đối với giáo viên: ngoài các loại sách chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên còn được tham khảo nhiều loại sách, báo, tài liệu bổ ích khác để nâng cao hiểu biết, kiến thức về cuộc sống, kiến thức về tâm lý học đường; kiến thức về tình hình các vấn đề cấp bách trong cuộc sống hiện nay hoặc tin tức thời sự trong và ngoài nước . Một số hình ảnh hoạt động Thư viện 9 10 11 Tham gia thi đồ dùng dạy học HS đọc sách tại Thư viện ngoài trời 12 Phối hợp hoạt động thư viện lưu động 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Với những giải pháp của sáng kiến có khả năng áp dụng cho thư viện trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đạt thư viện Xuất sắc và các trường đang xây dựng thư viện Xuất sắc trên địa bàn thị xã Bình Long. Minh chứng: Năm học 2018- 2019, 2019-2020 thư viện trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đạt và duy trì thư viện Xuất sắc. 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Ban giám hiệu đặc biệt quan tâm đến công tác thư viện, hằng năm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, sách báo, tài liệu, cho thư viện theo các tiêu chí của Quyết định 01/2003/QĐ – BGD&ĐT để duy trì thư viện Xuất sắc. - Thực hiện tiết kiệm nguồn chi thường xuyên của tập thể mua sắm thêm trang thiết bị, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, báo, tạp chí để đầu tư cho thư viện. - Hồ sơ thư viện đầy đủ theo quy định, quản lý sách qua phần mềm VÊMIS. - Tổ chức, quản lý việc bảo quản kho sách và tài liệu thư viện không để mất mát hư hỏng,yêu cầu sắp xếp sách một cách khoa học. - Làm tốt công tác tuyên truyền, xây dựng và khơi dậy niềm đam mê, tìm tòi đọc sách đến toàn thể học sinh và cán bộ giáo viên công nhân viên trong trường, giáo viên luôn hỗ trợ, tham gia tích cực các hoạt động thư viện. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 13 8.1/ Kết quả đạt được: Từ việc áp dụng các biện pháp chỉ đạo và quản lý duy trì thư viện Xuất sắc, thư viện trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đã đạt kết quả cụ thể: 8.1.1/ Về đầu tư kinh phí cho thư viện: Hằng năm thư viện trường đều mua sắm bổ sung các trang thiết bị chuyên dùng như: băng đĩa, tranh ảnh bản đồ, tủ, kệ, giá; còn những trang thiết bị có giá trị lớn như máy vi tính, máy in, ti vi, máy phôtô được trang bị lần lượt qua các năm. 8.1.2/ Danh hiệu thư viện đạt được: Năm học Danh hiệu thư viện 2018-2019 Thư viện Xuất sắc 2019 – 2020 Duy trì Thư viện Xuất sắc 8.2/ Bài học kinh nghiệm: Thư viện là nơi cung cấp nền tảng kiến thức cho công tác giáo dục, góp phần quyết định nâng cao chất lượng, năng lực giảng dạy của giáo viên; thúc đẩy kết quả học tập của học sinh. Nhìn vào thư viện có thể đánh giá được sự quan tâm của cán bộ quản lí đối với chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Thư viện còn giúp cho cán bộ - giáo viên – nhân viên – học sinh xây dựng phương pháp học tập, phong cách làm việc khoa học, biết kỹ năng sử dụng sách, báo, tài liệutích lũy kiến thức cho bản thân. Trong quá trình công tác, tôi thiết nghĩ bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm về công tác quản lí chỉ đạo hoạt động thư viện nên chưa dám đưa ra một phương pháp tối ưu. Song hiệu quả hoạt động của thư viện luôn góp phần cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Để thành công trong việc tuyên truyền, giới hiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo ở thư viện cần phải: Một là: Nâng cao sự nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách báo thư viện đối với tập thể cán bộ , giáo viên, nhân viên và học sinh. Tạo sự lan tỏa về lòng đam mê đọc sách trong cộng đồng. Hai là: Bản thân người cán bộ thư viện luôn rèn luyện, tu dưỡng về mọi mặt, phải là một tấm gương tốt về việc tự học, tự bồi dưỡng có lòng đam mê với nghề nghiệp. Nhanh nhạy, kịp thời phát hiện ra nhiều sách hay, báo mới thỏa mãn nhu cầu đọc ngày càng cao của giáo viên – học sinh. Ba là: Ban giám hiệu chỉ đạo sâu sát, quan tâm kịp thời tới công tác thư viện. Xây dựng tổ cộng tác viên hăng hái, linh hoạt. Phối hợp các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường cùng tham gia nhiệt tình các hoạt động thư viện. Bốn là : Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư cho thư viện. 14 Năm là: Tổ chức các hoạt động của Thư viện thiết thực, hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và nguyện vọng của giáo viên và học sinh. - Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN TRƯỜNG: --------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------- -----------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: