Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn tại trường Tiểu học Thanh Lương B

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn tại trường Tiểu học Thanh Lương B

V. Mô tả bản chất của sáng kiến:

1.Tính mới của sáng kiến:

Sau nhiều năm chương trình sách giáo khoa mới đã dược thực hiện, nền giáo

dục ở nước ta đã có sự chuyển mình rõ rệt. Chúng ta đã mạnh dạn thay đổi phương

pháp dạy và học trên cơ sở kế thừa phương pháp truyền thống, đổi mới phương pháp

dạy học hiện đại và phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên, sự đổi mới

phương pháp dạy học vô hình chung đã phát sinh những khó khăn, vướng mắc nhất

định đối với giáo viên. Do đó, cần thiết phải lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học

phù hợp với tình hình thực tế và các đối tượng học sinh của nhà trường nhưng phải

đảm bảo mục tiêu nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay.

Công tác bồi dưỡng chuyên môn là mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất trong

hệ thống quản lý trường học. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác

dụng quyết định sự chuyển biến về chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà2

trường. Với hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ

cho giáo viên, bản thân mỗi giáo viên được đóng góp những kinh nghiệm quý báu

của mình trong việc giảng dạy. Như vậy, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong

trường tiểu học luôn gắn bó chặt chẽ với chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn và

góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.

Qua hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giúp giáo viên tháo gỡ những vướng

mắc, bất cập trong quá trình giảng dạy. Trình độ tay nghề của giáo viên được nâng

lên. Mặt khác, người giáo viên sẽ phát huy được năng lực, sở trường của bản thân,

tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm quý báu để từ đó không ngừng nâng cao chất lượng

giáo dục trong nhà trường. Đồng thời, hoạt động này góp phần vun đắp bề dày thành

tích riêng của nhà trường một cách vững chắc.

 

pdf 13 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1362Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn tại trường Tiểu học Thanh Lương B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n học, việc ứng dụng công 
nghệ thông tin trong dạy học của một số giáo viên chưa cao. 
 Một số GV vẫn còn hạn chế về kiến thức cũng như kỹ năng sư phạm hoặc 
3 
chưa có ý thức cao trong việc xây dựng tập thể nhà trường vững mạnh. 
* Về cơ sở vật chất: 
- Có đủ phòng học cho 15 lớp học hai buổi; có 01 phòng thư viện; 01 phòng 
thiết bị;01 phòng tin học; 01 phòng mĩ thuật; có 10 ti vi trang bị trong các lớp. Mặc 
dù cơ sở vật chất của nhà trường, trang thiết bị dạy học của giáo viên đã được trang 
bị tương đối đầy đủ hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu thực hiện nội dung 
chương trình hiện nay. 
2.2. Các biện pháp thực hiện: 
Nhằm giúp hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tại trường có quả hiệu tốt, tôi 
thực hiện một số biện pháp như sau: 
 a. Tìm hiểu tình hình đội ngũ giáo viên: 
 Thông qua lý lịch giáo viên, hồ sơ công tác, quá trình đào tạo hoàn cảnh gia 
đình; sở trường công tác, năng lực chuyên môn, nguyện vọng của giáo viên. 
Thông qua chất lượng công việc: Đây là giai đoạn quan trọng quyết định sự 
thành công của việc bồi dưỡng chuyên môn và được thể hiện qua các vấn đề thiết 
thực nhất; hoặc là những khó khăn, vướng mắc mà giáo viên đưa ra cần tháo gỡ 
trong chuyên môn. 
 Thông qua ý kiến của tập thể và lắng nghe đánh gia từ dư luận của xã hội về 
công tác này. 
 Qua việc kiểm tra, dự giờ giúp BGH phát hiện những vướng mắc mà đa số 
giáo viên còn lúng túng khi áp dụng trong thực tế giảng dạy, từ đó chọn ra chuyên 
đề trọng điểm để tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. 
 Tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, hay nói cách khác giáo viên tự 
chọn chuyên đề cần bồi dưỡng. Tuy nhiên, BGH không tổ chức hàng loạt các 
chuyên đề mà chọn một số chuyên để tiêu biểu nhằm tránh gây sự lãng phí thời 
gian. 
 Tìm hiểu về tâm tư của đội ngũ giáo viên, động viên kịp thời những giáo viên 
còn hạn chế về năng lực chuyên môn cũng như ý thức tự học tự rèn trong công tác 
và trong cuộc sống. 
b. Thông qua công tác truyền thông nâng cao nhận thức đối với đội ngũ 
giáo viên: 
Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn cùng các tổ khối, triển khai nội 
dung các chỉ thị nghị quyết của Nhà nước; của Ngành để hướng dẫn đội ngũ giáo 
viên tăng cường công tác tự học, thực hiện lộ trình nâng trình độ đào tạo theo nội 
dung Nghị định số71/2020/NĐ-CP; Chỉ thị số 09/CT-UBND Bình Phước ngày 
25/9/2020. Tăng số lượng và chất lượng giáo viên giỏi các cấp; đảm bảo chất lượng 
giáo dục toàn diện của học sinh. Danh hiệu của mỗi giáo viên tạo nên bề dày thành 
tích của nhà trường. Với những vấn đề nhà trường đặt ra như: Để thực hiện những 
4 
yêu cầu về nội dung giáo dục toàn diện về năng lực và phẩm chất cho học sinh thì 
người thầy cần xác định rõ điều gì quá trình dạy học ? Nhân cách của người thầy sẽ 
có những tác động như thế nào trong quá trình học tập và rèn luyện của các em học 
sinh. 
Trong các buổi sinh hoạt tập thể, thường nêu gương những tấm gương điển 
hình, tuyên dương sự tiến bộ của GV cho dù những cố gắng đó là rất nhỏ. Từ đó sẽ 
khơi gợi những ưu điểm, phát huy mặt mạnh trong mỗi con người, khắc phục những 
điểm yếu kém, giúp họ tự tin hơn trong quá trình công tác, học tập và nhân rộng 
những gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua. 
 Qua quá trình tự rèn luyện, tự phấn đấu học tập; qua những ý kiến góp ý của 
tập thể, bản thân mỗi giáo viên phải nhận thức được một nhà giáo phải luôn có 
phẩm chất đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh trong sáng, có tinh thần đấu 
tranh chống các hiện tượng tiêu cực và luôn có ý thức vươn lên trong nghề nghiệp. 
c. Xây dựng kế hoạch thực hiện: 
Sau khi tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên, BGH có thể 
làm phiếu lấy ý kiến để xác định mức độ quan tâm của họ đối với một số nội dung 
bồi dưỡng chuyên môn, trên cơ sở đó lên kế hoạch cho cả năm. Cụ thể : 
 Xác định nội dung hoạt động ưu tiên, lập danh sách các thành viên cho mỗi 
nội dung được bồi dưỡng. 
 Xác định mục tiêu, nội dung cần bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo 
viên. 
Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề bồi dưỡng ( Thời gian thực hiện, nội 
dung công việc cần làm, phân công người thực hiện, chuẩn bị tiết dạy minh họa) 
một cách cụ thể rõ ràng phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và nhu cầu của 
giáo viên.. 
Dự kiến các hình thức tổ chức : Bồi dưỡng tại chỗ, giao nhiệm vụ tự bồi 
dưỡng, tham dự các hội nghị, trao đổi giao lưu 
Xây dựng đội ngũ GV cốt cán về chuyên môn (Khối trưởng, giáo viên dạy 
giỏi) 
d. Chuẩn bị nội dung bồi dưỡng: 
 Nội dung bồi dưỡng chuyên môn bao gồm rất nhiều phạm trù kiến thức khác 
nhau; tuy nhiên tôi đã thực hiện có hiệu quả một số những nội dung bồi dưỡng 
thường xuyên và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên: 
+ Đối với hoạt động bồi dưỡng thường xuyên: 
Nhằm giúp cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội, bồi dưỡng phẩm 
chất đạo đức phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, 
năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo 
5 
viên, cấp học, yêu cầu nhiệm vụ năm học, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng 
giáo dục của toàn ngành. 
Đầu năm học, Nhà trường đã trang bị tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho 
mỗi giáo viên. Ban giám hiệu tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên: Giáo 
viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy 
học, giáo dục học sinh tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên đề. Yêu cầu mỗi 
giáo viên phải có sổ BDTX ghi chép kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng qua tham 
dự các chuyên đề do các cấp tổ chức tổ chức. Bồi dưỡng thường xuyên theo hình 
thức học tập qua mạng internet. 
Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy thì không còn là 
điều mới mẻ nữa mà nó trở lên phổ biến và gần giũ với giáo viên. Tuy vậy, không 
có nghĩa là giáo viên ngừng cập nhật kiến thức về UDCNTT trong dạy học. Để có 
được điều này, nhà trường thường xuyên động viên giáo viên tham gia tự học các 
lớp bồi dưỡng tin học để có kỹ năng sử dụng thành thạo máy tính. 
Ngoài ra, nhà trường còn mời chuyên gia vi tính về tập huấn cho giáo viên 
một số kỹ năng cơ bản có thể sử dụng trong quá trình dạy học như kỹ năng dạy học 
qua mạng internet, sử dụng mạng điện tử (E-learning), dạy học trực tuyến; sử dụng 
các phần mềm trong quản lý học sinhTuy nhiên, người thầy phải xác định: Công 
nghệ thông tin không phải là phương pháp dạy học mà nó là phương tiện giúp cho 
bài giảng hay hơn, sinh động hơn. 
* Đối với bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm: 
Trong quá trình giảng dạy, BGH phải theo dõi động viên, giúp đỡ, nhận xét 
rút kinh nghiệm và đóng góp ý kiến về kỹ năng tổ chức hoạt động giảng dạy, giáo 
dục; kỹ năng nhận thức và giải quyết tình huống trong hoạt động dạy và học cho họ. 
Cụ thể như: Cách sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp đối tượng học 
sinh. Khai thác và sử dụng tốt thiết bị đồ dùng dạy học. Rèn luyện ngôn ngữ trong 
giảng dạy và trong giao tiếp. Cách thức kết hợp tốt các phương pháp dạy học, thực 
hiện các hoạt động trên lớp, phát huy được tính năng động sáng tạo, chủ động học 
tập của học sinh. Sử dụng các biện pháp giáo dục cá biệt phù hợp, khả năng phối 
hợp với gia đình và các đoàn thểtổ chức các hoạt động ngoại khóa. 
Để tiết dạy thành công đó là sự phối hợp hài hòa giữa các phương pháp và các 
hình thức dạy học. Các phương pháp dạy học đã và đang thường sử dụng đều xoay 
quanh nguyên tắc : “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức ( tự chiếm 
lĩnh kiến thức) với sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. 
Cụ thể : 
 - Chuyên đề : Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng 
lực, phẩm chất của học sinh tiểu học. 
 Sau nội dung bồi dưỡng giáo viên phải nắm chắc bốn đặc trưng cơ bản của 
chuyên đề và biết áp dụng cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống; biết kết 
6 
hợp đa dạng các phương pháp day học; dạy học theo tình huống; sử dụng các kỹ 
thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. 
 Qua chuyên đề, giáo viên xác định được đổi mới phương pháp dạy học đang 
thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận 
năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến 
chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải 
thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy 
cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm 
chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh 
theo hướng cộng tác. 
Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà giáo viên có 
những hình thức tổ chức phù hợp như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở 
ngoài lớp.... nhưng phải bảo đảm được nguyên tắc học sinh tự hoàn thành nhiệm vụ 
môn học dưới sự dẫn của giáo viên. 
Bên cạnh đó giáo viên cần sử dụng đủ và có hiệu quả các thiết bị dạy học 
môn học tối thiểu và cần tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 
Tóm lại, có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những 
cách tiếp cận khác nhau. Tùy vào năng lực và sở trường của bản thân, mỗi giáo viên 
với kinh nghiệm riêng của mình thực hiện việc cải tiến phương pháp dạy học sao 
cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và phù hợp với đối tượng học sinh của 
lớp mình. 
- Chuyên đề: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong chương trình tiểu học 
 Khi bồi dưỡng chuyên đề này giáo viên phải nắm vững về nội dung chương 
trình Hoạt động trải nghiệm quy định 3 mạch nội dung đối với lớp 1 bao gồm hoạt 
động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự 
nhiên và bốn mạch nội dung đối với các lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5. Về loại hình, hoạt 
động trải nghiệm được thực hiện thông qua bốn loại hình hoạt động chủ yếu. Về số 
tiết quy định được 105 tiết /năm. 
Qua nội dung bồi dưỡng chuyên đề, giáo viên phải xác định rõ hoạt động trải 
 nghiệm là hoạt động giáo dục trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của 
nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm trong thực tiễn 
dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên qua đó hình thành những phẩm chất chủ 
yếu và năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác. 
Giáo viên nắm chắc mục tiêu của hoạt động trải nghiệm bao gồm hoạt động 
trải nghiệm chung và hoạt động trải nghiệm trong lớp học. Tuy nhiên, khi tổ chức 
Hoạt động trải nghiệm, giáo viên tìm hiểu tình hình thực tế của lớp học mà đặt tên 
cho hoạt động sao cho gần gũi, dễ nhớ, dễ hiểu và tạo ra tâm lý phấn khởi, vui vẻ 
của học sinh 
Có thể thấy, hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục trong đó dưới sự 
hướng dẫn và tổ chức thực hiện của giáo viên, từng học sinh được thể hiện sự tích 
7 
cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập góp phần hình thành và phát triển 
nhân cách con người. Quá trình thực hiện các hoạt động trải nghiệm đối với học 
sinh dù khó khăn đến đâu nhưng người thầy luôn luôn cố gắng thực hiện một cách 
hiện quả. 
* Bồi dưỡng cách tích lũy kinh nghiệm trong quá trình dạy học: 
Nội dung bồi dưỡng chung hay theo các chuyên đề chuyên môn đều được 
BGH đưa tới các tổ khối thảo luận. BGH định hướng cho giáo viên thống nhất 
những nội dung nào và cần thảo luận xoay quanh những khó khăn, vướng mắc nào 
mà chuyên đề đặt ra. Đồng thời, yêu cầu họ tự tìm ra những biện pháp khắc phục 
những khó khăn đó để sau khi tổ chức bồi dưỡng xong, bản thân mỗi giáo viên phải 
tự liên hệ đối chiếu với cách thức của họ đưa ra có phù hợp với tình hình thực tế của 
đơn vị trường mình hay không, từ đó giáo viên tự điều chỉnh những phương pháp 
dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. 
*Ví dụ 
 Khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo định hướng phát triển phẩm chất, 
năng lực cho học sinh lớp 1, giáo viên thường gặp khó khăn là năm đầu tiên thực 
hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 do đó khá lúng túng khi áp dụng 
vào thực tế giảng dạy. Đặc biệt là làm thế nào để phát huy phẩm chất phẩm chất, 
năng lực cho học sinh.  giáo viên thường dạy qua loa phần này mà chủ yếu tập 
trung vào dạy đọc chữ cho học sinh hoặc dạy làm toán cho học sinh. Qua chuyên đề 
dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực 
cho học sinh; BGH giúp giáo viên hiểu được một số vấn đề: 
- Xác định cụ thể mục tiêu bài học yêu cầu học sinh cần đạt về kiến thức, kỹ 
năng, thái độ, phẩm chất, năng lực. 
- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học( tranh ảnh, máy chiếu, tài 
liệu, đồ dùng học tập) 
- Tổ chức các hoạt động dạy học( tên hoạt động, cách tiến hành, thời lượng để 
thực hiện hoạt động, kết luận vấn đề) 
- Xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học. 
 Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và tồn tại riêng, do vậy người thầy giáo 
phải có sự lựa chọn kết hợp các phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn nhất là 
đối với môn Tự nhiên và Xã hội. 
e. Tổ chức triển khai về lý thuyết: 
- Thông thường giáo viên được phổ biến lý thuyết chuyên đề sau đó dự giờ 
minh họa và tham gia đóng góp ý kiến về tiết dạy. Tuy nhiên, giáo viên không 
nghiên cứu kỹ về phần lý thuyết chuyên đề; đa số họ không quan tâm nhiều đến bài 
tham luận mà chỉ tập trung vào tiết dạy để nhận xét, rút kinh nghiệm cho bản thân 
hoặc lấy tiết dạy minh họa đó làm chuẩn cho các tiết dạy của mình. Do đó, họ không 
8 
‘‘bứt phá khuôn mẫu’’ có sẵn mà coi đó là kim chỉ nam để thực hiện giảng dạy. Như 
vậy, ngẫu nhiên họ đã để quên mất tính năng động và sáng tạo của bản thân trong 
quá trình dạy học. 
 Theo tôi, các bài tham luận rất cần thiết khi tổ chức một chuyên đề, bản 
thân những chuyên đề đã chọn phải là những những chuyên đề có nhiều vấn đề khó 
khăn cho giáo viên trong giảng dạy. Nếu chỉ dựa vào một tiết dạy minh họa thôi thì 
chưa đủ phần lý luận, chưa giải quyết thỏa đáng nhu cầu hiểu biết một cách sâu sắc 
cho giáo viên. Những khó khăn, vướng mắc trong chuyên đề phải được giáo viên 
cùng nhau tìm ra biện pháp tháo gỡ thì kết quả tiết dạy đó mới thành công. 
Mặt khác, khi giáo viên nắm vững mục đích của chuyên đề để đóng góp, xây 
dựng ý kiến cho chính xác. Nhiều chuyên đề tổ chức bị rơi vào tình trạng “mổ xẻ’’ 
tiết dạy minh họa cứ coi đó là tiết mẫu và cứ thế đem áp dụng rập khuôn vào lớp 
mình. Từ đó, kết quả triển khai chuyên đề đó coi như thất bại. 
- Từ việc triển khai về lý thuyết, BGH đã chỉ đạo việc thực hiện bồi dưỡng 
chuyên đề theo các hình thức sau: 
+ Bồi dưỡng tại cơ sở để mọi giáo viên đều tích cực tham gia bày tỏ ý kiến 
của bản thân, có thời gian thảo luận kỹ các vấn đề mà mình muốn đề cập đến và 
khai thác để phát triển nguồn nhân lực sẵn có. Như vậy, công tác bồi dưỡng chuyên 
môn theo hình thức này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục thì mới có hiệu 
quả cao. 
+ Phát động phong trào giáo viên dạy giỏi – học sinh học tốt. 
+ Tổ chức cho giáo viên tự bồi dưỡng, tham gia các hội thảo, hội nghị, các 
lớp tập huấn. 
+ Tổ chức cho giáo viên trao đổi, giao lưu chuyên môn với các đơn vị khác. 
+ Tham gia các lớp bồi dưỡng do phòng Giáo dục tổ chức. 
g. Tổ chức dạy minh họa: 
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thời gian. 
- Chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm 
trong giảng dạy, nghiệt tình trong công tác để thực hiện dạy tiết minh họa. 
- BGH, tổ trưởng chuyên môn trực tiếp đóng góp xây dựng. 
- Tổ chức cho giáo viên dự giờ tiết minh họa để đóng góp ý kiến. 
- BGH đánh giá giờ dạy, định hướng tháo gỡ những khó khăn còn vướng 
mắc trong chuyên đề (nếu có ). 
*Ví dụ : Phân môn tập viết. 
 Trong thực tế, có khá nhiều GV cho rằng phân môn tập viết chỉ cần học sinh 
viết giống chữ mẫu là được mà không quan tâm đến kỹ thuật viết đẹp, cách trình 
9 
bày sao cho thẫm mĩ, khoa học. Sau khi triển khai chuyên đề, dạy minh hoạ và tổ 
chức thao giảng tại các khối, tôi đã yêu cầu GV phải thực hiện đúng quy trình tiết 
dạy, nhưng phải chú ý thực hiện tốt các yêu cầu sau: 
+Phải sử dụng đồ dùng trực quan trong khi dạy tập viết ( chữ viết mẫu của 
giáo viên) 
+ Đảm bảo nguyên tắc khi viết mẫu 
+ Thực hiện rÌn thÕ ngåi viÕt - c¸ch cÇm bót cho HS 
+ Phải hướng dẫn HS điểm đặt bút, dừng bút, đặt dấu thanh; c¸ch ®Ó vë khi 
cho học sinh viÕt 
+ Rèn kỹ năng luyện viết trên bảng con, viết bảng lớp, viết trên vở. 
- Khi học sinh thực hành viết bài vào vở: Giáo viên phải theo dõi uốn nắn cho 
một số em có chữ viết còn xấu, hoặc có thể viết mẫu cho các em bằng 1 hay 2 chữ 
đầu tiên. 
- Hướng dÉn c¸ch ghi dÊu thanh: Khi viÕt dÊu c¸c ch÷ cã dÊu thanh b»ng c¸ch 
lia bót theo chiÒu tõ tr¸i qua ph¶i, tõ trªn xuèng dưới, ®¸nh dÊu nguyªn ©m trước, 
®¸nh dÊu thanh sau. Đặt dấu thanh phÝa trªn hoặc phÝa dưới con ch÷ ghi âm chính và 
không được viết to quá hoặc bé quá. 
- Vë ph¶i lu«n gi÷ s¹ch, cã ®ñ b×a nh·n, kh«ng bá vë, xÐ trang. Kh«ng b«i 
mùc ra vë, kh«ng lµm qu¨n mÐp vë. 
 h. Thực hành- kiểm tra chuyên đề: 
 - Chỉ đạo các khối phân công thao giảng theo chuyên đề. BGH, khối trưởng 
tiến hành dự giờ các lớp. Nhận xét, rút kinh nghiệm sau buổi thao giảng. 
 - Xem nghị quyết của các tổ khối để kiểm tra việc thực hiện và kết quả vận 
dụng chuyên đề. 
- Nghe ý kiến phản hồi việc thực hiện chuyên đề của các tổ khối để từ đó có 
biện pháp giải quyết kịp thời. 
- Kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên cần được kiểm tra, đánh giá và cập nhật 
thường xuyên dù GV thực hiện chuyên đề thành công hay thất bại. 
i.Tổng kết chuyên đề : 
- Qua kiểm tra các chuyên đề, BGH cùng tổ khối nhận xét những ưu điểm và 
tồn tại của các tiết kiểm tra để có ý kiến chỉ đạo sâu sát cho việc vận dụng chuyên 
đề một cách có hiệu quả cao. 
- Cần xác định đúng đối tượng học sinh của mình để vận dụng chuyên đề cho 
phù hợp. Trong thực tế có những điều GV cảm thấy rất hay, rất tâm đắc trong tiết 
dạy minh họa của chuyên đề nhưng khi vận dụng đối với học sinh lớp mình thì 
10 
không đạt hiệu quả cao thậm chí phản tác tác dụng. Đó chính là lý do cần phân tích 
kỹ bài tham luận để ứng dụng trong thực tế một cách linh hoạt, phù hợp với các đối 
tượng học sinh, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. 
- BGH dự giờ, đánh giá tiết dạy với phương châm tư vấn và thúc đẩy là chủ 
yếu. 
 - Khi đánh giá, rút kinh nghiệm chuyên đề bồi dưỡng cần đưa ra một số tiêu 
chí cụ thể để giáo viên nắm được, cụ thể là: 
 + GV phát biểu ý kiến của mình sau khi tham gia bồi dưỡng chuyên đề. 
+ Yêu cầu GV lập kế hoạch hành động, viết bài thu hoạch hoặc viết sáng kiến 
từ những điều đã tiếp thu được và áp dụng có hiệu quả cao từ thực tiễn. 
 k. Chỉ đạo sự kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường: 
Thông qua các buổi chi bộ, họp hội đồng để chi đạo cho các bộ phận cùng 
phối hợp thực hiện trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, cụ thể như: 
+ Hiệu phó chuyên môn: Lập kế hoạch hoạt động chuyên môn bao gồm sắp 
xếp thời gian thao giảng, sinh hoạt khối; dự giờ, tổ chức thao giảng theo chuyên đề, 
phân công GV dạy minh hoạ giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ cho GV. 
+ Tổ chức công đoàn: Thăm hỏi, khích kệ giáo viên kịp thời, giúp đỡ GV về 
vật chất cũng như tinh thần, cụ thể: Vận động CBGVCNV tham gia đóng góp quỹ 
tương trợ để giúp GV khó khăn có tiền đóng học phí, mua các tài liệu tham khảo 
phục vụ cho việc nâng cao trình độ chuyên môn 
+ GVĐoàn TNCS HCM: Tích cực dự giờ, thao giảng, tham gia phong trào do 
các cấp phát động nhằm phát huy tính tiên phong của đội ngũ đoàn viên GV trong 
nhà trường. 
3. Khả năng áp dụng sáng kiến: 
Với những biện pháp của sáng kiến đã áp dụng cho công tác bồi dưỡng 
chuyên môn trường Tiểu học Thanh Lương B đạt hiệu quả trong việc nâng cao chất 
lượng giảng dạy của trường và có khả năng áp dụng trong các trường trên địa bàn 
thị xã Bình Long đạt hiệu quả cao. 
 VI. Những thông tin cần được bảo mật: Không 
 VII. Các điều kiện cần thiết dể áp dụng sáng kiến : 
 - Đủ các phòng học, bàn ghế, ánh sáng 
 - Phương tiện dạy học : máy chiếu, tài liệu bồi dưỡng; các chuyên đề chuyên 
môn; bảng đen; bảng phụ. 
- BGH 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_chi_dao_cong_tac_boi_duong_c.pdf