Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng một số trò chơi học tập vào giảng dạy ở Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng một số trò chơi học tập vào giảng dạy ở Lớp 2

Trò chơi: Bốn mùa .

 a. Áp dụng : Luyện từ và câu .

 Dạy bài : Từ ngữ về các mùa. Đặt và trả lời câu hỏi khi nào?

 b. Mục đích :

 - Học sinh biết xác định bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu , Đông .

 c. Chuẩn bị:

 - Các thẻ số từ 1 đến 12 , chia bảng làm 4 cột : Xuân , Hạ , Thu , Đông .

 d. Tiến hành :

 - Mỗi tổ cử 3 em , 4 tổ 12 em , các em được gắn các số từ 1 đến 12 .

 - Giáo viên hướng dẫn : Khi giáo viên hô “ năm tháng bốn mùa” thì những học sinh mang số 1,2,3 xếp thành cột mùa xuân , các em mang số 4,5,6 xếp vào cột mùa hạ, các em mang số 7,8,9 chạy đến cột mùa thu và các em mang số 10, 11, 12 đến xếp ở cột mùa đông.

Xuân Hạ Thu Đông

 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh xác định đúng các mùa để đứng .

8. Trò chơi: Nghe đọc đoạn, đoán tên bài

 a. Áp dụng :

 Dạy bài: Ôn tập

 b. Mục đích :

 - Rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng một đoạn văn hoặc thơ trong SGK đã học ( tập đọc )

 - Luyện kĩ năng nghe, hiểu và nhớ tên các bài tập đọc đã học .

 c. Chuẩn bị:

 - Một số bông hoa có hai mặt (đỏ, xanh)

 

doc 19 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1405Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng một số trò chơi học tập vào giảng dạy ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÔØI CAÛM ÔN
 Sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thành đó là kết quả của quá trình tự tìm tòi và học hỏi, nghiên cứu và cùng với sự nổ lực kinh nghiệm của bản thân, cùng với sự giúp đỡ của BGH ,tổ chuyên môn và các đồng nghiệp.
 Lời đầu tiên tôi xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo PGD& ĐT Dầu Tiếng , BGH trường tiểu học Định Hiệp, tổ chuyên môn và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến này.
	 Xin trân trọng cảm ơn! 
 Người viết 
 Hoàng Thị Lan Anh
ÁP DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP 
VÀO GIẢNG DẠY Ở LỚP 2
I. LÍ DO, MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI :
	Hiện nay, nước ta đang tiến hành đổi mới giáo dục để đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội . Song song với việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình thì phương pháp dạy học cũng cần tiến hành đổi mới. Để có một tiết dạy đạt hiệu quả giáo viên cần phải nắm chắc được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của từng bài học từ đó giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học , phương tiện dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động trong một tiết học theo trình tự hợp lí , nhằm giúp cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, học sinh hứng thú khi tham gia các hoạt động tự khám phá , chiếm lĩnh tri thức .
	Như chúng ta đã biết, không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng , không chỉ có một con đường duy nhất để đảm bảo cho mọi học sinh học tập, phù hợp với mọi môn học. Mỗi một phương pháp đều có những mặt ưu điểm và tồn tại riêng của nó . Hiệu quả của phương pháp sẽ được nhân lên khi ta biết lựa chọn và áp dụng đúng thời điểm , nội dung thích hợp , phù hợp với từng loại bài , đặc trưng bộ môn ,Bên cạnh đó hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tổ chức của giáo viên và trình độ nhận thức của học sinh .Thành công của giờ dạy bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành . Song để tiết học bớt căng thẳng , tạo sự thu hút đối với học sinh , giúp các em tự giác , hứng thú tham gia các hoạt động, ta nên áp dụng những trò chơi học tập vào các tiết dạy.
	Trong quá trình dạy học tôi nhận ra rằng lượng kiến thức của các lớp cũng tương đối nhiều, các tiết học ngoại khoá lại ít mà đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là sự tập trung chưa cao . Nếu chúng ta không biết thay đổi các hình thức , phối hợp các phương pháp dạy học đa dạng thì sẽ tạo ra sự uể oải , mệt mỏi của học sinh, từ đó chất lượng học tập sẽ không cao.
	Nên chúng ta sẽ tạo điều kiện cho các em học mà chơi – chơi mà học . Trò chơi không chỉ có tác dụng thư giản mà còn giúp cho học sinh phát triển về mặt trí tuệ, thể lực, nhân cách, giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hiệu quả.
	Qua trò chơi , ta còn rèn luyện cho học sinh được rất nhiều kĩ năng như : Quan sát , ra quyết định, nhận xét đánh giá và đặc biệt là khả năng giao tiếp
	Thực tiển cho thấy trò chơi học tập là một phương pháp dạy học tích cực . Vấn đề đặt ra là ta nên tổ chức trò chơi như thế nào ? Tiến hành áp dụng vào dạy học ra sao để mang lại hiệu quả thiết thực? Đó là vấn đề cần quan tâm.
	Trước tình hình thực tế của xã hội và thực trạng của trường tiểu học Định Hiệp nên tôi quyết tâm chọn đề tài “Áp dụng một số trò chơi học tập vào giảng dạy ở lớp 2” để nghiên cứu và thực hiện.
II. THỰC TRẠNG
	Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đòi hỏi người giáo viên phải năng động , sang tạo, biết sử dụng nhiều phương pháp dạy học hiện đại. Trong đó, trò chơi học tập đã được nhiều giáo viên sử dụng .Trò chơi học tập mang lại hiệu quả giáo dục cao . Tuy nhiên cũng có nhiều lí do làm cho trò chơi học tập bị hạn chế tác dụng. Sau đây là những lí do điển hình:
	- Nội dung trò chơi chưa phong phú , chưa hấp dẫn nên chưa đủ sức lôi cuốn học sinh tham gia . Hoặc trò chơi ấy đã bị lập đi lập lại nhiều lần nhàm chán đối với học sinh.
	- Cách giới thiệu, giải thích của giáo viên chưa rõ ràng làm cho học sinh không tự tin khi tham gia .
	- Sự chuẩn bị của giáo viên chưa chu đáo , điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo , gây bị động trong khi tổ chức .
	- Giáo viên xử lí tình huống chưa tốt dẫn đến việc tổ chức trò chơi tốn nhiều thời gian.
	- Khen thưởng, biểu dương học sinh chưa kịp thời. Không tạo ra sự công bằng làm cho học sinh thiếu tin tưởng về giáo viên, sẽ làm hạn chế không khí thi đua sôi nổi, hào hứng .
	Trên đây là vấn đề tồn tại khi tổ chức trò chơi . Thiết kế các hoạt động sao cho phù hợp với đặc điểm từng lớp nhằm đem lại hiệu quả cao cho việc tổ chức trò chơi học tập .
	Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi học tập mà trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng và nó mang lại hiệu quả thiết thực .
III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP Ở LỚP 2.
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
1.Trò chơi : Tự giới thiệu 
	a. Áp dụng:
 Dạy bài: Tiêu hoá thức ăn 
	b. Mục đích :
 Học sinh nói được quá trình thức ăn biến đổi ở các cơ quan tiêu hoá .
	c. Chuẩn bị:
 Những tấm thẻ ( hình vẽ) các cơ quan tiêu hoá .
	d. Tiến hành :
	Mỗi học sinh sẽ là một cơ quan tiêu hoá như: miệng, thực quản, dạ dày , ruột non, ruột già. Các cơ quan tiêu hoá sẽ nêu nhiệm vụ của mình.
	Ví dụ:
	- Tôi là miệng khi thức ăn được đưa vào tôi , tôi sẽ cho răng nghiền nhỏ ra, lưỡi sẽ nhào trộn, nước bọt sẽ tẩm ướt thức ăn ( Miệng )
	- Tôi là dạ dày , khi thức ăn đến tôi thì thức ăn sẽ tiếp tục được nhào trộn , một phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng để nuôi cơ thể ( Dạ dày).
	- Ruột non 
	- Ruột già
2. Trò chơi : Phân loại loài vật
	a. Áp dụng
 Dạy bài: Loài vật sống ở đâu?
	b. Mục đích:
 Học sinh xác định được nơi sống của các loại vật 
	c. Chuẩn bị: Các hình chụp ( hoặc vẽ) các con vật: Hai con sống trên cạn, hai con sống dưới nước , hai con bay lượn trên không , một con vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước (ếch )
	d. Tiến hành :
	- Giáo viên quy định: bục giảng ( trên cạn) ,dưới thấp ( nước ), trên không làm động tác như bay lượn .
	- Học sinh xếp hàng ngoài cửa lớp . Khi lớp hô “ Các bạn ở đâu?” thì từng bạn đi vào và tự giới thiệu .
	Ví dụ:
	+ Tôi là gấu , tối chuyên sống ở mặt đất (đứng trên bục giảng)
	+ Tôi là cá , tôi thích bơi lội dưới nước (đứng dưới thấp) 
	+ Tôi là chim ,tôi thích bay lượn trên không ( làm động tác bay lượn )
	+ Chào các bạn ! Tôi là ếch ,tôi có thể sống được cả trên cạn và ở dưới nước ( leo lên bục rồi xuống thấp )
	Sau đó , học sinh nhận xét xem các bạn thể hiện đúng chưa? Bạn nào hay nhất ? và tuyên dương 
3. Trò chơi : Vật tay.
	a. Áp dụng :
 Dạy bài: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
	b. Mục đích :
 Học sinh biết được người chiến thắng là người do có cơ tay và xương khoẻ mạnh .
	c. Chuẩn bị :
 1 cái bàn ( hoặc ghế )
	d. Tiến hành:
	* Giáo viên phổ biến và hường dẫn cách chơi :
	- 2 bạn ngồi đối diện nhau cùng tỳ khuỷu tay phải hoặc khuỷu tay trái trên bàn. Hai cánh tay đan chéo nhau. Đây là tư thế sẳn sàng.
	- Khi giáo viên hô “ Bắt đầu” thì cả hai cùng dùng sức ở cánh tay mình để kéo thẳng tay nhau.
 Chú ý : Chỉ dùng sức ở một cánh tay, không dùng cả người, vị trí ngồi không xê dịch.
	- Chơi trong 3 “keo”. Bạn nào thắng 2 keo thì thắng cuộc.
	- Tuyên dương người thắng cuộc 
4. Trò chơi :Ô kiến thức 
	a. Áp dụng :
 Dạy bài : Đề phòng bệnh giun .
	b. Mục đích :
 Cũng cố cách đề phòng bệnh giun
	c. Chuẩn bị 
	- Kẽ sẵn : 
U
A
S
A
H
Ơ
A
C
A
C
H
	d. Tiến hành :
	- Học sinh sẽ tham gia đoán các chữ ở dòng.
	- Đây là ba vấn đề cần làm để đề phòng bệnh giun .
	- Học sinh đoán được sẽ được tuyên dương .
MÔN: TIẾNG VIỆT
5. Trò chơi : Ghép chữ
	a. Áp dụng :
 Môn tập viết ( Khi giới thiệu bài) 
	b. Mục đích :
	- Học sinh biết tạo thành chữ mới .
 c. Chuẩn bị:
	- Chữ hoa đã tách rời các nét .
 d. Tiến hành:
	- Hai học sinh sẽ thi đua ghép chữ tạo thành chữ mới .
	- Nhận xét tuyên dương .
	- Giáo viên giới thiệu chữ hoa đã học. 
6. Trò chơi : Thi làm giảm khảo .
	a. Áp dụng : Môn kể chuyện 
	b. Mục đích :
	- Giúp học sinh lắng nghe bạn kể và có lời nhận xét đúng .
	c. Chuẩn bị:
 Một số thẻ ghi điểm.
 d. Tiến hành :
	- Chọn một số giám khảo từ 3 – 5 em .
	- Khi học sinh kể xong, tổ giám khảo sẽ giơ những tấm thẻ ghi điểm lên.Một vài em nhận xét vì sao lại ghi điểm ấy .
	- Giáo viên nhận xét chung và công bố điểm giáo viên chấm, tuyên dương những học sinh kể chuyện tốt và những giám khảo cho điểm đúng .
7. Trò chơi: Bốn mùa .
	a. Áp dụng : Luyện từ và câu .
 Dạy bài : Từ ngữ về các mùa. Đặt và trả lời câu hỏi khi nào?
	b. Mục đích :
	- Học sinh biết xác định bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu , Đông .
	c. Chuẩn bị:
	- Các thẻ số từ 1 đến 12 , chia bảng làm 4 cột : Xuân , Hạ , Thu , Đông .
	d. Tiến hành :
	- Mỗi tổ cử 3 em , 4 tổ 12 em , các em được gắn các số từ 1 đến 12 .
	- Giáo viên hướng dẫn : Khi giáo viên hô “ năm tháng bốn mùa” thì những học sinh mang số 1,2,3 xếp thành cột mùa xuân , các em mang số 4,5,6 xếp vào cột mùa hạ, các em mang số 7,8,9 chạy đến cột mùa thu và các em mang số 10, 11, 12 đến xếp ở cột mùa đông.
Xuân
Hạ
Thu
Đông
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
	- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh xác định đúng các mùa để đứng .
8. Trò chơi: Nghe đọc đoạn, đoán tên bài
	a. Áp dụng : 
 Dạy bài: Ôn tập 
	b. Mục đích :
	- Rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng một đoạn văn hoặc thơ trong SGK đã học ( tập đọc )
	- Luyện kĩ năng nghe, hiểu và nhớ tên các bài tập đọc đã học .
	c. Chuẩn bị: 
	- Một số bông hoa có hai mặt (đỏ, xanh)
	d. Tiến hành :
	- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm : 2 nhóm chơi, 2 nhóm làm trọng tài.
	- 2 nhóm tham gia chơi giáo viên đặt tên nhóm A và nhóm B .Nhóm A được mở sách đọc một đoạn của bất cứ bài tập đọc nào đã học ( cử một người đọc) Nhóm B không được mở sách đoán tên bài tập đọc và ngược lại .Mỗi nhóm được thực hiện 3 lần đọc và 3 lần trả lời .
	- Hai nhóm giám khảo được phát thẻ bông hoa có hai mặt xanh và đỏ . Mỗi lần các nhóm trả lời hai nhóm giám khảo đưa thẻ nhận xét (Đúng thì đưa mặt đỏ, sai thì đưa mặt xanh ).
	- Giáo viên theo giỏi, khi kết thúc giáo viên sẽ khen ngợi nhóm thắng ( nếu bằng nhau, nhóm nào đọc rõ ràng, rành mạch hơn là nhóm thắng cuộc).
(Đọc) Đoạn văn
(Đoán) Tên bài
* Nhóm A:
- Ngày xưa có một cậu bé làm việc gì  trông rất xấu 
* Nhóm B:
- Một lần khác, chúng con đang đi dọc chạy như bay .
* Nhóm B:
- Có công mài sắt có ngày nên kim 
* Nhóm A:
- Bạn của Nai Nhỏ
MÔN TOÁN
9. Trò chơi : Thi tính chu vi 
	a. Áp dụng:
 Dạy bài: Chu vi hình tam giác . Chu vi hình tứ giác 
	b. Mục đích:
	- Học sinh biết tính chu vi hình tam giác . Hính tứ giác thông qua việc tính tổng độ dài các cạnh đó .
	c. Chuẩn bị :
 Một số hình tam giác, tứ giác có ghi các số đo các cạnh.
	d. Tiến hành:
	- Chia lớp làm 4 nhóm , yêu cầu các nhóm thảo luận để chọn hình theo nguyên tắc chọn hình có chu vi lớn nhất. Mỗi nhóm được chọn 3 hình vẽ sau đó tính chu vi của các hình này. Nhóm nào có tổng chu vi lớn nhất là nhóm thắng cuộc .
	- Tổng kết trò chơi , tuyên dương nhóm thắng cuộc.
10. Trò chơi: Xếp hình 
	a. Chuẩn bị :
 Mỗi học sinh 4 hình tam giác nhỏ, 4 bảng phụ 
	b. Tiến hành:
	- Tổ chức cho học sinh thi xếp hình nhanh giữa các tổ . Trong thời gian 3 phút , tổ nào xếp được nhiều hình tứ giác sẽ là tổ thắng cuộc.( xếp vào bảng phụ ).
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
	Qua quá trình áp dụng thực tiễn tôi nhận thấy rằng so với trước đây, học sinh đã tự giác tích cực hơn trong học tập. Ngay cả những học sinh trước đây nhút nhát , ít hoạt động bây giờ cững bước đầu hoạt động có hiệu quả và rất đáng khen, tiết học trở nên nhẹ nhàng, sôi nổi, hào hứng tạo sự thu hút đối với học sinh . Vai trò của người giáo viên thay đổi phù hợp với kiểu dạy theo hướng tích cực .
	Đây là kết quả học sinh đạt được qua việc dạy học bằng trò chơi học tập 
Môn
TSHS
Xếp loại
GHKI
HKI
GHKII
Tiếng Việt
25/11
G
K
TB
17/8
6/2
2/1
18/10
6/1
1
19/10
5/1
1
Toán
25/11
G
K
TB
15/6
8/3
2/2
17/8
6/3
2
23/11
2
0
TN&XH
25/11
A
A
17/7
8/4
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
	Việc tổ chức các trò chơi học tập muốn đạt kết quả , gây đựơc sự chú ý hào hứng của học sinh , đồng thời có tác dụng giáo dục , thư giãn cần làm tốt những việc sau:
	1. Chọn trò chơi nhiều thể loại khác nhau như: Trò chơi vận động, trò chơi giải trí nhanh tay, nhanh mắt , trò chơi hình vẽ,  và điều quan trọng là trò chơi phải phù hợp với nội dung bài, đáp ứng được mục tiêu của bài học.
	2. Chuẩn bị chu đáo phương tiện phục vụ cho trò chơi (đơn giản, phù hợp )
	3. Giới thiệu và giải thích cách chơi ngắn gọn , rõ ràng làm sao cho học sinh hiểu rõ được cách thực hiện trò chơi.
	* Điều khiển trò chơi nhận xét đánh giá .
	- Đảm bảo tổ chức trò chơi được tự nhiên, không gò ép .
	- Đảm bảo trò chơi có tinh thần thi đua đồng đội.
	Giáo viên nên làm quản trò .Nếu không cần chọn những học sinh có năng lực điều khiển tốt .
	Giáo viên phải đưa ra những hiệu lệnh rỏ ràng.
	Tuỳ thuộc vào trò chơi giáo viên tổ chức nhóm hoặc cả lớp .
	- Chơi xong giáo viên nhận xét biểu dương ( Nhận xét cả hình thức lẫn nội dung . Lưu ý trò chơi còn góp phầp hình thành nhân cách học sinh), có thể tặng những phần thưởng nho nhỏ (như : bông hoa, lá cờ hoặc cái kẹo,) để động viên các em, có như vậy mới gây được không khí thi đua sôi nổi, hào hứng .
	* Lưu ý: Phải tổ chức trò chơi học tập thường xuyên thì học sinh sẽ không bị lúng túng khi tham gia . Từ đó sẽ mang lại thành công cho việc tổ chức trò chơi học tập .
VI . KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
	Trên đây là một số trò chơi học tập mà tôi đã sáng tạo và áp dụng vào thực tiễn. Tôi nhận thấy rằng trò chơi học tập áp dụng đối với học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 1,2 sẽ mang lại hiệu quả cao.Trò chơi sẽ taọ ra không khí học tập thoải mái hơn: “Học mà vui- vui mà học”. Giúp c ác em bớt mệt mỏi, căng thẳng hơn. Nói như thế không phải tiết học nào cũng tổ chức trò chơi (có thể chỉ một k ĩ thuật sư phạm nhỏ cũng đã làm tiết học trở nên sinh động) trò chơi chỉ áp dụng khi nào có thể, phù hợp với nội dung bài học, đúng đặc trưng bộ môn, trong một thời lượng hợp lí .
	Bên cạnh những ưu điểm thì trò chơi học tập cũng không tránh khỏi những hạn chế ( dể gây ồn ào) vì trẻ em là lứa tuổi hiếu động khi giáo viên bày ra trước mắt các em những trò chơi hấp dẫn mới lạ thì không thể nào bắt các em ngồi im được . Khi ấy giáo viên phải tổ chức lớp thật tốt : tự do nhưng trong khuôn khổ không được quá ồn ào, lộn xộn.
	Để tránh sự nhàm chán đối với học sinh thì trong một buổi học giáo viên có thể sáng tạo, linh hoạt không nhất thiết phải rập khuôn theo mẫu cho sẵn .Việc đó đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực tổ chức , điều khiển .
	* Tóm lại: Việc tổ chức “ Trò chơi học tập” là một hình thức dạy học theo hướng tích cực ,giúp giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy .
MỤC LỤC 
LỜI CẢM ƠN 	Trang 1
I. LÝ DO, MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI 	Trang 2 
II. THỰC TRẠNG 	Trang 3
III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP Ở LỚP 2 	Trang 4
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 	Trang 4
	1. Trò chơi tự giới thiệu 	Trang 4 
	2. Trò chơi phân loại loài vật 	Trang 5 
	3. Trò chơi vật tay 	Trang 6 
	4. Trò chơi ô kiến thức 	Trang 7
MÔN TIẾNG VIỆT 	Trang 8
	5. Trò chơi ghép chữ 	Trang 8
	6. Trò chơi thi làm giám khảo 	Trang 9
	7. Trò chơi bốn mùa 	Trang 9
	8. Trò chơi nghe đọc đoạn, đoán tên bài 	Trang 10
MÔN TOÁN 	Trang 11
	9. Trò chơi Thi tính chu vi 	Trang 11
	10. Trò chơi xếp hình 	Trang 12 
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 	Trang 12 
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 	Trang 13
VI. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 	Trang 14
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_mot_so_tro_choi_hoc_tap_vao_gi.doc