Sáng kiến dạy tiết ôn tập văn học dân gian ở lớp 10 trung học phổ thông

Sáng kiến dạy tiết ôn tập văn học dân gian ở lớp 10 trung học phổ thông

I. CÁC GIẢI PHÁP THỨC HIỆN:

 1- Dạy tiết ôn tậpVHDG theo hình thức đàm thoại cởi mở giữa giáo viên và học sinh.

 2- Để đảm bảo kiến thức nhưng lại gây được sự chú ý của học sinh giáo viên chuẩn bị bảng phụ và cũng cố kiến thức bằng bảng phụ.

 3- Giáo viên chủ yếu để học sinh thấy được VHDG có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống mỗi người và đối với nền văn hoá, văn học dân tộc nước nhà. Giáo viên cho học sinh phát huy cao năng khiếu văn nghệ ở các em qua hình thức diễn xướng những tác phẩm văn học dân gian đã học và các em biết.

 

doc 8 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1738Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến dạy tiết ôn tập văn học dân gian ở lớp 10 trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến dạy tiết ôn tập văn học dân gian
ở lớp 10 trung học phổ thông
----------------------------------
A- Đặt vấn đề:
I. Lời mở đầu:
	So với đồng nghiệp cuả mình tôi còn quá trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề. Ra trường công tác năm nay được 6 năm nên kinh nghiệm chưa nhiều từ người yêu văn và giờ là giáo viên dạy văn nên tôi hiểu văn học có vị trí lớn lao như thế nào đối với mỗi người và nền văn hoá dân tộc. Để học sinh hiểu được tầm quan trọng của nó là cả một nhiệm vụ hết sức lớn lao và nặng nề của giáo viên dạy văn.
	Trong khi cơn bảo táp của kinh tế thị trường làm cho các môn xã hội không còn được coi trọng như trước đây. người ra đổ xô đi học các môn tự nhiên, các môn xã hội thì không được đó nhận đúng với vai trò của nó. Các môn xã hội nói chung và môn văn nói riêng đứng trước những thử thách lớn, không phài vì bây giờ không còn người yêu văn mà vì nhu cầu mưu sinh nên các bậc phụ huynh và các em học sinh đều chuyển hướng học của mình mong muốn học các môn tự nhiên có cơ hội có được một ngành nghề kiếm sống.
	Thế nhưng trên thực tế dù có học cái gì đi nữa, dù có là ai đi chăng nữa, và dù có cố gắng phủ nhận vai trò của văn chương thì trong cuộc sống nó vẫn cứ tồn tại. Bởi trước khi anh là nhà kinh doanh, một nguyên thủ hay một người nổi tiếng thì anh phải là một con người theo đúng nghĩa của nó. Mà văn học lại chính là nhân học. Vậy nên dù thế nào thì người dạy văn củng cần phải yêu nghề của mình và tìm phương pháp tốt nhất để học sinh chú ý đến việc học văn trong nhà trường. Không phải học văn chỉ để thi Đại học, Cao đẳng mà học văn là để có được một kiến thức của một con người biết yêu cuộc đời, biết đối nhân xử thế, biết sống có nghĩa trước khi các em ra đời.
	Để học sinh ngày càng quan tâm đến môn văn và đón chờ mỗi khi đến tiết học văn thì mỗi giáo viên có lương tâm cần suy nghĩ, trăn trở về mỗi tiết dạy của mình, không nên biến một tiết dạy và học văn thành một tiết học nặng nề đối với cả giáo viên và học sinh. Vâng đổi mới phương pháp dạy là điều thiết yếu và cần làm ngay ở chính mỗi giáo viên trên từng tiết dạy của mình. Trong khi chờ khắc phục những khó khăn về vật chất như máy chiếu, băng hình tại sao chúng ra lại không suy nghĩ tới việc chính những ưu điểm của văn học để làm cho tiết học ngày càng phong phú thêm.
	ở bài viết này tôi xin mạnh dạn đề xuất một sáng kiến dạy một tiết ôn tập văn học dân gian ở lớp 10 THPT theo phương pháp: Dạy văn học dân gian dưới góc độ văn hoá.
	Để đạt được điều đó một tiết dạy của tôi gồm 3 phần lớn:
	1- Giáo viên củng cố kiến thức ôn tập qua hệ thống bảng phụ.
	2- Vị trí của văn học dân gian trong đời sống và nền văn học viết bằng hình thức diễn xướng.
	3- Phần tổng kết.
	Hy vọng sáng kiến này của tôi sẽ giúp ích cho việc dạy và học có hiệu quả hơn. rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp.
II. Thực trạng của vấn đề:
1. Thực trạng:
	- Lâu nay trên thực tế dạy một tiết ôn tập nói chung thường ít được học sinh quan tâm và ngay cả giáo viên cũng có tâm lý không mấy đầu tư, hứng thú. Với tiết ôn tập văn học dân gian ở lớp 10 lại càng có nhiều khó khăn hơn.
	- Không giống với một tiền ôn tập thông thường, tiết ôn tập văn học dân gian đứng trước những khó khăn sau:
	+ Văn học dân gian vốn không dùng để thi đại học nên học sinh không mấy quan tâm.
	+ Kiến thức văn học dân gian là đa dạng và phong phú nhưng lại chỉ được dạy trong thời gian 45 phút.
	+ Tiết ôn tập này cả sách giáo khoa và sách giáo viên đều không có định hướng cụ thể. Vì vậy rất khó thống nhất cách dạy sao cho phù hợp. Đây là vấn đề gây nhiều tranh cải. Với mỗi giáo viên lại quan niệm khác nhay ngay cả cuộc thi giáo viên giỏi cấp cụm - huyện Triệu Sơn năm học 2004 - 2005 khi tôi dạy tiết ôn tập này mà mỗi giám khảo có một ý kiến khác nhau.
2) Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
	- Đa phần giáo viên biến một giờ ôn tập thành một tiết thống kê lại nội dung đã dạy, làm cho học sinh không mấy hứng thú.
	- Khi được hỏi đa phần giáo viên đều thấy ngại soạn và dạy còn học sinh thì không muốn học chút nào. Và để không nhàm chán có giáo viên biến tiết ôn tập thành một tiết làm bài tập, hoặc 1 tiết kiểm tra.
	Từ thực trạng trên để công việc dạy học có hiệu quả tôi mạnh dạn cải tiến nội dung và phương pháp dạy như sau: 
B- Giải quyết vấn đề:
I. Các giải pháp thức hiện:
	1- Dạy tiết ôn tậpVHDG theo hình thức đàm thoại cởi mở giữa giáo viên và học sinh.
	2- Để đảm bảo kiến thức nhưng lại gây được sự chú ý của học sinh giáo viên chuẩn bị bảng phụ và cũng cố kiến thức bằng bảng phụ.
	3- Giáo viên chủ yếu để học sinh thấy được VHDG có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống mỗi người và đối với nền văn hoá, văn học dân tộc nước nhà. Giáo viên cho học sinh phát huy cao năng khiếu văn nghệ ở các em qua hình thức diễn xướng những tác phẩm văn học dân gian đã học và các em biết.
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
1) Cũng cố kiến thức:
a) Thể loại văn học dân gian:
	* Giáo viên dùng bảng phụ 1:
	Có 12 thể loại VHDG liệt kê 12 thể loại đó và nhóm thành 3 nhóm:
Thần thoại
Truyền thuyết
Sử thi dân gian	Thể tự sự (có cốt truyện và nhân vật).
Truyện cổ tích
Truyện cười dân gian
Truyện ngụ ngôn
Tục ngữ
Câu đối	 Thể trữ tình
Ca dao - dân ca
Vè - truyện, thơ
Chèo	
Tuồng	Sân khấu
- GV chủ yếu vừa hỏi kiểm tra kiến thức vừa dùng bảng phụ để giải thích.
	* Bảng phụ thức 2: Nhằm trả lời câu hỏi: ở lớp 10 các em đã học mấy thể loại? Kể tên tác phẩm tương ứng với thể loại? Nội dung chính là gì?
	1- Sử thi Đam San: Giải tích về các hiện tượng thiên nhiên và chinh phục thiên của con người.
	2- Truyện thơ: “Tiễn dặn người yêu”: Thân phận của người thấp cổ bé giọng rất tinh tế và sâu sắc.
	3- Truyện cổ tích: “Chữ đồng tử” làm theo lời vợ dặn”: Cuộc sống của người bình dân xưa và những triết lý sống của họ.
	4- Ca dao - dân ca: Những câu hát than thân và những câu hát tình nghĩa.
	* Giáo viên cho HS kể thêm những tác phẩm dân gian mà các em biết.
	* Giáo viên đặt câu hỏi: Qua những tác phẩm VHDG đã học và sưu tầm các em thấy VHDG có nội dung như thế nào?
	Học sinh trao đổi trả lời, giáo viên cũng cố: VHDG nó nội dung vô cùng phong phú và sâu sắc. Nó diễn tả mọi khía cạnh của đời sống xã hội từ đơn giản đến phức tạp, từ đời sống riêng tư đến tình cảm chung cả cộng đồng.
	* Câu hỏi: Vậy theo em VHDG là gì? Còn có cách gọi nào khác nữa không?
	Học sinh: Văn học dân gian là do người bình dân sáng tác và lưu truỳen để phản ánh cuộc sống tâm tư của họ. Ngoài cách dạy thông thường văn học dân gian còn được gọi là văn học bình dân, văn học truyền miệng, tác giả gọi là phôncờlo.
	* Dùng bảng phụ 3: Nêu những đặc điểm cơ bản của VHDG? Văn học dân gian có 5 đặc điểm:
	- Vẽ danh truyền miệng
	- Tính tập thể
	- Tính dị bản
	- Tính diễn xướng.
	- Tính truyền thống.
	* Văn học dân gian có mối quan hệ như thế nào với nghệ thuật dân gian? Văn học dân gian có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với nghệ thuật dân gian. Bởi nghệ thuật dân gian là mảnh đất sống của VHDG.
2) Vị trí của văn học dân gian trong đời sống và trong nền văn học viết dưới hình thức diễn xướng.
2.1a) Vị trí văn học dân gian trong đời sống.
	- Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày: Học sinh nêu ví dụ người dân dùng cách nói dân gian trong đời sống? Vô cùng phong phú và đa dạng, có rất nhiều phương diện họ đều sử dụng rất linh hoạt.
	Ví dụ: 	“Cá không ăn muối cá ươn
	Con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư”
b) Vị trí trong việc thể hiện tâm tư, tình cảm, ước mơ của người dân nhất là người phụ nữ. Hình thức hát ru: ru con, ru em, ru cháu của những người phụ nữ.
Ví dụ: Giáo viên hát ru làn điệu của 3 miền và học sinh thực hành hát ru bằng chính những câu ca dao mà các em đã học.
Ví dụ: Bài ca dao trống cơm chuyển thành bài hát, rất nhiều học sinh biết hát.
Trong sân khấu dân gian, trong những ngày hội hè có các hình thức : Hát giao duyên, hát đối, hò.
Ví dụ: Hò sang sông cho học sinh tham gia hò, tạo không khí hứng khởi.
	Trong sân khấu chèo, tuồng: Có rất nhiều câu chuyện cổ tích, truyền thuyết được diễn trên sân khấu chèo, tuồng rất hay.
	Em hãy kể những vở chèo được diễn từ truyện cổ tích mà em biết.?
Ví dụ: “Tấm Cám, Ai mua hành tôi”
	* Giáo viên củng cố:
	Ông cha ta xưa có đời sống tinh thần phong phú, sâu sắc và tế nhị cho dù đời sống vật chất còn nhiều khó khăn vất vả nhưng tác phẩm văn học dân gian một khi được đưa vào diễn xướng nó có sức sống trường tồn và vào đi người dễ dàng và thấm thía, chưa có mảnh đất naòi người dân lại ưa ca hát như người Việt Nam xưa. Điều đó đã xua tan đi ở họ những khó khăn trong cuộc sống .
2.2) Văn học dân gian với nền văn học viết.
	Văn học dân gian có vai trò quan trọng đối với nền văn học viết?
 	Văn học dân gian có tác động to lớn đến việc hình thành và phát triển nền văn học viết.
	+ văn học dân gian là nguồn sữa nuôi dưỡng văn học viết.
	+ Văn học dân gian cung cấp cho văn học viết nguồn cảm hứng vô tận.
Ví dụ: Tố hữu trong bài: “Chào xuân 68”
	“Hoan hô anh giải phóng quân
	Kính chào anh con người đẹp nhất
	Lịch sử hôn anh chàng trai chân đất
	Sống hiên ngang bất khuất trên đời 
	Như Thạch Sanh đầu thế kỷ XX”
	Các em lấy ví dụ mà văn học viết lấy chất liệu từ văn học dân gian?
	Khi những tinh hoa của 2 bộ phận văn học kết tinh lại với nhau trong một điều kiện lịch sử nhất định sẽ tạo ra những thiên tài với những áng văn bất hũ.
Ví dụ: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tố Hữu, Nguyễn Tuân
3) Tổng kết:
a) Nội dung:
	Văn học dân gian có nội dung phong phú và sâu sắc, nó diễn tả mọi khía cạnh của đời sống xã hội.
	+ Hiểu biết về vũ trụ, con người, xã hội.
	+ Những triết lý sống, quan điểm, đạo đức của người bình dân, đó là những lý tưởng xã hội (Thiện - ác) những đạo đức truyền thống (Coi trọng tình nghĩa)
	+ Tình cảm phong phú, sâu nặng của người xưa: Tình cảm gia đình, làng nước, tình yêu nam nữ
b) Nghệ thuật.
	Văn học dân gian dùng lối nói truyền miệng chưa gọt sửa nên giản dị, dẽ hiểu, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
	Nhận thức trong văn học dân gian rất ngây thơ, non ớt đáng yêu nhưng nó phản ánh một cách chân thực.
Ông cha ta tác giả và sâu sắc: Họ dùng trí tưởng tượng rất tài tình và phong phú.
C) kết luận
1) Kết quả nghiên cứu.
	Qua thử dạy ở một số lớp ở trường THPT Triệu Sơn 4 và qua cuộc thi giáo viên giỏi cấp cụm huyện, tôi nhận thấy:
	- Tiết dạy sôi nổi , hấp dẫn, cuốn hút được học sinh huy động được vốn văn hoá dân gian trong các em, tự các em thấy mình chủ động để lĩnh hội kiến thức mà không bị ép buộc như cách dạy cũ. Hơn nữa bằng cách dạy này giáo viên đã phát huy được năng khiếu văn nghệ trong học sinh.
+ Bằng cách dạy này kiến thức đi vào lòng học sinh một cách tự nhiên và không gò bó.
+ Sau buổi học được hỏi thì phần đông các em đều hứng thú về cách dạy này.
+ Về phần giáo viên cũng cảm thấy yêu nghề và còn tin vào môn văn vẫn còn nhiều học sinh yêu.
2) ý kiến đề xuất.
	đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm có đầu tư về trang bị như máy chiếu, băng hình để việc dạy theo phương pháp mới thật sự có hiệu quả.
	Triệu Sơn, ngày 20 tháng 4 năm 2006
	Giáo viên
	Lê THị THoa

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien co Thoa THPT Trieu Son 4.doc