Nội dung hướng dẫn Sáng kiến kinh nghiệm

Nội dung hướng dẫn Sáng kiến kinh nghiệm

1. Cơ sở lý luận: Cần nêu bật những nội dung sau:

- Tầm quan trọng của đề tài mình nghiên cứu. Nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong quản lý và dạy học. (dẫn chứng tư liệu hoặc những giả thiết khoa học)

- Tuy trước đây có nhiều người đã nghiên cứu, nhưng đề tài nay mong muốn làm rõ hơn ở đối tượng cụ thể.

2. Cơ sở thực tiễn: (Thực trạng của đối tượng nghiên cứu)

- Nêu lên thực trạng đối với nội dung đề tài SKKN. Những thuận lợi, khó khăn trong thực tiễn ( Về tình hình học sinh, giáo viên, thực trạng trường lớp, đồ dùng dạy học, ‎ thức học tập của học sinh, sự quan tâm của PHHS về sự học của con, em )

- Nêu lên sự cần thiết về nội dung đề tài.

3. Nội dung vấn đề:

- Vấn đề đặt ra cần tìm giải pháp để nghiên cứu. Từ thực tiễn cần nêu cụ thể những vấn đề nghiên cứu và cần làm rõ.

- Giải pháp, chứng minh vấn đề cần được giải quyết.

- Kết quả so sánh, số liệu mang tính thuyết phục ngay thời điểm nghiên cứu.

- Kết luận nghiên cứu

 

doc 3 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 5022Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung hướng dẫn Sáng kiến kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂN CHÂU
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NỘI DUNG HƯỚNG DẪN 
THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
A. MỞ ĐẦU:
1/ Lý do chọn đề tài:
- Cần nêu ngắn gọn, lý do nào chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm đó.
- Chọn: Đề tài chỉ tập trung vào những lĩnh vực đổi mới phương pháp dạy học, quản lý nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc trong dạy – học – quản lý để nâng cao hiệu quả các mặt công tác.
- Kinh nghiệm chọn: Chọn đề tài gần gũi trong công tác và phạm vi hẹp, tại lớp, trường mình đang giảng dạy, công tác.
- Những căn cứ để chọn: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, căn cứ vào thực tiễn, căn cứ vào các xu hướng phát triển
- Cách chọn: 
+ Do cá nhân tự chọn, lãnh đạo Trường – Phòng GD xem xét.
+ Do lãnh đạo chọn chỉ định thực hiện.
- Đặt tên đề tài: Tên đề tài phải rõ, phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu của đề tài và không được phép hiểu hai hay nhiều nghĩa ( chú ý về không gian và thời gian giới hạn của đề tài).
2/ Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là sự vật được lựa chọn để xem xét trong quá trình nghiên cứu.
- Ví dụ:
+ Đề tài 1: “Cải tiến phương pháp dạy học toán lớp 1 để nâng cao chất lượng học toán lớp 1A, Trường Tiểu học..năm học.”
Đối tượng nghiên cứu đề tà này là : Phương pháp dạy toán lớp 1 và học sinh.
 + Đề tài 2: “Giải pháp hoàn thiện tổ chức Trường..nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, năm học.”
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: giáo viên và học sinh.
3/ Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Cần giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài để tránh trường hợp xa đề hoặc bị lạc đề. Cách giới hạn cần thể hiện chi tiết cụ thể.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
1. Đọc tài liệu: Tài liệu gì ? mục đích ? trích nội dung tài liệu.
2. Điều tra:
- Dự giờ, đàm thoại, thăm dò, thực nghiệm, kiểm tra, so sánh kết quả.
Mỗi phương pháp cần nêu mục đích sử dụng.
B/ NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận: Cần nêu bật những nội dung sau:
- Tầm quan trọng của đề tài mình nghiên cứu. Nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong quản lý và dạy học. (dẫn chứng tư liệu hoặc những giả thiết khoa học)
- Tuy trước đây có nhiều người đã nghiên cứu, nhưng đề tài nay mong muốn làm rõ hơn ở đối tượng cụ thể.
2. Cơ sở thực tiễn: (Thực trạng của đối tượng nghiên cứu)
- Nêu lên thực trạng đối với nội dung đề tài SKKN. Những thuận lợi, khó khăn trong thực tiễn ( Về tình hình học sinh, giáo viên, thực trạng trường lớp, đồ dùng dạy học, ‏‎ thức học tập của học sinh, sự quan tâm của PHHS về sự học của con, em)
- Nêu lên sự cần thiết về nội dung đề tài.
3. Nội dung vấn đề:
- Vấn đề đặt ra cần tìm giải pháp để nghiên cứu. Từ thực tiễn cần nêu cụ thể những vấn đề nghiên cứu và cần làm rõ.
- Giải pháp, chứng minh vấn đề cần được giải quyết.
- Kết quả so sánh, số liệu mang tính thuyết phục ngay thời điểm nghiên cứu.
- Kết luận nghiên cứu
C/ KẾT LUẬN
Kết luận chung về đề tài SKKN:
1. Bài học kinh nghiệm.
2. Hướng phổ biến, áp dụng và nghiên cứu tiếp của đề tài SKKN
HÌNH THỨC:
* Trang bìa:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN CHÂU
TRƯỜNG
Tên đề tài:..
Họ tên ( cá nhân, tập thể)
Tháng năm
* 3 trang cuối:
- Tài liệu tham khảo.
- Mục lục.
- Ý kiến nhận xét và đánh giá của Hội đồng khoa học:
+ Cấp trường: ( nhận xét và xếp lọai)
+ Cấp Phòng : ( nhận xét và xếp lọai)
+ Cấp tỉnh: ( đối với đề tài có đăng ký cấp tỉnh).
* Tối thiểu đề tài phải đạt 15 trang trở lên (không tính bìa) và Fon chữ 14.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI ĐỀ TÀI.
I/ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN:
1/ Đề tài dưa ra giải pháp mới (25 điểm)
- Tác giả có đầu tư, sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu trong công tác quản lý, giảng dạy đúc kết thành giải pháp - sáng kiến - kinh nghiệm - đề tài. Giải pháp mới và giải quyết được mâu thuẩn - vấn đề đặt ra, giúp tác giả hoàn thành vượt mức kế hoạch và nhiệm vụ giáo dục. (20 điểm - 25 điểm).
- Giải pháp mới, giúp tác giả luôn hoàn thành nhiệm vụ giáo dục (5-19 điểm).
- Giải pháp mới, chưa giúp tác giả luôn hoàn thành nhiệm vụ giáo dục (0-4 điểm).
2/ Hiệu quả áp dụng (50 điểm)
- Đề tài đặt ra mâu thuẩn - vấn đề cần thiết, để thực hiện sâu sắc chủ trương của Ngành, đường lối giáo dục của Đảng. Đề tài có nhiều điểm sáng tạo, có so sánh đối chiếu kết quả các số liệu trước và sau thực hiện đề tài (35-50 điểm)
- Đề tài giải quyết mâu thuẩn phù hợp chủ trương của Ngành, đường lối giáo dục của Đảng, phù hợp mục tiêu - nguyên lý - phương châm giáo dục. Đề tài có so sánh đối chiếu số liệu làm rõ hiệu quả đạt được trong công tác (15-34 điểm)
- Đề tài chưa giải quyết được mâu thuẩn, vấn đề đặt ra hoặc chỉ giải quyết một phần của vấn đề. Đề tài chưa thể hiện được chủ trương của Ngành, đường lối giáo dục của Đảng, chưa phù hợp mục tiêu - nguyên lý - phương châm giáo dục (0-14 điểm).
3/ Phạm vi áp dụng: (25 điểm)
- Đề tài khả thi áp dụng toàn ngành, xứng đáng để phổ biến toàn ngành (20-25 điểm)
- Phổ biến một số nơi (15-19 điểm )
- Phổ biến trong đơn vị tác giả đề tài công tác (0-14 điểm )
II/ XẾP LOẠI:
Sau khi chấm 3 tiêu chuẩn trên, lấy tổng số điểm đạt được tiến hành xếp loại như sau: - Loại A: từ 86 đến 100 điểm.
- Loaị B: từ 70 đến 85 điểm.
- Loại C : dưới 70 điểm.
* Một đề tài nhiều giám khảo chấm: lấy trung bình tổng số điểm đạt được để xếp loại theo qui định trên.

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_viet_de_tai_SKKN_cua_PGD.doc