Đầu năm học chúng tôi đã họp tổ và đưa ra chỉ tiêu phấn đấu của tổ như sau:
- 100 % giáo viên trong tổ thực hiện tốt quy chế chuyên môn.
- 90% giáo viên trong tổ trở lên được xếp loại giỏi về giờ dạy.
- 100% giáo viên trong tổ chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học khi lên lớp.
- 100% giáo viên trong tổ soạn giáo án bằng máy vi tính và có ít nhất một tiết dạy bằng giáo án điện tử /một năm học.( Từ năm học 2008- 2009)
- Chất lượng học tập bộ môn Sinh và Hóa của học sinh phải đạt được là:
+ 20 % trở lên loại giỏi
+ 30 % trở lên loại khá.
+ Loại yếu dưới 5 %, không có loại kém.
.. + Chưa cụ thể hoá theo tháng, tuần. + Vì không có thời gian cụ thể cho kiểm tra đột xuất và kiểm tra toàn diện nên giáo viên rất bị động trong việc kiểm tra. + Việc dự giờ thường xuyên của giáo viên cũng vậy do không có kế hoạch rõ ràng nên giáo viên chỉ dự giờ chủ yếu ở 2 đợt thi giáo viên giỏi cấp trường cho đủ số tiết quy định mà không phân đều ở các tuần. + Kế hoạch còn phân bố đều ở tất cả các giáo viên cả giáo viên giỏi cũng như giáo viên trung bình mà chưa có tính chọn lọc. + Kế hoạch đưa ra mang tính hình thức được công bố trong đại hội công chức mà không triển khai cụ thể đến từng giáo viên. Do vậy mọi hoạt động kiểm tra giờ dạy trên lớp chỉ hoạt động theo thói quen, năm học nào cũng vậy không có hiệu quả. 2.2 Tổ chức kiểm tra 2.2.1 Xây dựng lực lượng kiểm tra. Việc xây dựng lực lượng kiểm tra chưa thực hiện tốt như: - Trường cũng như tổ tôi khi xây dựng lực lượng kiểm tra cho từng năm học thường lấy các thành viên tham gia kiểm tra của những năm học trước theo thói quen của trường đó là các giáo viên trong tổ kiểm tra lẫn nhau, đồng thời cũng không thông báo mà mọi người ngầm hiểu như vậy. Làm như thế không có sự đổi mới, sáng tạo mà chỉ rập khuôn theo những năm học trước. - Việc phân công công việc chưa cụ thể, chưa xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên khi tham gia kiểm tra . - Chưa thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho những người làm công tác kiểm tra. - Với lực lượng tham gia đi kiểm tra trong đợt thi giáo viên giỏi trường chưa đảm bảo tính khoa học đó là: Có những giáo viên mới ra trường không thể tham gia đi kiểm tra các giáo viên khác được như ở môn sinh nếu thầy Việt, cô Huệ, cô Hiềnmới ra trường năng lực chuyên môn còn hạn chế thì chỉ có thể đi học hỏi, rút kinh nghiệm chứ không thể đi kiểm tra, đánh giá được hay như ở các môn chưa có giáo viên giỏi hoặc ở các tổ ghép thì nếu chỉ có tổ trưởng và giáo viên trong tổ đi kiểm tra thì không thể đánh giá khách quan hay thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra có hiệu quả được. - Thành phần kiểm tra toàn diện giáo viên chỉ có Ban giám hiệu thì chưa đầy đủ và khoa học. 2.2.2 Xây dựng chuẩn đánh giá tiết dạy: Chúng tôi chỉ dựa vào chuẩn đánh giá tiết dạy chung của bộ GD-ĐT chứ không có xây dựng chuẩn cho phù hợp với thực tế của trường, không qua bước dự thảo xây dựng chuẩn, không triển khai đến toàn thể giáo viên để đi đến thống nhất chung về chuẩn vì vậy trong quá trình thực hiện đã gặp nhiều bất cập như: + Các giáo viên không thống nhất về cách đánh giá, mỗi tổ đánh giá một cách khác nhau dẫn đến không công bằng giữa các tổ, thông thường tổ văn cho điểm rất cao: 19, 20 điểm trong khi tổ toán lại cho điểm rất thấp chỉ 16,17 điểm trong khi năng lực của giáo viên tương đương nhau. + Có những giáo viên còn cho điểm theo cảm tính do không nghiên cứu chuẩn đánh giá. + Có những yêu cầu cần phải cụ thể hóa hơn cho phù hợp với điều kiện nhà trường và để cho lực lượng kiểm tra dễ dàng hơn khi đi kiểm tra nhưng chúng tôi chưa thực hiện được như ở yêu cầu 6 có những bài giáo viên không thể tìm được đồ dùng dạy học vì lí do khách quan thì cần phải xử lí như thế nào để giáo viên không bị thiệt thòi khi được đánh giá... 2.2.3 Xây dựng chế độ kiểm tra; - Mặc dù đã xây dựng được chế độ kiểm tra giờ dạy trên lớp. Tuy nhiên thực hiện chế độ kiểm tra này còn gặp nhiều khó khăn như: + Chưa có thời gian, quy trình tiến hành cụ thể. Vì vậy chế độ kiểm tra qua dự giờ thi giáo viên dạy giỏi là thực hiện đúng thời gian, còn các chế độ kiểm tra khác còn bị động. + Quyền lợi cho kiểm tra viên không có, chỉ dựa vào trách nhiệm là chính nên chưa khuyến khích được các kiểm tra viên phát huy hết khả năng của mình. + Quyền lợi của người được kiểm tra cũng quá ít. Nếu đạt giờ dạy tốt ở đợt thi giáo viên dạy giỏi trường được thưởng 20.000 đồng còn các đợt kiểm tra khác không có quyền lợi gì nên không động viên, thúc đẩy mọi người được. 2.3 Chỉ đạo công tác kiểm tra: - Hiệu trưởng có chỉ đạo công tác kiểm tra thường xuyên trong các cuộc họp đầu tháng. - Mọi giáo viên trong trường thực hiện tương đối tốt dự giờ ở hai đợt thi giáo viên dạy giỏi trường. Tuy nhiên còn một số tồn tại như sau: + Đợt thao giảng nào cũng vậy các giáo viên thường chọn các bài dễ dạy nhất để đăng kí dạy và chuẩn bị rất công phu cho tiết dạy nên rất khó đánh giá năng lực thật sự của giáo viên. + Năm nào cũng kiểm tra giờ dạy đồng loạt vào thời gian như thế, với những bài đã dạy đi dạy lại như vậy tạo ra sự nhàm chán không chỉ đối với người làm công tác kiểm tra mà với tất cả các giáo viên được kiểm tra. + Mọi giáo viên trong trường cứ thực hiện theo thói quen không có sự hướng dẫn, động viên, giúp đỡ của hiệu trưởng. Vì vậy việc kiểm tra chủ yếu dừng lại ở mức độ đánh giá theo cảm tính, dựa trên kết quả năm trước. Chưa thực hiện được nhiệm vụ tư vấn, thúc đẩy. + Đối với kiểm tra giờ dạy trên lớp thường sử dụng phương pháp dự giờ không phối hợp với các phương pháp khác có thể kết quả không chính xác đối với các giáo viên có tư tưởng đối phó. + Hiệu trưởng chỉ nắm được kết quả kiểm tra qua báo cáo của tổ trưởng mà không theo dõi sát để điều chỉnh lệch lạc, kịp thời. + Lực lượng kiểm tra không được hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm tra như thế nào nên việc thực hiện kiểm tra còn theo cảm tính dẫn đến kết quả kiểm tra không chính xác. + Chưa khuyến khích được sự tự kiểm tra của các cá nhân. 2.4. Tổng hợp, điều chỉnh: - HT đã có tổng hợp kết quả và thông báo trước hội đồng sư phạm biết tuy nhiên đây chỉ là kết quả thiên về xếp loại chứ chưa nhận xét được chất lượng các tiết dạy cũng như mặt mạnh, mặt yếu của các giáo viên đồng thời chưa rút ra được nguyên nhân của các tồn tại để có hướng khắc phục trong thời gian tới. - Chưa thực hiện được phép so sánh với các kết quả trước đây để rút kinh nghiệm. - Kết quả tổng hợp xếp loại chỉ dựa vào kết luận của tổ nên chưa công bằng giữa các tổ. - Sau kiểm tra giờ dạy chưa có kế hoạch giúp đỡ cho các giáo viên có năng lực yếu. - Kết quả kiểm tra chủ yếu được tổng hợp từ 2 đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp trường mà chưa có kết quả của những tiết dự giờ đột xuất hay kiểm tra toàn diện giáo viên. - Sau khi thông báo kết quả nhà trường có khen thưởng những giáo viên có tiết dạy giỏi còn các giáo viên chưa đạt giỏi không được nhắc nhở cũng như có kế hoạch để giúp đỡ các giáo viên đó. Vì vậy số giáo viên giỏi năm nào cũng vậy mà không tăng lên qua các năm học. Tóm lại, việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trong trường những năm học qua thực hiện chưa có hiệu quả, chưa thực hiện hết các nhiệm vụ kiểm tra, chủ yếu dừng lại ở mức độ: Kiểm tra, đánh giá mà chưa thực hiện được nhiệm vụ tư vấn, thúc đẩy, đặc biệt ở tổ Sinh- Hoá việc kiểm tra còn nặng về hình thức mang tính đối phó vì vậy chất lượng giờ dạy của giáo viên chưa đồng đều, vẫn còn nhiều giáo viên trung bình, khá như đã thống kê ở trên. PHẦN II: CÁC GIẢI PHÁP Để khắc phục những điểm còn hạn chế trong công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên tôi đã đưa ra các giải pháp và đã thực hiện thành công ở tổ Sinh- hoá từ năm học 2006-2007 đến nay đồng thời tôi đã tham mưu cho Hiệu trưởng và cùng với hiệu trưởng thực hiện trong toàn trường năm từ năm học 2008-2009 như sau: Xây dựng kế hoạch kiểm tra Đầu năm học chúng tôi đã họp tổ và đưa ra chỉ tiêu phấn đấu của tổ như sau: - 100 % giáo viên trong tổ thực hiện tốt quy chế chuyên môn. - 90% giáo viên trong tổ trở lên được xếp loại giỏi về giờ dạy. - 100% giáo viên trong tổ chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học khi lên lớp. - 100% giáo viên trong tổ soạn giáo án bằng máy vi tính và có ít nhất một tiết dạy bằng giáo án điện tử /một năm học.( Từ năm học 2008- 2009) - Chất lượng học tập bộ môn Sinh và Hóa của học sinh phải đạt được là: + 20 % trở lên loại giỏi + 30 % trở lên loại khá. + Loại yếu dưới 5 %, không có loại kém. Để đạt được chỉ tiêu đề ra đầu năm học chúng tôi đã xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trong tổ như sau: Thời gian Đối tượng kiểm tra Nội dung kiểm tra P Pháp kiểm tra H Thức kiểm tra L lượng kiểm tra Ghi chú Tháng 9 Lựa chọn Giờ dạy Dự giờ Đột xuất LLKT của tổ Trong quá trình KT có thể có sự tham gia của BGH trường Tháng 10 Toàn bộ Giờ dạy Dự giờ Định kì LLKT của tổ Tháng 11 Toàn bộ Hồ sơ Phân tích sản phẩm Định kì LLKT của tổ Tháng 12 Lựa chọn Giờ dạy+ Hồ sơ Dự giờ + PTSP Đột xuất LLKT của tổ Tháng 01 Lựa chọn Giờ dạy+ Hồ sơ Dự giờ + PTSP Đột xuất LLKT của tổ Tháng 02 Toàn bộ Giờ dạy Dự giờ Định kì LLKT của tổ Tháng 03 Lựa chọn Giờ dạy+ Hồ sơ Dự giờ + PTSP Đột xuất LLKT của tổ Tháng 04 Lựa chọn Giờ dạy+ Hồ sơ Dự giờ Đột xuất LLKT của tổ Tháng 05 Lựa chọn Giờ dạy+ Hồ sơ Dự giờ + PTSP Đột xuất LLKT của tổ - Hàng tháng chúng tôi có kế hoạch cụ thể hơn đến từng tuần với từng giáo viên cụ thể. - Kế hoạch được công khai để mọi người theo dõi thực hiện. - Kế hoạch được xây dựng khoa học hơn như kiểm tra nhiều hơn ở các giáo viên mới ra trường và các giáo viên có năng lực chuyên môn yếu, kiểm tra ít hơn ở các giáo viên giỏi và các giáo viên có kinh nghiệm. - Đối tượng kiểm tra ở từng tháng chúng tôi cũng thay đổi qua các năm học. - Đối với kế hoạch dự giờ thường xuyên yêu cầu giáo viên đăng kí hàng tuần ngay từ đầu tuần và công khai để cả tổ hoặc BGH theo dõi có thể đi dự cùng với giáo viên theo mẫu sau: Tuần Họ và tên GV Đăng kí dự giờ Người dạy Bài dạy Ghi chú Tiết Lớp Thứ - Đặc thù ở tổ Sinh- Hoá có các tiết thực hành, thí nghiệm nhiều vì vậy ngay từ đầu năm học chúng tôi yêu cầu các giáo viên lập kế hoạch dạy các tiết thực hành theo mẫu: Tuần Tiết Nội dung Dự trù kinh phí Ghi chú Tổng cộng Sau đó với mỗi tiết cụ thể giáo viên phải lên kế hoạch có sự kí duyệt của tổ trưởng chuyên môn gởi lên BGH trường để cùng theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của giáo viên. 2. Tổ chức kiểm tra 2.1 Xây dựng lực lượng kiểm tra. - Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu cho hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra gồm các thành viên đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực như: Lực lượng kiểm tra của tổ Sinh- Hoá gồm: 1: Đinh Thị Thanh Xuân 2: Trần Thị Hoàng Điệp 3: Nguyễn Thị Thanh - Chúng tôi họp lực lượng kiểm tra để phân công cụ thể nhiệm vụ của từng thành viên - Khi BGH kiểm tra đột xuất hay kiểm tra toàn diện giáo viên của tổ thì lực lượng kiểm tra của tổ cùng tham gia. 2.2 Phân cấp trong kiểm tra. - Đầu năm chúng tôi đã quy định rõ: + Lực lượng kiểm tra cuả tổ kiểm tra giáo viên trong tổ. + Khi kiểm tra các thành viên của ban kiểm tra chúng tôi mời thêm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng + Các giáo viên thường xuyên tự kiểm tra mình 2.3 Xây dựng chuẩn đánh giá tiết dạy - Đầu năm chúng tôi đã xây dựng được chuẩn đánh giá tiết dạy dựa trên chuẩn của sở giáo dục có những điều chỉnh phù hợp với trường như: + Ở yêu cầu 6: Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung kiểu bài trên lớp, đã bổ sung thêm: Trong điều kiện thiết bị nhà trường có hoặc giáo viên có thể làm được hoặc tìm được. + Ở yêu cầu 7: Trình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực, giáo án hợp lí đã bổ sung: Nếu tiết dạy bằng giáo án điện tử phải trình bày rõ ràng, hợp lí, học sinh phân biệt được nội dung cần phải ghi chép, nắm vững kiến thức trọng tâm, các tư liệu, hình ảnh minh họa phải phù hợp, cô đọng... - Chuẩn đánh giá tiết dạy đã được đưa ra thảo luận, điều chỉnh thống nhất và tập huấn cho tất cả giáo viên để không chỉ lực lượng kiểm tra nắm rõ để thống nhất trong cách đánh giá mà mọi giáo viên cũng phải nắm được để dễ dàng chấp nhận sự đánh giá khi được kiểm tra và có thể tự kiểm tra mình. 2.4 Xây dựng chế độ kiểm tra; - Chúng tôi đã quy định thể thức làm việc, nhiệm vụ, thời gian quy định tiến hành cụ thể hóa ra từng tháng, tuần như trong kế hoạch đã xây dựng. - Mặc dù không nhiều nhưng nhà trường đã có chế độ vật chất , tinh thần khuyến khích cho ban kiểm tra khi phải làm nhiều như ở đợt chấm thi giáo viên giỏi hay các đợt kiểm tra toàn diện. - Ngay từ đầu năm nhà trường đã có kế hoạch khuyến khích cho giáo viên về vật chất khi giáo viên đạt giờ tốt hoặc đưa vào ưu tiên khi xét thi đua khen thưởng cuối học kì, cuối năm học. Đồng thời đưa ra biện pháp đối với những giáo viên có giờ dạy chưa tốt. Điều đó đã tạo động lực phấn đấu cho giáo viên. 3. Chỉ đạo công tác kiểm tra: - Đầu năm học hiệu trưởng đã ra quyết định thành lập ban kiểm tra của cả trường và phân công các phó hiệu trưởng tham gia cùng làm việc với các tổ kiểm tra. - Ngoài phương pháp dự giờ chúng tôi phối hợp thêm một số phương pháp khác như: + Thứ 2 hàng tuần yêu cầu giáo viên lên lịch báo giảng đúng tiến độ chương trình và chúng tôi kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên qua lịch báo giảng. + Kiểm tra qua việc ghi sổ đầu bài của học sinh hàng tuần: Cứ đến tiết cuối ngày thứ 7 chúng tôi yêu cầu học sinh nộp sổ đầu bài lên văn phòng để kiểm tra, đối chiếu với lịch báo giảng nhờ vậy chúng tôi phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng dạy gộp, cắt xén chương trình + Kiểm tra vở ghi của học sinh: Có thể kiểm tra đột xuất ở một số lớp, nào đó khi xuất hiện tình huống có vấn đề hoặc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì hay kiểm tra qua cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” + Kiểm tra sổ mượn và trả đồ dùng dạy học cũng như các tài liệu tham khảo của nhân viên thiết bị, thư viện để biết được việc chuẩn bị bài dạy trên lớp của giáo viên có chu đáo hay không? + Kiểm tra qua việc thăm dò, phỏng vấn, lấy phiếu tín nhiệm từ học sinh, phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm + Các giáo viên nộp đề kiểm tra về tổ trưởng trước khi kiểm tra và bố trí các tiết kiểm tra chung, phân công giáo viên chấm chéo bài giữa các lớp để kiểm tra được mức độ nhận thức của học sinh giữa các lớp trong cùng khối có nhiều giáo viên dạy. - Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã điều chỉnh ngay những lệch lạc. - Đặc biệt chúng tôi đã tập huấn cho ban kiểm tra thực hiện Quy trình dự một giờ cụ thể như sau: 1. Chuẩn bị dự giờ : - Lực lượng kiểm tra phải nghiên cứu trước nội dung các chương , bài dạy của giáo viên , mục đích yêu cầu của bài, kiến thức trọng tâm, kĩ năng cần hình thành cho học sinh; các đồ dùng, phương tiện dạy học cần thiết... - Xem xét trình độ học sinh lớp giáo viên đó sẽ dạy. - Phác thảo nội dung quan sát. - Xác định nội dung , phương pháp kiểm tra kết quả nhận thức của học sinh sau giờ lên lớp. - Thông báo cho giáo viên trước 5 phút (nếu kiểm tra đột xuất) Ví dụ: Khi chúng tôi tổ chức dự giờ cô Nguyễn Thị Miền: Bài Quần thể người, lớp 9E, tiết 2, ngày 9/3/2009. Chúng tôi yêu cầu lực lượng kiểm tra nghiên cứu như sau: + Mục tiêu của bài: * Kiến thức: Học sinh trình bày được một số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số. Từ đó thay đổi nhận thức về dân số và phát triển xã hội, giúp các em sau này cùng với mọi người thực hiện tốt pháp lệnh dân số. * Kỹ năng: Rèn một số kĩ năng: Quan sát tranh, biểu đồ, tháp dân số, khái quát, liên hệ thực tế. * Thái độ: Giáo dục ý thức nhận thức về dân số và chất lượng cuộc sống. + Phương tiện dạy học mà giáo viên phải chuẩn bị là: * Tranh hình sách giáo khoa phóng to, tranh quần thể sinh vật, tranh về một nhóm người. * Tư liệu về dân số Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2009. * Tranh ảnh tuyên truyền về dân số. + Trình độ học sinh lớp dạy: Lớp 9E là lớp có đa số học sinh trung bình và yếu vì vậy không yêu cầu học sinh trả lời nhiều các câu hỏi nâng cao, mở rộng mà phải tập trung chú ý trả lời những câu hỏi cơ bản của giáo viên và nắm vững kiến thức cơ bản sách giáo khoa + Nội dung, phương pháp kiểm tra nhận thức của học sinh sau giờ lên lớp: *Phương pháp: Chúng tôi dùng phương pháp làm bài kiểm tra nhanh trên phiếu học tập đã ghi sẵn câu hỏi. *Nội dung kiểm tra: Quần thể người có những đặc điểm giống và khác những quần thể sinh vật khác ở điểm nào? Vì sao có sự khác nhau đó? 2. Quan sát giờ dạy trên lớp. - Quan sát toàn bộ diễn biến tiết dạy. - Ghi lại các hoạt động giảng dạy của thầy, hoạt động học tập của trò và các mối quan hệ trong hoạt động dạy học. - Ghi nhận các thông tin, các tình huống xảy ra trong tiết dạy; 3. Phân tích giờ dạy của giáo viên . - Căn cứ vào các sự kiện, dữ liệu ghi nhận được, phân tích sư phạm giờ dạy theo những tiêu chí khoa học, xác định mức độ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. - Phân tích kết quả học tập của học sinh. - Dự kiến nội dung cuộc trao đổi: Sắp xếp các vấn đề cần trao đổi với giáo viên, chuẩn bị cách tiếp cận , cách trao đổi. - Đề ra các giải pháp giúp giáo viên tiến bộ Trong phân tích giờ dạy cần có sự hội ý, thống nhất giữa những người dự giờ. Ví dụ: Sau khi dự giờ cô Miền chúng tôi tiến hành phân tích như sau: - Cô Miền đã thực hiện tốt tiết dạy: Đảm bảo các yêu cầu về nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, kết quả. - Tuy nhiên còn một số thiếu sót nhỏ đó là: Phân bố thời gian chưa hợp lí ở các phần. - Chúng tôi tìm ra nguyên nhân của thiếu sót là do: Trình độ học sinh yếu nên nhiều câu hỏi của giáo viên không trả lời được, giáo viên không linh hoạt làm mất thời gian. - Phân tích kết quả học tập của học sinh qua quan sát trên lớp và qua bài kiểm tra nhanh chúng tôi thấy đa số học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài học. - Chúng tôi đã dự kiến giải pháp giúp cô linh hoạt hơn với từng đối tượng học sinh. 4. Trao đổi với giáo viên - Trước hết đề nghị GV trình bày lại mục tiêu bài học, công tác chuẩn bị, những việc đã làm được, chưa làm được và tự đánh gía giờ dạy của mình. - Lực lượng kiểm tra nêu nhận xét về giờ dạy của giáo viên - Nêu những lời khuyên cụ thể, sát thực, khả thi và cùng với GV tìm phương án nâng cao chất lượng giờ dạy; - Đánh giá xếp loại giờ dạy, xác định mức độ đạt được của giờ dạy, mức độ tiến bộ về trình độ tay nghề so với lần kiểm tra trước, vận dụng tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành để xếp loại giờ dạy của giáo viên theo 4 mức: Tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu. - Thông thường chúng tôi hay góp ý, động viên giáo viên là chủ yếu. 5. Lưu hồ sơ Cần chú ý đảm bảo các yêu cầu của hồ sơ kiểm tra: - Tính chính xác,khách quan - Tính toàn diện - Rõ ràng, cụ thể - Tính nhân văn - Tính pháp lí 4. Tổng hợp, điều chỉnh: - Sau mỗi đợt kiểm tra giờ dạy trên lớp chúng tôi đều họp tổ để tổng kết, đánh giá nhận xét ưu khuyết của từng giáo viên đồng thời chỉ ra nguyên nhân cũng như biện pháp để phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm cụ thể: + Các giáo viên có tiết dạy tốt như cô Điệp, cô Xuân, cô Thanh chúng tôi tổ chức dạy mẫu một số tiết cho cả tổ dự để học tập. + Phân công các giáo viên giỏi giúp đỡ các giáo viên yếu bằng các biện pháp như: Yêu cầu thiết kế lại giáo án và dạy lại bài đó hoặc giúp giáo viên đó thiết kế giáo án cho các bài dạy khác hay dạy thử một số tiết để giáo viên dự và dạy lại... + Khi phát hiện những vấn đề nổi cộm tổ đã giải quyết ngay bằng cách làm chuyên đề cho sinh hoạt tổ chuyên môn như khi có các tiết dạy khó cả tổ đã cùng nhau thiết kế giáo án chung ( như bài Di truyền liên kết ở môn sinh học 9) và cử giáo viên dạy thử để cả tổ rút kinh nghiệm từ đó tìm ra phương pháp có hiệu quả nhất để dạy hay dùng các biện pháp có hiệu quả khác để giải quyết. + Đặc biệt với các giáo viên chưa vững tay nghề tổ tôi yêu cầu dự giờ ít nhất 2 tiết trên tuần( đối với dự giờ thường xuyên) và chúng tôi cũng kiểm tra đột xuất thường xuyên để tư vấn, thúc đẩy, giúp giáo viên tiến bộ. + Đối với các giáo viên còn yếu về công nghệ thông tin chúng tôi đã yêu cầu các giáo viên thành thạo hướng dẫn cho các đồng chí trong việc soạn và dạy bằng giáo án điện tử. - Sau mỗi đợt kiểm tra nhà trường cũng đã động viên khen thưởng xứng đáng hơn cho những giáo viên có giờ dạy tốt đồng thời ghi nhận sự cố gắng, tiến bộ của các giáo viên có nhiều nỗ lực trong chuyên môn. PHẦN KẾT QUẢ Sau một thời gian thực hiện các giải pháp nêu trên việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên đã có chuyển biến rõ rệt cụ thể như sau: - Việc kiểm tra đã thực hiện tương đối tốt đặc biệt là việc thực hiện
Tài liệu đính kèm: