Một số kinh nghiệm trong công tác Đội giúp nâng cao hiệu quả hoạt động ở các trường có học sinh dân tộc thiểu số

Một số kinh nghiệm trong công tác Đội giúp nâng cao hiệu quả hoạt động ở các trường có học sinh dân tộc thiểu số

Công tác xã hội hoá giáo dục có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động đội trong nhà trường, đặc biệt là các trường vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, Tổng phụ trách tham mưu với Ban lãnh đạo nhà trường cùng các đoàn thể nhân dân trong địa phương, các tổ chức xã hội nhằm huy động mọi nguồn lực làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nâng cao đời sống kinh tế cho nhân dân là một việc làm hết sức cần thiết.

- Trong các năm vừa qua, Liên đội trường Tiểu học Y Ngông đã vận động được rất nhiều các tổ chức cá nhân giúp đỡ tiền, quần áo, cặp sách, vở, giày dép, đồ dùng học tập và tặng học bổng cho học sinh nghèo. Đây là nguồn động viên vô cùng quan trọng và quý giá cả về vật chất lẫn tinh thần, góp phần không nhỏ cho sự thành công của các hoạt động Đội trong nhà trường. Chính nguồn động viên đó đã tác động đến học sinh cũng như cha mẹ trong việc phối hợp với nhà trường làm công tác giáo dục, Cụ thể:

- Năm học 2011 – 2012, đoàn tự thiện FC Sun Day tại Buôn Ma Thuột tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu” tặng quà cho học sinh trị giá trên 10 triệu đồng.

- Năm học 2012 – 2013, đoàn từ thiện Vòng tay yêu thương tại Buôn Ma Thuột tổ chức chương trình “Vòng tay yêu thương” tặng 100 phần quà cho học sinh trị giá 20 triệu đồng và tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi 1 - 6 cho học sinh trị giá 10 triệu đồng. Gia đình nhạc sĩ Linh Nga Niê Kdăm tặng 3 suất học bổng cho học sinh trị giá 3,5 triệu đồng.

 

doc 21 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2588Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm trong công tác Đội giúp nâng cao hiệu quả hoạt động ở các trường có học sinh dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dục toàn diện con người mới, những chủ nhân tương lai của đất nước. Những con người hội tụ các phẩm chất tài đức vẹn toàn, nhằm đáp ứng nhu cầu Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước.
Cũng như các môn học khác, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác Đội, đòi hỏi người Giáo viên - Tổng phụ trách phải nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, xây dựng cho mình một cách thức, phương pháp làm việc đúng đắn, hợp lí.
Người Giáo viên – Tổng phụ trách Đội cần biết vận động các nguồn lực ngay chính trong đơn vị và sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức xã hội nhằm thực hiện tốt các hoạt động của Đội.
Tuy nhiên để có được kết quả tốt nhất đòi hỏi rất nhiều các yếu tố và sự nỗ lực trong hoạt động của người Giáo viên - Tổng phụ trách. Điều đó càng cần thiết đối với những đơn vị đặc biệt khó khăn. Do đó để nâng cao chất lượng hoạt động Đội tại trường, nhất là trường có đối tượng học sinh đa số là con em đồng bào dân tộc ít người, điều kiện cơ sở vật chất của trường phục vụ cho công tác dạy học và các hoạt động còn thiếu thốn là rất cần thiết. Từ những thực tế đó và qua 5 năm làm Giáo viên - Tổng phụ trách Đội đã giúp bản thân đúc kết được một số kinh nghiệm để giải quyết vấn đề này.
 II.2. Thực trạng.
 a. Thuận lợi, khó khăn.
* Thuận lợi.
- Luôn được sự quan tâm hướng dẫn và chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo và chuyên môn nhà trường. Sự hỗ trợ nhiệt tình của các anh chị phụ trách.
- Học sinh rất yêu thích, nhiệt tình khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Bản thân tôi được làm công tác Đội nhiều năm và thời gian làm liên tục nên việc nắm bắt được nhiều nội dụng chương trình hoạt động. Có cách thức hoạt động cũng như tổ chức thuận lợi.
	* Khó khăn 
- Giáo viên thực hiện đề tài phải tìm hiểu các hoạt động cho phù hợp với đối tượng học sinh.
- Việc nâng cao hiệu quả hoạt động công tác Đội đòi hỏi Giáo viên – Tổng phụ trách đội phải sáng tạo và vận dụng linh hoạt các hoạt động một cách phù hợp.
 b. Thành công, hạn chế.
* Thành công.
- Học sinh tích cực, chủ động và hào hứng hơn khi tham gia các hoạt động Đội.
	- Góp phần đưa phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường đạt hiệu quả cao.
	- Được sự đồng thuận giúp đỡ của các anh chị phụ trách các lớp, chi đội, các tổ chức xã hội ủng hộ.
	- Khắc phục được khó khăn của trường vì điều kiện kinh tế của gia đình các em còn nghèo.
	- Đa số học sinh yêu thích, các em hưởng được nhiều quyền lợi và mở ra nhiều cơ hội học tập mới cho các em.
* Hạn chế.
	- Công tác vận động các nguồn lực xã hội nhằm hỗ trợ cho các hoạt động Đội còn gặp nhiều khó khăn. 
- Mức độ, chất lượng của các hoạt động đòi hỏi phải thực hiện thời gian dài, liên tục mới thu lại kết quả.
- Khả năng hoạt động của học sinh nhất là học sinh dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế nên đòi hỏi Giáo viên – Tổng phụ trách đội phải thật sự tâm huyết, nhiệt tình trong công việc.
 c. Mặt mạnh, mặt yếu.
* Mặt mạnh.
	- Đề tài dễ thực hiện, không đòi hỏi cao về điều kiện cơ sở vật chất.
	- Các giải pháp, biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh cũng như điều kiện sống của các em. Vì vậy nội dung các hoạt động Đội được các em yêu thích.
* Mặt yếu.
	- Khi thực hiện đề tài phải linh hoạt trong việc vận dụng vì học sinh đa số là còn em đồng bào dân tộc ít người nên trong mọi hoạt động các em còn rụt rè, nhút nhát. 
	- Việc tham gia các hoạt động của các em còn mang tính thụ động.
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
	* Thành công.
	- Bản thân làm Giáo viên - Tổng phụ trách Đội được nhiều năm trong trường nên có điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện đề tài. 
- Được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của Ban lãnh đạo, chuyên môn nhà trường, các tổ chức xã hội đã giúp tôi thực hiện có hiệu quả đề tài này.
	* Hạn chế.
	- Khi thực hiện Giáo viên – Tổng phụ trách Đội cần kiên trì, có tinh thần yêu nghề mến trẻ cao.
	- Để đề tài thực hiện thành công còn phải phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
	e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
	Trường Tiểu học Y Ngông trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tốt trong các hoạt động phong trào mà cụ thể là hoạt động của Liên đội. Có được kết quả này chính là được sự quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo, chuyên môn nhà trường và được sự ủng hộ các tổ chức xã hội. Nhiều nội dung được đưa vào trong các hoạt động Đội phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, đối tượng học sinh nên phát huy được tính tích cực, chủ động, hứng thú của các em.
	Được sự ủng hộ của các tổ chức xã hội đã giúp các em học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đến trường như các em được tặng : Học bổng, sách vở, quần áo, cặp, bút để đến trường. 
	Qua những hoạt động Đội nêu trên đã đưa trường đến với những thành công nhất định, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” phát triển mạnh. Học sinh yêu thích đến trường không còn học sinh bỏ học, các em có điều kiện để học tập, cơ hội được vui chơi nhiều hơn.
 II.3. Giải pháp, biện pháp.
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
	- Nâng cao hiệu quả hoạt động Đội trong trường, giúp học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc học tập.
	- Góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui của học sinh.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
 b.1 Xác định rõ vị trí, vai trò và nhiệm vụ của người Giáo viên - Tổng phụ trách Đội.
Để thực hiện tốt công tác Đội trong nhà trường, trước hết người Giáo viên – Tổng phụ trách Đội cần xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong đơn vị. Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng đội, thực tế tại Liên đội để đề ra mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động Đội trong năm học, cụ thể: 
	- Ngay từ đầu năm học, Tổng phụ trách đội cần tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Đội cho các anh chị phụ trách các lớp, các chi đội cũng như Ban chỉ huy Liên đội về các nội dung trọng tâm của năm học. Thông qua việc tập huấn Tổng phụ trách củng cố một số kiến thức về các mặt còn yếu của Liên đội trong năm học cũ và phát huy các mặt mạnh mà Liên đội đã làm được trong năm học vừa qua, từ đó thực hiện tốt hơn chương trình hoạt động năm học mới.
	- Tham mưu với Ban lãnh đạo nhà trường về chương trình hoạt động, dự trù các khoản thu và chi của Liên đội trong năm học. Đề xuất các biện pháp hỗ trợ nguồn kinh phí để phục vụ cho các hoạt động Đội trong năm học đạt kết quả tốt.
	- Tổng phụ trách cần nắm bắt rõ chương trình công tác Đội hàng năm của Hội đồng đội huyện, cũng như chương trình hoạt động sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Từ đó để phổ biến, hướng dẫn cho toàn thể các anh chị phụ trách, chi đội, đội viên và nhi đồng trong Liên đội thống nhất thực hiện.
	- Cụ thể hoá thời gian các hoạt động theo từng nội dung thông qua kế hoạch tuần, kế hoạch tháng, kế hoạch năm.
	- Lên kế hoạch kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các công việc với các khung thời gian nhất định và tổng kết các hoạt động theo từng chuyên đề, chủ điểm. Thông qua kết quả các hoạt động, tổ chức đánh giá đúc kết rút kinh nghiệm, xếp loại thi đua hàng tháng và cuối năm một cách nghiêm túc, công bằng. Có hình thức tuyên dương, khen thưởng phù hợp cho các chi đội, đội viên có thành tích cao trong các hoạt động.
 b. 2 Phát huy vai trò của người Tổng phụ trách trong nhà trường.
	* Đối với Ban lãnh đạo nhà trường.
	- Tổng phụ trách phải làm tốt công tác tham mưu với Ban Lãnh đạo nhà trường các kế hoạch hoạt động một cách kịp thời có khoa học. Báo cáo định kì kết quả tổ chức các hoạt động cho Ban Lãnh đạo, các anh chị phụ trách, chi đội nhằm đúc kết rút kinh nghiệm, phát huy ưu điểm để tổ chức hiệu quả hơn những hoạt động tiếp theo.
	- Có những đề xuất kịp thời, hợp lý cách thức tổ chức các hoạt động Đội sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, tài chính, đối tượng học sinh của Liên đội.
- Trường Tiểu học Y Ngông có một điểm trường chính và 2 phân hiệu, cự li trung bình giữa các phân hiệu là 5 km. Mỗi khi tổ chức các Hội thi hoặc các hoạt động lớn đều phải thực hiện tại điểm trường chính. Vì vậy sẽ khó khăn cho việc đi lại của học sinh ở các phân hiệu. Khi tham mưu với Ban lãnh đạo nhà trường để tổ chức các hoạt động Tổng phụ trách Đội cần có sự điều tiết hợp lý về thời gian để các em không phải đi lại nhiều trong thời gian ngắn. Đồng thời khi tổ chức cần lồng ghép hợp lý nhiều hoạt động trong một buổi để khắc phục những khó khăn trên.
 Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động giao lưu kết nghĩa với Liên đội khác chúng ta có thể kết hợp tổ chức các Trò chơi dân gian cấp trường.
 Ngoài ra, đối với những hoạt động không cần tập trung hết học sinh, có thể tổ chức tại các điểm trường. 
Ví dụ: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phát động các phong trào, triển khai kế hoạch hoạt động, triển khai các hội thi  Thông qua các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cho các anh chị phụ trách lớp, chi đội triển khai đến các em. 
	- Tham mưu với ban lãnh đạo nhà trường thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo thật sự tâm huyết, nhiệt tình đối với công tác đội để giúp đỡ Tổng phụ trách trong quá trình diễn ra các hoạt động phong trào nhằm đạt kết quả tốt nhất.
* Đối với Công đoàn, Chi đoàn nhà trường.
	- Cần phối hợp chặt chẽ với công đoàn, chi đoàn nhà trường trong việc giúp đỡ đội xây dựng, triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đội. Bởi đó là một trong những yêu tố quan trọng góp phần giúp các hoạt động đội thành công hơn.
- Khi tổ chức các cuộc thi, Tổng phụ trách đội tham mưu với Ban lãnh đạo ký duyệt kế hoạch, sự giúp đỡ của Công đoàn, Chi đoàn nhà trường. Trong các cuộc thi cũng như các hoạt động của đội luôn có sự tham gia của các đồng chí trong ban chấp hành công đoàn, Chi đoàn trong Ban tổ chức, Ban giám khảo.
* Đối với chuyên môn nhà trường.
	- Tham mưu, phối hợp các hoạt động đội với chuyên môn một cách nhịp nhàng để các hoạt động vừa được tổ chức theo đúng kế hoạch của Liên đội, vừa không ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của nhà trường.
- Phối hợp chặt chẽ với chuyên môn nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách chi tiết, rõ ràng tại các điểm trường.
	- Thường xuyên trao đổi với chuyên môn nhà trường để thực hiện chuyên đề nhằm có những nội dung hoạt động hay, phù hợp với đối tượng học sinh trong trường.	
	* Đối với các anh chị phụ trách các lớp, Chi đội.
	- Triển khai kịp thời các kế hoạch hoạt động năm, kế hoạch hoạt động tháng ngay từ đầu năm học đến toàn thể các anh chị phụ trách và các chi đội.
	- Tổng phụ trách phải là người luôn nêu cao tình thần trách nhiệm của bản thân đối với công việc, luôn đi đầu trong các hoạt động của nhà trường và thực sự là tấm gương để các anh chị phụ trách các lớp, chi đội noi theo. 
- Trong công tác, Tổng phụ trách đội cần thân thiện, hoà đồng với giáo viên. Có những nhắc nhở, đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch đề ra một cách khéo léo, tế nhị, tránh tạo áp lực đối với các anh chị phụ trách.
	- Khi tổ chức các hoạt động tập thể, các hội thi, Tổng phụ trách đội cần phải hướng dẫn, phối hợp chặt chẽ với các anh chị phụ trách. Phải có những đánh giá khách quan, công bằng và có tính khích lệ, tuyên dương các anh chị phụ trách trong việc đánh giá kết quả các hoạt động đồng thời giúp đỡ kịp thời đối với những lớp, chi đội làm chưa tốt. Chú ý nêu những tấm gương tốt, điểm hình trong các hoạt động, chỉ ra những việc cần phải nhân rộng, học tập và phát huy.	
	* Đối với các Ban Chỉ huy Liên đội – Chi đội – Phụ trách sao.
	- Tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng sinh hoạt đội ngay từ đầu năm cho các em. Trong việc lựa chọn và bầu các em vào Ban Chỉ huy Liên đội – Chi đội phải dựa trên nguyên tắc kế thừa từ những năm học trước.
	- Tổng phụ trách đội cần chú trọng phát huy tinh thần tự quản của Ban Chi huy Liên đội – Chi đội trong công tác Đội.
	- Thường xuyên kiện toàn, hướng dẫn các Chi đội, lớp nhi đồng cập nhật thông tin, hệ thống hồ sơ, sổ sách Đội, Sao.
- Thực hiện chương trình phát thanh măng non theo từng tháng, từng chủ điểm.
- Thực hiện chế độ báo cáo thu, chi tài chính của đội cụ thể.
	b. 3 Tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động của Liên đội.
Ngay từ đầu năm học Giáo viên – Tổng phụ trách Đội phải xây dựng kế hoạch hoạt động của Liên đội trình Ban lãnh đạo nhà trường, chuyên môn và các anh chị phụ trách, các em đội viên nhi đồng để có sự thống nhất nội dung hoạt động một cách cụ thể.
b.3.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động.
Khi tổ chức hoạt động Tổng phụ trách đội cần căn cứ vào kế hoạch hoạt động của Hội đồng đội để xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, phụ hợp điều kiện cơ sở vật chất, đối tượng học sinh. Có thể xây dựng kế hoạch hoạt động đội như sau:	
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI NĂM HỌC 2013 -2014
Thời gian
Nội dung công việc
Người thực hiện
Ghi chú
Tháng 9
- Tổ chức “Đêm hội trăng rằm” tại Liên đội
- Đại hội Chi đội, Liên đội
- Đăng ký sổ sách đầu năm, các lớp nhi đồng chia sao, đặt tên sao.
- Ký cam kết ATGT và trường học thân thiện + Cam kết trách nhiệm giữa GVCN với nhà trường
- Tập huấn công tác Đội.
- Chi đoàn, đội viên, nhi đồng.
Tháng 10
- Phát động phong trào tiết kiệm “Nuôi heo đất” và kế hoạch nhỏ “Thu gom giấy vụn”
- Sinh hoạt chủ điểm chào mừng ngày 20/10.
- Sinh hoạt kỹ năng sống “Kỹ năng tự học”, hát múa dân vũ
- Liên đội và chi đội, lớp nhi đồng.
Tháng 11
- Tổ chức hội diễn văn nghệ cấp trường.
- Phát động tuần lễ “Tri ân thầy cô”.
- Tổ chức thi giao lưu Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
- Kiểm tra sổ đội đợt 1.
- Chi đội, Liên đội
Tháng 12
- Thăm hỏi, tặng quà các gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh.
- Tổ chức Viếng đài tưởng niệm các anh hùng ở xã và kết nạp đội đợt I.
- Tổng kết phong trào Kế hoạch nhỏ “Thu gom giấy vụn”.
- Tổ chức thi học sinh giỏi thể dục thể thao cấp trường
- Đội viên, thiếu niên nhi đồng, GVCN
Tháng 01
- Chuyên đề kỹ năng sống “Phòng chống ma túy- Chống bạo lực học đường”.
- Tổ chức hội thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ.
- Tập múa hát dân vũ và sinh hoạt đố vui
- Đội viên, nhi đồng.
Tháng 02
- Tổ chức giao lưu kết nghĩa với Liên đội bạn.
- Thi trò chơi dân gian cấp trường,
- Sinh hoạt chuyên đề Vệ sinh môi trường - An toàn thực phẩm.
- Đội viên, nhi đồng.
Tháng 3
- Tổ chức hoạt động chủ điểm và thi Nghi thức đội.
- Chuyên đề Kỹ năng sống “Kỹ năng giao tiếp”.
- Các Chi đội, Lớp.
Tháng 4
- Kiểm tra sổ chi đội, lớp nhi đồng đợt 2.
- Tổ chức kết nạp đội viên đợt 2.
- Tổng kết phong trào tiết kiệm “Nuôi heo đất”.
- Các Chi đội, lớp, Đoàn thanh niên.
Tháng 5
- Kiểm tra chuyên đề công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
- Tổ chức hoạt động kết nghĩa, tặng quà cho gia đình chính sách
- Tổ chức ngày hội rèn luyện chuyên hiệu.
- Liên đội
Khi đã được sự thống nhất cao từ Ban lãnh đạo, chuyên môn, các anh chị phụ trách. Tổng phụ trách cần triển khai kịp thời kế hoạch hoạt động đến các đoàn thể trong nhà trường, các anh chị phụ trách và các em đội viên. 
- Đối với công tác thi đua khen thưởng cần xây dựng những qui định, cách thức đánh giá một cách cụ thể: 
Ví dụ: 
+ Tất cả các anh chị phụ trách đều phải tham gia đầy đủ trong các hoạt động Đội cũng như các hoạt động chung của nhà trường.
+ Các chi đội không tham gia đầy đủ các hoạt động sẽ bị trừ điểm thi đua. Các lớp thực hiện tốt sẽ được khen thưởng và cộng điểm xếp loại thi đua. 
b.3.2 Lựa chọn nội dụng phù hợp cho các hoạt động.
Trong các hoạt động đội, cần lựa chọn nhiều nội dung phong phú, đa dạng và phù hợp thu hút các em tham gia. Ưu tiên tổ chức các hội thi, các hoạt động mang tính giải trí, em nào cũng có khả năng tham gia như: Hội thi trò chơi dân gian, Hội diễn văn nghệ, Hội thi Giao lưu cho học sinh dân tộc thiểu số, Hội thi Nghi thức đội ...
Học sinh tham gia chơi các trò chơi dân gian
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động sinh hoạt chủ điểm, đố vui để học, các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống. Nhằm cung cấp cho học sinh một số kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Từ đó, các em có khả năng phòng tránh một số tai nạn thường gặp như: Đuối nước, tai nạn giao thông, hoả hoạn, các thương tích khác có thể xảy ra trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Các Hội thi tại Liên đội
- Phối hợp với các Liên đội bạn tổ chức các hoạt động giao lưu kết nghĩa, tham gia phong trào “Áo ấm tặng bạn” nhằm giúp các em có hoàn cảnh khó khăn thêm niềm vui khi đến trường.
Hoạt động giao lưu kết nghĩa tại Liên đội
b.3.3. Công tác xã hội hoá giáo dục.
Công tác xã hội hoá giáo dục có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động đội trong nhà trường, đặc biệt là các trường vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, Tổng phụ trách tham mưu với Ban lãnh đạo nhà trường cùng các đoàn thể nhân dân trong địa phương, các tổ chức xã hội nhằm huy động mọi nguồn lực làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nâng cao đời sống kinh tế cho nhân dân là một việc làm hết sức cần thiết.
- Trong các năm vừa qua, Liên đội trường Tiểu học Y Ngông đã vận động được rất nhiều các tổ chức cá nhân giúp đỡ tiền, quần áo, cặp sách, vở, giày dép, đồ dùng học tập và tặng học bổng cho học sinh nghèo. Đây là nguồn động viên vô cùng quan trọng và quý giá cả về vật chất lẫn tinh thần, góp phần không nhỏ cho sự thành công của các hoạt động Đội trong nhà trường. Chính nguồn động viên đó đã tác động đến học sinh cũng như cha mẹ trong việc phối hợp với nhà trường làm công tác giáo dục, Cụ thể: 
- Năm học 2011 – 2012, đoàn tự thiện FC Sun Day tại Buôn Ma Thuột tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu” tặng quà cho học sinh trị giá trên 10 triệu đồng. 
- Năm học 2012 – 2013, đoàn từ thiện Vòng tay yêu thương tại Buôn Ma Thuột tổ chức chương trình “Vòng tay yêu thương” tặng 100 phần quà cho học sinh trị giá 20 triệu đồng và tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi 1 - 6 cho học sinh trị giá 10 triệu đồng. Gia đình nhạc sĩ Linh Nga Niê Kdăm tặng 3 suất học bổng cho học sinh trị giá 3,5 triệu đồng. 
- Năm học 2013 – 2014, Liên đội đã phối hợp với nhà trường vận động các cá nhân của một tổ chức từ thiện ở thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Trung thu cho các em học sinh với chương trình “Đêm trăng trên buôn” tặng cho 300 suất quà trị giá trên 30 triệu đồng, 300 đôi dép, 87 bộ đồng phục học sinh trị giá 11 triệu và tặng 3 máy lọc nước trị giá 15 triệu đồng.
Các hoạt động của các tổ chức xã hội tại Liên đội
Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực rất lớn của bản thân và tập thể nhà trường. Từ kết quả đó đã góp phần giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống của các em, giúp các em có thêm động lực để vượt khó vươn lên trong học tập. Từ công tác xã hội hoá giáo dục thực sự góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động của Liên đội và từng bước đưa chất lượng giáo dục học sinh của trường Tiểu học Y Ngông ngày một đi lên, công tác duy trì sĩ số hàng năm của nhà trường đều đạt 100%.	
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
	- Khi thực hiện giải pháp, biện pháp này phải đảm bảo được hoạt động Đội có chiều sâu, tạo được sự yêu thích đối với các em.
	- Cần có sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo nhà trường trong việc huy động các nguồn lực, các nhà hảo tâm tài trợ.
	- Phải kết hợp tốt với các đoàn thể trong nhà trường và anh chị phụ trách các lớp, chi đội.
	- Huy động được các nguồn lực hỗ trợ của các nhà hảo tâm, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
	- Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có sự thống nhất và thay thế lẫn nhau.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
	Sau khi thực hiện đề tài bản thân thấy được một số kết quả hoạt động trong công tác Đội như sau:
	+ Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh được gần gũi hơn, các em đã bước đầu biết chia sẽ, mạnh dạn trong giao tiếp.
	+ Các em có ý thức lễ phép chào hỏi, vâng lời thầy cô, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè trong Liên đội.
	+ Đi học chuyên cần đúng giờ, không còn học sinh bỏ học, tham gia tích cực các hoạt động phong trào của Liên đội đề ra.
	+ Các phong trào hoạt động Đội ngày đi vào nề nếp và có những kết quả nhất định.
	+ Có những chuyển biến về mọi mặt, các em không còn nhút nhát, sợ sệt, mà chủ động tích cực tham gia các ho

Tài liệu đính kèm:

  • doc_SKKN_cuong_2015.doc