Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 thực hiện phép chia số thập phân

Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 thực hiện phép chia số thập phân

Bên cạnh đó do nhà trường có nhiều phân hiệu nên khả năng tiếp thu của học sinh ko đồng đều gây khó khăn cho việc áp dụng các phương pháp dạy học

Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến đối tượng học sinh có khả năng tiếp thu chậm, còn ngại mất thời gian nên không thường xuyên gọi học sinh có khả năng tiếp thu chậm làm bài tập mà chỉ gọi học sinh có khả năng tiếp thu tốt làm cho nhanh.

Giáo viên chưa sửa chữa kịp thời cho học sinh khi các em làm bài chưa chính xác một số chi tiết nhỏ trong bài như ghi số chưa đẹp, viết dấu phẩy chưa ngay ngắn, sắp các chữ số chưa thẳng hàng dần dần hình thành thói quen không cẩn thận ở học sinh. Trong quá trình giảng dạy, để tiết kiệm thời gian giáo viên ít cho học sinh nhắc lại qui tắc và bài học cũ trong các tiết “Luyện tập” ở những bài học sau từ đó tạo cho các em thói quen không học bài cũ, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp nên các em cảm thấy khó khăn khi tiếp thu những kiến thức tiếp theo.

 Thời gian học ở lớp rất ít nên học sinh không được thực hành luyện tập nhiều do đó các em chỉ được tiếp cận những kiến thức mới mà không được củng cố, khắc sâu những kiến thức đó, những em có khả năng tiếp thu chậm sẽ khó theo kịp được các bạn từ đó dẫn đến tâm lí chán nản. Ngoài ra một số giáo viên nói quá nhiều trong tiết học, với tâm lí sợ học sinh không hiểu bài dẫn đến tình trạng học sinh ỷ lại, chủ quan không có ý thức tự học.

Nhiều em chưa có ý thức trong việc tự học trên lớp cũng như ở nhà, do đó vẫn còn tình trạng học trước quên sau không ghi nhớ kiến thức cũ dẫn đến tình trạng hổng kiến thức cơ bản ngay từ ở các lớp dưới nên việc tiếp thu kiến thức số thập phân lúng túng, khó khăn.

 

doc 26 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 10096Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 thực hiện phép chia số thập phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà trường đã quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên như thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề các cấp, hội giảng, thao giảng, để giáo viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường luôn chú ý đến công tác tự học tự rèn của giáo viên để kịp thời giúp đỡ khi giáo viên gặp khó khăn, đặc biệt là những giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Đa số giáo viên trong tổ chuyên môn trẻ, nhiệt tình, được đào tạo bài bản, luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm, thường xuyên học hỏi những phương pháp mới nhằm tự nâng cao tay nghề của mình. 
Bản thân luôn cố gắng tự học, tự rèn, thường xuyên dự giờ đồng nghiệp học hỏi kinh nghiệm, không ngừng tìm kiếm những phương pháp, hình thức dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Bên cạnh đó, tôi nắm bắt được đối tượng học sinh mình dạy, biết vận dụng các văn bản hướng dẫn thực hiện chuyên môn: hướng dẫn 5842, Thông tư 30, Chuẩn kiến thức kĩ năng, Giáo dục kĩ năng sống, Giảng dạy vùng miền, hướng dẫn giảng dạy trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,; biết vận dụng các nội dung, phương pháp một cách linh hoạt, các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với đối tượng học sinh của mình. Trong quá trình dạy học biết đúc rút kinh nghiệm, luôn tìm tòi những vấn đề cần thiết nhất, quan tâm đến lĩnh vực yếu của các em và tìm cách giúp đỡ, động viên các em kịp thời. Luôn yêu thương, thân thiện và quan tâm đến suy nghĩ, cuộc sống của các em để kịp thời giúp đỡ.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan tâm đến tâm lí của tất cả học sinh, kịp thời phát hiện ra những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để giúp đỡ, động viên nên việc dạy và học đạt được nhiều kết quả tốt. Nhiều học sinh yêu thích môn toán, học toán nên các em có lòng say mê với môn học, luôn chủ động tiếp thu lĩnh hội kiến thức, chủ động tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới, các bài toán nâng cao ngoài những kiến thức trong sách giáo khoa và giáo viên đưa ra.
Đa số giáo viên đều tâm huyết với nghề, có sự đầu tư về thời gian vào bài soạn, tiết dạy, tích cực tìm hiểu các phương pháp dạy học mới nên ngay từ các lớp học dưới học sinh có nền tảng kiến thức vững vàng: một số em có khả năng ước lượng thương tốt, vận dụng linh hoạt bảng cửu chương, cách thực hiện chia số tự nhiên, nên khi chuyển sang chia số thập phân các em không bị bỡ ngỡ, lúng túng, khó khăn. Hơn nữa, nhiều cha mẹ học sinh đã quan tâm hơn đến việc học của con em mình do đó chất lượng học của học sinh ngày được nâng cao.
Bên cạnh đó do nhà trường có nhiều phân hiệu nên khả năng tiếp thu của học sinh ko đồng đều gây khó khăn cho việc áp dụng các phương pháp dạy học
Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến đối tượng học sinh có khả năng tiếp thu chậm, còn ngại mất thời gian nên không thường xuyên gọi học sinh có khả năng tiếp thu chậm làm bài tập mà chỉ gọi học sinh có khả năng tiếp thu tốt làm cho nhanh. 
Giáo viên chưa sửa chữa kịp thời cho học sinh khi các em làm bài chưa chính xác một số chi tiết nhỏ trong bài như ghi số chưa đẹp, viết dấu phẩy chưa ngay ngắn, sắp các chữ số chưa thẳng hàng dần dần hình thành thói quen không cẩn thận ở học sinh. Trong quá trình giảng dạy, để tiết kiệm thời gian giáo viên ít cho học sinh nhắc lại qui tắc và bài học cũ trong các tiết “Luyện tập” ở những bài học sau từ đó tạo cho các em thói quen không học bài cũ, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp nên các em cảm thấy khó khăn khi tiếp thu những kiến thức tiếp theo.
 Thời gian học ở lớp rất ít nên học sinh không được thực hành luyện tập nhiều do đó các em chỉ được tiếp cận những kiến thức mới mà không được củng cố, khắc sâu những kiến thức đó, những em có khả năng tiếp thu chậm sẽ khó theo kịp được các bạn từ đó dẫn đến tâm lí chán nản. Ngoài ra một số giáo viên nói quá nhiều trong tiết học, với tâm lí sợ học sinh không hiểu bài dẫn đến tình trạng học sinh ỷ lại, chủ quan không có ý thức tự học.
Nhiều em chưa có ý thức trong việc tự học trên lớp cũng như ở nhà, do đó vẫn còn tình trạng học trước quên sau không ghi nhớ kiến thức cũ dẫn đến tình trạng hổng kiến thức cơ bản ngay từ ở các lớp dưới nên việc tiếp thu kiến thức số thập phân lúng túng, khó khăn.
 Trong phép chia số thập phân có nhiều dạng như: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên, chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, , chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm đợc là một số thập phân, chia một số tự nhiên cho một số thập phân, chia một số thập phân cho một số thập phân. Do có nhiều dạng nên gây khó khăn trong việc tiếp thu, các em hay nhầm lẫn giữa các dạng; chia có nhiều chữ số tuy nhiên khả năg ước lượng thương chưa tốt dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
Trường Tiểu học Tây Phong thuộc xã Băng Ađrênh là một xã thuộc vùng khó khăn của huyện Krông Ana, đa số học sinh là con em của gia đình có bố mẹ là nông dân. Một phần vì cuộc sống khó khăn một số phụ huynh phải lo bươn chải kiếm sống, mặt khác họ xem nhẹ việc học vì các em còn ở lớp nhỏ chưa cần thực sự quan tâm sâu sắc. Phần lớn các trường hợp này rơi vào các em có khả năng tiếp thu chậm.
Tại điểm trường Buôn Cuê, một số cha mẹ học sinh còn bắt các em nghỉ học thường xuyên để giúp đỡ gia đình như trông em, giữ nhà, hái rau, chăn trâu, bò  Họ giao toàn bộ trách nhiệm cho nhà trường và thầy cô. Bên cạnh đó, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 
Qua bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán hai lớp 5C và lớp 5A tôi thu được kết quả như sau:
Năm học
Lớp
TSHS
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
2013 - 2014
5C
21
1
5
8
7
2014 - 2015
5A
24
2
8
9
5
2015 - 2016
5C
21
1
5
7
8
Vì vậy nếu không đổi mới thực trạng trên thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập về sau của học sinh. Không những chỉ có ở các bài toán cộng, trừ, nhân, chia bình thường mà số thập phân còn có trong các bài toán có lời văn thì dù có nắm được cách giải thì kết quả cuối cùng chưa chắc đúng.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Tây Phong thực hiện được, tốt phép tính chia số thập phân; rèn kĩ năng tính toán cho học sinh, áp dụng giải tốt các bài toán có lời văn; giúp học sinh vận dụng tốt vào cuộc sống hàng ngày từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Toán.
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Trong quá trình giảng dạy chia số thập phân bản thân tôi đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, dưới đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc dạy chia số thập phân.
* Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
Tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là một trong những nội dung quan trọng đối với mỗi người giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của mình. Bản thân luôn cố gắng tự nâng cao công tác tự học tự rèn, không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tìm tòi thêm nhiều phương pháp, hình thức dạy học tích cực mới, thường xuyên tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực qua các nguồn thông tin như: báo đài, mạng internet, Bên cạnh đó, việc tự học bồi dưỡng thường xuyên theo các mondul tiểu học cũng là hình thức tự học được bản thân rất quan tâm. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Trong giờ học giáo viên cần tránh nói nhiều và làm việc thay học sinh. Nhất là lúc chữa bài tập, cần để học sinh tự tham gia đánh giá kết quả học tập của bạn và của bản thân. Kịp thời khen ngợi, động viên HS khi các em có sự tiến bộ đặc biệt là đối tượng học sinh dân tộc thiểu số và học sinh có khả năng tiếp thu chậm giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Trong giờ dạy giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức một cách hợp lí và có hiệu quả. Sử dụng nhiều hình thức chia nhóm khác nhau phù hợp với từng tiết dạy, từng bài tập. 
Ví dụ: Chia nhóm đủ trình độ để học sinh khá giúp đỡ học sinh yếu. Những bài tập có mức độ khó cho nhóm học sinh khá, giỏi, bài tập có mức độ trung bình cho nhóm học sinh còn lại. Giáo viên thường xuyên theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
Thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh (đặc biệt là những em có khả năng tiếp thu chậm) nhằm phối hợp với cha mẹ học sinh có kế hoạch giúp con em mình đạt được kết quả tốt trong học tập. 
Nắm chắc đối tượng bồi dưỡng, phụ đạo: để nắm chắc đối tượng bồi dưỡng, phụ đạo, bản thân đã tìm hiểu kết quả học tập theo nhận xét của giáo viên lớp 4; trên cơ sở khảo sát nắm chắc các đối tượng để từ đó bồi dưỡng những kiến thức bị hổng, đứt quãng ở lớp dưới. Đặc biệt rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản bằng cách thường xuyên kiểm tra bảng cửu chương và khả năng vận dụng của các em. Tôi chú ý rèn nhiều cho các em kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tốt chương trình Toán lớp 5.
* Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh học thuộc bảng cửu chương và nắm chắc khái niệm số thập phân
- Bảng cửu chương là một trong những phần kiến thức học sinh được làm quen từ lớp 2, việc học thuộc bảng cửu chương giúp các em tính toán một cách nhanh chóng, vận dụng giải tốt các bài toán có lời văn.
 Đa số học sinh không thực hiện được hoặc thực hiện sai phép chia số thập phân là do các em không thuộc bảng cửu chương. Do đó, trước mỗi buổi học tôi thường dành ra 10 - 15 phút cho các em đọc lần lượt các bảng cửu chương. Bên cạnh đó, tôi lồng ghép trong các giờ học toán các trò chơi liên quan đến bảng cửu chương giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức. Sau một thời gian thực hiện tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, hầu hết các em đã thuộc bảng cửu chương và đã thực hiện được các phép tính chia số thập phân tương đối tốt.
- Hướng dẫn HS nắm chắc khái niệm số thập phân
Số thập phân là một trong những kiến thức trọng tâm của chương trình toán lớp 5, việc nắm chắc kiến thức số thập phân sẽ giúp học sinh học tốt những phần sau. Khái niệm số thập phân là bài học đầu tiên của phần trọng tâm này, bài hoc giúp học sinh nắm được cấu tạo số thập phân, biết đọc, viết số thập phân.
Giúp học sinh nắm chắc bài “Khái niệm về số thập phân”, phải biết trong số thập phân: số bên trái dấu phẩy là phần nguyên, số bên phải dấu phẩy là phần thập phân.
Ví dụ: Trong số 18,256:
+ 18 là phần nguyên, 256 là phần thập phân.
+ 1 là hàng chục; 8 là hàng trăm; 2 là hàng phần mười; 5 là hàng phần trăm; 6 là hàng phần nghìn.
Thông qua các bài tập củng cố, khắc sâu kiến thức, trò chơi học tập, cũng như kiểm tra bài cũ, giáo viên giúp học sinh khắc sâu kiến thức về các hàng, phần số thập phân.
* Biện pháp 3: Rèn học sinh tính cẩn thận trong tính toán:
Tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục do đó học sinh Tiểu học là những đối tượng cần được đặc biệt quan tâm chú ý. Ở lứa tuổi này nếu giáo viên không kịp thời uốn nắn, nhắc nhở các em sẽ dễ dàng tạo tâm lí làm bài qua loa, không chú ý đến cách trình bày, tính toán dần dần hình thành thói quen cẩu thả ở học sinh. Chính vì vậy rèn cho học sinh tính cẩn thận trong tính toán là một trong những vấn đề giáo viêc cần đặc biệt quan tâm. 
Khi dạy chia số thập phân giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh cách đặt tính và cách đặt dấu phẩy ở kết quả ngay từ những bài học đàu tiên. Giáo viên có thể luyện cho học sinh bằng nhiều cách: Trước hết GV đặt tính cho học sinh tính, sau đó giáo viên cho phép tính rồi học sinh tự đặt tính và tính, cuối cùng cho các em nhiều phép tính đã đặt có kết quả nhưng trong đó có bài đúng, bài sai, yêu cầu học sinh điền đúng sai vào ô trống sau mỗi phép tính. Đồng thời học sinh phải chỉ ra được nguyên nhân sai và tìm cách sửa lại cho đúng.
	Khi học sinh làm bài giáo viên quan sát và nhắc nhở, giúp đỡ những em còn lúng túng, những em thường hay làm bài sai. Khi làm bài kiểm tra giáo viên nhắc các em kiểm tra lại bài trước khi nộp bài. Tổ chức trò chơi thi đua làm toán nhanh, chính xác giữa các cá nhân, giữa các tổ với nhau.
* Biện pháp 4: Hướng dẫn các dạng của phép chia số thập phân
Chia số thập phân trong chương trình Toán lớp 5 gồm 5 dạng: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên; chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ; chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân; chia một số tự nhiên cho một số thập phân; chia một số thập phân cho một số thập phân. Khi nắm chắc được các dạng toán chia số thập phân học sinh dễ dàng giải quyết các bài toán trong sách giáo khoa, các bài toán giáo viên đưa ra và hơn nữa là các bài toán nâng cao. Qua nghiên cứu phép chia với số thập phân, ở các dạng bài tựu chung đều đưa về dạng phép chia số thập phân cho số tự nhiên.
Ví dụ: Bài: Chia số tự nhiên cho số tự nhiên thương tìm được là số thập phân (SGK trang 67)
27 : 4 thực chất ta chuyển số 27 thành số thập phân mà phần thập phân là những chữ số 0 (27,00 : 4)
VD: Bài: Chia số tự nhiên cho số thập phân (SGK trang 69) 
 	57 : 9,5 ta chuyển 57,0: 9,5 dẫn đến 57x0 : 9x5 
Tôi muốn chuyển như vậy để học sinh không thể nhầm lẫn là: 570 : 9,5 (và học sinh không nhầm ở phép chia có dư khi tìm số dư của phép chia).
VD: Bài: Chia số thập phân cho số thập phân (SGK trang 71)
	23,56: 6,2 ta chuyển: 23 x5,6 : 6 x2
Để dạy tốt phần chia số thập phân giáo viên nên chia ra làm các dạng như sau:
 * Dạng 1: Chia số thập phân cho một số tự nhiên
Đây là bài học đầu tiên của phép chia số thập phân. Trước hết giáo viên củng cố kiến thức chia 2 số tự nhiên các em đã được học ở lớp 3 bằng cách cho HS làm một số bài tập giúp học sinh nhớ kiến thức đã học (GV chú ý thêm những học sinh tính chưa thành thạo).
Giáo viên cần hướng dẫn kĩ ở ví dụ trong Sách giáo khoa trang 63.
Hướng dẫn học sinh cách chia ở phép tính: 8,4 : 4
Vì số bị chia là số thập phân gồm 2 phần phần nguyên và phần thập phân
Bước 1: Ta chia phần nguyên số bị chia cho số chia 
	 8 : 4 được 2 viết 2 
	 2 x 4 bằng 8, 8 trừ 8 bằng 0, viết 0
Bước 2: Chuyển sang chia phần thập phân số bị chia cho số chia ( lưu ý: trước khi chia sang phần thập phân ta viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được) rồi tiếp tục chia như bình thường. 
Viết dấu phẩy vào bên phải 2
Hạ 4, 4 : 4 được 1 viết 1
1 nhân 4 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0, viết 0
Vậy 8, 4: 4 = 2,1
Thử lại: 2,1 x 4 = 8,4 (giáo viên đưa ra phép thử để học sinh biết cách kiểm tra kết quả)
Học sinh tự tìm ra quy tắc theo cách hiểu của các em, sau đó cho mỗi em tự tìm một ví dụ về phép chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên. 
Từ cách chia đó, GV hướng dẫn thêm phép tính: 3,78 : 6
Trong trường hợp này phần nguyên nhỏ hơn số chia (3<5), ta lấy phần nguyên 3 : 6 = 0 dư 3, viết dấu phẩy vào bên phải thương và tiếp tục thực hiện chia tiếp phần thập phân. Ta có thể làm như sau:
Cách 1: 3,78 6	- 3: 6 được 0, viết 0
	 3 7 0,63 0 x 6 bằng 0, 3 trừ 0 bằng 3, viết 3
	 18	- Viết dấu phẩy vào bên phải 0
 0	- Hạ 7 được 37; 37 : 6 được 6 viết 6 
	 6 x 6 bằng 36, 37 trừ 36 bằng 1, viết 1
	- Hạ 8 được 18; 18 : 6 được 3, viết 3
	 3 x 6 bằng 18, 18 trừ 18 bằng 0, viết 0
Cách 2: 3,78 6	- 3 : 6 được 0, viết 0 
 18
 0
0, 63
 - Viết dấu phẩy vào bên phải 0 
 - Lấy 37 : 6 được 6, viết 6
 6 x 6 bằng 36, 37 trừ 36 bằng 1, viết 1
	 - Hạ 8 được 18; 18 : 6 được 3, viết 3
	 3 x 6 bằng 18, 18 trừ 18 bằng 0, viết 0
HS có thể làm 1 trong 2 cách, tuy nhiên GV khuyến khích các em làm theo cách 2, với những HS tính chưa thành thạo có thể làm theo cách 1.
GV cho HS thử lại bằng cách lấy thương nhân với số chia: 0,63 x 6 = 3,78 (Với bước này GV củng cố cho HS kiến thức nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên)
* Trường hợp số dư nhỏ hơn số chia
 46,827 9 - 46 : 9 được 5, viết 5
 1 8 5,203 5 x 9 bằng 45, 46 trừ 45 bằng 1, viết 1 
 02	 - Viết dấu phẩy vào bên phải 5
 27	 - Hạ 8 được 18; 18 : 9 được 2 viết 2
 0 2 x 9 bằng 18, 18 trừ 18 bằng 0, viết 0
 - Hạ 2; 2 : 9 được 0, viết 0
- Hạ 7 được 27; 27 : 9 được 3 viết 3
3 x 9 bằng 27, 27 trừ 27 bằng 0, viết 0
GV lưu ý HS cần thêm 0 vào thương trước khi hạ tiếp 7 và tiếp tục thực hiện phép chia.
* Đối với phép chia có dư:
Ví dụ: 43,19 : 21
GV cho HS đặt tính và yêu cầu HS xác định số dư
 43,19 21
 1 19 2,05
 14
Đa số HS đều xác định số dư là 14. GV có thể cho HS thực hiện lại phép tính:
2,05 x 21 + 14 = 57,05 (57,05 không đúng với số bị chia của bài vậy dư 14 là số dư sai).
Do HS mới chỉ dựa vào dấu hiệu bên ngoài, chưa dựa vào dấu hiệu bản chất, các em còn nhầm lẫn giữa số dư trong phép chia các số tự nhiên và số dư trong phép chia các số thập phân. Các em chưa nắm vững cấu tạo của số thập phân, chưa hiểu được ý nghĩa của các hàng trong số thập phân. 
Giúp HS xác định số dư đơn giản nhất là GV hướng dẫn HS dóng thẳng dấu phẩy của số bị chia xuống để xác định phần nguyên và phần thập phân của số dư. Do đó số dư đúng của phép tính phải là 0,14.
Thử lại: 2,05 x 21 + 0,14 = 43,19
GV cho HS làm thêm 1 số bài tập tìm số dư nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS.
* Dạng 2: Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000.....
Ví dụ: 385, 6 : 10
Với dạng toán này trước hết cho HS thực hiện đặt tính chia. Các em dễ dàng nhận được kết quả 42,74.
GV yêu cầu HS nhận ra điểm đặc biệt của phép chia: Các chữ số của số bị chia cũng chính là các chữ số ở thương, vị trí các chữ số không thay đổi, chỉ khác dấu phẩy để chuyển sang bên trái 1 chữ số. Từ đó HS rút ra được quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000.....: Khi chia 1 số thập phân cho 10 ta chỉ cần chuyển dịch dấu phẩy của số đó sang trái 1 chữ số.
Gv củng cố kiến thức đã học cho HS bằng cách cho HS nhắc lại bài toán đã học ở phép nhân giống với bài toán trong bài học này: Nhân một số thập phân với 0,1.
Ví dụ: 272,9 x 0,1 = 27,29
 272,9 : 10 = 27,29
 Vậy: 272,9 x 0,1 = 272,9 : 10
Gợi ý cho HS nhận ra mối liên quan giữa 2 bài toán: 0,1 có thể viết thành số thập phân (0,1 = 1/10). Vậy: 213,8 x 0,1 thực chất là 213,8 : 10.	
* Dạng 3: Chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là 1 số thập phân
Để thực hiện được phép chia này, trước hết GV cho HS củng cố lại kiến thức chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Từ đó GV gợi ý HS chuyển thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên rồi thực hiện phép chia.
Ví dụ: 27 : 4 (SGK trang 67)
27 = 27,0 = 27,00 = .(Củng cố cho HS kiến thức số thập phân bằng nhau)
 27,0 4
 30 6,75
 20
 0
HS dễ dàng tự thực hiện được phép tính này.
Khi học sinh đã thực hiện thành thạo GV sẽ giải thích phép chia trong SGK
 27 4
 30 6,75
 20
 0
Để chia tiếp ta thêm 0 vào số dư nhưng trước khi thêm 0 vào số dư ta phải đánh dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được.
Với cách làm 1 và 2 thực chất như nhau song về hình thức trình bày khác nhau. Nếu thêm ngay những chữ số 0 vào số bị chia như ở cách 1 các em sẽ dễ hiểu hơn, nắm chắckiến thức hơn, còn nếu thêm 0 vào số dư để chia tiếp như cách 2 thì các em khó hiểu, những em có khả năng tiếp thu chậm sẽ khó nhớ được cách tính từ đó những bài tập hay dạ

Tài liệu đính kèm:

  • docth_46_7573_2021919.doc