Một số kinh nghiệm để xây dựng cơ sở vật chất của trường tiểu học thuộc vùng đặc biệt khó khăn

Một số kinh nghiệm để xây dựng cơ sở vật chất của trường tiểu học thuộc vùng đặc biệt khó khăn

 Từ thực tế trước mắt chưa có còn phải dùng phòng học làm nơi hội họp. Trong năm học sân trường ẩm thấp nhất là mùa mưa, nước không thoát được. Từ kinh nghiệm xây dựng được các cơ sở vật chất nói trên, tôi đã mạnh dạn làm tờ trình xin xây dựng cơ sở vật cho năm học mới từ trong thời gian còn nghỉ hè. Khi đã có chủ trương, tôi cùng UBND làm tờ trình xin kinh phí cấp trên.

 

doc 12 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1565Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm để xây dựng cơ sở vật chất của trường tiểu học thuộc vùng đặc biệt khó khăn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho phòng học, bàn ghế giáo viên và học sinh, bảng chống loá, phòng thư viện, phòng chức năng. Hơn nữa là phòng ở cho cán bộ giáo viên khu tập thể v.v... được chuẩn hoá.
	1- Đặc thù của xã:
	Tân Trường là một xã thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Đất đai vừa rộng, lại vừa có địa hình phức tạp. Diện tích toàn xã rộng 36km2, trong đó 3/4 diện tích là rừng núi. Tân trường chính là một xã vừa đông dân và có người góp ở nhiều nơi đến định cư, cấy cư, tập trung hội tụ.
	Đến nay tính toàn xã có 1.476 hộ, có khoảng 7.136 khẩu. Trong đó gồm 167 hộ thuộc gia đình chính sách và cũng là xã có nhiều hộ nghèo. Mức thu nhập bình quân trên một đầu người trong một tháng là 90.000đ. Thậm chí ở hai bản Tam Sơn và Đồng Lách (100% là người dân tộc Thái) có mức thu nhập bình quân còn thấp một người trong một tháng là 50.000đ.
	Hơn thế nữa khoảng cách từ khu trung tâm đến bản Đồng Lách cách xa từ 8km đến 9km. Đường đi lại vừa dốc lại vừa trơn nhất là trong những ngày mưa phun gió bấc.
	Nghề nghiệp chính của người dân xã Tân Trường chủ yếu sống bắng nghề chăn nuôi, trồng trọt và trang trại (tư liệu do xã cung cấp).
	2- Đặc điểm trường Tiểu học:
	Trường Tiểu học, được tách ra từ trường phổ thông cơ sở năm học 1977-1998. Năm học 2002-2003 tôi được thuyên chuyển công tác về làm quản lý tại trường trong thời gian đến nay 2005-2006.
	Học sinh ở xa khu trung tâm có nơi cách từ 3 đến 4km. Học sinh học nhờ trong nhà dân, thôn bản. Phòng học chỉ là tạm bợ, tranh tre nứa lá.
	Đối với cán bộ, giáo viên hầu hết là từ xa đến từ Thị trấn ra phía Bắc Tĩnh Gia. Phòng ở cho giáo viên thì thiếu, mặc dù chỉ là phòng ở tạm bợ, tre nứa.
	Nhà trường khi chuyển sang khu đất mới lại chình là một nơi cây lúa nước, sân trường thì ẩm thấp, ướt át nhất là những lúc vào thời điểm mưa kéo dài, rét mướt.
	Các công trình vệ sinh, hố xí, hố tiểu xuống cấp trầm trọng. Đặc biệt là nước ăn, nhà tắm hoàn toàn phải nhờ trong nhà dân. Sinh hoạt tạm bợ nhờ trong dân là một điều bất tiện và không thể nào kéo dài tình trạng đó mãi được.
Nhận công tác quản lý một nhà trường mới từ 01/9/2002, trước một tình thế về cơ sở vật chất thì thiếu trầm trọng. Tất cả như phòng học, bàn ghế học sinh, kể cả nơi ăn, nơi ở, nơi làm việc cho cán bộ giáo viên ... còn tạm bợ.
	Trong khi đó về chủ trương và đường lối của Đảng, Nhà nước, ngành học thì xoá phòng học, tranh tre nứa lá, học hai ca. Cơ sở vật chất phải chuẩn hoá như phòng học kiên cố, bảng chống loá, bàn ghế giáo viên và học sinh phải đạt chuẩn theo điều lệ trường Tiểu học ban hành.
	Từ nguyên nhân trên mà việc cần thiết xây dựng cơ sở vật chất cho một nhà trường là một điều tất yếu và cấp bách.
	3- Thực trạng của trường Tiểu học Tân Trường từ năm 2002-2006:
	a) Quy mô phát triển:
Năm học
Tổng số học sinh
Số lớp
Số phòng hiện có
Còn thiếu
Ghi chú
Kiên cố
Cấp 4
Tạm bợ
2002-2003
1.162
40
6
5
3
6
Học trong dân
2003-2004
1.043
39
6
5
3
6
Học trong dân
2004-2005
943
37
15
5
0
đủ
Học 2 ca
2005-2006
806
33
15
5
0
đủ
Học 2 ca
	b) Phòng ở khu tập thể:
Năm học
Tổng số CBGV
Số phòng ở
Còn thiếu
Ghi chú
Hiện có
ở lại
Kiên cố
Cấp 4
Tạm bợ
2002-2003
51
25
0
0
5
13
2003-2004
46
22
0
3
5
10
2004-2005
45
20
0
7
0
6
2005-2006
42
18
0
11
0
4
Từ học kỳ I (2006-2007)
	Riêng khu Tam Sơn và Đồng Lách năm học nào cũng cần có 10 giáo viên dạy cho 10 lớp và ở tạm trú trong dân.
	Trước một tính thế thiếu thốn nghiêm trọng về cơ sở vật chất nhà trường như đã nêu trên. Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm về việc xây dựng cơ sở vật chất trong cả 4 năm học:
	- Năm học 2002-2003: Xây 3 phòng ở giáo viên, công trình vệ sinh, bể nước kinh phí: 30 triệu đồng.
	- Năm học 2003-2004: Xây nhà văn phòng, nâng cấp sân trường là 100 triệu đồng.
	- Năm học 2004-2005: Xây 4 phòng ở giáo viên, xây tường rào và cổng trường là 67,6 triệu đồng.
	- Năm học 2005-2006: Xây 4 phòng ở giáo viên với tổng kinh phí là: 39,5 triệu đồng.
	Trong 4 năm học đó, cũng đã xây dựng được 15 phòng học kiên cố, có 6 phòng nhà 2 tầng, còn 9 phòng là mái bằng, lợp tôn lạnh, với tổng kinh phí là 817 triệu đồng.
	Trong đó có 3 phòng được trang bị bàn ghế giáo viên, học sinh, bảng chống loá đạt tiêu chuẩn. (tư liệu của trường cung cấp).
B- Giải quyết vấn đề:
	I- Các giải pháp thực hiện:
	1- Nắm chắc được cơ sở cần thiết để xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu cấp bách cho nhà trường như phòng học, nhà ở khu tập thể cán bộ giáo viên, bàn ghế v.v... Cần phải có nhu cầu văn bản, chủ trương của Nhà nước hoặc Thông tu của ngành về xoá phòng học tranh tre nứa ká.
	2- Chủ trương cần xây dựng công trình của nhà trường, sau khi được thống nhất cao trong cẩp uỷ, Ban giám hiệu, Công đoàn thể chế hoá kế hoạch thông qua Đảng bộ, HĐND, UBND xã thành Nghị quyết, thông qua các kỳ họp.
	3- Được các hội cha mẹ học sinh quán triệt về chủ trương xây dựng công trình cần thiết cho nhà trường. Thông qua các kỳ họp hội phụ huynh một năm ít nhất là hai lần họp. Nội dung chủ yếu là báo cáo hai mặt giáo dục của học sinh cho phụ huynh biết. Đồng thời nêu chủ trương xây dựng cơ sở vật chất nhà trường trong năm học tới.
	4- Đặc biệt huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Ngoài hội cha mẹ phụ huynh học sinh còn có các tổ chức: Đoàn xã, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh. Hoặc còn các tổ chức như các nhà doanh nghiệp hảo tâm hướng về quê hương có thể giúp đỡ, quyên góp tiền ủng hộ cho việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Có thể nói rằng: Các tổ chức đó là những thành viên chủ chốt góp phần vào việc ủng hộ, tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
	II/- Các biện pháp thực hiện cho việc xây dựng cơ sở vật chất trường học:
	Do xã Tân trường thuộc diện 135 tất cả các phần học do kinh phí Nhà nước và nhân dân đóng góp. Riêng còn lại là do kinh phí phụ huynh học sinh như: Xây nhà ở cho giáo viên, công trình vệ sinh, bàn ghế, sân trường, cổng trường, tường rào, khuôn viên v.v...
	Là một Hiệu trưởng khi nhận đơn vị mới trước một cơ ngơi thiếu thốn về cơ sở vật chất trầm trọng. Bản thân tôi có suy nghi lo lắng làm sao, làm thế nào để trước mặt xây dựng được nhà ở cho giáo viên, bể nước, nhà tắm, giếng khoan công trình vệ sinh v.v...
	1- Kế hoạch biện pháp xây dựng cơ sở vật chất năm học 2002-2003:
	a) Xây dựng nhà ở cho cán bộ giáo viên:
	Bước đầu vì do chuyển công tác quản lý sang đơn vị mới chỉ biết trước 15 ngày (15/8/2002). Khi sang đơn vị mới chưa quen biết được cốt cán địa phương, cách ngoại giao, cách gần gũi với con người mới.
	Bản thân tôi họp cấp uỷ, công đoàn quyết tâm xây dựng nhà ở cho cán bộ giáo viên và xây dựng những thiết yếu cần thiết cấp bách cho nhà trường: Công trình vệ sinh, giếng khoan, bể nước và nhà tắm cho cơ quan.
	Khi gặp đồng chí Chủ tịch xã Nguyễn Công Hoan để xin chủ trương, ông trả lời: "Năm vừa rồi mua 60 bộ bàn ghế học sinh, tiền thu xây dựng còn chuyển sang năm nay để trả là: 50 triệu đồng, vì thế việc xây dựng nhà ở cho giáo viên là rất khó, thôi hãy từ từ đã" không còn cách nào khác, ngoài việc chỉ đạo cho nhà trường hoạt động (các đồng chí phó hiệu trưởng đi học liên tục) tôi lập tờ trình dự toán, gần gũi với lao động địa phương, với Đảng uỷ và Hội cha mẹ học sinh.
	Mãi tới khi tôi là đại biểu được đi dự các cuộc họp Đảng bộ, HĐND hoặc giao ban với UBND xã. Bản thân tôi đã tranh thủ đóng góp ý kiến chung, sau đó ý kiến xây dựng cho nhà trường, nói nhiều, đi lại cũng nhiều. Được chủ trương của HĐND, sự chỉ đạo quán triệt của UBND xã: Quyết định xây dựng 3 phòng ở cấp 4 cho khu tập thể, thời điểm đó là 18 triệu đồng (số tiền đó trả trong 2 năm).
	Địa phương tìm chủ trương xây dựng (bên B) mãi mà không có ai giám nhận vì lý do các bản hợp đồng năm trước còn chưa quyết toán xong.
	Bản thân tôi lại chạy khoán tìm chủ thầu và rốt cuộc tôi đã tìm được chủ xây dựng khu nhà ở cho giáo viên. Kinh phí xây dựng là do phụ huynh đóng góp được, Nghị quyết tại HĐND, UBND nhờ nhà trường thu và đưa qua ngân sách UBND trả cho bên B.
	Vì muốn thực hiện kế hoạch, chưa có tiền khi bên B hỏi thì hơi phiền hà, song coi như đã có chỗ ở giải quyết trước mắt cho 3 hộ gia đình có 2 vợ chồng là giáo viên ở lại trường.
	b) Xây dựng cơ sở vật chất: Bể, giếng khoan, nhà tắm, công trình vệ sinh.
	Đây là một hệ thống công trình trước mắt vô cùng cấp bách bởi vì một giáo viên xách nước trong dân, tắm nhờ trong dân rất là bất tiện.
	Sau khi dự toán số tiền xây dựng trên, khoảng 12 triệu đồng, tôi chỉ đạo họp phụ huynh học sinh, lấy ý kiến đóng góp, rất may Hội phụ huynh học sinh đều nhất trí mỗi em đóng 10.000đ, theo dự tính trừ học sinh Tam Sơn và Đồng Lách là 200 em. Dự thu được gần 9 triệu đồng. Nhưng thu rải rác đến tháng 5/2003 phụ huynh mới quyết toán.
	Tôi liền nghĩ ngay vay tiền của Công đoàn trường 4 tháng, mỗi tháng 50.000đ/ngày (tiền góp quỹ tham quan cuối năm): 4 tháng bằng 10 triệu đồng. Khoán công trình ngay cho Hội phụ huynh Lê Văn Nào thôn 3 là phó hội.
	Thế là trong học kỳ I khoá học 2002-2003 chúng tôi đã làm được tất cả kế hoạch trên, các đồng chí giáo viên vô cùng phấn khởi yên tâm công tác, từ nay không phải tắm và xách nước nhờ trong dân.
	Cuối năm học chỉ cần trích một ít tiền trong ngân sách, cùng với phụ huynh đóng góp quyết toán xong toàn bộ công trình nói trên.
	2- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường năm 2003-2004:
	Xây nhà văn phòng trường, nâng cấp sân trường và nhà ở khu tập thể giáo viên, 4 phòng cấp 4.
	a) Xây nhà văn phòng:
	Từ thực tế trước mắt chưa có còn phải dùng phòng học làm nơi hội họp. Trong năm học sân trường ẩm thấp nhất là mùa mưa, nước không thoát được. Từ kinh nghiệm xây dựng được các cơ sở vật chất nói trên, tôi đã mạnh dạn làm tờ trình xin xây dựng cơ sở vật cho năm học mới từ trong thời gian còn nghỉ hè.	Khi đã có chủ trương, tôi cùng UBND làm tờ trình xin kinh phí cấp trên.
	Nhà văn phòng dự tính làm 5 gian trị giá 87 triệu đồng. Trong khí đó họ chỉ duyệt 50 triệu, số tiền còn lại là do ngân sách xã và tự đóng góp của cha mẹ học sinh. Tôi biết được kế hoạch sẽ thực thi và liên tục trao đổi với UBND triển khai ngay xây dựng công trình. Đến ngày 20/11/2003 chúng tôi có văn phòng làm việc 2 phòng ở cho lãnh đạo nhà trường. Đây là một kết quả đáng phấn khởi, còn lại tiền thiếu bao nhiêu có ngân sách xã thanh toán sau.
	b) Kế hoạch nâng câp sân trường:
	Sau khi làm dự tính nâng cấp sân trường:
Với tổng số:	Khối đất là: 600m3 đất
	Đá 1x2 là: 20m3
Với tổng số tiền tôn tạo sân trường là:
Với tổng kinh phí là 13,2 triệu đồng.
Sau khi dự toán thì phía xã lại chần chừ có phần lơi là, khi đó cứ mỗi đợt mưa song hôm sau tôi tạo mọi điều kiện cho cán bộ UBND, Đảng uỷ, các ban ngành kể cả Chủ tịch UBND cũng phải sang giao lưu với nhà trường.
Tôi còn mời Hội cha mẹ học sinh họp bất thường vào những ngày mà sân trường còn ướt át. Quá trình thực tế đó tôi đề nghị UBND xã dùng các đồng chí có liên quan tác động với chủ tài khoản nhằm mục đích thực hiện được kế hoạch cho Nhà trường.
Cuối cùng kế hoạch được thực thi, tiền kinh phí lấy từ tiền xây dựng của học sinh. Sau đó tôi đã chọn người đấu thầu chính lại là một người có trong cán bộ của UBND lý do tiền chưa đủ song đồng chí đó cũng không kêu ca phàn nàn. Sân trường được đổ đất và nâng cấp, vận dụng dùng học sinh lớn tuổi và Đoàn viên nhà trường đóng góp các ngày công cộng để san sân trường bằng phằng.
c) Xây dựng nhà ở cho cán bộ giáo viên: (4 phòng)
Có tổng diện tích: 19m x 4 = 36m2
Tổng dự toán là: 24.000.000đ (hai mươi bốn triệu đồng).
Công trình được tiến hành trong học kỳ 2 năm học 2003 - 2004.
Kinh phí xây dựng: lấy từ tiền xây dựng của học sinh hàng năm thì năm sau phải trả cho năm trước xây dựng cơ sở vật chất còn thiếu. Vì vậy khi nhận thầu không có tiền mặt, tính đi bàn lại mãi mới được một người nhận thầu là Hội trưởng Hội cha mẹ học sinh, nghĩa là vừa nhận công trình vừa trách nhiệm đôn đốc phụ huynh học sinh nộp tiền xây dựng. Cho tới nay (2 năm) UBND xã mới trả được 20 triệu còn thiếu tất cả 4 triệu đồng. Song nhà trường được Phòng tạo điều kiện cho giáo viên ở và sinh hoạt tiện lợi hơn.
3- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất nhà trường:
Đây là một năm học có thể nói rằng việc xây dựng cơ sở vâtj chất cho nhà trường quá lớn.
a) Làm cổng trường và tường rào:
Để có một khuôn viên trường học, trường ra trường, lớp ra lớp, tất cả kế hoạch được chỉ đạo của ngành đó là một tiêu chí thi đua và bảo vệ tốt hơn về cơ sở vật chất nhà trường: Yêu cầu có cổng trường và xây tường rào bảo vệ. 
Nguồn kinh phí tiền xây dựng hàng năm thu họ sinh chỉ để chi cho xây dựng phòng học là chủ yếu, còn việc xây dựng tường rào là không có kinh phí.
Vào thời gian trong hè tôi lập tờ trình năm học 2004 - 2005 phải xây dựng cổng trường và tường rào xin kinh phí từ địa phương. Bước đầu HĐN thống nhất chủ trương song không thống nhất về cấp kinh phí từ tiền ngân sách.lãnh đạo địa phương chỉ nói rằng: "Các anh họp phụ huynh đầu năm xin ý kiến họ đồng ý thì các anh thu và làm. Còn nếu không thu được thì thôi, và nếu phụ huynh nhất trí thì ghi bằng văn bản giấy trắng mực đen, không có họ kiện cáo thì phiền hà".
Về bản thân họp Hiệu trưởng giao ban hàng tháng trong năm, khi nào cũng được Liên đoàn phòng trường trường kia làm cổng trường, xây tường rào quanh trường. Đây là tiêu chí thi đua, tiến tới xây dựng trường tiên tiến cấp cơ sở trường chuẩn Quốc gia. 
Quả thực đây là một việc làm vô cùng khó khăn và phức tạp và một lý do: Không có kinh phí mà kế hoạch phải thực hiện. Dự toán từ bản vẽ cổng trường chi hết: 10.000.000đ, dự toán tường rào dài 183m, cao 1,6m hết 33.600.000đ. Tổng kinh phí hết: 43.600.000đ.
Không còn con đường nào khác tôi lập kế hoach xin ý kiến phụ huynh học sinh vào cuộc họp đầu năm. 
Bước 1: Xin phụ huynh góp 20.000đ/1em xây dựng tường roà và góp trong 3 năm học để trả tiền xong cho công trình. Sau cuộc họp, hầu hết học sinh các lớp đều nhất trí, song lác đác còn một vài lớp phụ huynh không nhất trí tôi tiếp tục mời LĐ địa phương họp trực tiếp giữa Hiêu trưởng với phụ huynh và cuối cùng 100% các lớp được phụ huynh nhất trí ủng hộ.
Bước 2: Tuy kinh phí phải trả trong 3 năm học từ năm 2004 - 2007.
Căn cứ vào tình hình học sinh hàng năm giảm dần và phải trừ học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, cùng với học sinh 2 bản Tam Sơn và Đồng Lách, mỗi một năm học kinh phí thu được giảm dần.
Bước 3: Tuy kinh phí thu trong 3 năm học nhưng công trình chỉ làm trong 1 năm học ban đầu. Khi địa phương và nhà trường chọn chủ thầu xây dựng công trình trên nhiều người đến đăng ký, song khi biết công trình sau 3 năm mới quyết toán thì các chủ thầu tự rút hợp đồng.
Bước 4: Họp Hội cha mẹ học sinh các lớp phân tích bàn bạc lại thì một ông Hội phụ: Lê Văn Não nhận thầu vì trước hay sau vẫn thu được kinh phí, gí cả tính theo hiện tại, công trình thực hiện từ tháng 10 năm 2004 đến tháng 4 năm 2005. Thế là trong năm học 2004 - 2005 nhà trường có cổng và cánh sắt, tường rào xây bằng gạch hoàn chỉnh (công trình bảo hành 1 năm).
Qua quy trình xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường nêu trên, chúng tôi thấy rằng: Đây cũng chính là một kinh nghiệm quý báu cho việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn. 
4- Xây dựng kế hoạch năm học 2005 - 2006:
Từ bản thân tôi tham mưu với địa phương từ trong thời gian hè, qua họp HĐND xã có Nghị quyết xây dựng phòng ở cho cán bộ giáo viên năm học này.
Dự toán một nhà cấp 4, 4 phòng có diện tích 11m x 5 = 55m2. Với tổng kinh phí là 39,5 triệu đồng.
Số kinh phí lấy từ nguồn thu tiền xây dựng của phụ huynh học sinh trong 2 năm 2005 - 2006 và năm 2006 - 2007 dự tính công trình thực thi khởi công trước từ ngày 20/4/2006 đến 10/5/2006 sẽ xong. 
Chủ thầu lại là một công dân tại xã Tân Trường, Một điều khi làm công trình chưa hề có một đồng nào khi làm văn bản cam kết mỗi năm học chỉ trả1/2 số tiền công trình và trong 2 năm học là quyết toán toàn bộ công trình.
Năm học 2005 - 2006 nhà trường đang phấn đấu trường tiên tiến cấp cơ sở, trong khi cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn. Không có con đường nào khác, chúng tôi sẽ tích cực lên kế hoạch, trường làm tờ trình .v.v ... Tích cực tham mưu với địa phương và các cấp có thầm quyền xin kinh phí để xây dựng thêm cơ sở vật chất cho trường. Đó là bàng chống loá, mua sắm bàn ghế trang thiết bị cho các phòng học, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập năm học 2006-2007.
Ngoài ra còn tham mưu với các cấp xin kinh phí xây dựng nhà thư viện, phòng chức năng ... Tiến tới học 2 buổi/ngày, phấn đấu trường tiên tiến cấp tỉnh từ nay tới 2010, phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia.
5- Những bài học kinh nghiệm cho thấy của nhà trường thuộc diện khó khăn:
Một là: Hiệu trưởng phải là một người năng động, phải biết chịu khó, ham mê nghề nghiệp, nhiệt tình coi lợi ích tập thể trên lợi ích cá nhân.
Hai là: Hiệu trưởng phải nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và ngành dọc. Tham mưu đắc lực cho HĐND xã, Hội cha mẹ học sinh sao cho chủ trương xây dựng cơ sở vật chất nhà trường được đưa vào Nghị quyết.
Ba là: Biết vận dụng cụ thể từ vấn đề đang khó khăn thành thuận lợi. Nắm chắc được chủ thầu công trình một cách hợp lý. Xây dựng công trình chưa có kinh phí ban đầu, thời gian quyết toán công trình lâu dài nhưng không tính lãi xuất.
Bốn là: Giám sát công trình từ đầu tới cuối, thì chất lượng công trình mới được bảo đảm. Cần giải thích thêm về kinh phí do Nhà nước cấp vùng 135. Đối với trường Tiểu học Tân Trường chỉ cấp tiền 135 và xoá tranh tre nứa lá. Dùng kinh phí đó chi cho xây dựng phòng học, còn tất cả các công trình khác là do phụ huynh đóng góp, cùng với một phần của ngân sách xã. Hàng năm xấp xỉ gần trăm triệu đồng.
Ngoài việc xây dựng các công trình chính trên, nhà trường còn phải mua sắm bàn ghề văn phòng, phương tiện nghe nhìn và trang thiết bị văn phòng, lớp học. Trong 4 năm ước tính cũng chi phí hơn vài chục triệu đồng.
Tóm lại: Qua 4 năm học từ 2002-2006 kinh phí dùng cho xây dựng cơ sở vật chất nhà trường xấp xỉ hàng tỷ đồng. Vốn kinh phí này là vô cùng lớn so với một trường thuộc một xã đặc biệt khó khăn. Qua việc ưu ái của Nhà nước, sự nỗ lực của nhân dân, các cấp các ngành, với lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao của cá nhân, tập thể nhà trường đã xây dựng được những công trình cơ sở vật chất cần thiết, tạo điều kiện cho nhiệm vụ thi đua dạy tốt, học tốt.
C- Kết luận:
Giáo dục là quốc sách hàng đầu giáo dục Tiểu học lại chính là một bậc học nền tảng quốc dân. Nó gắn liền với chính sách dân trí và thực hiện luật phổ cập giáo dục, chính vì thế mà việc phát triển giáo dục Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp bấch. Để phấn đấu một nhà trường xanh, sạch đẹp, trường tiên tiến trường đạt chuẩn quốc gia. Người điều kiện dạy và học thì yếu tố không giờ thiếu được, đó chính là xây dựng cơ sở vật chất trường học. Nhằm phục đắc lực cho nhiệm vụ thi đua "dạy tốt, học tốt".
1- Kinh nghiệm cho thấy:
Một nhà trường lớn, số cán bộ giáo viên đông, đòi hỏi cơ sở vật chất đã phục vụ thiết thực cho hoạt động dạy và học càng nhiều. Phòng học, bàn ghế, phòng ở cho cán bộ giáo viên kinh phí thì hạn hẹp.
Để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường ở vùng đặt việt khó khăn theo đúng tiến độ. Việc huy động nhân lực, kinh phí là vô cùng cần thiết. Bác Hồ dạy:
"Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong"
Kinh nghiệm cho thấy rằng: Ban giám hiệu nhà trường phải có quyết tâm cao. Cùng với cộng đồng xã hội như lãnh đạo ngành, Nhà nước và nhân dân cùng tham gia. Thì dù có khó khăn đến phân việc xây dựng cơ sở vật chất chúng ta vẫn hoàn thành đúng tiến độ mà mục tiêu đề tài đó là kinh nghiệm để xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học ở một vùng đặc biệt khó khăn.
Những kinh nghiệm quý báu trên: Từ nguồn vốn kinh phí còn thiếu chưa kịp thời nhưng vẫn xây dựng công trình có hiệu quả, chúng tôi hứa sẽ quyết tâm thực hiện xây dựng các công trình sau tốt hơn.
Với những sáng kiến kinh nghiệm đã làm được. Tôi xin trình bày trước Hội đồng khoa học trường Tiểu học Tân Trường và kính chuyển tới Hội đồng khoa học Phòng Giáo dục .... xét duyệt.
Chắc chắn rằng một số kinh nghiệm xây dựng cơ sở vật chất nhỏ bé này sẽ được áp dụng tích cực 

Tài liệu đính kèm:

  • doc13-4-2006 Mot so kinh nghiem de XD CSVC cua truong TH thuoc vung dac bien kho khan.doc