Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn Toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân

Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn Toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân

Tôi nói trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia theo cột dọc thì các phép cộng, trừ, nhân ta thực hiện tính theo thứ tự từ phải sang trái, hoặc từ hàng đơn vị, hàng chục, . . . Còn riêng phép chia ta tính theo thứ tự từ trái sang phải, hoặc từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất ( hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị).

 Nhìn chung, các em có tiến bộ rõ rệt. Các em không còn đặt tính sai, cộng, trừ, nhân, chia không viết lộn kết quả và quên số nhớ nữa.

 Đối với các em này, hàng ngày mỗi tiết học toán tôi gọi lên bảng thực hiện phép tính. Tôi cũng thường xuyên đến các em yếu toán, việc làm theo yêu cầu cần đạt của chuẩn, kiến thức, kĩ năng. Có khi tôi yêu cầu những em này chỉ làm một phần trong mỗi bài tập và hướng dẫn rất kĩ khi làm bài vào vở. Cách trình bày từng con số, cách sửa sai để từng trang vở được sạch đẹp.

 Qua một thời gian các em có tiến bộ rõ rệt. Mỗi lần thực hiện các em viết rất rõ ràng và tính chính xác.

 

doc 24 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2389Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn Toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần nhận lớp tôi đã ôn tập bổ sung kiến thức cũ của năm học trước (lớp 2); lúc này tôi cho học sinh làm một bài kiểm tra để phân loại học sinh theo từng mạch kiến thức; kết quả như sau:
 + Chưa thuộc bảng nhân, chia ở lớp 2: 18/22 học sinh.
 + Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên: 20/22 học sinh.
 + Chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính: 20/22 học sinh.
 + Giải toán có lời văn chưa được: 18/22 học sinh.
 + Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán: 20/ 22 học sinh
 Đứng trước thực trạng trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp 3A tôi thật sự băn khoăn và đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để bồi dưỡng, hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản giúp học sinh học tốt môn toán. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp. 
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Áp dụng đề tài này, chất lượng đại trà lớp 3A của trường nâng cao rõ rệt. Giúp các em nắm vững các kiến thức cơ bản của môn toán lớp 3. Cung cấp cho học sinh các kĩ năng làm toán nhanh chính xác, các em biết giải được các bài toán có lời văn. Học sinh yêu thích môn toán và tích cực tham gia vào các tiết học một cách chủ động.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
 Qua hai tháng đầu giảng dạy tôi cố gắng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến các em học yếu toán. Từ đó tôi suy nghĩ tìm hiểu, lựa chọn các phương pháp, biện pháp mới, để giúp học sinh có kiến thức tiếp cận với môn học này một cách chủ động, khoa học đảm bảo tính logic để học sinh có kĩ năng tính toán cũng như giải các bài toán đơn, toán phức một cách nhanh, chính xác. Qua phân tích thực trạng ở trên tôi sẽ áp dụng các biện pháp cho từng nhóm học sinh, cụ thể như sau:
 Nội dung 1: Luyện cho học sinh cách thuộc bảng nhân, chia
 Trong toán học nói chung bảng cửu chương chính là gốc rễ của một cây để các em có thể theo học lên các lớp trên. Chính vì vậy cần phải giúp học sinh ghi nhớ bảng cửu chương nhân, chia. Nếu không nhớ bảng cửu chương thì không thể nào các em vận dụng vào giải các bài tập có liên quan đến các phép toán nhân chia. Đặc biệt là các phép chia có số bị chia 3, 4 chữ số cho một số và giải toán hợp.
 Để luyện cho học sinh ghi nhớ sâu các bảng nhân, chia tôi đã làm như sau:
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tự lập bảng nhân/ chia theo hướng dẫn của thầy; cuối cùng thầy yêu cầu học sinh đọc lại ngay tại lớp.
 Ví dụ dạy Bảng nhân
 - Các thừa số thứ nhất trong bảng nhân đều bằng nhau.
 - Các thừa số thứ hai trong bảng nhân đều khác nhau theo thứ tự là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Mỗi thừa số này liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị. ( trong bảng nhân các thừa số thứ hai nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 10 không có thừa số 0). 
 - Các tích cũng khác nhau và mỗi tích liền nhau hơn kém nhau bằng thừa số thứ nhất. (Tích thứ nhất trong bảng nhân chính là thừa số thứ nhất, tích cuối cùng trong bảng nhân gấp thừa số thứ nhất 10 lần).
Ví dụ dạy Bảng chia 9
 - Các số bị chia trong bảng chia 9 là các tích của bảng nhân 9, và hơn kém nhau 9 đơn vị.
 - Số chia trong bảng chia 9 là các thừa số thứ nhất của bảng nhân 9 đều là 9.
 - Các thương của bảng chia 9 là thừa số thứ hai của bảng nhân 9.
 Hàng ngày, đầu buổi học tôi yêu cầu cả lớp cùng đọc một bảng nhân hoặc chia mà các em đã học. Đến giờ học toán tôi thường kiểm tra những học sinh chưa thuộc bảng nhân, chia (khoảng từ 2 đến 4 em).
 Cuối tiết họa toán hoặc các tiết sinh hoạt lớp tôi thường tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi toán học như: Trò chơi “Đếm thêm số” ví dụ học bảng nhân 5 thì yêu cầu học sinh đếm thêm 5 đơn vị, thầy đọc một số bất kỳ thì em tiếp theo được chỉ định sẽ đọc một số mới lớn hơn số của thầy đã đọc là 5 đơn vị và trò chơi cứ tiếp tục. Nếu học sinh nào đọc sai sẽ bị phạt đứng im Khi nào học sinh nhuần nhuyễn trong bảng cửu chương thì giáo viên sẽ đếm các số lớp hơn(ngoài bảng cửu chương) để các em phải tính nhanh. Để tránh sự nhàm chán thì thi thoảng tôi lại thay đổi bằng cách yêu cầu học sinh trả lời bằng tiếng Anh, vừa luyện bảng cửu chương và vừa luyện cách phát âm tiếng Anh. Lúc đầu có thể làm chậm nhưng sau đó tăng dần tốc độ lên, thầy đặt ra yêu cầu khi thầy rứt lời thì trò phải nói luôn kết quả(khoảng 5 hoặc 3 giây, tùy theo độ khó của bảng nhân hay bảng chia). Đối với bảng cha thì thầy dùng lệnh bớt đi. Tôi không nản chí, cứ kiên trì trong khoảng 3 tháng thì học sinh lớp tôi đã thuộc hết bảng cửu chương 22/ 22 học sinh thuộc tất cả bảng nhân chia từ 2 đến 9.
 Nội dung 2: Hướng dẫn đọc, viết, so sánh các số tự nhiên
 Học sinh biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên là chuỗi kiến thức rất quan trọng trong chương trình toán 3. Chuỗi kiến thức này nhằm giúp học sinh nắm được cách đọc, viết và so sánh các số tự nhiên vận dụng vào cộng, trừ, nhân, chia số thứ tự và giải bài toán hợp. Dạy chuỗi kiến thức này theo tôi người giáo viên cần hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản sau:
 * Giúp học sinh hiểu các số tự nhiên.
 - Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, . . . là các số tự nhiên.
 - Số 0 là số tự nhiên bé nhất, không có số tự nhiên lớn nhất.
 - Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
 - Số 0, 2, 4, 6 . . . là các số tự nhiên chẵn, số 1, 3, 5,7, 9, 11, . . . là các số tự nhiên lẻ. Hai số chẵn ( hoặc lẻ) liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.
 - Nắm được tên và vị trí của các hàng (hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn).
 - Biết giá trị các số theo vị trí của các chữ số trong số có nhiều chữ số.
 VD: Dạy cho học sinh:
 - Các số có bốn chữ số gồm hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Tôi giải thích cho học sinh là: hàng nghìn các chữ số lớn hơn 0.
 VD: 1234; 2574; 4351; . . . . hàng nghìn là: 1, 2, 4 nghìn. Không thể có hàng nghìn là 0 như: 0234, 0574, 0351, . . . . Vậy số có bốn chữ số có hàng nghìn nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 9.
 * Hướng dẫn đọc, viết.
 - Hướng dẫn phân hàng: VD số: 5921.
 + Hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
 Số 5921: Có 5 nghìn, 9 trăm, 2 chục, 1 đơn vị.
 Đọc số 5921: Năm nghìn, chín trăm hai mươi mốt.
 Giáo viên viết: 5921.
 Phân tích: 5 9 2 1
 5nghìn 9trăm 2chục 1đơn vị.
 Hoặc: lớp nghìn lớp đơn vị.
 . Khi viết, ta viết từ hàng cao đến hàng thấp (viết từ trái sang phải).
 Khi đọc lớp nào ta kèm theo đơn vị lớp đó.
 Học sinh đọc: Năm nghìn, chín trăm hai mươi mốt.
 Hơn thế nữa, tôi còn hướng dẫn thêm cho học sinh cách đọc như sau:
 VD: Số 5921 và 5911.
 Số 5921 đọc là: Năm nghìn, chín trăm hai mươi mốt.
 Số 5911 đọc là: Năm nghìn, chín trăm mười một.
 Nói cụ thể hơn, từ hai số trên cho học sinh nhận ra được cách đọc ở cùng hàng đơn vị của hai số là khác nhau chỗ mốt và một. Nghĩa là số 5921, hàng đơn vị đọc là mốt, còn số 5911 hàng đơn vị đọc là một. Tuy cùng hàng và đều là số “1” nhưng tên gọi lại khác nhau. Tôi còn phát hiện và giúp học sinh đọc và nhận ra cách đọc của một vài số lại có cách đọc tương tự trên:
 VD: Số 2305 và 2325 cùng hàng đơn vị là số “5” nhưng lại đọc là “năm” và “lăm”.
 VD: Số 2010: Học sinh nhiều em đọc là “Hai nghìn không trăm linh mười”. Tôi hướng dẫn các em. Trong số tự nhiên chỉ được đọc “linh một, linh hai, . . . .linh chín, không có đọc là linh mười” vậy số 2010 đọc là: Hai nghìn không trăm mười.
 * Hướng dẫn so sánh.
 Trong qui tắc là: Khi ta so sánh trong hai số thì: Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn và ngược lại. VD: 9999 999. 
 + Còn các số có cùng chữ số thì sao? Ngoài việc làm theo qui tắc thì tôi còn làm như sau:
 VD: Bài tập 3a trang 100: 
 Để tìm số lớn nhất trong các số: 4375 ; 4735 ; 4537 ; 4753. Tôi hướng dẫn học sinh như sau:
 Xếp theo cột dọc, sao cho thẳng hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị với nhau. Cụ thể trên bảng phần được xoá là: 
 4 3 7 5 
 4 7 3 5 4 7 3 5
 4 5 3 7 
 4 7 5 3 4 7 5 3 Số lớn nhất 4753.
 4 7 4 7 5 
 - Phân theo hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị.
 - So sánh từng hàng để chọn ra số lớn nhất trong hàng như: hàng nghìn đều bằng nhau là 4. Đến hàng trăm chọn được hai số lớn là 7 có trong 4735 và 4753. Sau đó yêu cầu các em chỉ so sánh hai số này và tìm được số lớn nhất là 4753.
 Nội dung 3: Hướng dẫn cách đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc)
 Theo tôi, đặt tính cũng là một việc hết sức quan trọng trong quá trình làm tính. Nếu học sinh không biết cách đặt tính hoặc tính sai sẽ dẫn đến kết quả sai. Vì thế theo tôi nghĩ, để học sinh có căn bản khi thực hiện phép tính phải nắm vững cách đặt tính, các thành phần cũng như sự liên quan trong khi tính cộng trừ, nhân chia.
 * Đối với phép cộng, trừ: ( giúp học sinh nhớ và áp dụng)
 - Phép cộng:
 VD : 2473 + 3422 = 5895
 Số hạng số hạng Tổng
+ Nếu ta thay đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng không thay đổi.
2473 + 3422 = 3422 + 2473= 5895
+ Muốn tìm tổng ta lấy số hạng thứ nhất cộng với số hạng thứ hai.
2473 + 3422 = 5895
+ Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
2473 - x = 5895
 x = 5895- 2473
+ Bất kì số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.
 2 + 0 = 2 
- Phép trừ:
VD: 8265 - 5152 = 3113
Số bị trừ số trừ hiệu
+ Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ.
 8265 - 5152 = 3113
 + Muốn tìm số bị trừ chưa biết, ta lấy hiệu cộng với số trừ.
x - 5152 = 3113
 x = 3113 + 5152
 x = 8265
+ Muốn tìm số trừ chưa biết, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
	8265 - 	x = 3113
 x = 8265 - 3113 
 x = 5152
 + Bất kì số nào trừ 0 cũng bằng chính số đó.
 4 - 0 = 4 
 - Đặt tính và tính:
 Cần hướng dẫn học sinh kĩ là phải đặt tính thẳng hàng (hàng đơn vị theo hàng đơn vị, hàng chục theo hàng chục, hàng trăm theo hàng trăm, hàng nghìn theo hàng nghìn). Hướng dẫn học sinh bắt đầu cộng từ hàng đơn vị (hoặc từ phải sang trái). Nên lưu ý học sinh đối với phép trừ có nhớ, cần bớt ra khi trừ hàng kế tiếp.
 VD: Phép cộng có nhớ một lần.
+
 435
 127
 562
Lần: 321
5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6.
4 cộng 1 bằng 5, viết 5. 
 * GV nói: Khi kẻ lần vạch ngang, tất cả các em đều dùng bằng thước.
 * Nhắc học sinh chú ý: Trong phép cộng, trừ chỉ nhớ số 1, không nhớ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.(trừ khi có nhiều số hạng cộng với nhau như bài tập 1b trang 156).
 * Đối với phép nhân, chia: (giúp học sinh nhớ và áp dụng).
 - Phép nhân:
 VD: 1427 x 3 = 4281 
 Thừ số Thừa số Tích 
 + Muốn tìm tích, ta lấy thừa số thứ nhất nhân với thừa số thứ hai.
1427 x 3 = 4281
 + Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
 1427 x x = 4281
 x = 4281 : 1427
 + Khi ta thay đổi các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
3 x 9 = 9 x 3 = 27
 + Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
3 x 1 = 3; 6 x 1 = 6; . . .
 + Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
3 x 0 = 0
 - Đặt tính và tính:
 Khi đặt tính giáo viên lưu ý cho học: Viết thừa số thứ nhất ở 1 dòng, viết thừa số thứ hai ở dòng dưới sao cho thẳng cột với hàng đơn vị (nhân số có 2, 3, 4 chữ số với số có 1 chữ số). Viết dấu nhân ở giữa hai dòng thừa số thứ nhất và thừa số thứ hai và lùi ra khoảng 1, 2 mm, rồi kẻ vạch ngang bằng thước kẻ.
 Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (hoặc tính từ phải sang trái). Các chữ số ở tích nên viết sao cho thẳng cột với theo từng hàng, bắt đầu từ hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn của thừa số thứ nhất.
 Đối với cách viết từng chữ số của tích có nhớ, ta nên viết số đơn vị, nhớ số chục. (hoặc nhắc học sinh viết số bên tay phải nhớ số bên tay trái).
VD: 4834
x 3
 14502
3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
Không viết 1 nhớ 2.
3 nhân 3 . . . . 
 * Nhắc thêm cho học sinh:
 Nếu trường hợp như: 3 nhân 8 bằng 24, thì viết 4 nhớ 2, . . . ( đối với phép nhân thì chỉ có nhớ 1, 2, . . . 8, không có nhớ 9)
 - Phép chia:
 VD: 6369 : 3 = 2123
 + Muốn tìm thương, ta lấy số bị chia, chia cho số chia. 6369 : 3
 + Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta lấy thương nhân với số chia.
x : 3 = 2123
 x = 2123 x 3
 + Muốn tìm số chia chưa biết, ta lấy số bị chia, chia cho thương.
32 : x = 8
 x = 32 : 8
 + Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
4 : 1 = 4; . . . . . 9 : 1 = 9
 + 0 chia cho bất kỳ số nào cũng bằng 0.
 0 : 3 = 0
 * Nhắc thêm cho học sinh: không thể chia cho 0. 
 3 : 0
 + Muốn tìm số chia trong phép chia có dư, ta lấy số bị chia trừ đi số dư rồi chia cho thương.
7 : 3 = 2(dư 1) Vậy: (7 – 1) : 2
 + Muốn tìm số bị chia trong phép chia có dư, ta lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư.
 7 : 3 = 2 (dư 1) Vậy: 2 x 3 + 1
 + Trong phép chia có dư, số dư nhỏ nhất là 1, số dư lớn nhất kém số chia 1 đơn vị. ( trong chương trình toán 3 số dư trong phép chia nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 8).
 VD: Số chia là 9, thì số dư là 1, 2, 3, 4, . . . . 8. (số dư phải nhỏ hơn số chia)
 - Đặt tính và tính:
 Tôi nghĩ thực hiện đặt tính và tính cộng, trừ, nhân, chia theo cột dọc, thì phép chia là khó nhất vì:
 Học sinh hay quên, thực hiện chưa đầy đủ các hàng cao đến hàng thấp (có em chỉ mới thực hiện đến hàng trăm, chục mà không thực hiện hết). Cần hướng dẫn kĩ cho học sinh cách nhân ngược lên và trừ lại, . . . Đặc biệt đối với học sinh yếu toán, tôi hướng dẫn kĩ cách đặt tính, nhằm giúp các em thấy được hàng nào thực hiện rồi, hàng nào chưa thực hiện. Thực hiện như sau:
 VD: Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số: 1276 : 3 = ?
 - Trước tiên giúp học sinh biết ghi theo cột dọc và hiểu tên gọi các thành phần trong cột dọc của phép chia. (sử dụng phần bảng được xoá)
 Số bị chia dấu chia số chia 
 1276 : 3
 1276 3
 Hạ 425 Thương tìm được.
Số dư lần chia1	 07
Số dư lần chia 2 16 
 1 Số dư lần chia cuối cùng (Phép chia có dư).
 * Khi hạ hàng nào phải hạ dưới sao cho thẳng hàng, để ta biết sẽ thực hiện hàng đó, sau đó mới thực hiện hàng kế tiếp.
 * Nhắc học sinh:
 Tôi nói trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia theo cột dọc thì các phép cộng, trừ, nhân ta thực hiện tính theo thứ tự từ phải sang trái, hoặc từ hàng đơn vị, hàng chục, . . . Còn riêng phép chia ta tính theo thứ tự từ trái sang phải, hoặc từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất ( hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị).
 Nhìn chung, các em có tiến bộ rõ rệt. Các em không còn đặt tính sai, cộng, trừ, nhân, chia không viết lộn kết quả và quên số nhớ nữa.
 Đối với các em này, hàng ngày mỗi tiết học toán tôi gọi lên bảng thực hiện phép tính. Tôi cũng thường xuyên đến các em yếu toán, việc làm theo yêu cầu cần đạt của chuẩn, kiến thức, kĩ năng. Có khi tôi yêu cầu những em này chỉ làm một phần trong mỗi bài tập và hướng dẫn rất kĩ khi làm bài vào vở. Cách trình bày từng con số, cách sửa sai để từng trang vở được sạch đẹp.
 Qua một thời gian các em có tiến bộ rõ rệt. Mỗi lần thực hiện các em viết rất rõ ràng và tính chính xác.
 Nội dung 4: Hướng dẫn giải toán có lời văn
 Các bài toán giải là chuỗi kiến thức đã học được tổng hợp trong bài toán. Các em thường chưa biết phân tích đề toán, chưa biết suy luận, tổng hợp, so sánh tìm cách giải hợp lí cho từng bài. Vì vậy, trong mỗi tiết học gặp những bài toán giải có lời văn tôi yêu cầu học sinh như sau:
 + Đọc kĩ đề toán, gạch chân từ, số quan trọng trong bài. (GV theo dõi cả lớp đọc thầm và thực hiện theo yêu cầu, có đọc mới hiểu và làm bài được).
 + Khi đọc cần hiểu bài toán cho ta biết điều gi? Bài toán hỏi gi?
 + Hướng dẫn tóm tắt đề toán bằng hình vẽ, lời câu văn, . . . 
 + Tìm hướng giải: Phân tích hoặc tổng hợp.
 + Gợi mở khâu đặt lời giải rõ ràng, gọn, đúng yêu cầu bài toán.
 VD: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 Có 35 lít mật ong đựng đều vào 7 can. Nếu có 10 lít mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế?
 Bước 1: Gọi học sinh đọc kĩ đề: 2 em đọc to, cả lớp đọc thầm. (chú ý nội dung)
 Bước 2: Hướng dẫn phân tích để xác định cái đã cho và cái cần tìm, sau đó giáo viên gạch chân.
 + Cái đã cho: 35l mật ong: 7 can
 + Cái cần tìm: Có 10l mật ong đựng trong bao nhiêu can?
 * Giáo viên hướng dẫn tóm tắt bài toán.
 35 lít mật ong: 7 can
 10 lít mật ong: . . . can?
 Bước 3: Tìm hướng giải:
 + Bài toán hỏi gì? (có 10 lít mật ong thì đựng trong bao nhiêu can?)
 + Muốn biết 10 lít mật ong đựng đều mấy can, ta phải làm gì? (tìm xem 1can đựng được bao nhiêu lít mật ong).
 + Muốn tìm được 1 can đựng bao nhiêu lít mật ong ta làm gì?
 - Gợi mở cho học sinh đặt lời giải và chọn phép tính giải.
Số lít mật ong đựng trong 1 can là:
35 : 7 = 5 ( l )
 Biết được mỗi can 5 lít mật ong. Vậy nếu có 10 lít mật ong thì đựng đều mấy can như thế?
 - Gợi mở để cho học sinh chọn lời giải và phép tính.
Số can đựng 10 lít mật ong là: 
10 : 5 = 2 (can)
Đáp số: 2 can.
 - Song song với qui trình hướng dẫn giải, tôi luôn lưu ý học sinh cách trình bày bài giải sao cho phù hợp với trình tự yêu cầu của đề, cụ thể như bài toán vừa hướng dẫn trên, tôi hướng dẫn các em trình bày như sau:
Bài giải
Số lít mật ong đựng trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 (l)
 Số can đựng 10 lít mật ong là:
 10 : 5 = 2 (can)
 Đáp số: 2 can.
 Ngoài ra tôi khuyến khích các em tìm thêm các lời giải khác phù hợp (Số lít mật ong đựng trong mỗi can là: hoặc Mỗi can đựng số lít mật ong là; Số can đựng 10 lít mật ong là: hoặc 10 lít mật ong đựng trong số can là:). Nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
 Những biện pháp trên được áp dụng ở lớp tôi về giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị và mang lại kết quả tương đối cao, đén cuối năm học 100%học sinh đã giải toán thành thạo.
 Nội dung 5: Giúp học sinh hiểu và ghi nhớ các qui tắc đã học
 Thực tế có một số học sinh biết cộng, trừ, nhân, chia,nhưng chưa chắc đã giải hết được các bài toán trong chương trình sách giáo khoa toán lớp 3. Vì thế tôi cần giúp cho các em thuộc và khắc sâu các qui tắc đã học để áp dụng và làm toán tốt hơn, tôi làm như sau:
 + Tôi soạn lại các qui tắc đã học và có ví dụ , rồi in trên giấy A4, phát cho học sinh và yêu cầu các em phải học thuộc.
 + Tổ chức cho học sinh ôn lại qui tắc: Lớp tôi có 3 tổ tôi chia làm 3 nhóm. Tôi thường cho các nhóm thi với nhau về các qui tắc như sau:
 Ví dụ: Nhóm 1 nêu câu hỏi: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm gì? Nêu xong gọi nhóm 2 hoặc nhóm 3 trả lời, nhóm nào trả lời được, sau đó nêu câu hỏi cho nhóm khác trả lời. ( không trùng câu hỏi). 
 Ví dụ: Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào? Hoặc: Muốn tìm thừa số chưa biết, Cứ làm như vậy, khoảng 15 phút chốt lại nhóm đặt và trả lời đúng nhiều thì nhóm đó thắng cuộc. (hàng tuần tổ chức cho học sinh 2 lần.
 Sau khoảng thời gian 4 tháng lớp tôi có rất nhiều học sinh học thuộc và biết áp dụng rất tốt về qui tắc đã học. Đến cuối năm thì 100% các em đã thành thạo nội dung này.Đối với đối tượng học sinh tiếp thu nhanh tôi tham khảo sách báo, vở bài tập, chọn những bài toán lạ có những nội dung phù hợp và hay, để các em làm thêm.
 VD1: Giáo viên hỏi cho học sinh giỏi giơ tay nhanh và trả lời nhanh đúng bài toán: 72 x 2 + = 150 
 + 72 nhân 2 cộng mấy bằng 150?
 + HS giơ tay nhanh và trả lời: 72 nhân 2 cộng 6 bằng 150.
 VD2: Hãy tìm số chẵn thích hợp điền vào ô vuông .
42
2 x 6 + = 16 
 _ Để đạt được kết quả trên thì đòi hỏi:
 * Giáo viên phải nhiệt tình tất cả vì học sinh thân yêu. Để học sinh chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức, vận dụng được chính xác, linh hoạt kiến thức đó trong luyện tập, thực hành thì đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị kĩ nội dung bài dạy trước khi lên lớp.
 * Những việc làm để chuẩn bị bài dạy.
 Nghiên cứu nắm vững chương trình, hệ thống kiến thức, mức độ yêu cầu kiến thức, kĩ năng của học sinh, nghiên cứu nắm vững sự thể hiện cụ thể của chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn (sách giáo viên). Sưu tầm nghiên cứu các kinh nghiệm dạy học trên các tạp chí, tài liệu bồi dưỡng giáo viên về kiến thức, nghiệp vụ, nắm tình hình điều kiện địa phương, trường lớp và hoàn cảnh của học sinh.
 * Nghiên cứu tài liệu và xác định nội dung bài dạy học.
 Nghiên cứu mục đích yêu cầu bài học cả về 3 mặt (kiến thức, kĩ năng tư duy và giáo dục). Xác định kiến thức trọng tâm căn cứ trên mục đích yêu cầu. Lựa chọn phương pháp cụ thể và phương tiện dạy học, các biện pháp sẽ thực hiện từng khâu từng đối tượng học sinh.
 * Soát lại việc chuẩn bị của học sinh về bài học.
 Tình hình nắm kiến thức đã học có liên quan, tình hình sách giáo khoa và đồ dùng học tập của học sinh.
 Điều kiện tiến hành một tiết dạy đạt hiệu quả.
 Luôn tạo bầu không khí thoải mái, giờ học nhẹ nhàng. Tập thể học s

Tài liệu đính kèm:

  • docth_104_8397_2021977.doc