Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh ở trường trung học phổ thông Đô Lương 4

Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh ở trường trung học phổ thông Đô Lương 4

Tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có đối với mỗi con người nhất là đối với thế hệ trẻ thời hiện đại. Vì xã hội ngày một phát triển, rất cần lực lượng kế thừa có đủ năng lực, trình độ, đạo đức và cả sự nhạy bén để bắt kịp nhịp độ phát triển và thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước. Do đó, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động, sáng tạo là vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đang quan tâm.Giáo dục toàn diện là nhu cầu thiết yếu trong xu thế hội nhập, là mục tiêu của ngành giáo dục, là nhiệm vụ của nhà trường, gia đình và của toàn xã hội. Song, ở đó vai trò của người trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm là quan trọng hơn cả. Ý thức được điều đó, tôi thực sự mong muốn phát huy vai trò của mình – vai trò giáo viên chủ nhiệm – để nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo của học sinh, nhằm góp phần tạo hiệu quả cho công tác giáo dục toàn diện.

Mỗi học sinh đều có tổ ấm thứ nhất là gia đình yêu quý của mình và tổ ấm thứ hai đó chính là lớp học. Trong lớp học giáo viên chủ nhiệm được xem như một người mẹ và học sinh chính là các con. Để một “gia đình” ở trường được đoàn kết giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò hết sức quan trọng. Bởi lớp học phức tạp hơn rất nhiều so với gia đình ở nhà: Số lượng học sinh lớn, đến từ nhiều địa phương khác nhau, với những tính cách và hoàn cảnh, năng lực học tập và rèn luyện cũng khác nhau. Do đó, giáo viên chủ nhiệm phải có những giải pháp phù hợp để xây dựng tập thể đoàn kết tạo chỗ dựa tinh thần cho các em. Như Bác Hồ đã từng nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Khi học sinh được sống trong một tập thể luôn đoàn kết yêu thương nhau thì các em có cơ hội để hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cho bản thân. Từ đó giúp các em tự tin học trong học tập và cũng như trong cuộc sống. Ở lớp chủ nhiệm tôi đã áp dụng những giải pháp sau:

+ Khơi gợi tình thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong tập thể lớp.

+ Dành nhiều thời gian ở bên học sinh để có cơ hội hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của các em. Trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, trong giờ giải lao cũng như qua các hoạt động ngoại khóa.

+ Dành thời gian đến nhà học sinh để hiểu hơn về hoàn cảnh cũng tâm tư nguyện vọng của phụ huynh.

+ Tạo nhiều hoạt động mang tính tập thể để học sinh được làm việc cùng nhau, hợp tác cùng nhau.

+ Đánh giá kết quả học tập và rèn luyệnkhách quan, công bằng.

 

docx 56 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 311Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh ở trường trung học phổ thông Đô Lương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sự hình thành và phát triển các năng lực giao tiếp hợp tác của các em. 
Nếu nhà trường đóng vai trò quyết định thì giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo quyết định đến chất lượng, hiệu quả giáo dục năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh của nhà trường. Bởi giáo viên chủ nhiệm không những thay mặt hiệu trưởng quản lí học sinh trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường mà còn trực tiếp giáo dục năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua bộ môn mình giảng dạy và thông qua công tác chủ nhiệm của mình.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh
1.3.1. Yếu tố chủ quan
+ Đặc điểm sinh học
Ở lứa tuổi này học sinh THPT có bước phát triển mạnh về thể chất. Các đặc điểm về thể lực, hệ thần kinh, các giác quan, sự phối hợp vận động giữa các cơ quan chức năng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến mức độ tham gia hoạt động của học sinh. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh.Trong tập thể, các em thấy được vị trí, trách nhiệm của mình và các em cũng cảm thấy mình cần cho tập thể. Khi giao tiếp trong nhóm bạn sẽ xảy ra hiện tượng phân cực, có những người được nhiều người yêu mến và có những người ít được bạn bè yêu mến. Điều đó làm cho các em phải suy nghĩ về nhân cách của mình và tìm cách điều chỉnh bản thân.
+ Tính cách	
Mỗi thành viên khi tham gia vào lớp, nhóm hay một tập thể nào đều có tính tính cách riêng. Tính cách cá nhân ảnh hưởng đến mức độ, tính tích cực, tham gia hoạt đồn chung, ảnh hưởng đến sự chia sẻ văn hóa, giá trị và các năng lực bên trong của nhóm. Tính cách cũng có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho bản thân mình khi giao tiếp và hợp tác. Đặc biệt là khi xã hội có nhiều thay đổi,ở lứa tuổi học sinh dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài có thể tạo thêm tính cách riêng của học sinh, làm tăng cái “tôi”của cá nhân lên. Điều này gây khó khăn trong quá trình giao tiếp và hợp tác.
+ Hứng thú
Hứng thú của học sinh THPT cơ bản bền vững, ít thay đổi.Tuy nhiên trong qua trình giao tiếp và hợp tác muốn đạt hiệu quả thì nội dung đưa ra phải được học sinh hứng thú. Khi hứng thú học sinh sẽ sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với nhau và thông qua đó hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác dễ dàng. Học sinh tích cực chủ động tham gia, khẳng định bản thân mình trước tập thể ban bè và thầy cô. Tuy nhiên, nếu học sinh không hứng thú thì chủ yếu tham gia hời hợt, thụ động và không hào hứng. Tuy nhiên, để học sinh hứng thú hơn trong các hoạt động nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác nó còn phụ thuộc nhiều các các yếu tố khác nữa.
1.3.2. Yếu tố khách quan
+ Môi trường giáo dục trong nhà trường
Nhà trường có vai trò chủ đạo trong định hướng và tổ chức các hoạt độnghạy học và giáo dục cho học sinh.Thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục, nhà trường giúp học sinh có được những kiến thức, kĩ năng cần thiết làm cơ sở cho việc phát triển các năng lực cốt lõi, trong đó có năng lực giao tiếp và hợp tác. Các hoạt động giáo dục được nhà trường tiến hành thường xuyên là cơ hội để học sinh rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, hợp tác, thích ứng với xã hội đây cũng chính là môi trường hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
+ Gia đình
Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh. Trong gia đình tất cả các hành vi ứng xử, các tập tính của cha mẹ đều ảnh hưởng đến cá tínhvà phong cách của con cái. Các giá trị truyền thống của gia đình, sự quan tâm và tham gia các hoạt động cùng con cái có tác dụng hình thành thái độ của con cái đối với các quan hệ xã hội. Do đó, cha mẹ và những người thân trong gia đình cần gương mẫu, tạo cho các em có thói quen tốt, có hành vi lành mạnh, tránh xa xung đột mâu thuẫn với các em. Gia đình là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh. Nếu trong gia đình các em được trang bị những kiến thức của cuộc sống tốt, có điều kiện quan tâm, giáo dục các em tinh thần trách nhiệmsẽ giúp các em thấy được vai trò của sự chung sức, phối hợp, cùng nhau thực hiện công việc chung làm cơ sở phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.
+ Bạn bè
Ở lứa tuổi học sinh THPT, bên cạnh hoạt động học tập, hoạt động gioa tiếp cũng là một hoạt động chủ đạo, do đó quan hệ bạn bè ở lứa tuổi này hết sức quan trọng. Tính cách, sở thích và cả những tật xấu của bạn bè đều ảnh hưởng đến các em. Các yếu tố xã hội bên ngoài khi tác động đến các em đều bị khúc xạ qua nhóm bạn mà phát huy tác dụng.Trong các mối quan hệ bạn bè, các em học được ở nhau cách cư xử, khẳ năng phối hợp cùng nhau khi giải quyết một nhiệm vụ. Đây là cơ hội giúp các em hình thành và phát triển năng lực hợp tác. Tuy nhiên, nếu không được người lớn hướng dẫn, quan tâm giáo dục thì các em dễ bị bạn bè ép buộc thực hiện các hành vi tiêu cực, có hại. Vì vậy gia đình và nhà trường cần quan tâm giáo dục và định hướng cho các em trong việc lựa chọn bạn nhằm phát huy những tích cực của nhóm bạn đến việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh THPT.
+ Phương tiện giao tiếp 
Phương tiện giao tiếp rất đa dạng nhưng chủ yếu là ngôn ngữ. Tuy nhiên, để giao tiếp diễn ra thuận lợi thì phải có các phương tiện, công cụ hỗ trợ quá trình giao tiếp và hợp tác mới diễn ra thường xuyên, liên tục và hiệu quả. Công cụ hỗ trợ cũng rất đa dạng dưới nhiều hình thức, nhờ công nghệ thông tin ngày càng phát triển mà hình thức có thể diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp, cách xa nhau về không gian, thời gian. Đó chính là các công cụ: Zalo,facebook, Zoom, thông qua điện thoại thông minh, máy tínhgiúp thuận lợi hơn trong kết nối giữa học sinh với học sinh; giữa học sinh với giáo viên; giữa gia đình với nhà trường. Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh giađình, mức sống của học sinh và phụ huynh từng vùng, miền, khu vực mà các phương tiện này đầy đủ hay thiếu thốn.Tất cả sẽ tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh.
2. CƠ SỞ THỰC TIỀN
2.1. Thực trạng về nhận thức về năng lực giao tiếp và hợp tác của giáo viên và học sinh ở trường THPT Đô Lương 4
Để có kết luận chính xác, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh. Cụ thể, tôi đã phát phiếu điều tra cho học sinh ở một lớp khác trong trường để các em phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện vọng của mình về việc giáo dục phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua công tác của người giáo viên chủ nhiệm.Kết quả phiếu khảo sát dành cho giáo viên và học sinh trong trường cho thấy.
Bảng 2.1: Bảng kết quả khảo sát mức độ hiểu biết về năng lực giao tiếp và hợp tác của giáo viên và học sinh (%).
Câu hỏi khảo sát
Chưa biết
Biết khá
 đầy đủ
Biết đầy đủ
 Thầy (cô) vui lòng cho biết Thầy cô đã biết gì về các năng lực cần hình thành cho học sinh THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018?
0,0
74,0
26,0
Em đã biết về năng lực giao tiếp và hợp tác ở mức độ nào?
22,0
63,0
15,0
Bảng 2.2: Bảng kết quả khảo sát mức độ cần thiết phải hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh của giáo viên và học sinh.(%)
Câu hỏi khảo sát
Không cần thiết
Cần thiết
Rất cần thiết
Theo Thầy (cô) việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh THPT có tầm quan trọng như thế nào?
0,0
67,0
33,0
Theo em đối với học sinh THPT có cần thiết phải hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác hay không?
6,0
82,0
12,0
Bảng 2.3: Bảng kết quả khảo sát về ảnh hưởng của giáo viên chủ nhiệm trong quá trình hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh của giáo viên và học sinh.(%)
Câu hỏi khảo sát
Không quan trọng
Quan trọng
Rất quan trọng
Thầy cô cho biết giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng như thế nào để quá trình hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh?
0,0
73,0
27,0
Theo em giáo viên chủ nhiệm có vai trò như thế nào trong quá trình hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh ở trường THPT?
1,0
81,0
18,0
Bảng 2.4: Bảng kết quả khảo sát về biện pháp của giáo viên và những hoạt động học sinh tham giá giúpthành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác(%)
 Thầy( cô) đã áp dụng những biện pháp nào để giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác?
Tỉ lệ (%)
Thông qua dạy học của môn học
37,0
Thông qua hoạt động tập thể
21,0
Thông qua công tác chủ nhiệm
42,0
Theo em để hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua hoạt động nào?
Tỉ lệ (%)
Học tập
4,0
Tập thể
2,0
Sinh hoạt lớp
6,0
Tất cả các hoạt động trên
88,0
Bảng 2.5: Bảng kết quả khảo sát về lực lượng tham gia vàoquá trình sinh thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh.(%)
 Theo Thầy(cô) những lực lượng nào sẽ tham gia vào quá trình giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác
Tỉ lệ (%)
Bản thân học sinh
2,0
Gia đình, nhà trường và xã hội
6,0
Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn
12,0
Tất cả các lực lượng trên
80,0
Bảng 2.6: Bảng kết quả khảo sát về mức độ chú trọng của giáo viên chủ nhiệm vào quá trình hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh.(%)
 Theo Thầy(cô) giáo viên chủ nhiệm đã chú trọng như thế nào trong quá trình hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh?
Tỉ lệ (%)
Chưa chú trọng
0,0
Chú trọng nhưng chưa hiệu quả
58,0
Chú trọng đã mang lại hiệu quả
42,0
Kết luận chung
Sau khi tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh về năng lực giao tiếp và hợp tác thu được kết quả như sau:
- Về phía giáo viên: Đa phần giáo viên đều thấy được tầm quan trọng và cần thiết của việc phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh (chiếm gần 70%). Giáo viên cũng đã đang dạng hóa các hoạt động(học tập, sinh hoạt lớp, hoạt động tập thể) với nhiều hình thức khác nhau(thông qua môn học, công tác chủ nhiệm) để nhằm tạo cơ hội cho học sinh được phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. Mặt khác, tất cả giáo viên đều nhận thấy việc phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh là trách nhiệm của nhiều lự

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_giai_phap_cua_giao_vien_chu_nhiem_nham_phat_trien_nan.docx