Một số biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non Sao Mai

Một số biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non Sao Mai

Biện pháp 5: Phương pháp tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ 1 ngày ở trường mầm non:

a.1. Đón trẻ- chơi tự chọn:

- Giáo viên đến sớm mở của thông thoáng, chú ý không để trẻ bị gió lùa.

- Giáo viên quan sát và nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định một cách ngay ngắn, gọn gàng. Sáng vào lớp giáo viên cho trẻ tự để cặp, dép vào kệ gọn gàng.

- Sau khi ăn sáng, uống sữa xong bỏ rác đúng nơi quy định.

- Các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra trong một ngày tại trường mầm non được bắt đầu từ khi đón trẻ cho đến lúc trả trẻ

- Căn cứ vào điều kiện, nội dung của từng hoạt động cụ thể mà giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp để tích hợp.

VD: Ở chủ đề Giao thông, cô bổ xung tàu thủy, ca nô, đèn biển, thuyền buồm, bức tranh, truyện tranh,. vào góc khám phá cho trẻ chơi và tự khám phá, tìm hiểu, thảo luận.

a.2. Trò chuyện sáng:

- Cô và trẻ toạ đàm về chủ đề, lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo một cách nhẹ nhàng, phù hợp.

VD: Ở chủ điểm Giao thông: Tàu thủy trông như thế nào? Bé nhìn thấy tàu thủy ở đâu? Khi đi tàu thủy phải như thế nào? (Không chạy, đùa nhau trên boong tàu, không vứt rác xuống biển )

VD: Nhiều phương tiện giao thông cần động cơ để hoạt động, do vậy khi ôtô, xe máy, xe đạp máy chạy trên đường thường xả ra khí thải/ khói - không khí bị ô nhiễm, con người cần làm gì để không phải hít thở khói xe xả ra?(đi đường phải đeo khẩu trang, nên đi xe buýt.) hay về những hình ảnh khi đi đường trẻ nhìn thấy như: Rác thải, tiếng ồn của người, tiếng động cơ.

 

doc 33 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 5026Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non Sao Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân, hậu quả là do đâu? Và lý do gì lại có nhiều mâu thuẫn như vậy? Liệu khi thực hiện các giải pháp, phương pháp mới này liệu có đem lại kết quả thực sự cao hơn không? Chất lượng học sinh có thay đổi không? 
Đó là những gì bản thân tôi trăn trở trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài của mình. Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã đề ra một số biện pháp thực hiện sau.
3. Các biện pháp, giải pháp:
3.1. Mục tiêu của các biện pháp, giải pháp:
- Hình thành cho trẻ kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong quá trình hoạt động.
- Kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ. Giúp trẻ có điều kiện, cơ hội biểu lộ tính tích cực trong quá trình hoạt động, biết giải quyết các vấn đề trong hoạt động giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo một cách độc lập. Khi vận dụng những giải pháp biện pháp này nhằm mang lại hiệu quả: Về khả năng hoạt động của các môn học khác của trẻ nói chung và thái độ tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo nói riêng trẻ tiến bộ một cách vượt bậc, trẻ sáng tạo, thực hiện chi tiết cụ thể về ý với tài nguyên và môi trường biển, hải đỏa hơn. 
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện Các giải pháp, biện pháp:
Nói đến bảo vệ môi trường, đặc biệt là tài nguyên môi trường biển và hải đảo nó có vẻ cao siêu với trẻ mầm non, nhưng nó không hề khó khi ta áp dụng chỉ đơn giản là tích hợp, lồng ghép qua các hoạt động hàng ngày của trẻ. Nội dung lồng ghép đơn giản, gần gũi với trẻ giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học.
 	Biện pháp 1: Khảo sát ban đầu:
- Nắm bắt được tình hình thực tế của lớp, tôi quyết định tìm ra biện pháp giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trẻ sống, tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy:
S
TT
Nội dung tiêu chí khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Biết tên 1 số bãi biển, đảo nổi tiếng của nước ta
28
66.7
14
33,3
2
Biết chăm sóc và bảo vệ cây
32
76
10
24
3
Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp.
25
59,5
17
40,5
4
Biết cất dọn đồ dùng, dồ chơi đúng nơi quy định
28
66.7
14
33,3
5
Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác
30
71,4
12
28,6
6
Không la hét to
25
59,5
17
40,5
7
Phân biệt được những hành động đúng - sai đối với môi trường biển và hải đảo
20
47,6
22
52,4
8
Biết tiết kiệm nước khi sử dụng
28
66.7
14
33,3
9
Nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện.
25
59,5
17
40,5
Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ môi trường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy việc giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trẻ sống, tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Từ thực tế trên tôi đã bàn bạc với giáo viên cùng lớp thống nhất về phương pháp và đưa ra nhiều biện pháp thực hiện tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi hiệu quả nhất.
Biện pháp 2: Tìm hiểu, sưu tập tài liệu về tài nguyên và và môi trường biển, hải đảo Việt Nam hiện nay.
a. Thực trạng môi trường hiện nay.
* Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Môi trường tự nhiên: là các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người. Môi trường tự nhiên gồm: 
+ Các yếu tố vô cơ: Nham thạch, đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời
+ Các yếu tố hữu cơ: Động thực vật, nấm, vi khuẩn và cả con người.
+ Các yếu tố vật lý: nhiệt, âm thanh, các nguồn năng lượng như than, dầu khí, gỗ củi
Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người các nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Môi trường nhân tạo: Bao gồm tất cả những gì mà con người tạo nên, làm thành tiện nghi trong cuộc sống như nhà ở, các công trình văn hóa, công viên
* Ô nhiễm môi trường: Là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn về môi trường.
- Sự ô nhiễm môi trường là hậu quả của các hoạt động tự nhiên như: hoạt động núi lửa, thiên tai, lũ lụt, bãohoặc các hoạt động do con người gây ra trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt hàng ngày. Môi trường bị ô nhiễm sẽ gây hại đến sức khỏe con người, sự phát triển của sinh vật và làm giảm chất lượng của môi trường.
* Bảo vệ môi trường: Là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Bảo vệ môi trường là vận dụng những kiến thức, kỹ năng về môi trường vào việc chăm sóc bảo vệ môi trường.
* Hiện nay môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề, do gia tăng dân số quá nhanh, nghèo khổ và lạc hậu ở các nước đang phát triển, đô thị hóa ở nhiều nơi; khí thải của công trường, nhà máy và lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày quá nhiều nhưng không được xử lý tốt.
Thực trạng môi trường hiện nay ở Việt Nam là:
- Rừng tiếp tục bị tàn phá và thu hẹp.
- Suy thoái tài nguyên đất.
- Suy thoái tài nguyên nước.
- Suy thoái đa dạng sinh học.
- Ô nhiễm môi trường do công nghiệp và đô thị hóa. 
- Hệ thống giao thông, cấp thoát nước kém.
- Khói bụi, tiếng ồn, rác thải quá tải.
b. Tài nguyên và và môi trường biển, hải đảo Việt Nam hiện nay.
 	* Môi trường biển : 
Trong những năm gần đây một số vùng biển nước ta xảy ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển gây trở ngại và thiệt hại cho một số vùng kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân như: sản lượng cá đánh bắt gần bờ giảm, nhiều loài thuỷ hải sản nuôi trồng chết hàng loạt , bãi biển vắng khách du lịch, thiếu nước ngọt trên các đảo 
Tràn dầu trên biển
Ô nhiễm rác thải
Sinh vật biển bị suy thoái
Cá chết hàng loạt
Thiếu nước ngọt trên huyện đảo
 * Nguyên nhân do tự nhiên:
- Hiện tượng biển tiến, biển lùi.
- Bão biển, nước dâng
Bão biển
- Tràn dầu tự nhiên
Tràn dầu trên biển
- Sóng thần : 
Sóng thần
* Nguyên nhân do con người :
 - Các chất thải từ trên bờ đổ thẳng ra biển 
Rác do con người thải trên bãi biển
- Các chất thải từ tàu thuyền , công trình xây dựng 
Các chất thải từ các công trình xây dựng
 - Sự ô nhiễm không khí 
Chất thải từ các nhà máy công nghiệp
- Sự phá rừng ngập mặn ven biển
Rừng ngập mặn bị phá làm đầm tôm
* Bảo vệ môi trường biển: 
 	 - Hạn chế việc xả các chất thải trực tiếp ra biển và xuống biển, các khu đô thị, các điểm quần cư ở vùng hạ lưu của sông, ven biển.
 	- Cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống xử lí rác và nước thải các cơ sở nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, các hoạt động du lịch, các phương tiện vận tải, công trình xây dựng, thăm dò và khai thác dầu khí trên biển.
 	- Tăng cường và thường xuyên tiến hành việc dọn dẹp vệ sinh, làm sạch môi trường. Không để ô nhiễm tới nước biển, bờ biển và trên biển. 
* Bảo vệ môi trường bờ biển, bãi biển: 
 	- Các hoạt động của con người ở khu vực bờ biển cần phải kiểm soát chặt chẽ việc thực thi nghiêm chỉnh các điều luật có liên quan.
 	- Nâng cao nhận thức, có ý thức và hành động thiết thực để bảo vệ môi trường biển 
 	- Có hệ thống đê kè để chống sạt lở
 	- Trồng cây chắn gió 
 	- Xử lí chất thải rắn, nước thải
 	- Khắc phục các sự cố môi trường 
 	* Bảo vệ môi trường thềm lục địa và đáy biển: 
 	- Hạn chế và tập trung khai thác quá mức công trình xây dựng và khai thác khoáng sản trên thềm lục địa 
 	- Trục vớt tàu đắm ở đáy biển 
 	* Bảo vệ đa dạng sinh học biển: 
 - Giảm sản lượng khai thác thuỷ sản ở ven bờ và gần bờ 
 	- Bảo vệ môi trường sống cho các loài sinh vật biển 
 	- Cấm khai thác mang tính chất huỷ diệt các loài sinh vật biển (cá, san hô) 
Khống chế dầu loang trên biển
Trồng rừng ngập mặn
Thu gom rác trên bãi biển
Biện pháp 3: Lựa chọn nội dung phù hợp với trẻ 5 tuổi. 
Dựa vào tâm sinh lý trẻ 5 tuổi giáo viên nên lựa chọn nội dung phù hợp, gần gũi với trẻ.
a. Nội dung 1: Con người và môi trường tự nhiên - xã hội
* Môi trường sống: 
- Nhận biết môi trường: Phòng/nhóm/lớp học/gia đình, làng xóm.
- Phân biệt môi trường sạch - môi trường bẩn.
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Một số cách tránh tác hại môi trường ô nhiễm.
* Môi trường xã hội:
- Nhân biết môi trường xã hội: Giao thông, nghề nghiệp.
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Một số cách tránh tác hại môi trường ô nhiễm.
* Quan tâm bảo vệ môi trường:
- Tiết kiệm trong sinh hoạt: Tiết kiệm điện, nước, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi
- Tham gia vệ sinh môi trường: Không vứt rác bừa bãi, tham gia vệ sinh, lau chùi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi
- Yêu quý thiên nhiên: Không bẻ cây, không bắt động vật, biết chăm sóc cây cối và con vật, không nói to nơi công cộng
Nội dung này có thể tích hợp vào các chủ đề: Trường mầm non, tiểu học, gia đình, bản thân, giao thông, nghề nghiệp.
b. Nội dung 2: Con người với động vật thực vật
- Mối quan hệ động vật, thực vật với môi trường, đối với con người (ích lợi đối với môi trường sinh thái: trong tự nhiên không có động vật, thực vật chỉ có lợi hoặc có hại, tất cả đều cần thiết cho thiên nhiên)
- Chăm sóc, bảo vệ cây cối và các con vật.
Nội dung này có thể tích hợp vào các chủ đề: Thế giới động vật, thực vật.
c. Nội dung 3: Con người với thiên nhiên
- Gió: Ích lợi, tác hại của gió, biện pháp tránh gió.
- Nắng và mặt trời: Ích lợi và tác hại của nắng, các biện pháp tránh nắng.
- Mưa: nhận biết và đoán được trời sắp mưa, ích lợi và tác hại của mưa, biện pháp tránh mưa.
- Bão, lũ: Hiện tượng, nguyên nhân, tác hại của bão, lũ.
Nội dung này có thể tích hợp vào các chủ đề: Nước, mùa hè và các hiện tượng tự nhiên.
d. Nội dung 4: Con người và tài nguyên (đất, nước, danh lam thắng cảnh)
- Tác dụng của đất, nguyên nhân gây ô nhiễm, biện pháp bảo vệ.
- Các nguồn nước, ích lợi của nước, nguyên nhân gây ô nhiễm, biện pháp bảo vệ.
- Danh lam thắng cảnh, giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng cảnh.
Nội dung này có thể tích hợp vào các chủ đề: Quê hương đất nước, Bác Hồ.
Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch tích hợp các nội dung vào từng chủ đề, hoạt động cụ thể.
	- Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian, thời điểm để thực hiện kiến thức ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch phù hợp với nội dung để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù. Nội dung trong chương trình đã được trình bày phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với các hoạt động khác và gắn liền với các sự kiện . Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả.
STT
Chủ đề
Nội dung tích hợp
Hoạt động
1
Trường mầm non, trường tiểu học.
- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp.
- Khám phá khoa học: Tìm hiểu trường mầm non
- Xây dựng nội quy của lớp học: 
+ Vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi.
+ Không la hét to.
+ Sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn lắp.
+ Sử dụng tiết kiệm điện, nước.
+ Chăm sóc cây xanh, không hái lá bẻ cành.
+ Không vẽ bậy lên tường.
+ Lao động tự phục vụ: trực nhật, rửa tay, rửa mặt
- Cho trẻ xem hình ảnh trường mầm non trên các đảo còn khó khăn.
- Phân biệt môi trường sạch - môi trường bẩn, ô nhiễm
- Trò chuyện, xem hình ảnh môi trường sạch, môi trường bị ô nhiễm.
- Trò chơi: Phân loại môi trường sạch - bẩn, ô nhiễm.
- Tiết kiệm điện- nước.
- Hướng dẫn trẻ sử dụng tiết kiệm nước sạch trong sinh hoạt: Rửa tay, rửa mặt xong nhớ khóa vòi nước
- Xem hình ảnh thiếu nước ngọt trên các đảo.
- Trò chơi: Lựa chọn hình ảnh đúng, sai.
2
Bé và gia đình thân yêu
- Sử dụng tiết kiệm điện, nước, đồ dùng trong gia đình
- Trò chuyện về cách sử dụng tiết kiệm điện, nước, đồ dùng trong gia đình. 
- Nghe kể chuyện: Chiếc túi ni lông
- Xem hình ảnh các gia đình trên huyện đảo Lý Sơn thiếu nước ngọt.
- Tìm hiểu về vòng ngọc trai.
- Tìm hiểu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
- Trò chuyện về rác, cách phân loại rác.
- Sưu tầm các vật liệu đã qua sử dụng làm đồ dùng, đồ chơi.
- Một số món ăn trong gia đình, cách ăn uống giữ vệ sinh
- Trò chuyện 1 số món ăn từ hải sản, cách chế biến.
- Cách ăn uống hợp vệ sinh, khử mùi tanh trên tay sau khi ăn hải sản
3
Nghề nghiệp
- Biết một số nghề bảo vệ môi trường
- Trò chuyện về nghề trồng rừng, lao công Liên hệ một số nghề gần gũi có thể làm gì để bảo vệ môi trường. 
VD: Nghề cấp dưỡng trong trường, giáo viên, học sinh
- Biết tên gọi, công cụ, sản phẩm và ý nghĩa 1 số nghề: nuôi hải sản, đánh bắt hải sản, chế biến hải sản thành nước mắm, tôm, cá đông lạnh, nghề làm muối
- Khám phá khoa học: Nghề làm muối, đánh bắt hải sản, nuôi cá, nuôi tôm, chế biến hải sản đông lạnh
- Trò chơi: Xếp tranh quy trình làm muối.
- Trò chuyện về cách chế biến tôm cá
- Trò chuyện về các món ăn làm từ hải sản đông lạnh
- Xem hình ảnh đánh bắt cá trên biển, các ao nuôi trồng thủy sản
- Xem hình ảnh người dân ở Hạ Long nuôi cá lồng
- Chú bộ đội hải quân (Trang phục, công việc, nơi sống và làm việc)
- Đọc thơ, hát các bài hát, trò chuyện về chú bộ đội hải quân.
- Xem các hình ảnh về chú bộ đội hải quân.
- Vẽ tranh về chú bộ đội hải quân.
- Tìm hiểu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển, hải đảo.
+ Do con người khai thác cạn kiệt tài nguyên biển: đánh bắt cá tùy tiện, khai thác các loài rong, tảo biển quá mức
+ Do rác thải từ hoạt động của các nghề đánh bắt cá, nuôi tôm, cá, chế biến hải sản thành nước mắm, tôm, cá đông lạnh không được xử lý đổ thẳng ra biển.
- Quan tâm đến bảo vệ môi trường: Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi đúng, sai, tốt xấu đối với môi trường.
- Cho trẻ xem hình ảnh về cách đánh bắt cá bằng mìn, các dãy san hô bị chết do nước thải, các nguồn nước thải cảu các nhà máy đổ thẳng ra biển
- Trò chuyện về cách xử lý rác, nước thải của 1 số nghề, liên hệ thực tế nơi trẻ sống.
- Trò chơi chọn hình ảnh đúng - sai về hành động bảo vệ môi trường biển.
4
Thế giới thực vật
- Một số thực vật sống ở biển, ven biển, trên đảo: rong, tảo, dừa, đước, 
- Ích lợi: 
+ Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh: rong, tảo
+ Rừng ngập mặn là nơi chắn song, nơi sinh sống của rất nhiều loài động vật biển
+ Rừng phi lao chắn cát, chăn gió ở ven biển
+ Cung cấp thức ăn: dừa, rong biển
- Ý thức giữ gìn môi trường biển, đảo
- Xem hình ảnh, trò chuyện về các loài cây: rong, tảo, dừa, đước, phi lao
- Đọc bài thơ Cây dừa.
- Các rừng cây chắn cát, ngập mặn bị tàn phá thì điều gì xảy ra? 
- Trò chơi chọn hình ảnh đúng - sai với môi trường biển
- Xem hình ảnh trồng cây gây rừng để chắn gió, chắn sóng, chắn cát.
- Xem hình ảnh trồng rau xanh của các chú bộ đội trên đảo Trường Sa.
- Trò chơi Ai chọn nhanh nhất những thực vật có từ biển.
5
Tết và mùa xuân
- Các chú bộ đội đón xuân trên đảo như thế nào?
- Trò chuyện về mùa xuân của các chú bộ đội sống trên đảo Trường Sa.
- Xem các hình ảnh, băng hình
- Trò chuyện về cách sử dụng tiết kiệm nước của các chú bộ đội trên đảo
- Thời tiết mùa xuân trên đảo Trường Sa, các loài thực vật nơi đây.
- Xem hình ảnh các lễ hội của ngư dân miền biển. 
6
Thế gới động vật
- Một số động vật sống ở biển: các loài tôm, cua, cá, chim biển, san hô
- Ích lợi của động vật ở biển:
+ Cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng: cá thu, tôm, cua, sò, tổ yến
+ Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh: rong, tảo, cá ngựa
- Ý thức bảo vệ môi trường biển, đảo
- Khám phá khoa học: Các loài cá nước mặn, Du lịch dưới lòng đại dương..
- Xem phim về động vật sống dưới biển.
- Vẽ các loài động vật biển.
- Nghe kể chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
- Trò chuyện về các món ăn hải sản. Món cháo ngao ở trường.
- Xem hình ảnh động vật biển bị chết do môi trường bị ô nhiễm, tràn dầu, đánh bắt cá bằng mìn.
- Trò chơi: chọn hình ảnh đúng - sai với môi trường biển.
7
Giao thông
- Một số phương tiện giao thông trên biển: tàu, thuyền, ca nô
- Lợi ích về giao thông biển: Đường giao thông trên biển giúp mọi người đi lại giữa các vùng, các nước, vận chuyển hàng hóa
- Ý thức của trẻ khi tham gia giao thông trên biển. 
- Khám phá khoa học: Một số phương tiện giao thông đường thủy
- Vẽ, tô màu, cắt dán tranh ảnh về giao thông trên biển đảo.
- Tạo hình thuyền buồm bằng các nguyên liệu tự nhiên, phế thải.
- Xem hình ảnh 1 số tai nạn khi tham gia giao thông trên biển: Tàu chở dầu bị đắm gây tràn dầu, trục vớt tàu thuyền bị đắm, khắc phục tràn dầu.
- Trò chơi: Chọn hành vi đúng - sai khi tham gia giao thông trên sông, biển.
8
Nước, mùa hè và các hiện tượng tự nhiên
- Một số hiện tượng tự nhiên: cát, nước biển, sóng biển, nắng, gió, bão, hạn hán 
- Ý thức, hành vi giữ gìn bãi biển, nước biển sạch, trong lành.
- Khám phá khoa học: Nước biển, gió, cát, sóng biển, khi thiên nhiên nổi giận
- Xem hình ảnh thiếu nước ngọt trên các đảo.
- Trò chuyện về nước biển và sóng biển.
- Trò chơi : Tạo sóng biển bằng tay, tai ai tinh (phân biệt âm thanh tự nhiên: Mưa, gió, sóng biển..)
- Xem hình ảnh về ảnh hưởng của bão, gió mạnh, sóng thần gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người.
- Trò chuyện về các bãi biển đẹp của nước ta. 
- Trò chuyện về hành vi văn minh khi đi tắm biển.
- Trò chơi: Chọn hành vi đúng- sai đối với môi trường biển, hải đảo.
- Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao về biển, đảo Việt Nam
9
Quê hương, đất nước, Bác Hồ
- Nhận biết về biển, hải đảo Việt Nam: Tên gọi, vị trí địa lí và một vài đặc điểm nổi bật của một số vùng biển (khu du lịch biển) nổi tiếng ở Việt Nam
- Ích lợi của biển, hải đảo: 
+ Cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người: cá, tôm, cua, sò, ..
+ Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh cho con người: rong, tảo, cá ngựa.
+ Khu du lịch nổi tiếng để tham quan, nghỉ ngơi, tắm mát.
+ Phát triển các nghề.
+ Giao thông biển.
+ Cung cấp nguồn năng lượng sạch.
+ Cung cấp các mỏ dầu.
- Nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường biển hải đảo: Do rác thải của mọi người khi đi du lịch xả xuống biển, do rác thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt của người dân không được xử lí đổ thẳng ra biển.
- Khám phá khoa học: Quần đảo Trường Sa, du lịch biển Việt Nam.
- Trò chuyện về môi trường biển bị ô nhiễm.
- Trò chơi chọn hành vi đúng - sai với môi trường biển, hải đảo.
- Xem phim, hình ảnh, mô hình về biển đảo Việt Nam.
- Tô màu, làm sách tranh du lịch biển Việt Nam.
- Nghe, hát, múa, vận động theo nhạc các bài hát về biển đảo quê hương.
- Xem hình ảnh các dàn khoan trên biển.
Biện pháp 5: Phương pháp tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ 1 ngày ở trường mầm non:
a.1. Đón trẻ- chơi tự chọn:
- Giáo viên đến sớm mở của thông thoáng, chú ý không để trẻ bị gió lùa.
- Giáo viên quan sát và nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định một cách ngay ngắn, gọn gàng. Sáng vào lớp giáo viên cho trẻ tự để cặp, dép vào kệ gọn gàng.
- Sau khi ăn sáng, uống sữa xong bỏ rác đúng nơi quy định.
- Các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra trong một ngày tại trường mầm non được bắt đầu từ khi đón trẻ cho đến lúc trả trẻ 
- Căn cứ vào điều kiện, nội dung của từng hoạt động cụ thể mà giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp để tích hợp. 
VD: Ở chủ đề Giao thông, cô bổ xung tàu thủy, ca nô, đèn biển, thuyền buồm, bức tranh, truyện tranh,.... vào góc khám phá cho trẻ chơi và tự khám phá, tìm hiểu, thảo luận.
a.2. Trò chuyện sáng: 
- Cô và trẻ toạ đàm về chủ đề, lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo một cách nhẹ nhàng, phù hợp.
VD: Ở chủ điểm Giao thông: Tàu thủy trông như thế nào? Bé nhìn thấy tàu thủy ở đâu? Khi đi tàu thủy phải như thế nào? (Không chạy, đùa nhau trên boong tàu, không vứt rác xuống biển)
VD: Nhiều phương tiện giao thông cần động cơ để hoạt động, do vậy khi ôtô, xe máy, xe đạp máy chạy trên đường thường xả ra khí thải/ khói - không khí bị ô nhiễm, con người cần làm gì để không phải hít thở khói xe xả ra?(đi đường phải đeo khẩu trang, nên đi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ty_2016_2017_4482_2021857.doc