Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8

Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8

Hệ thống hóa kiến thức bằng: “Bản đồ tư duy” hoặc sơ đồ thông qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

 Khái niệm “bản đồ tư duy” đã khá gần gũi với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Thực tế cho thấy rằng việc sử dụng bản đồ tư duy có tác dụng rất lớn trong quá trình dạy học, bởi vì nó giúp nhìn thấy “bức tranh tổng thể” của bài học, giải quyết tốt các vấn đề, chuyển tải thông tin bài học hiệu quả, kích hoạt trí sáng tạo, hỗ trợ trí nhớ, tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú học tập.

 Mặt khác, nhằm phát triển năng lực cho học sinh (tự chủ, sáng tạo, hợp tác nhóm.) thì việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo như giao việc cho các tổ học sinh về nhà làm vừa có thể khắc sâu kiến thức lại vừa phát huy được sự hứng thú, sáng tạo của học sinh.

 Ví dụ học xong bài oxi, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh hệ thống lại kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hóa học của oxi, tìm hiểu thêm kiến thức về nguồn tạo ra khí oxi, ứng dụng của oxi.bằng cách vẽ tranh, vẽ sơ đồ, bản đồ tư duy thông qua hoạt động nhóm từ 3 đến 5 bạn. Đây là dịp để các em thể hiện sự sáng tạo, sự đoàn kết, sự tài năng của mình và là một hoạt động mà các em rất thích thú, nhiệt tình tham gia.

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1968Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i và bài tập tổng hợp, đặc biệt là những vấn đề thực tiễn, do đó các em chưa thực sự yêu thích môn học.
	- Đối với môn hoá học, phương pháp nhận thức khoa học đặc trưng là thí nghiệm hóa học thì chưa được thể hiện trong nhiều giờ lên lớp do thiếu dụng cụ, hóa chất, đồ dùng dạy học..., rất ít giờ học mà học sinh được tự làm thí nghiệm. 
	- Trong quá trình dạy học, khi cần sử dụng tư liệu dạy học thì chủ yếu giáo viên tìm trên mạng internet, các đồ dùng có sẵn. Tuy nhiên, số tư liệu dạy chưa phong phú, chất lượng chưa cao.
	- Cụ thể, bài kiểm tra định kì sau khi học xong chương oxi – không khí các năm 2016 – 2017 và 2017 – 2018 với kết quả như sau:
Năm học
Tổng số học sinh
Số học sinh đạt điểm trên trung bình
Tỉ lệ học sinh đạt điểm trên trung bình
2016 – 2017
112
78
69,64%
2017 – 2018
101
65
64,35%
	 Trước khi áp dụng các biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh vào chương trình dạy học, tôi đã phát cho học sinh mẫu phiếu khảo sát niềm yêu thích của học sinh với môn Hóa qua 3 mức độ: thích, bình thường và không thích. Kết quả khảo sát 106 em học sinh như sau:
Thích
Bình thường
Không thích
Số học sinh
25
43
38
Tỉ lệ
23,58%
40,57%
35,85%
	Qua số liệu khảo sát có thể thấy, chưa nhiều em thực sự yêu thích môn học. Do đó, để khắc phục các nhược điểm trên và để nâng cao khả năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, để tạo niềm yêu thích học môn Hóa học thì việc kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình giảng dạy là rất cần thiết.
	Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở THCS, Luật giáo dục 2005 đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. 
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
	Trong hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học hóa học nói riêng, hứng thú học tập có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là động lực thúc đẩy học sinh tìm tòi, hiểu biết và vận dụng kiến thức một cách linh động. Sau đây tôi xin đề xuất một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy của học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn hóa học 8. 
1. Làm cho học sinh thấy được tầm quan trọng và lợi ích của vấn đề đặt ra.
	Trong quá trình dạy học, giáo viên giới thiệu về tầm quan trọng và ứng dụng của các chất, các hợp chất. Đồng thời cung cấp các thông tin quan trọng về tính độc, ảnh hưởng của các chất đến sức khỏe con người và môi trường Từ đó khơi dậy trí tò mò, thúc đẩy các em tìm hiểu vấn đề được học.
	Ví dụ qua một số bài trong chương oxi – không khí giáo viên làm cho học sinh thấy được oxi và không khí sạch quan trọng với đời sống con người như thế nào, từ đó tạo cho các em mong muốn tìm hiểu oxi là chất như thế nào, có ở đâu,...điều này giúp học sinh tiếp cận bài học với tâm thế muốn học, muốn tìm hiểu.
Bài 24: Tính chất của oxi
	Trong đời sống: Oxi cần thiết cho quá trình hô hấp của sinh vật trên trái đất. Không có oxi chúng ta không thể tồn tại và phát triển. Oxi còn tham gia vào các quá trình khác như: sự cháy, sự gỉ, sự thối rữa xác động thực vật và có vai trò quan trọng trong công nghiệp luyện kim. 
Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy
	Như chúng ta đã biết, oxi đóng vai trò rất to lớn trong hóa học cũng như trong đời sống và sản xuất của con người. Không có oxi chúng ta không thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy việc điều chế được oxi tinh khiết là một việc làm cần thiết và quan trọng mà chúng ta phải làm.
Bài 28: Không khí – Sự cháy
	Thực nghiệm cho thấy nếu 2 tuần không ăn con người sẽ chết, 5 ngày không uống nước con người sẽ chết, nhưng nếu chỉ 5 phút không có không khí thì sự sống không thể duy trì. Động vật, cây xanh và các tác nhân từ con người tạo nên một hệ cân bằng sinh thái. Khi ở trạng thái cân bằng, bầu khí quyển trong suốt, động vật hô hấp bình thường và khỏe mạnh, cây xanh quang hợp và tái tạo oxi. Nhưng nếu không khí bị ô nhiễm, hàm lượng oxi không đảm bảo mà lượng khí độc tăng lên làm mất tính cân bằng của hệ sinh thái. Vì vậy, việc xác định được thành phần không khí cũng như có biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm là vấn đề chung của toàn cầu.
	Trong cuộc sống thường ngày, sự cháy rất quan trọng. Nó giúp con người có thể nấu ăn, chế tạo dụng cụ, đồ dùngTuy nhiên cũng có những sự cháy gây nên hậu quả hết sức nặng nề như cháy nhà, cháy rừngDo đó, chúng ta phải nắm rõ được điều kiện phát sinh cũng như các biện pháp dập tắt sự cháy để mang hại lợi ích tốt nhất cho con người.
	Mỗi khi áp dụng phương pháp “ làm cho học sinh thấy được tầm quan trọng và lợi ích của vấn đề đặt ra”, tôi nhận thấy các em chăm chú lắng nghe với thái độ mong muốn tìm hiểu kiến thức, một số em bày tỏ sự quan tâm đến vẫn đề đặt ra bằng các câu hỏi liên quan đến thực tiễn mà các em nhận ra, điều này làm cho tôi và các học sinh khác đều cảm thấy có hứng thú khi tiếp cận bài học. 
2. Sử dụng các tư liệu lịch sử hóa học
	Dựa vào các câu chuyện lịch sử hóa học, giáo viên chuyển tới học sinh các thông tin về sự tìm ra các nguyên tố, các chất, hay các tấm gương về sự ham mê nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học... Các câu chuyện sẽ làm cho các kiến thức đến với học sinh một cách hứng thú, dễ hiểu hơn.
	Ví dụ khi học bài 24: Tính chất của oxi, giáo viên có thể đưa lịch sử tìm ra khí oxi vào bài dạy để giúp học sinh hiểu rõ hơn về nguyên tố oxi, giúp giải đáp một số thắc mắc của các em mà xưa nay không ai nói tới như tìm ra oxi khi nào, ai là người tìm ra...
“Lịch sử tìm ra Oxi”
	Ai là người tìm ra nguyên tố Oxi ? Câu hỏi này mỗi quốc gia trả lời một cách khác nhau với đầy đủ chứng cớ:
	+ Người Trung Quốc: cho rằng từ thế kỷ VIII, nhà triết học Trung Quốc Mao Hoa đã biết rằng không khí có 2 thứ khí: khí cháy được và khí thở được. 
	+ Người Ý: tự hào rằng chính họa sĩ và là nhà bác học nổi tiếng của họ là Leona dơ Vinxi đương thời đã nói đến không khí là hỗn hợp: khí để thở và khí để đốt cháy.
	+ Người Pháp thì ủng hộ cho Lavoadiê
	+ Người Anh thì ủng hộ cho Pritxli
	+ Người Thụy Điển cho rằng chính Sile phát hiện ra Oxi đầu tiên. 
	Cuộc tranh luận về quyền tác giả khám phá ra Oxi đã kéo dài 200 năm mới tạm yên. Cuối cùng thì lịch sử ghi nhận đồng tác giả tìm ra Oxi là Pritxli và Sile. Còn tên chính thức của khí này là “Oxygenium” do nhà hóa học Pháp Lavoadiê đặt xuất phát từ 2 chữ Hy Lạp “Oxus”: axit và “genao”: sinh ra.
	Sau khi được nghe câu chuyện về lịch sử tìm ra oxi phần lớn các em đều rất vui vẻ và hào hứng với bài học vì nhờ có câu chuyện mà mình đã biết được ý nghĩa tên của nguyên tố oxi.
3. Phương pháp trực quan: Sử dụng các hình ảnh, thí nghiệm hóa học.
	Các hình ảnh, thí nghiệm hóa học có ý nghĩa to lớn trong dạy học hóa học, nó giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức một cách toàn diện từ cảm giác đến hiện tượng tư duy. Thí nghiệm giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu sâu sắc, làm cho các em sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống. Chúng được coi là chiếc cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, giữa học và hành trong quá trình dạy – học môn Hóa học.
	Các thí nghiệm hóa học còn có thể được vận dụng trong các bài tập thí nghiệm: nhận biết, điều chế,... sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn các khái niệm đã học. Học sinh có thể học thuộc lòng các định nghĩa, định luật, các tính chất nhưng nếu không giải bài tập thì các em vẫn chưa thể nắm vững và vận dụng những gì đã học và đã thuộc.
	Ví dụ trong chương oxi – không khí, giáo viên có thể sử dụng một số hình ảnh, làm thí nghiệm hoặc sử dụng phim thí nghiệm. Việc được quan sát hình ảnh một cách sáng tỏ mà không phải tưởng tượng hay việc được theo dõi hiện tượng của các thí nghiệm, được tự tay làm một thí nghiệm nào đó có lẽ là điều mà học sinh thích nhất ở môn Hóa học. Nó làm cho các em thấy mình chính là chủ thể của hoạt động học, mình được thầy cô tin tưởng giao nhiệm vụ làm thí nghiệm cho các bạn xem...theo tôi đây là nhân tố quyết định việc học sinh có hứng thú với môn học không.
Bài 24: Tính chất của oxi
Hình 1: mô hình công thức phân tử của oxi và oxi dạng lỏng
Thí nghiệm: Sắt cháy trong Oxi
	Mục đích: nhằm chứng minh Oxi là phi kim hoạt động mạnh, phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại trừ Au, Pt	
	 	Cách tiến hành: Cuộn dây sắt nhỏ thành hình lò xo, một đầu quấn vào một mẩu than nhỏ để làm mồi (có thể dùng 1/5 que diêm). Đốt cháy mẩu than rồi nhúng vào lọ đựng Oxi. Dây sắt cháy sáng tạo thành những hạt Fe3O4 màu nâu, sau thí nghiệm đầu dây có một cục sắt nhỏ hình cầu.
	 Phản ứng: 3Fe + 2O2 Fe3O4
Những điều chú ý để thí nghiệm thành công:
	- Cho vào lọ một ít nước hoặc cát để lọ khỏi bị nứt khi sắt và oxit sắt nóng chảy rớt xuống.
	- Mẩu than không quá lớn để hạn chế sự tiêu hao nhiều Oxi trong bình.
	Sau khi hướng dẫn và lưu ý kĩ, giáo viên có thể cử 1 em học sinh lên làm thí nghiệm cho cả lớp quan sát.
Thí nghiệm: Lưu huỳnh cháy trong Oxi
Mục đích: nhằm chứng minh Oxi là 1 phi kim hoạt động mạnh, phản ứng mãnh liệt với lưu huỳnh.
Cách tiến hành: Đưa muỗng sắt chứa một lượng nhỏ lưu huỳnh bột vào ngọn lửa đèn cồn. Sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ có chứa khí oxi.
	 Phản ứng: S + O2 SO2
Hình 2: Hình ảnh đốt lưu huỳnh trong oxi
Những điều chú ý để thí nghiệm thành công:
 	- Không lấy nhiều hóa chất sẽ nguy hiểm
 	- Không cho khí SO2 bay ra ngoài
	Sau khi hướng dẫn và lưu ý kĩ, giáo viên có thể cử 1 em học sinh lên làm thí nghiệm cho cả lớp quan sát.
Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi
	Khi học phần ứng dụng của oxi, thay vì mỗi học sinh tự nghiên cứu hình ảnh trong sách giáo khoa, giáo viên có thể chiếu hình ảnh trên bảng để HS tập trung quan sát và thảo luận, điều này sẽ giúp tiết học trở nên sinh động, sôi nổi hơn.
Hình 3: Ứng dụng của oxi
Hình 4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ ứng dụng của oxi trong các ngành ở Việt Nam
Bài 26: Oxit
 CuO Fe2O3 CaO
Hình 5: Hình ảnh một số oxit dạng bột
Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy
	Trong phần điều chế khí oxi, giáo viên giới thiệu về nguồn tạo ra oxi trong tự nhiên.
 Hình 7: Nguồn tạo ra khí oxi trong tự nhiên
	Trước khi làm thí nghiệm điều chế oxi từ KMnO4 trong phòng thí nghiệm, giáo viên có thể chiếu cho học sinh xem hình ảnh sau, phân tích cách bố trí dụng cụ thí nghiệm rồi mới tiến hành làm thí nghiệm cho học sinh quan sát.
Hình 6: Sơ đồ điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và thu khí bằng cách đẩy nước.
Tiến hành thí nghiệm: Điều chế oxi từ KMnO4
	Mục đích: nhằm thu được khí oxi bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.	
	Cách tiến hành: Cho một lượng nhỏ kalipenmanganat( KMnO4) vào ống nghiệm, dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm rồi đun nóng trên ngon lửa đèn cồn. Đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm, que đóm sẽ bùng cháy.
	 Phản ứng: 2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
Bài 28: Không khí – Sự cháy
Tranh ảnh	
 Hình 7: Thành phần không khí Hình 8: Hoạt động gây ô nhiễm môi trường
Hình 9: Cháy rừng gây ô nhiễm
Hình 10: Cây xanh tạo môi trường trong lành
Thí nghiệm hóa học
Mục đích: Xác định thành phần không khí gồm khoảng 21% oxi, còn lại là nitơ và các khí khác.
Cách tiến hành: 
Chuẩn bị dụng cụ như hình a. Đốt photpho đỏ trong muỗng sắt như hình b rồi đưa nhanh photpho đỏ đang cháy vào ống hình trụ, đậy kín bằng nút cao su. Khi đó ta thấy mực nước trong ống hình trụ dâng cao lên vạch thứ 2, chứng tỏ oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.
	Trong thời gian cho phép, tôi đã tổng hợp được 14 phim thí nghiệm và 47 hình ảnh, cùng các tư liệu giúp trí nhớ khác đựng trong đĩa CD kèm theo.
	Sau khi áp dụng phương pháp trực quan: sử dụng tranh ảnh, phim thí nghiệm, đặc biệt cho học sinh tự tay làm thí nghiệm...tôi nhận thấy đa số các học sinh rất thích thú, tập trung vào xem tranh hay xem bạn mình làm thí nghiệm, cùng nhau thảo luận. Điều này đã giúp cho các em nhớ kiến thức tốt, từ đó làm cho chất lượng bộ môn cũng tăng lên đáng kể. 
4. Hệ thống hóa kiến thức bằng: “Bản đồ tư duy” hoặc sơ đồ thông qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
	Khái niệm “bản đồ tư duy” đã khá gần gũi với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Thực tế cho thấy rằng việc sử dụng bản đồ tư duy có tác dụng rất lớn trong quá trình dạy học, bởi vì nó giúp nhìn thấy “bức tranh tổng thể” của bài học, giải quyết tốt các vấn đề, chuyển tải thông tin bài học hiệu quả, kích hoạt trí sáng tạo, hỗ trợ trí nhớ, tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú học tập...
	Mặt khác, nhằm phát triển năng lực cho học sinh (tự chủ, sáng tạo, hợp tác nhóm...) thì việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo như giao việc cho các tổ học sinh về nhà làm vừa có thể khắc sâu kiến thức lại vừa phát huy được sự hứng thú, sáng tạo của học sinh.
	Ví dụ học xong bài oxi, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh hệ thống lại kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hóa học của oxi, tìm hiểu thêm kiến thức về nguồn tạo ra khí oxi, ứng dụng của oxi...bằng cách vẽ tranh, vẽ sơ đồ, bản đồ tư duy thông qua hoạt động nhóm từ 3 đến 5 bạn. Đây là dịp để các em thể hiện sự sáng tạo, sự đoàn kết, sự tài năng của mình và là một hoạt động mà các em rất thích thú, nhiệt tình tham gia.
5. Đặt thành thơ vui, câu đố hóa học
	Đây là cách ôn bài, giúp học sinh rèn luyện trí nhớ rất hiệu quả, mang tính chất hài hước nhưng chứa đựng nội dung bài học. Hơn nữa, khi sử dụng thơ vui, câu đố hóa học học sinh rất hứng thú, sôi nổi trong tiết học, tâm lí thoải mái để tiếp nhận các kiến thức của bài.
Ví dụ giáo viên có thể áp dụng phương pháp này trong một số bài của chương, đây là phương pháp hiếm khi học sinh được thấy trong các môn tự nhiên. Nó mang đến một cách tiếp cận bài học rất lạ nhưng không kém phần thú vị, nó làm cho tiết học trở nên sôi nổi, vui vẻ hơn.
Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi
Đây là chất gì?
Bắt ta đi nhốt vào bình
Khi thì cấp cứu sinh linh con người
Khi trêu sắt thép lửa cười
Khi sâu đáy biển cùng người nhái bơi.
Đáp án: khí oxi
- Đây là khí gì?
Chẳng phải củi, chẳng phải than
Mà nuôi được lửa từ ngàn năm xưa
Hình hài nào thấy bao giờ
Ở đâu mà thiếu lửa chờ chẳng lên.
Đáp án: khí oxi
Bài 26: Oxit
- Đây là khí gì?
Chất gì khi hít phải
Ai cũng cười sặc sụa
Chất gì mới ngửi thôi
Nước mắt người giàn giụa.
Đáp án: N2O (đinitơ ôxit)
- Đây là khí gì?
Khí gì là khí thải
Gây hiệu ứng nóng lên
Hạn chế ngay bạn nhé
Để cuộc sống vững bền
Đáp án: khí cacbon đioxit (CO2)
6. Dạy học bằng câu hỏi hoạt động hóa người học.
	Giáo viên sẽ dẫn dắt sự tiếp thu kiến thức của học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, có thể sử dụng hình thức dạy học này khi chuẩn bị nghiên cứu bài mới, trong quá trình dạy học, cũng như khi học bài cũ. Trên cơ sở trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra học sinh sẽ chủ động tìm hiểu, tư duy để giải quyết các vấn đề được đặt ra.
	Ví dụ: giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi vào các bài trong chương như sau
Bài 24: Tính chất của oxi.
	1/ Oxi có nhiều trong không khí, hàng ngày chúng ta đều tiếp xúc với Oxi. Vậy em hãy cho biết một số tính chất vật lí của Oxi ?
	2/ Tại sao cá dưới nước thỉnh thoảng lại ngoi lên khỏi mặt thoáng? Hay: Tại sao người ta thường đặt các ống dẫn khí trong chậu cá cảnh?
	3/ Tại sao khi nhốt một con châu chấu vào một lọ nhỏ rồi đậy kín, sau 1 thời gian con vật sẽ chết dù có đủ thức ăn?
Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi
	1/ Dự đoán hiện tượng xảy ra khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín?
	2/ Vì sao khi tắt đền cồn người ta đậy nắp lại?
	3/ Vì sao nhiều bệnh nhân bị khó thở và những người thợ lặn làm việc lâu dưới nước dều phải thở bằng khí oxi nén lại?
	4/ Chúng ta phải làm gì để có lượng oxi nhiều trong không khí?
Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy.
 	Khí oxi trong tự nhiên không bị giảm đi qua các hoạt động của con người là do đâu? Từ đó chúng ta phải làm gì để giữ cho nguồn oxi trong không khí luôn được cân bằng?
Bài 28: Không khí – Sự cháy
	1/ Không khí bị ô nhiễm có thể gây nên các tác hại gì? Cần làm gì để bảo vệ không khí trong lành?
	2/ Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa sự oxi hóa chậm và sự cháy?
	3/ Giải thích vì sao muốn dập tắt đám cháy do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hặc phủ cát mà không dùng nước?
	4/ Cho biết khí trong bình cứu hỏa là khí gì?
	5/ Vì sao trong các nhà máy, người ta cấm không cho chất giẻ lau máy có dích dầu mỡ thành đống?
	Thông qua các câu hỏi mang tính chất gợi mở, có sự liên hệ chặt chẽ với bài học, học sinh phải hình thành cho mình cách suy nghĩ, tư duy logic, biết áp dụng những kiến thức được học để giải quyết vấn đề đặt ra.
7. Tăng cường mối liên hệ giữa lí thuyết với thực tiễn.
	Có những vấn đề Hóa học giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học, đó chính là việc liên hệ kiến thức lý thuyết với các vẫn đề thực tiễn.
 	Ví dụ trong một số bài của chương oxi – không khí, giáo viên đưa ra các vấn đề thực tiễn như hiện tượng mưa axit, hiệu ứng nhà kính...điều này vừa giúp các em có thêm kiến thức xã hội, vừa giúp các em yêu thích môn học hơn khi thấy kiến thức Hóa học rất gần gũi với cuộc sống.
Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi
	Oxi được dùng trong đèn xì oxi – axetilen. Người ta đốt khí axetilen và khí oxi ở đầu mỏ đèn xì. Hỗn hợp khí cháy với ngọn lửa dài, sáng xanh, nhiệt độ lên đến gần 3000oC. Do đó, đèn xì oxi – axetilen được dùng để hàn, cắt các tấm kim loại.
Bài 26: Oxit
	Hiện tượng mưa axit
	Khí thải công nghiệp và khí thải các động cơ chứa một lượng lớn các oxit axit như SO2, NO...Khi các oxit này tác dụng với oxi và hơi nước trong không khí tạo ra các axit như axit sunfuric. SO2 + O2 + H2O → H2SO4. Axit tan trong nước mưa tạo mưa axit. Mưa axit chính là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường chính ở 1 số nơi. Ngoài ra, mưa axit còn làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình ngoài trời như tượng đài...
	Tại sao một số trường hợp tử vong khi dùng bếp than để sưởi?
	Vì: khi than cháy sinh ra khí CO. Khí này đặc biệt sinh ra nhiều khi ủ bếp than do bếp không cung cấp nhiệt độ đủ cho than cháy. Khi ở trong nhà đóng kín cửa, lượng CO sinh ra nhiều không thoát ra ngoài được tích tụ lại trong phòng. Kho nồng độ CO vượt quá mức cho phép, khí CO kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn không cho máu nhận oxi và cung cấp oxi cho các tế bào của cơ thể dẫn tới tử vong.
Bài 28: Không khí – Sự cháy
	Màn khói chết người xảy ra ở đâu
	Ngày 5/ 10/1952 tại Luân Đôn (Anh) đã xảy ra sự việc “màn khói chết người” làm chấn động thế giới. Hàm lượng oxit SO2 cao gấp 6 lần và lượng khói bụi cao gấp 10 lần ngày bình thường. Hậu quả là dân trong thành phố thấy tức ngực, khó thở và ho liên tục. Chỉ trong 4, 5 ngày đã có trên 4000 người chết (phần lớn là người già và trẻ em). 2 tháng sau lại có thêm 8000 người chết nữa. Nguyên nhân là do khói than (SO2, bụi...) của các nhà máy thải ra đã quyện vào sương mù buổi sớm mùa đông gây ra.
	Hiện tượng “ Hiệu ứng nhà kính” 
	Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO2, CH4, CFC, SO2, hơi nước ... Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái Đất hấp thu và một phần được phản xạ vào không gian. các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên.
	Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_Nguyễn Thị Ngân.doc
  • doc2. Mục lục_Ngân.doc
  • doc5. Tài liệu tham khảo_Ngân.doc
  • docBIA SKKN_Ngân.doc