I. PHẦN MỞ ĐÂU
1. Lí do chọn đề tài
Bên cạnh nền tảng giáo dục gia đình và những gì gần gũi với trẻ em thời thơ ấu, thì mái trường phổ thông và hệ thống giáo dục toàn diện của nhà trường ( từ Tiểu học đến Trung học phổ thông) sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng, duy trì và bồi đắp văn hoá đọc cho con người. Thậm chí đối với không ít người, thì điều đó còn có ý nghĩa quyết định đến việc đọc và nuôi dưỡng văn hoá đọc trong suốt cuộc đời. Chúng ta đều biết rằng: Để nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể thiếu được các yếu tố: nội dung giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên phụ trách thiết bị, thư viện và cơ sở trường học mà thư viện trường phổ thông có vai trò quan trọng. Thư viện là trung tâm sinh hoạt văn hoá và hoạt động khoa học cho toàn thể các thành viên trong nhà trường. Đối với giáo viên, thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, còn đối với học sinh, thư viện góp phần tích cực vào việc thay đổi thói quen tự học tự nghiên cứu.
Sách là kho tàng tri thức “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa Cộng sản” (V.I.Lê nin).
Trong xã hội chúng ta ngày nay, đòi hỏi con người cần phải tìm tòi học hỏi, học để nâng cao sự hiểu biết về văn hoá dân tộc, hiểu biết về loài người trong quá trình phát triển, hiểu biết về khoa học, hiểu biết về sự phát triển của xã hội, con người. Tất cả đều được xã hội, con người, các bậc tiền bối, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn học, lịch sử. đúc kết và in ấn thành sách.
Một học sinh muốn hiểu biết nhiều, học giỏi cần phải tiếp nhận những giá trị văn hoá qua từng trang sách được truyền đến. Đây là quá trình cá nhân được xã hội hoá một cách tự giác, có chủ định tức là học tập, tiếp thu giáo dục của nhà trường, gia đình, các tổ chức khác. Người gửi là những thế hệ trước, họ chọn lọc và lưu truyền lại qua sách vở. Đó là những giá trị văn hoá dân tộc của nhân loại để chuyển lại cho thế hệ sau, lựa chọn phương tiện. Để đối tượng được gửi tiếp thu và thừa nhận những giá trị đó có ý nghĩa đối với bản thân và tiếp thu chúng một cách tích cực.
biết về loài người trong quá trình phát triển, hiểu biết về khoa học, hiểu biết về sự phát triển của xã hội, con người... Tất cả đều được xã hội, con người, các bậc tiền bối, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn học, lịch sử... đúc kết và in ấn thành sách. Một học sinh muốn hiểu biết nhiều, học giỏi cần phải tiếp nhận những giá trị văn hoá qua từng trang sách được truyền đến. Đây là quá trình cá nhân được xã hội hoá một cách tự giác, có chủ định tức là học tập, tiếp thu giáo dục của nhà trường, gia đình, các tổ chức khác... Người gửi là những thế hệ trước, họ chọn lọc và lưu truyền lại qua sách vở. Đó là những giá trị văn hoá dân tộc của nhân loại để chuyển lại cho thế hệ sau, lựa chọn phương tiện... Để đối tượng được gửi tiếp thu và thừa nhận những giá trị đó có ý nghĩa đối với bản thân và tiếp thu chúng một cách tích cực. Một xã hội muốn phát triển bền vững và đi lên thì phải lấy giáo dục làm hàng đầu, mà muốn có nền giáo dục phát triển, đào tạo con người toàn diện, có khả năng suy luận cao, hiểu biết nhiều lĩnh vực, chúng ta phải xây dựng thư viện đạt chuẩn và trên chuẩn theo Quyết định 01 của Bộ giáo dục và Đào tạo, vì thư viện là một kho tàng tri thức . Chúng ta không hy vọng đọc sách sẽ làm nên một điều gì thật lớn lao, nhưng chắc chắn là: thông qua việc đọc sách và duy trì thường xuyên văn hoá đọc trong thư viện nhà trường, sẽ góp phần quan trọng bồi dưỡng nhân cách và tri thức ... giúp các em trở thành người có ích cho xã hội và đất nước. Nhiệm vụ của cán bộ quản lí nhà trường là phải có kế hoạch vận động mọi nguồn vốn để xây dựng một thư viện trường học đạt chuẩn và trên chuẩn, nhằm để tuyên truyền, giới thiệu, phục vụ cho giáo viên đồ dùng dạy học và tài liệu tham khảo; học sinh tìm hiểu về sách, đọc sách nhằm giải trí, giúp đầu óc thoải mái và tìm hiểu được nhiều điều lí thú sau những giờ học, góp phần nâng cao chất lượng học tập là điều tôi quan tâm và cũng là trách nhiệm. Chính vì vậy tôi chọn nội dung “ Kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường tiểu học” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu Biện pháp tham mưu để đáp ứng đầy đủ đồ dùng, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo... nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, góp phần phát triển văn hoá đọc cho học sinh, giúp học sinh không ngừng hoàn thiện nhân cách, tri thức, rèn luyện đạo đức và bồi dưỡng thẩm mỹ cho học sinh. Đồng thời góp phần giúp đội ngũ giáo viên có hướng nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy giúp học sinh tham gia tích cực hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thông qua văn hoá đọc. Để từ đó có các biện pháp phối kết hợp với phụ huynh, các tổ chức đoàn thể - xã hội góp phần cùng chung sức với ngành giáo dục trong sự nghiệp trồng người. Nhiệm vụ Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy và học của đội ngũ giáo viên - học sinh thông qua đọc và nghiên cứu, thu thập kiến thức qua sách báo, tài liệu, sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả... 3. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng và các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thư viện góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học của đội ngũ giáo viên - học sinh. 4. Giới hạn của đề tài Đồ dùng thiết bị dạy học; sách giáo khoa, tài liệu tham khảo của giáo viên và học sinh. Đề tài được nghiên cứu về thư viện, về đồ dùng phục vụ giảng dạy, các tài liệu tham khảo, truyện đọc, số lượng các đầu sách, cách sắp xếp các loại sách, đồ dùng, số lượng học sinh tham gia đọc sách, số lượt giáo viên mượn đồ dùng dạy học, kế hoạch phát triển các đầu sách hàng năm của thư viện nhà trường... 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp quan sát, thu thập thông tin, tìm hiểu tài liệu, phân tích, tổng hợp, đánh giá và so sánh. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Năm học 2016-2017, toàn ngành giáo dục tiếp tục tập trung kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Mục tiêu trong giai đoạn hiện nay là phải tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Trong Điều 2. Chương 1, Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998 về qui chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông đã nêu: “Thư viện có nhiệm vụ cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại SGK, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu, các loại sách báo cần thiết khác, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh”. Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục - Đào tạo, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ phận khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy toàn diện “Công tác tổ chức và hoạt động của thư viện phải là một nội dung quan trọng trong đánh giá để công nhận trường chuẩn quốc gia và Danh hiệu thi đua hàng năm” (Quyết định số 61/1998/QĐ – BGD&ĐT). Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia trong việc đào tạo con người mới phát triển toàn diện ... Không thể nào hình dung được một chiến lược phát triển giáo dục phổ thông mà không có sự tham gia tích cực của thư viện trường học cũng như các cơ quan thông tin. Thư viện còn giúp cho cán bộ - giáo viên – nhân viên – học sinh xây dựng phương pháp học tập, phong các làm việc khoa học, biết kỹ năng sử dụng sách, báo, tài liệu... 2. Thực trạng - Trước đây các điều kiện hoạt động, cách đánh giá kiểm tra và việc phân công người phụ trách thư viện trường tiểu học cũng chưa được quan tâm đúng mức. Có nhiều quan niệm cho rằng: Thư viện chỉ là kho chứa sách, thiếu đồ dùng vật chất cơ bản như : bàn, ghế và đặc biệt là đầu sách nghèo nàn chưa phong phú. Cán bộ phụ trách thư viện chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức hoạt động còn hạn chế. Giáo viên và học sinh ở các trường Tiểu học hầu như không thực sự quan tâm đến với thư viện. - Do nhận thức vai trò của thư viện trong nhà trường chưa đầy đủ, còn phiến diện dẫn đến sự thiếu quan tâm và đầu tư thích đáng. - Do cán bộ Thư viện chưa qua các lớp đào tạo nghiệp vụ, hoặc bồi dưỡng thường xuyên. - Do Thư viện trường học ít mở cửa, họat động không thường nhật, học sinh đọc sách một cách thụ động. Hoạt động thư viện trường học sơ sài, chưa thu hút, hấp dẫn và học sinh cho rằng thư viện nhà trường chỉ dành cho thầy ,cô giáo. - Do quy mô phát triển chưa có sự đồng bộ về cơ cấu, ít phát huy tính hữu dụng của nó, chủ yếu là các hoạt động đơn lẻ, rời rạc thiếu liên kết. - Cơ sở vật chât, trang thiết bị và sách bao, tài liệu trong thư viện thiếu đồng bộ lạc hậu so với yêu câu phát triển hiện nay. Số lượng chủng loại sách trong thư viện nghèo nàn, sách tham khảo chất lượng cao phù hợp yêu cầu nâng cao kiến thức cho học sinh và giáo viên còn ít nên không thu hút được giáo viên và học sinh đến với thư viện. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Quản lí CSVC, TBDH là một nội dung lớn trong những nội dung quản lí ở trường. Nội dung này bao gồm: quản lí, sử dụng và bảo quản. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương, của nhà trường chủ yếu đi sâu vào phân tích, lí giải thực trạng về công tác quản lí thư viện tại trường. Từ đó đề ra một số biện pháp thích hợp để có thể áp dụng vào quản lí trong trường, từng bước đưa thư viện vào quy củ và nề nếp hơn. Cụ thể tập trung vào các giải pháp chính như sau: Thứ nhất: Cần phải nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác quản lí thư viện ở trường Tiểu học. Thứ hai: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ năng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện. Thứ ba: Tổ chức quản lí thư viện hiệu quả, khoa học, qui củ, nề nếp, có kế hoạch. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp b.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện, TBDH là một một vấn đề cấp thiết. Cần làm cho họ ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng thường xuyên các thiết bị này. Phát huy hiệu quả sử dụng chúng trong các giờ học là điều cần thiết. Ý thức được vai trò của sách báo trong thư viện sẽ góp phần bồi dưỡng cho họ về kiến thức chuyên môn, kĩ năng sư phạm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy. Để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong công tác chỉ đạo, tôi nhận ra cần phải thực hiện được những công việc sau: - Thường xuyên triển khai các văn bản pháp luật, các quyết định, chỉ thị, hướng dẫn... của các cấp liên quan đến vấn đề cơ sở vật chất, thư viện, TBDH để cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, nhận thức đầy đủ, đúng đắn, kịp thời. - Kịp thời giới thiệu được các loại sách báo có trong thư viện, các danh mục, các TBDH mà trường hiện có hoặc mới được cung cấp. - Tập huấn các phương pháp dạy học cải tiến có hiệu quả, trong đó phải sử dụng TBDH. - Biểu diễn các tính năng đưa lại hiệu quả dạy học đối với các TBDH đang có. - Trong kế hoạch năm học, nhà trường phải đưa ra những qui định về sử dụng, bảo quản sách báo thư viện; kế hoạch sử dụng, bảo quản TBDH. Đây là một việc làm rất cần thiết cho công tác quản lí, vừa bắt buộc, vừa khích lệ giáo viên phải sử dụng TBDH trong các giờ lên lớp. - Đầu năm học tôi luôn yêu cầu các tổ chuyên môn họp lại, kiểm tra và tổng hợp những tiết trong chương trình môn học cần sử dụng TBDH để từ đó cán bộ phụ trách thiết bị dựa vào đó để chuẩn bị thì hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn. Đây cũng là cơ sở để Ban giám hiệu nhà trường giám sát tốt hơn việc giáo viên có sử dụng TBDH trong tiết dạy hay không. - Tổ chức hội thảo thường xuyên công tác đổi mới phương pháp dạy học, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về cách khai thác sách báo trong thư viện, việc sử dụng TBDH có hiệu quả trong công tác dạy và học. - Tổ chức các đợt tham quan học hỏi về lĩnh vực này tại các đơn vị có kinh nghiệm, có thành tích trong huyện, tỉnh, ngoại tỉnh. b.2. Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kĩ năng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện, TBDH * Đối với công tác tự bồi dưỡng của cán bộ quản lí - Nắm vững cơ sở pháp lí, cơ sở khoa học để chỉ đạo công tác thư viện, TBDH. - Lập ra kế hoạch, biện pháp quản lí thư viện, TBDH khoa học và có hiệu quả. - Lập hồ sơ, sổ sách theo dõi thư viên, TBDH trên các mặt: xây dựng, bảo quản, sử dụng. - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những kế hoach đã đề ra theo tuần, tháng, quí, kì, năm. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của nhân viên thư viện, TBDH, của giáo viên để kịp thời uốn nắn, sửa chữa. - Đánh giá việc triển khai, thực hiện kế hoạch. Rút ra kinh nghiệm để quản lý tốt hơn các năm học kế tiếp. * Đối với nhân viên phụ trách thư viện, TBDH. Nhân viên thư viện vừa là người quản lý trực tiếp thư viện, TBDH vừa là người phụ tá giúp việc cho giáo viên thực hiện tốt bài giảng với việc sử dụng, khai thác tốt thư viện, TBDH. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu dạy và học hiện nay, điều cấp thiết là phải đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ cho nhân viên, giáo viên phụ trách thư viện, TBDH. b.3. Tổ chức quản lí thư viện, TBDH hiệu quả, khoa học, quy củ, nề nếp, có kế hoạch * Quản lí thư viện - Xây dựng, củng cố thư viện: Phải làm được những việc sau: + Từ đầu năm học, nhà trường phải có kế hoach mua sắm các loại tủ, bàn ghế thư viện, kệ đựng sách báo + Huy động những nguồn vốn khác nhau: ngân sách nhà nước, ngân sách từ công tác xã hội hoá giáo dục, từ những nguồn thu hợp pháp trong trường để xây dựng thư viện. + Phát động cho giáo viên, phụ huynh học sinh trong nhà trường... ủng hộ sách, báo, truyện cho thư viện nhà trường. - Bảo quản và sử dụng: + Thư viện phải đảm bảo an toàn, mưa, bão không ướt. + Hệ thông điện phải đủ ánh sáng, đảm bảo cho việc đọc sách báo + Khoảng cách các tủ, giá sách, bàn ghế phải hợp lí, khoa học đảm bảo cho việc đi lại, tìm sách thuận lợi + Xây dựng nội qui thư viện. + Rà soát, kiểm kê tất cả các loại sách báo có trong thư viện. Xử lý kỹ thuật như đăng ký, đóng dấu, phân loại sách, mô tả, sắp xếp sách... Loại bỏ những sách báo cũ không còn giá trị. Phân loại sách báo. Có thể phân loại thành sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo Từ đó có thể phân loại theo bộ môn, theo khối lớp. Báo có thể phân loại thành: Báo Nhân dân, Tuổi trẻ, Thanh niên, nhi đồng ...và được sắp xếp theo từng loại để người đọc dễ tìm. + Xây dựng thư mục sách của thư viện. + Xây dựng các loại sổ sách theo dõi của thư viện: Sổ tổng hợp các loại sách báo có trong thư viện, sổ theo dõi giáo viên, học sinh mượn sách, các loại sổ cần thiết khác. + Lập bảng giới thiệu sách, báo mới . + Làm thẻ thư viện cho người mượn, đọc sách. Những công việc trên, người cán bộ quản lí lên kế hoạch, chỉ đạo nhân viên thư viện phải thực hiện. Hàng tuần, hàng tháng người quản lí phải kiểm tra các loại sổ mà thư viện có, nhân viên phải báo cáo việc quản lí thư viện cho cán bộ quản lí. Nếu như nhân viên thực hiện chưa tốt thì cán bộ quản lí phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở. Nếu người đọc, người mượn làm rách hoặc mất sách... thì nhân viên thư viện căn cứ vào nội qui thư viện mà xử phạt thích đáng. c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Để thực hiện tốt các vấn đề đã được đề cập trong nội dung sáng kiến kinh nghiệm. Với cương vị là người quản lí, bản thân tôi luôn xác định cho mình những điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp sau đây: * Về cơ sở vật chất: Phòng Thư viện - TBDH phải đủ rộng, đảm bảo đủ ánh sáng, các trang thiết bị và sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo đầy đủ để phục vụ cho việc giảng dạy. * Đối với cán bộ làm công tác Thư viện - TBDH: Cần xác định được tầm quan trọng của cán bộ làm công tác Thư viện - TBDH trong nhà trường để có kế hoạch cụ thể, xây dựng được một thư viện xuất sắc. * Đối với cán bộ quản lí: - Nắm vững cơ sở pháp lí, cơ sở khoa học để chỉ đạo công tác thư viện, TBDH. - Lập ra kế hoạch, biện pháp quản lí thư viện, TBDH khoa học và có hiệu quả. - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những kế hoach đã đề ra theo tuần, tháng, quí, kì, năm. - Lập hồ sơ, sổ sách theo dõi thư viên, TBDH trên các mặt: xây dựng, bảo quản, sử dụng. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của nhân viên thư viện, TBDH, của giáo viên để kịp thời uốn nắn, sửa chữa. d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Sau 2 năm thực hiện quản lí thư viện theo cách nêu trên mô, thư viện trường Tiểu học Lý Tự Trọng chia làm hai bộ phận : phòng đọc giáo viên và phòng đọc học sinh, trong đó phòng đọc học sinh chính là một điểm nhấn. Phòng đọc học sinh chia làm hai dãy, một dãy dành cho học sinh khối lớp 1-2, một dãy dành cho học sinh khối lớp 3-4-5. Với sự phân chia này, từng độ tuổi có thể có cách tiếp nhận sách theo cách riêng của mình. Khối 3-4-5, các em học sinh đã có thể chủ động đọc và lựa chọn sách, vì vậy sách được xếp dày hơn, có trật tự và theo chủ đề. Riêng với các em học sinh lớp 1, 2 việc lựa chọn sách còn gặp nhiều khó khăn, sự tập trung cũng chưa cao, nên các thầy cô đã kết hợp hình thức vừa chơi vừa đọc. Phòng đọc có tới 5 tủ sách với nhiều chủ đề phong phú như : Tủ sách em yêu khoa học, em yêu lịch sử, tìm hiểu các danh nhân, truyện cười, truyện cổ tích, tác phẩm văn học nước ngoài và trong nước, tủ sách đạo đức, thơ, tủ sách Bác Hồ kính yêu, truyện dân gian Việt Nam, em yêu động vật... Hàng năm, thư viện bổ sung rất nhiều đầu sách của nhà xuất bản giáo dục, nhà xuất bản Kim Đồng và một số nhà xuất bản khác. Cộng với tinh thần góp một cuốn sách để được đọc nhiều cuốn sách, phong trào quyên góp trong nhà trựờng rất được các phụ huynh học sinh, các em học sinh và các thầy cô giáo ủng hộ. Từ những năm 2015-2016, lượng sách đã tăng lên theo cấp số nhân: sách tham khảo: 212 cuốn, sách nghiệp vụ: 198 cuốn, sách giáo khoa: 1100 cuốn; truyện đọc: 650 cuốn. Số sách tham khảo tăng lên: 346 cuốn, sách nghiệp vụ 250 cuốn và sách giáo khoa: 1523 cuốn; truyện đọc 1054 cuốn. Có thể thấy, mỗi năm số lượng sách đều tăng lên rất nhiều, nhờ vào sự đầu tư kĩ lưỡng của nhà trường, sự tận tâm của cán bộ thư viện và sự nhiệt tình của các em học sinh trong phong trào phát động quyên góp. Số sách ngày càng tăng đã thu hút được số lượng học sinh đọc sách ngày càng đông. Trung bình một ngày có khoảng 90 học sinh vào thư viện đọc sách. Giờ ra chơi thư viện như một công viên trong ngày hội thiếu nhi, đầy hứng khởi và nhộn nhịp. Các em học sinh ngồi ngay ngắn trên những chiếc ghế đọc sách báo thật là say sưa. Thư viện đã góp phần không nhỏ, là động lực khơi nguồn cảm hứng cho giáo viên và học sinh nâng cao kết quả giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Đây là một kinh nghiệm thực tiễn của công tác thư viện, áp dụng cho trường tiểu học Lý Tự Trọng qua thời gian nghiên cứu xây dựng và phục vụ, đến nay thư viện đã xây dựng đầy đủ tài liệu sách báo, cơ sở vật chất, thư viện đã có nhiều hình thức hoạt động phong phú. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Những thành quả trên, đó là kết quả của một quá trình phấn đấu vượt khó và khả năng không ngừng sáng tạo, linh hoạt trong những tình huống thực tế tại thư viện trường TH Lý Tự Trọng mà cán bộ thư viện và ban giám hiệu nhà trường đã thực hiện qua 2 năm. Qua đó nói lên sự quan tâm chăm chút đầu tư, tháo gỡ khó khăn của Ban Giám hiệu cũng như sự nhiệt tình đóng góp tham gia của học sinh, cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường. Nhất là sự theo dõi chỉ đạo động viên kịp thời qua từng thời điểm của lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Krông Ana. Những giải pháp thực hiện nêu trên, trong thực tế đã đạt được hiệu quả, thành công nhất định và có tính khả thi. Do đó thư viện trường chúng tôi tiếp tục phấn đấu giữ vững danh hiệu “Thư viện chuẩn”, đồng thời mong muốn các cấp lãnh đạo quan tâm tiếp tục chỉ đạo thêm cho thư viện luôn phát triển và giữ vững được danh hiệu trên. 2. Kiến nghị Để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy cho đội ngũ giáo viên và học tập cho học sinh, qua quá trình chỉ đạo và theo dõi hoạt động trong những năm học qua, bản thân tôi có những kiến nghị sau: * Đối các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương: Cần quan tâm hơn nữa đầu tư xây dựng cở sở vật chất để tu sửa nâng cấp thư viện và làm đẹp thêm cảnh quan nhà trường để tiếp tục xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. * Đối với ngành giáo dục: Cần quan tâm duy trì và chỉ đạo tốt hơn nữa về công tác nâng cao chất lượng ở các trường học. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách báo chuyện đọc... * Đối với nhà trường: Để phong trào đọc sách được phát huy và đạt kết quả cao hơn nữa. Tôi nghĩ các đoàn thể trong nhà trường, các đồng chí giáo viên, học sinh cần phải đáp ứng yêu cầu sau : - Ban giám hiệu nên xếp các hoạt động của thư viện vào phong trào thi đua của giáo viên. - Giáo viên và học sinh luôn luôn ủng hộ các phong trào của thư viện phát động như phân phối sách giáo khoa, đặc biệt là công tác tuyên truyền giới thiệu sách, đọc sách và tự học tập bồi dưỡng của giáo viên, học sinh. - Tổng phụ trách đội cần đưa phong trào đọc sách của học sinh vào thi đua theo từng đợt mà hoạt động đoàn đội phát động . - Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm sâu sắc đến hoạt động dạy và học, phải thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện của đội ngũ giáo viên. Có kế hoạch cụ thể và chi tiết đến từng nội dung công việc từng ngày, từng tuần, từng tháng, triển khai đến đội ngũ giáo viên và học sinh. Từ đó tổ chức thực hiện theo kế hoạch, đồng thời kiểm tra, đánh giá thường xuy
Tài liệu đính kèm: