Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học khái niệm Địa lý lớp 6 ở trường THCS Ngọc Sơn

Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học khái niệm Địa lý lớp 6 ở trường THCS Ngọc Sơn

Thực tế giảng dạy đã cho tôi thấy rằng càng ở những học sinh nhỏ tuổi thì giáo viên càng phải vận dụng phương pháp mô tả nhiều hơn. Nhưng trong thực tế có rất nhiều giáo viên khi giảng dạy Địa lí còn coi thường phương pháp mô tả hoặc ngại mô tả. Vì m« tả được đối tượng Địa lí một cách sinh động thì đòi hỏi bản thân người giáo viên đó phải có khái niệm chính xác về đối tượng đó và giáo viên phải biết cách trình bày và diễn đạt bằng lời sao cho thật hấp dẫn, cuốn hút, hợp với trình độ của học sinh từ đó làm cho các em hình dung được đối tượng địa lí và tiếp nhận nó một cách đơn giản hơn.

 Một điểm cần lưu ý nữa trong quá trình giảng dạy Địa lí là không chỉ giáo viên cần phải mô tả đối tượng Địa lí mà giáo viên cần tập cho học sinh biết mô tả đối tượng Địa lí để tăng cường tính chính xác và thực tế của các khái niệm địa lí. Trong quá trình mô tả, giáo viên cần phải chú ý và tìm ra được các thuộc tính cơ bản, các dấu hiệu bản chất của các sự vật và hiện tượng Địa lí.

 

doc 16 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 4004Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học khái niệm Địa lý lớp 6 ở trường THCS Ngọc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh từ 3 - 5 khái niệm chính và phụ là vừa. 
Khái niệm chính là những khái niệm mà học sinh cần nắm vững, giáo viên cần truyền thụ cho học sinh một cách chắc chắn và chính xác. Còn khái niệm phụ là những khái niệm mà học sinh cần nắm ở mức độ thấp hơn để làm cơ sở hiểu khái niệm chính hoặc để mở rộng sự hiểu biết về khái niệm chính. Những khái niệm phụ có thể còn được cñng cố ở những bài khác để trở thành khái niệm chính hoặc cũng có thể không được nhắc lại, học sinh có thể quên đi nhưng vẫn hiểu được do đã nắm vững các khái niệm chính. 
Do vậy nên khi dạy một bài học Địa lí thì giáo viên cần phải xác định rõ đâu là khái niệm chính, đâu là khái niệm phụ để trong quá trình truyền thụ kiến thức học sinh nắm vững được yêu cầu của bài và giáo viên cũng thực hiện được bài dạy đạt kết quả cao. 
Một vấn đề đặt ra ở đây là khi ở nhà thời gian học tập của học sinh miÒn nói nói chung và huyện Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn nói riêng sẽ không nhiều. Phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con cái, học sinh còn ham chơi, lười học, chưa tự giác trong việc học tập, coi môn Địa lí chỉ là môn phụ... Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết lựa chọn nội dung và phương pháp sao cho phù hợp nhất. 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 
1. Thực tiễn khảo sát trước khi áp dụng: 
Qua quá trình giảng dạy và tham gia dự giờ cùng với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp ở trong tổ chuyên môn, tôi nhận thấy việc giảng dạy Địa lí ở trường THCS trong địa bàn huyện, đặc biệt là ở trường THCS Ngọc Sơn chưa đạt được kết quả cao, vì chủ yếu giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Học sinh chưa làm quen và thích nghi được với cách học nhanh ở cấp 2, ghi chép chậm, chưa chủ động tiếp thu kiến thức và chưa biết kết hợp các giác quan trong quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức (Tai nghe, mắt nhìn, tay ghi, đầu suy nghĩ  ) 
Chính vì nguyên nhân trên dẫn đến tâm lý học sinh không hứng thú, say mê học tập, các em không thấy được vai trò, vị trí của mình trong quá trình giải quyết các đơn vị kiến thức, tiếp nhận các kiến thức một cách thụ động. 
Vì vậy mà quá trình khảo sát chất lượng của học sinh qua các năm học trước thường không cao. Sau đây tôi xin trình bày kết quả khảo sát chất lượng năm học 2012 - 2013 môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS Ngọc Sơn như sau: 
Tổng số học sinh được khảo sát: 65 em ( Lớp 6A1 và 6A2 ) 
 Số lượng, tỷ lệ
Xếp loại 
Số lượng HS
Tỉ lệ %
Giỏi
4
6,2
Khá
17
26,2
Trung bình
35
53,8
Yếu
9
13,8
2. Nguyên nhân, thực trạng: 
Qua thực tiễn khảo sát chất lượng giảng dạy và học tập môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS Ngọc Sơn, nguyên nhân dẫn đến kết quả giảng dạy môn Địa lý chưa đạt được hiệu quả cao vì trong quá trình giảng dạy giáo viên còn sử dụng nhiều phương pháp dạy học truyền thống( đọc – chép) học sinh phải ghi chép nhiều, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. 
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chưa có sự sáng tạo và chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp nên khi giảng dạy không sinh động và không gây được hứng thú cho học sinh, dẫn đến khả năng tiếp thu bài và ham thích môn học chưa được cao. 
Khi đảm nhận nhiệm vụ công tác giảng dạy tại trường THCS Ngọc Sơn tôi nhận thấy: Muốn giảng dạy Địa lí đạt kết quả cao thì giáo viên cần phải đưa ra được các phương pháp phù hợp nhằm giúp học sinh thu thập, tổng hợp và xử lí thông tin một cách chính xác, khoa học. Để hình thành và khắc sâu được khái niệm Địa lí cho học sinh lớp 6, tôi xin được đưa ra một số “Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học khái niệm Địa lí lớp 6 ở trường THCS Ngọc Sơn” của mình để các bạn đồng nghiệp tham khảo và góp ý kiến. 
3. Phương pháp ¸p dụng: 
a. Phương pháp dùng lời: 
Từ trước đến nay, trong dạy học Địa lí phương pháp dùng lời (kết hợp với chữ viết) vẫn được coi là một trong những phương pháp chính để chỉ đạo học sinh lĩnh hội kiến thức và kĩ năng Địa lí, đặc biệt là khâu nắm kiến thức mới. 
 Lời ở đây chủ yếu là lời của giáo viên để mô tả, giải thích các sự vật, hiện tượng Địa lí, phân tích các mối quan hệ nhân quả Địa lí. 
Khi sử dụng các phương pháp dùng lời như đàm thoại, giảng thuật, giảng giải... Giáo viên cần nêu ra các câu hỏi, các bài tập ngắn và yêu cầu học sinh quan sát. Từ đó tạo cho học sinh ý thức chủ động tiếp nhận kiến thức mới. 
* Ví dụ 1: Muốn hình thành cho học sinh khái niệm “Vĩ tuyến Bắc” và “Vĩ tuyến Nam”, trước hết giáo viên phải cho học sinh tự nhớ lại khái niệm đường Xích đạo và sau đó giáo viên nêu ra câu hỏi: Thế nào là vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam? Và kết hợp với phương pháp trực quan ( Cho HS quan sát quả địa cầu hoặc bản đồ ). Từ đó giúp HS dễ dàng hình thành khái niệm hơn. 
* Ví dụ 2: Muốn hình thành cho học sinh khái niệm “Núi” thì giáo viên phải cho học sinh biết được độ cao tuyệt đối của núi, các bộ phận của núi, hình dạng của núi từ đó học sinh sẽ rút ra được kiến thức cần ghi nhớ.
 * Ví dụ 3: Muốn hình thành cho học sinh khái niệm “Bình nguyên” thì giáo viên phải cho học sinh biết hình dạng, bề mặt và độ cao tuyệt đối của bình nguyên, kết hợp với phương pháp trực quan ( Cho HS quan sát mô hình Cao nguyên và Bình nguyên ). Từ đó học sinh sẽ rút ra được kiến thức cần ghi nhớ. 
b. Phương pháp tạo biểu tượng Địa lí cho học sinh:
Như chúng ta đã biết, vốn hiểu biết của học sinh lớp 6 còn rất ít và hạn chế, những điều các em được thấy, được nghe hoàn toàn mới mẻ. Nhiều sự vật hiện tượng Địa lí tự nhiên các em vẫn thường gặp hàng ngày nhưng vì chưa chú ý quan sát, tìm hiểu nên không hình dung ra được, chưa nói gì đến các sự vật và hiện tượng xa lạ các em chưa nghe nói đến bao giờ. Chính vì vậy giáo viên phải chú trọng đến việc hình thành cho các em những biểu tượng về Địa lí và chủ động linh hoạt để tiếp nhận kiến thức. 
 Điều thường xảy ra đối với nhiều học sinh học Địa lí là các em có thể biết rất nhiều thuộc tính cơ bản của các khái niệm, nhưng lại không hiểu bản chất của các khái niệm.
* Ví dụ: Khi hình thành khái niệm “Bình nguyên hoặc Cao nguyên” thì trước hết giáo viên phải hướng dẫn các em quan sát mô hình Cao nguyên và Bình nguyên để học sinh biết được độ cao tuyệt đối, hình dạng và bề mặt địa hình của hai dạng địa hình này, nhưng chưa bao giờ các em có biểu tượng chính xác về chúng bởi vì nhiều em chưa được nhìn thấy chúng kể cả trên tranh ảnh và băng hình bao giờ. 
Những khái niệm được hình thành trên cơ sở như vậy thì có thể coi là chưa hoàn toàn chính xác và cũng không có giá trị nhiều về thực tế địa phương. Và còn nguyên nhân nữa làm cho các em yếu kém về kĩ năng đọc bản đồ, chính là vì các em không có đủ biểu tượng để hiểu hết ý nghĩa của các nước, các kí hiệu ghi trên bản đồ. 
Muốn học sinh chủ động, sáng tạo lĩnh hội kiến thức thì giáo viên phải tạo biểu tượng cho học sinh. Trước hết muốn tạo biểu tượng cho các em thì phải cho các em quan sát thực tế. Ví dụ như một con sông nhỏ ở địa phương hay một quả đồi... Tất cả những hình ảnh đó đều được quan sát trực tiếp sẽ làm cho vốn kiến thức về Địa lí của các em thêm phong phú hơn. Đó chính là phương pháp tốt nhất để hình thành khái niệm Địa lí cho học sinh lớp 6. Nhưng đây cũng chính là vấn đề nan giải vì đặc điểm tự nhiên rất khác nhau ở khắp mọi nơi và điều kiện, cơ sở vật chất không cho phép giáo viên khi giảng đến hiện tượng Địa lí nào sẽ đưa học sinh đi quan sát trực tiếp được. 
Vậy thì trong quá trình giảng dạy Địa lí, việc quan sát trực tiếp sẽ có thể được thay bằng cách cho học sinh quan sát tranh ảnh, mô hình, băng hình, máy chiếu ... Tất nhiên với hình thức này thì nhận thức của học sinh sẽ kém sâu sắc hơn. 
 Thực tế giảng dạy đã cho tôi thấy rằng càng ở những học sinh nhỏ tuổi thì giáo viên càng phải vận dụng phương pháp mô tả nhiều hơn. Nhưng trong thực tế có rất nhiều giáo viên khi giảng dạy Địa lí còn coi thường phương pháp mô tả hoặc ngại mô tả. Vì m« tả được đối tượng Địa lí một cách sinh động thì đòi hỏi bản thân người giáo viên đó phải có khái niệm chính xác về đối tượng đó và giáo viên phải biết cách trình bày và diễn đạt bằng lời sao cho thật hấp dẫn, cuốn hút, hợp với trình độ của học sinh từ đó làm cho các em hình dung được đối tượng địa lí và tiếp nhận nó một cách đơn giản hơn.
 Một điểm cần lưu ý nữa trong quá trình giảng dạy Địa lí là không chỉ giáo viên cần phải mô tả đối tượng Địa lí mà giáo viên cần tập cho học sinh biết mô tả đối tượng Địa lí để tăng cường tính chính xác và thực tế của các khái niệm địa lí. Trong quá trình mô tả, giáo viên cần phải chú ý và tìm ra được các thuộc tính cơ bản, các dấu hiệu bản chất của các sự vật và hiện tượng Địa lí. 
* Ví dụ 1: Khi mô tả về “Hồ” thì gi¸o viªn nên tìm ra các dấu hiệu bản chất cơ bản của hồ là: 
- Là vùng đất trũng.
- Có chứa nước. 
- Nằm trong nội địa. 
Sau đó giáo viên liên kết các dấu hiệu bản chất đó lại với nhau để đi đến khái niệm. Do đó kết luận phải ngắn gọn, chính xác, khoa học. 
* Ví dụ 2: Khi khái niệm về “Xích đạo” thì phải nêu lên được: Xích đạo là vĩ tuyến lớn nhất và là vĩ tuyến gốc chia quả địa cầu thành hai nửa cầu bằng nhau. 
* Ví dụ 3: Khi khái niệm về “Hệ thống sông” thì giáo viên phải cho học sinh quan sát, mô tả được mô hình hệ thống sông, lưu vực sông, yêu cầu học sinh phải xác định được trên mô hình đâu là dòng sông chính, phụ lưu và chi lưu. Từ đó học sinh mới hiểu chính xác hơn về khái niệm “Hệ thống sông”
c. Phương pháp định nghĩa: 
Định nghĩa là phương pháp, là cách thức thông thường nhất để làm sáng tỏ nội dung của khái niệm Địa lí. Định nghĩa là con đường ngắn nhất, dễ hiểu nhất để nêu lên được các dấu hiệu bản chất của các khái niệm Địa lí. 
* Ví dụ: Khái niệm về “bờ biển”, giáo viên có thể định nghĩa: Là dãi đất tiếp xúc với mép nước biển và chịu tác động qua lại giữa biển và đất liền. Hoặc khái niệm về “đối lưu” thì giáo viên có thể định nghĩa: Là sự vận động của các chất lỏng hoặc các chất khí thành dòng lên xuống theo chiều thẳng đứng. 
d. Phương pháp so sánh: 
Là phương pháp nêu lên được sự giống và khác nhau về đặc tính, đặc trưng của các sự vật, hiện tượng Địa lí. Nếu trong quá trình giảng dạy giáo viên biết sử dụng tốt phương pháp so sánh thì nhiều khái niệm Địa lí sẽ hình thành cho học sinh một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này thì buộc giáo viên phải nắm rõ được các đặc tính, đặc trưng thuộc về bản chất cơ bản của các sự vật hiện tượng Địa lí. 
* Ví dụ1: Khi hình thành khái niệm về “năm lịch”, “năm thiên văn”, “năm nhuận” thì giáo viên cần phải so sánh cho học sinh được: 
- Năm lịch: Là năm có 365 ngày chẵn. 
- Năm thiên văn: Là năm có 365 ngày 6 giờ. 
- Năm nhuận: Là năm có 366 ngày.
* Ví dụ2: Khi hình thành khái niệm “bình nguyên” ( đồng bằng), “cao nguyên” và “đồi” thì giáo viên cần so sánh cho học sinh được:
- Độ cao tuyệt đối và tương đối của mỗi dạng địa hình.
- Bề mặt địa hình của mỗi dạng địa hình
- Giá trị kinh tế của mỗi dạng địa hình.
 Từ đó học sinh sẽ dễ dàng hình thành được khái niệm về bình nguyên ( đồng bằng ), cao nguyên và đồi.
e. Phương pháp giải quyết vấn đề: 
Dạy học giải quyết vấn đề không chỉ thuộc phạm trù, phương pháp mà trở thành mục đích của việc dạy học được cụ thể hóa thành một thành tố của mục tiêu và năng lực giải quyết vấn đề. Đây chính là phương pháp quan trọng giúp học sinh chủ động, sáng tạo lĩnh hội kiến thức để hướng tới sự phát triển của xã hội tương lai. 
Dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học đặt ra trước học sinh các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết đưa học sinh vào tình huống có vấn đề. Kích thích các em tự học, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề. 
Mấu chốt của việc dạy học giải quyết vấn đề là giáo viên phải tạo ra các tình huống có vấn đề phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Tình huống mà giáo viên đưa ra không được quá dÔ hoặc quá khó. Vì như vậy sẽ không đưa lại sự ham muốn giải quyết vấn đề cho học sinh. 
* Ví dụ: Giáo viên muốn học sinh hiểu biết được khái niệm “nửa cầu Bắc”, “nửa cầu Nam” thì giáo viên phải nêu vấn đề cho học sinh: Vì sao Trái đất được chia thành hai bán cầu? Từ câu hỏi này buộc học sinh phải nhớ lại khái niệm Đường xích đạo rồi từ đó mới trả lời được câu hỏi trên. 
g. Phương pháp tham quan: 
Để thực hiện tốt phương pháp dạy học tham quan trong nhà trường THCS, mỗi giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt tùy vào điều kiện cơ sở vật chất của từng nhà trường mà ứng dụng vào giảng dạy để nâng cao nhận thức về các sự vật hiện tượng Địa lí cho các em. 
Trong tiến trình giảng dạy giáo viên muốn học sinh nâng cao khả năng nhận thức về các môi trường địa lí bên ngoài và kích thích lòng say mê, hứng thú học hỏi của các em về môn Địa lí thì giáo viên nên cho học sinh đi thực tế, tham quan để các em được nhìn nhận và đánh giá các sự vật hiện tượng cụ thể hơn, dễ dàng hơn. 
* Ví dụ 1: Khi dạy khái niệm về “sông” giáo viên ngoài việc nêu ra các dấu hiệu bản chất của sông là : 
- Dòng chảy thường xuyên. 
- Tương đối ổn định.
- Trên bề mặt lục địa.
Giáo viên cần cho học sinh đi tham quan thực tế ở địa phương vì ë gÇn địa phương x· Ngäc S¬n có sông Cầu Chày chảy qua. Mặc dù đây là sông nhỏ nhưng qua thực tế học sinh cũng có thể hiểu và nắm được khái niệm sông một cách tốt hơn. Vì ‘‘ lí thuyết không bằng thực tiễn’’ hay ‘‘trăm nghe không bằng một thấy’’ đúng như lời ông cha ta đã dạy.
* Ví dụ 2: Khi dạy về khái niệm “ngoại lực” giáo viên ngoài việc nêu ra các dấu hiệu bản chất của ngoại lực là :
- Lực sinh ra ở bên ngoài.
- Trên bề mặt Trái đất.
- Tác động của nó thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.
Giáo viên cần cho học sinh đi tham quan thực tế địa hình do tác động của ngoại lực ở địa phương Ngọc Sơn, vì gần trường có dạng địa hình do tác động của ngoại lực đó là do mưa hay dòng nước chảy. Mặc dù đây là dạng địa hình nhỏ trong phạm vi hẹp, nhưng qua thực tế học sinh sẽ hiểu được tác động của ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái đất và dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.
4. Thực tiễn khảo sát sau khi dùng kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học khái niệm Địa lí lớp 6: 
Sau khi áp dụng thành công kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học khái niệm địa lí lớp 6 ở học kì I năm học 2013– 2014 kết quả đạt được rất khả quan.
Tổng số học sinh được khảo sát khối 6 học kì I năm học 2013 – 2014 là 51 em ( Lớp 6A1 và 6A2 ). Kết quả đạt được là :
 Số lượng, tỷ lệ
Xếp loại 
Số lượng HS
Tỉ lệ %
Giỏi
5
9,8
Khá
20
39,2
Trung bình
23
45,1
Yếu
3
5,9
 Sau khi tiếp tục áp dụng kinh nghiệm dạy học này giữa kỳ II năm học 2013 – 2014 kết quả đạt được như sau: ( tổng số học sinh khối 6 được khảo sát ở giữa học kỳ II năm học 2013 – 2014 là 51 em ) 
 Số lượng, tỷ lệ
Xếp loại 
Số lượng HS
Tỉ lệ %
Giỏi
7
13,7
Khá
21
41,2
Trung bình
22
43,1
Yếu
1
2,0
Từ kết quả khảo sát trên cho ta thấy rõ ưu điểm của việc đưa ra “Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học khái niệm Địa lý lớp 6” mà tôi đã đề xuất ở trên. Với những kinh nghiệm này tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giáo viên và học sinh. Không chỉ giáo viên cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng trong từng tiết dạy mà còn có điều kiện kiểm soát được hoạt động của lớp của học sinh. Giáo viên chỉ đóng vai trò chủ đạo, còn học sinh sẽ cảm thấy hứng thú, say mê, chủ động tiếp nhận kiến thức, từ đó các em hình thành được các khái niệm một cách dễ dàng. 
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT
1. Kết luận: 
Căn cứ vào kết quả thực nghiệm giảng dạy khái niệm Địa lí cho học sinh lớp 6 ở trường THCS Ngọc Sơn, cùng với sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm. Trong lĩnh vực này thì tôi thấy rằng: Việc đưa ra kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy khái niệm Địa lí lớp 6 là một kinh nghiệm dạy học tích cực phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Các em hoàn toàn chủ động trong quá trình nhận thức, lĩnh hội kiến thức, giáo viên đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm Địa lý. 
Vận dụng kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học khái niệm Địa lí lớp 6 vào trong giảng dạy thì giáo viên có điều kiện quán xuyến lớp học được tốt hơn, đồng thời giáo viên dÔ dàng quan sát được năng lực nhận thức của học sinh để từ đó khuyến khích các em phát huy ưu điểm và giúp các em sửa chữa khuyết điểm. 
 Sử dụng phương pháp dạy học khái niệm Địa lí lớp 6 vào trong giảng dạy sẽ giúp các em được quan sát, tiếp thu nhiều hơn các sự vật hiện tượng Địa lí, để từ đó các em có được các khái niệm Địa lí một cách chính xác hơn, khoa học hơn. Ngoài ra còn giúp cho các em hình thành các kỹ năng, kỹ xảo được tốt hơn. 
2. Kiến nghị, đề xuất: 
Giáo dục là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, để phù hợp với tình hình và xu thế hiện nay tôi thiết nghĩ chúng ta nên thường xuyên có những cuộc trao đổi, thảo luận về kinh nghiệm và phương pháp dạy học. Từ đó giáo viên sẽ có cơ hội học hỏi, trao đổi với bạn bè đồng nghiệp những vướng mắc, băn khoăn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy. 
Hàng năm nên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn phương pháp dạy học tiên tiến cho giáo viên để không bị tụt hậu và trình độ nghiệp vụ được nâng cao hơn nữa. Vì tôi nghĩ xã hội thì luôn vận động và phát triển, người giáo viên muốn dạy tốt phải có trình độ phù hợp với xã hội hiện đại. 
Trên đây là quá trình đúc rút kinh nghiệm của bản thân tôi đã được trình bày trước tổ và đã được đồng nghiệp ghi nhận và vận dụng có hiệu quả. Tuy vậy do điều kiện và khả năng còn hạn chế, bài viết còn nhiều khiếm khuyết và thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của Ban giám khảo và các bạn bè, đồng nghiệp góp ý để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Ngọc sơn, .... tháng 4 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG
Phạm Ngọc Loan
Ngọc sơn, 10 tháng 4 năm 2014
CAM KẾT KHÔNG COPY
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác 
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Đỗ Mạnh Cường
Ý kiến đánh giá, nhận xét của HĐKH Trường THCS Ngọc Sơn. 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 Ý kiến đánh giá, nhận xét của HĐKH Phòng GD & ĐT Ngọc Lặc. 
..................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem.doc