Kinh nghiệm quản lí đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ chuyên môn ở trường THCS

Kinh nghiệm quản lí đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ chuyên môn ở trường THCS

Trong quá trình dạy học giáo viên nên áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc biệt là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, tạo ra các tình huống có vấn đề để học sinh tự giải quyết vấn đề, hoặc có sự hướng dẫn của giáo viên, tổ chức dạy học theo phuong pháp ban tay năn bột, học mà chơi, chơi mà học, sử dụng tối đa thiết bị dạy học. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra và đối tượng kiểm tra, có điểm thưởng cho học sinh. Thường xuyên ra các bài tập về nhà cho học sinh, trong đó có bài tập giải quyết tình huống thực tế bài tập có nội dung thự tế và thu vở bài tập chấm nhằm phát hiện những lỗi sai của học sinh từ đó uốn nắn, sữa lỗi kịp thời.

doc 14 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1931Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm quản lí đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ chuyên môn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đắn, khả năng hình thành cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội.
* Thuận lợi: 
- Về phía học sinh: Phần lớn các em học sinh ham học tập tiếp thu bài khá nhanh có phương pháp học tập. Trường lại được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học khá đầy đủ. 
- Về phía giáo viên: Giáo viên trong trường đều đạt chuẩn, trên chuẩn, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề dạy học, có kinh nghiệm giảng dạy, nhiều giáo viên dạy giỏi cấp huyện trong nhiều năm. Trong trường có giáo viên dày dặn kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Về phía nhà trường: Có Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh nhiều năm, phối hợp với nhà trường chỉ đạo kế hoạch hoạt động chuyên môn phù hợp với đặc trưng của địa phương và chỉ đạo của Phòng giáo dục - đào tạo. Nhà trường phân công bố trí giáo viên giảng dạy đúng chuyên môn nên việc giảng dạy của từng giáo viên đều có hiệu quả chất lượng. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã đưa ra chỉ tiêu khoán chất lượng cho từng giáo viên, từng bộ môn, từ đó chất lượng giáo dục của học sinh nâng cao, đặc biệt chất lượng là mũi nhọn.
* Khó khăn
Mặc dù có sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT, nhưng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường còn chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính chất bắt buộc, tùy vào khả năng, kinh nghiệm của từng giáo viên bồi dưỡng, tùy từng trường, không có kế hoạch chỉ đạo thống nhất trong nhà trường. 
Đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS, từ công tác tuyển chọn học sinh ở các môn bồi dưỡng, xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng, quy trình bồi dưỡng giảng dạy, tài liệu bồi dưỡng, công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng, sử dụng kết quả kiểm định... đều chưa được quan tâm chỉ đạo thống nhất giữa cán bộ quản lí nhà trường và đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy kết quả chất lượng học sinh chưa đáp ứng yêu cầu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. 
Bên cạnh đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nhiệt tình có trách nhiệm, song không ít giáo viên kinh nghiệm còn hạn chế, lúng túng trong việc chọn nội dung và phương pháp bồi dưỡng... Vai trò của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, chỉ đạo chưa cụ thể và khoa học, còn giao phó cho giáo viên dạy. Một bộ phận học sinh thiếu tự giác trong học tập, nhất là các môn không phải là khoa học tự nhiên (Sử; Địa; Văn). Đa số các giáo viên không muốn tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi với các lý do: không có tài liệu, sức ép phải có học sinh giỏi luôn đè nặng trên vai và tâm trí của giáo viên khi tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, sự đầu tư chuyên môn và công sức bỏ ra rất tốn kém thời gian và trí lực.
         Bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc Trung học cơ sở (THCS) là một quá trình mang tính khoa học nghiêm túc, không thể giao khoán cho giáo viên dạy bồi dưỡng, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ một vài tháng làm được có kết quả, mà phải có tính chiến lược dài hơi trong suốt cả bốn năm học ở bậc THCS. Vì vậy phải có sự thống nhất, đồng bộ giữa tổ chuyên môn với giáo viên. 
	2.2. Các giải pháp
	2.2.1. Nâng cao ý thức và trách nhiệm cho giáo viên
	Trước hết theo quan điểm của tôi, mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi là cho các em: Có kiến thức khoa học cơ bản, hiện đại, tiến tiến; Có tính tự lập và khả năng nhận thức ở mức độ cao và có kỹ năng vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tế; trong đó việc rèn luyện cho học sinh có tính tự lập và khả năng nhận thức ở mức độ cao là quan trọng và khó khăn nhất. Để đạt được mục tiêu trên thì quan điểm chỉ đạo dạy học sinh giỏi phải là: Dạy bồi dưỡng theo hướng phân hóa đối tượng học sinh: Dạy những kiến thức học sinh “Cần”, phù hợp theo từng đối tượng, nhằm bổ sung những thiếu sót trong kiến thức cơ bản cho học sinh, đồng thời phát huy được tính sáng tạo, năng lực, khả năng tư duy của từng đối tượng học sinh, chứ không phải dạy cái Thầy “Có”. Do vậy tổ chuyên môn cần làm các việc sau:
	Tổ chuyên môn vào đầu năm học thực hiện quán triệt đầy đủ sâu sắc hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp, đặc biệt các văn bản của phòng giáo dục và đào tạo huyện. Quán triệt hệ thống văn bản liên quan về bồi dưỡng học sinh giỏi.
	Năng lực giảng dạy của giáo viên được đánh giá thông qua chất lượng giảng dạy, đặc biệt là kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi. Lấy kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi để đánh giá giáo viên, làm tiêu chí để xét danh hiệu thi đua cuối năm.
	Vận động tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh, học sinh về vinh dự, quyền lợi khi được danh hiệu học sinh giỏi, đặc biệt học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh gỏi các cấp. Những kết quả ban đầu đó là tền đồ tương lai sự nghiệp cho bản thân, gia đình và nguồn nhân tài cho quê hương đất nước.
	Theo giỏi thành tích của giáo viên được công nhận giáo viên giỏi, học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, đặc biệt học sinh giỏi các cấp để cùng Hội khuyến học, hội phụ huynh, chính quyền địa phương vinh danh thành tích vinh dự của giáo viên, học sinh giỏi các cấp.
2.2.2. Quan điểm bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên
Trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi tổ chuyên môn đã tham mưu với nhà trường để chọn ra đội ngũ giáo viên có tâm huyết, say sưa với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tận tụy với học sinh, có trình độ chuyên môn để tham gia giảng dạy. Kiến thức để bồi dưỡng học sinh giỏi có tính chuyên sâu, độ khó cao, tính bao quát rộng, rất tốn kém thời gian nên phải có sự tham gia chỉ đạo, động viên kịp thời của lãnh đạo nhà trường cả về vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ giáo viên, để giảng dạy có chất lượng.
Giáo viên dạy học sinh giỏi phải tham khảo nhiều tài liệu một cách thường xuyên để cập nhật, bổ sung, phát triển chuyên đề (phải ứng dụng công nghệ thông tin một cách khoa học có hiệu quả nhất); giáo viên chủ động đi trước học sinh một bước, hướng dẫn và cùng tham gia giải bài tập với học sinh kể cả bài đã biết lẫn chưa biết lời giải.
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nhiệm vụ tối quan trọng của người thầy là phải dạy cho các em tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên, chủ động và sáng tạo, cụ thể là dạy cho các em cách tìm đến kiến thức, cách khai thác và vận dụng kiền thức, cách làm bài tập, cách đọc sách và tìm tài liệu, cách mở rộng kiến thức, cách chế tác và tổng quát hóa một bài tập, cách ôn tập cho một kỳ thi, Người thầy phải luôn thắp sáng ngọn lửa mê say môn học mà học sinh đang theo đuổi, phải dạy cho các em biến ước mơ thành hiện thực, biết chấp nhận khó khăn để cố gắng vượt qua, biết rút kinh nghiệm sau những thất bại hay thành công trong từng giai đoạn mà mình phấn đấu, tự tin vào kiến thức mà mình đã có,... 
 Học sinh khi học bồi dưỡng, tham gia vào các đội tuyển phải chịu khá nhiều áp lực, do đó giáo viên khi giảng dạy phải lưu ý những điều sau đây: Không được nhồi nhét kiến thức cho các em một cách thụ động mà: Dạy những kiến thức các em cần phù hợp theo từng đối tượng (có thể chia từng đội tuyển học sinh giỏi thành hai nhóm): Nhóm học sinh giỏi có khả năng tiếp cận tất cả kiến thức nâng cao; và nhóm học sinh khá giỏi (đang còn một số hạn chế về kiến thức, kỹ năng), để bồi dưỡng. 
 Đừng hiểu nhầm học sinh giỏi, cái gì các em cũng biết, cái gì các em cũng dễ dàng tiếp thu; Vì vậy giáo viên bồi dưỡng không nên giao cho các em những nhiệm vụ bất khả thi mà giao bài tập hay nhiệm vụ phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, để tạo niềm tin, say sưa, đam mê, hứng thú trong học tập cho các em.
2.2.3. Phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi bộ môn
	Bồi đưỡng học sinh giỏi là việc làm lâu dài và liên tục vì vây nhà trường cần tiến hành tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi các môn ngay từ đầu cấp học theo các bước: phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng.
Phát hiện học sinh giỏi bộ môn
- Học sinh năng khiếu: Số học sinh thuộc đối tượng này không nhiều, chỉ do giáo viên trực tiếp dạy bộ môn phát hiện được, biểu hiện là: Có cách giải lạ, độc đáo, hay đặt ra những vấn đề giáo viên không ngờ trước được.
- Học sinh yêu thích bộ môn: Những học sinh này có thể chưa thật giỏi nhừng vi yêu thích, say mê bộ môn nên dễ trở thành học sinh giỏi nếu được tư vấn hướng dẫn phương pháp học.
- Học sinh cần cù chăm học: Những học sinh này cũng chưa giỏi lắm nhưng tư vấn chọn môn đúng thì các em nay củng có kết quả cao.
 Khi bắt đầu dạy lớp 6 giáo viên phải có kế hoạch phân loại học sinh là 3 đối tượng (Yếu, trung bình, khá, giỏi). Bằng cách kiểm tra thường xuyên, thông qua các bài kiểm tra định kì (có phần nâng cao cho học sinh khá, giỏi) sau khi đã phân loại được học sinh, giáo viên xây dựng kế hoạc bồi dưỡng đối với học sinh khá, giỏi và có biện pháp giúp đỡ học sinh yếu. 
Tuyển chon học sinh giỏi.
Sau khi phát hiện được đối tượng học sing giỏi, tổ chức thi tuyển học sinh giỏi các môn từ những em này.
-Vòng thi của khối, Ở vòng thi này đề thi do giáo viên bộ môn biên soạn, lấy điểm từ cao đến thấp và tiến hành bồi dưỡng.
-Vòng thi cấp trường, đề thi do tổ chuyên môn biên soạn, thường lấy từ đề thi cấp huyện các năm trước đó. Lầy điểm từ cao xuông thấp, rồi tiếp tục bồi dưỡng để thi cấp huyện.
2.2.4. Xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch bồi dưỡng
* Xây dựng nội dung chương trình
Tổ chuyên môn tổ chức hội thảo chuyên đề thống nhất nội dung chương trình bồi dưỡng. Xây dựng chương trình bồi dưỡng HSG phải đảm bảo các yêu cầu:
 + Phần kiến thức cở bản: Xây dựng theo từng chuyên đề cụ thể và chọn lọc.
 + Phần kiến thức nâng cao: Đây là phần quan trọng và khó nhất của công tác xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi ở THCS đối với từng lớp, từng môn. Phải có sự chỉ đạo thống nhất của cán bộ quản lí với giáo viên dạy trong việc xác định “Cơ sở" của việc xây dựng nội dung dạy nâng cao kiến thức sao cho phù hợp, hợp lí với từng lớp, từng môn học. Phần kiến thức nâng cao cơ bản dựa vào khung phân phối chương trình dạy học chủ đề tự chọn nâng cao của các bộ môn để biên soạn nội dung dạy học, ôn tập, bồi dưỡng cho các em học sinh giỏi.
+ Phần rèn luyện các kỹ năng, phương pháp làm bài: Làm quen với các dạng đề thi, và kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các yêu cầu đề ra. Khai thác thông tin trên mạng Internet, các trang web:
* Xây dựng quy trình bồi dưỡng
Trước hết theo quan điểm của tôi, mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi là cho các em: Có kiến thức khoa học cơ bản, hiện đại, tiến tiến; Có tính tự lập và khả năng nhận thức ở mức độ cao và có kỹ năng vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tế; trong đó việc rèn luyện cho học sinh có tính tự lập và khả năng nhận thức ở mức độ cao là quan trọng và khó khăn nhất. Để đạt được mục tiêu trên thì quan điểm chỉ đạo dạy học sinh giỏi phải là: 
 Dạy bồi dưỡng theo hướng phân hóa đối tượng học sinh: Dạy những kiến thức học sinh “Cần”, phù hợp theo từng đối tượng, nhằm bổ sung những thiếu sót trong kiến thức cơ bản cho học sinh, đồng thời phát huy được tính sáng tạo, năng lực, khả năng tư duy của từng đối tượng học sinh, chứ không phải dạy cái Thầy “Có”. 
Vì vậy đối với giáo viên được chọn dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chuyên môn tổ chức Hội thảo để thống nhất: Quy trình (phương pháp) bồi dưỡng học sinh giỏi; chương trình bồi dưỡng; tài liệu bồi dưỡng; chế độ kiểm tra thường xuyên, thời gian và số lần kiểm định; sử dụng kết quả kiểm định (những vấn đề quy định chung cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên dạy phải thực hiện nghiêm túc và cơ sở cho công tác quản lí, chỉ đạo của nhà trường).
 Đối với học sinh, giáo viên có thể phân chia việc tổ chức giảng dạy theo từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Giới thiệu chương trình, sách giáo khoa, các loại sách, tài liệu tham khảo dành riêng cho học sinh giỏi (chú ý nhà xuất bản, tên tác giả) và cách truy cập Internet để tìm tài liệu học tập. Hướng dẫn học sinh cách học, cách nghe giảng và ghi chép bài học. Hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức cơ bản của môn bồi dưỡng. Qua đó làm cho các em yêu thích môn học mà mình sắp đeo đuổi.
 Giai đoạn 2: Giúp học sinh biết cách giải quyết, khai thác một đơn vị kiến thức, một bài tập hay vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra. Từ đó rèn luyện cho các em khả năng tư duy logic, tư duy độc lập sáng tạo và biết cách tương tự hóa, mở rộng hóa, tổng quát hóa một vấn đề của kiến thức.
Giai đoạn 3: Sau khi các em đã học xong một số kiến thức cơ bản, cần tổ chức thi kiểm tra để phân loại mặt bằng học tập và giúp giáo viên dạy hiểu rõ từng đối tượng học sinh. Từ đó để có cách dạy phù hợp sát đối tượng học sinh (thực hiện theo đúng các bước của một buổi bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường quy định).
          Giai đoạn 4: Hoàn thiện kiến thức, giáo dục cho các em tính chủ động, tự tin và sẵn sàng tham gia kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
 Các giai đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong từng buổi bồi dưỡng và xuyên suốt cả quá trình bồi dưỡng để giáo viên dạy, bổ sung, điều chỉnh về nội dung và phương pháp bồi dưỡng phù hợp tường đối tượng học sinh vừa để tạo hứng thú, đam mê học tập cho học sinh vừa để nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng.
2.2.5. Phương pháp bồi dưỡng HSG
2.2.5.1. Yêu cầu chung: Trong quá trình dạy học giáo viên nên áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc biệt là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, tạo ra các tình huống có vấn đề để học sinh tự giải quyết vấn đề, hoặc có sự hướng dẫn của giáo viên, tổ chức dạy học theo phuong pháp ban tay năn bột, học mà chơi, chơi mà học, sử dụng tối đa thiết bị dạy học. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra và đối tượng kiểm tra, có điểm thưởng cho học sinh. Thường xuyên ra các bài tập về nhà cho học sinh, trong đó có bài tập giải quyết tình huống thực tế bài tập có nội dung thự tế và thu vở bài tập chấm nhằm phát hiện những lỗi sai của học sinh từ đó uốn nắn, sữa lỗi kịp thời.
 	Lồng ghép những kiến thức thực tế trong sản xuất và đời sống vào bài giảng làm cho bài giảng sinh động và thiết thực nhờ vậy mà học sinh từ chổ không thích học bộ môn trở thành yêu thích môn từ đó các em có hứng thú học tập và học tập tích cực, làm cho chất lượng bộ môn nâng lên. Khi đó tôi tiến hành chọn lựa những học sinh yêu thích bộ môn và học tập tích cực, có những kỹ năng cơ bản, hướng dẫn các em ôn luyện kiến thức cơ bản thông qua các giờ dạy ở trường. Giao bài tập về nhà có phần bổ trợ kiến thức nâng cao để bồi dưỡng cho các em.
Khi soạn bài, tôi phải chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi, bài tập chính xác rõ ràng để học sinh làm việc với các loại kênh hình, kênh chữ nhằm khai thác tốt nhất kiến thức và rèn luyện kĩ năng, phát hiện năng lực tư duy bộ môn. Trong bài chính thể hiện nội dung cơ bản của bài mà học sinh phải khai thác nắm được- định hướng cho học sinh hiểu biết tài liệu học tập, tự giác nghiên cứu khai thác nắm vững kiến thức mới. Cho học sinh đọc các bài đọc thêm và đó là những kiến thức mở rộng, kết hợp với các hệ thống câu hỏi và bài tập. Để học sinh định hướng hoạt động tư duy trong quá trình khai thác và nắm kiên thức mới và liên hệ thực tiễn. 
Có sự chuyển hóa kiến thức thành kĩ năng kĩ xảo được thực hiện trong các bài tập, bài thực hành và học tập độc lập tự khai thác kiến thức để phát triển năng lực tự học tự phát triển năng lực tự học tự phát hiện tri thức và khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Trong soạn giảng tôi đã sử dụng các loại phương pháp trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi: Phát vấn, đàm thoại, đặt vấn đề, thảo luận,Giáo viên huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của học sinh để xây dựng bài, khuyến khích học sinh nêu những ý kiến cá nhân về vấn đề đã học, nêu thắc mắc trong khi nghe giảng, chú ý kết quả câu trả lời và cách diễn đạt có chính xác rõ ràng, logic đó là điều quan trọng và phát triển.
Giáo viên cần tạo cho các em việc tự học, tự mình chủ động tìm tòi phát hiện kiến thức để vững tin chính mình thì càng hứng thú, say mê trong học tập. Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phân hóa đối tượng học sinh: Dạy những kiến thức học sinh “Cần” phù hợp theo năng lực, khả năng tư duy của từng đối tượng học sinh, chứ không phải dạy cái thầy “Có”.
2.2.5.2. Quy trình cụ thể: Để đạt hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên bồi dưỡng phải tuân thủ các quy định chung sau: 
 + Kiểm tra bài cũ: Đây là khâu quan trọng nhất của công tác bồi dưỡng vừa kiểm tra việc học và chuẩn bị ở nhà của học sinh, vừa hiểu được từng đối tượng học sinh đang “Cần” gì, để có cơ sở để dạy kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao hợp lí, có hiệu quả theo từng nhóm học sinh. Vì vậy giáo viên phải có cách kiểm tra phù hợp và dành thời gian hợp lí (cách kiểm tra bài cũ theo quy định thống nhất của nhà trường).
 + Dạy kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao, kỹ năng vận dụng kiến thức vào làm bài: Trên cơ sở kiểm tra bài cũ, giáo viên nắm được “Nhu cầu” của từng nhóm đối tượng học sinh để giáo viên dạy đưa ra nội dung bài dạy phù hợp; các em cũng dễ dàng tiếp thu, tạo được hứng thú học tập và đạt hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng. 
 + Công tác kiểm tra thường xuyên định kì, kiểm định chất lượng: Kiểm tra thường xuyên bao gồm kiểm tra bài cũ và ít nhất sau ba buổi bồi dưỡng hoặc sau một chuyên đề bồi dưỡng phải có một bài kiểm tra từ 60 - 90 phút. Kiểm định chất lượng ít nhất phải tiến hành ba lần (đối với một đội tuyển): Lần một để chọn đội tuyển; lần hai (giữa kì) chọn đội tuyển chính thức và rèn kỹ năng làm bài đồng thời nắm đối tượng học sinh một cách chắc chắn nhất để có nội dung và phương pháp bồi dưỡng hợp lí, phù hợp có hiệu quả ở giai đoạn kết thức chương trình bồi dưỡng; lần ba trước khi học sinh tham gia các kì thi chính thức ít nhất là 20 ngày đây là kì kiểm tra hoàn thiện kiến thức, kỹ năng của học sinh đồng thời giáo dục cho các em tính chủ động, tự tin và sẵn sàng tham gia kỳ thi HSG.
 + Sử dụng kết quả kiểm tra, kiểm định: Sau một bài kiểm tra hoặc kiểm định chất lượng giáo viên dạy phải nhận xét, sửa chữa, hướng dẫn cho học sinh thật chi tiết cụ thể những chỗ sai, lỗi mà các em mắc phải và chỉ ra cho học sinh biết tại sao lại có những chỗ sai đó? Hướng dẫn các em cách khắc phục, bỗ sung những chỗ sai sót, về kiến thức, kỹ năng, vv.... 
 + Trên cơ sở thống nhất chế độ kiểm tra thường xuyên, định kì, số lần và thời gian kiểm định chất lượng: Giáo viên dạy phải thực hiện cập nhật thường xuyên, nghiêm túc, kịp thời tất cả các điểm kiểm tra thường xuyên, định kì về hộp thư điện tử của Hiệu trưởng, để Ban giám hiệu nhà trường theo dõi, quản lí, có giải pháp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả. 
Trong khi dạy tôi xác định nội dung kiến thức mũi nhọn trong từng bài, chương, khối và đưa thêm những kiến thức nâng cao và kiến thức thực tế mà sách giáo khoa không đề cập đến vào bài giảng.
2.2.5.3 Hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh
           Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi thì công tác tổ chức học tập của học sinh là một mắt xích rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của học sinh không chỉ trong phạm vi cấp học phổ thông mà kể cả việc học lên sau này của các em. Để làm tốt công tác này giáo viên cần thực hiện tốt những nội dung sau:
         Học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi ở các bộ môn, giáo viên phải quan tâm giáo dục ý thức tự giác trong học tập cho học sinh, các em phải tự rèn luyện mình. Ngoài việc học tập trên lớp các giờ chính khóa, học sinh phải tham gia đầy đủ các buổi học bồi dưỡng theo quy định của nhà trường và bồi dưỡng ngoài giờ của giáo viên, tham gia giải các bài tập trong sách giáo khoa, sách nâng cao, trong các tài liệu tham khảo và phải học bài cũ ở nhà một cách tự giác.
           Giáo viên khi giảng dạy phải phân loại đối tượng học sinh và thành lập các nhóm học tập trong học sinh. Từ đó giao cho các em tự nghiên cứu một số kiến thức cơ bản, phương pháp làm bài, tổ chức cho các em học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau và phải được giáo viên dạy kiểm tra, đánh giá cẩn thận, cụ thể. Việc làm này giúp học sinh có lòng say mê, tự tin trong học tập, có tác phong tự học, tự nghiên cứu. 
          Mỗi học sinh phải có đầy đủ tài liệu, dụng cụ học tập theo yêu cầu giáo viên, trong đó bao gồm các bài tập hay, các đề thi cùng đáp án, các kiến thức tự tìm hiểu, đúc kết sau một quá trình học tập,...Những ghi chép này rất cần thiết cho việc học tập, rèn luyện nâng cao khiến thức của học sinh giỏi.
 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN HOANG dung 2016.doc
  • docbia SANG KIEN.doc
  • docxPHIẾU DÁNH GIÁ SÁNG KIỆN KINH NGHIỆM.docx
  • docTÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI.doc