Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy - Học ở trường THCS BTCX Trà Don, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy - Học ở trường THCS BTCX Trà Don, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

 Kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh là một công việc rất quan trọng của người giáo viên, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Giáo viên và các tổ chuyên môn phải làm tốt công tác này, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh phải đạt được các mục đích và yêu cầu sau:

- Nội dung kiểm tra phải phù hợp với chương trình và sách giáo khoa hiện hành.

- Đề kiểm tra không quá tải, phù hợp với các đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu. Đề kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, cẩn mật.

- Chấm bài phải chính xác, đúng theo đáp án, biểu điểm. Chống hiện tượng chấm bài cảm tính, qua loa hay quá khắt khe.

- Trả bài kịp thời, để học sinh thấy được kiến thức thực tế của mình. Giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường nắm bắt được kịp thời chất lượng học tập của học sinh. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo kịp thời, thích hợp nâng cao chất lượng dạy - học.

 

doc 9 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2321Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy - Học ở trường THCS BTCX Trà Don, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THCS BTCX Trà Don, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Tác giả: Nguyễn Phước Tỉnh
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng.
Đơn vị: Trường THCS BTCX Trà Don, huyện Nam Trà My.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THCS BTCX Trà Don, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Xuất phát từ mục tiêu chung của giáo dục THCS là củng cố và phát triển những kết quả giáo dục Tiểu học, tiếp tục phát triển toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN có trình độ học vấn, có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học PTTH, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.Bắt đầu từ năm học 2001-2002, với chủ trương thay sách giáo khoa, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học của Bộ GD&ĐT thì vấn đề chất lượng dạy học, chất lượng hiệu quả hoạt động công tác chuyên môn được quan tâm hơn và đánh giá đúng mức.Để nâng cao chất lượng giáo dục phải phối kết hợp nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về “người thầy” được quan tâm hơn, “ muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi” và hoạt động của các tổ chuyên môn cũng giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy học.Vai trò, vị trí, trách nhiệm của tổ chuyên môn được quy định cụ thể trong Điều lệ trường trung học.Điều 16 trong Điều lệ trường trung học do Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành ngày 02 tháng 04 năm 2007, ghi rõ: "Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình, môn học của Bộ Giáo dục - Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, tham gia, đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các qui định của Bộ GD - ĐT.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên".
 Như vậy tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như điều lệ trường trung học đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục.
 Tuy nhiên tổ chuyên môn không phải là cấp cơ sở có đầy đủ thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Do vậy chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch, hoạt động của nhà trường, vào sự lãnh đạo của Ban giám hiệu. Trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục đào tạo, của Phòng GD - ĐT năm nào cũng chỉ đạo cho các đơn vị, trường học làm tốt công việc cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, coi đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy - học, thực hiện đổi mới giáo dục.
Trong các năm trước hoạt động của một số tổ chuyên môn chưa đi vào thực chất để nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về giải quyết sự vụ, thi đua ... Họp nhóm chuyên môn chưa đều, còn hình thức ....
 Trước yêu cầu và tình hình thực tế của trường, trước các đòi hỏi bức bách phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình đổi mới, và thực hiện tốt cuộc vận động Hai không của Bộ GD - ĐT: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Là người làm công tác quản lý chuyên môn của trường , tôi đã cùng tập thể cán bộ, giáo viên của trường không ngừng tìm tòi, cải tiến để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn góp phần khá lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy - học.
 Trong bài viết, chúng tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm : “ Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường THCS BTCX Trà Don”.
II. THỰC TRẠNG.
1.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Phòng GD &ĐT, lãnh đạo nhà trường và ý thức cao của tập thể giáo viên.
- Nề nếp sinh hoạt chuyên môn của đơn vị trong những năm qua đã từng bước đi vào ổn định và nề nếp hơn.
- Đa số giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình và có tâm huyết với nghề nghiệp.
- Học sinh bước đầu có những hứng thú và tích cực trong các hoạt động tập thể.
- Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học tương đối đảm bảo.
2. Khó khăn:
- Tỉ lệ giáo viên trên lớp chưa đảm bảo theo quy định, số lượng giáo viên bộ môn ở từng bộ môn ít, chưa thành lập được nhóm chuyên môn.
- Giáo viên có sự biến động do việc điều động, thuyên chuyển diễn ra hằng năm.
- Trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu của học sinh chưa cao; học sinh chưa dạn dĩ trong giao tiếp hằng ngày, yếu khả năng diễn đạt trước tập thể.
Tài liệu để tra cứu phục vụ cho các hoạt động dạy học hầu như không có ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên .
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn còn thiếu và chưa đồng bộ như chưa có phòng thiết bị, phòng bộ môn, chưa có đầu chiếu Prochetter...
- Một số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng được vài năm thì chuyển công tác, thêm vào đó là những giáo viên mới vào nghề, hợp đồng chưa được tập huấn nhiều về công tác chuyên môn.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Để chỉ đạo tốt hoạt động dạy - học phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường THCS BTCX Trà Don, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
1/ Biện pháp thứ nhất: 
a) Nhà trường phải lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học của các cấp,vphải xây dựng được quy chế chuyên môn. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản này đến cán bộ, giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời
- Đối với các văn bản về quy chế chuyên môn do hiệu phó chuyên môn triển khai cho tất cả giáo viên trong phiên họp chuyên môn chung toàn trường.
- Đối với các loại văn bản chỉ đạo về giảng dạy từng bộ môn cụ thể, do tổ trưởng chuyên môn triển khai thực hiện.
- Ngoài ra trong phòng Hội đồng sư phạm phải có một số chỗ khá thuận lợi để niêm yết các văn bản chuyên môn quan trọng hay sử dụng như các văn bản đánh giá xếp loại học sinh, đánh gái xếp loại giáo viên; các văn bản chuyên môn mới để cán bộ, giáo viên tiện theo dõi học tập và thực hiện.
b) Hiệu phó chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chuyên môn chung toàn trường trong từng tuần, từng tháng, học kỳ và cả năm học, dành thời gian hợp lý cho các tổ chuyên môn.
- Đây là công việc rất quan trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn mà Sở GD&ĐT, Phòng GD & ĐT và Hội nghị cán bộ, nhà giáo đầu năm học đề ra. Ngoài công việc thông thường mà người cán bộ quản lý phải làm là: lập kế hoạch cho phần việc được phụ trách trong cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, thì một phần việc rất quan trọng là lập được kế hoạch cụ thể trong việc sử dụng thời gian của mỗi tuần.
- Trong 2 năm trở lại đây, trường chúng tôi thường quy định, tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn vào thứ ngày thứ 7 của tuần thứ 2 và thứ 4 của tháng. Do có sự quy định như vậy nên các tổ chuyên môn luôn có sự chủ động về thời gian, kế hoạch để tổ chức sinh hoạt chuyên môn hiệu quả.
Dựa vào kế hoạch trên các bộ phận và đặc biệt là các tổ chuyên môn chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động của tổ. Trong đó có kế hoạch tổ chức học tập các chuyên đề giảng dạy, phân công giáo viên thao giảng minh hoạ chuyên đề ... Do có kế hoạch sớm, cụ thể nên việc thực hiện được chuẩn bị chu đáo, đạt kết quả khá tốt.
 2/ Biện pháp thứ hai: Tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá học sinh..
  Kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh là một công việc rất quan trọng của người giáo viên, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Giáo viên và các tổ chuyên môn phải làm tốt công tác này, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh phải đạt được các mục đích và yêu cầu sau:
- Nội dung kiểm tra phải phù hợp với chương trình và sách giáo khoa hiện hành.
- Đề kiểm tra không quá tải, phù hợp với các đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu. Đề kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, cẩn mật.
- Chấm bài phải chính xác, đúng theo đáp án, biểu điểm. Chống hiện tượng chấm bài cảm tính, qua loa hay quá khắt khe.
- Trả bài kịp thời, để học sinh thấy được kiến thức thực tế của mình. Giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường nắm bắt được kịp thời chất lượng học tập của học sinh. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo kịp thời, thích hợp nâng cao chất lượng dạy - học.
- Tổ chức kiểm tra phải đảm bảo qui chế chuyên môn, nhưng phù hợp với tâm lý của học sinh, tránh căng thẳng, nặng nề.
- Việc đánh giá học sinh phải thực hiện đúng quy chế, động viên khen thưởng học sinh kịp thời.
Có như vậy kết quả kiểm tra mới phản ánh đúng trình độ thực tế của học sinh theo đúng yêu cầu, mục đích giáo dục.
3/ Biện pháp thứ ba: Tổ chức học tập chuyên đề dạy - học, thao giảng,hội giảng.Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi cấp trường, giáo viên giỏi cấp cơ sở
+ Việc tổ chức học tập chuyên đề dạy - học, thao giảng,hội giảng.Đây là một hoạt động rất quan trọng của tổ chuyên môn, điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay: thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, và phương pháp dạy - học tích cực; theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
- Về phía nhà trường: phân công, theo dõi, động viên giáo viên thực hiện tốt công tác học tập bồi dưỡng thường xuyên trong hè và trong cả năm học.
- Nhà trường lập kế hoạch và dành thời gian họp để tổ chuyên môn triển khai học tập chuyên đề sau đó có thao giảng minh họa. Hàng tuần tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch và phân công giáo viên dự giờ đồng nghiệp theo thời khoá biểu chính khoá, nhằm tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy, đặc biệt là các bài khó dạy, các dạng bài quan trọng. Nhà trường đã quy định cụ thể về công tác dự giờ thăm lớp như sau:Giáo viên có thời gian giảng dạy dưới 5 năm ít nhất 4 tiết / 1 tháng, giáo viên có thời gian giảng dạy trên 5 năm ít nhất 2 tiết / 1 tháng.
Trong năm học: 2009-2010 đã tổ chức được 4 tiết thao giảng, tổ chức được 3 chuyên đề cấp tổ:
 Chuyên đề: Bài tập Lịch sử và sử dụng Bài tập Lịch sử nâng cao chất lượng bộ môn ở trường THCS BTCX Trà Don.
Chuyên đề: Sử dụng bảng phụ để nâng cao chất lượng bộ môn Sinh học ở trường THCS BTCX Trà Don.
Chuyên đề: Sử dụng ĐDDH để nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học ở trường THCS BTCX Trà Don.
Chuyên đề:
+ Việc xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi cấp trường, giáo viên giỏi cấp cơ sở cũng được quan tâm không kém, bởi muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi.Ngay từ đầu năm học, nhà trường tiến hành cho giáo viên đăng kí công tác thi đua, đăng kí giáo viên dạy giỏi các cấp.Tổ chức tốt hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cử những giáo viên đạt giải tham gia hội thi cấp cơ sở.
4/ Biện pháp thứ tư: Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng họp tổ chuyên môn.
- Nhà trường quy định mỗi tháng phải sinh họat chuyên môn 2 lần vào tuần thứ hai và thứ tư của tháng.
+ Nội dung họp tổ chuyên môn bao gồm: Nội dung mang tính chất hành chính như thi đua, kỷ luật, nề nếp ... chỉ được chiếm không quá 1/2 thời gian họp tổ.Thời gian còn lại, tổ chuyên môn cần trao đổi, thảo luận về kinh nghiệm chủ nhiệm lớp, kinh nghiệm trong công tác vận động và duy trì sĩ số học sinh, phương pháp dạy học tích cực, xem xét việc thực hiện chương trình, thống nhất từng tiết dạy của tuần tiếp theo về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học, thống nhất kiến thức trọng tâm của từng chương, phần, chuẩn bị cho kiểm tra sắp tới (nếu có). Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
- Về phía nhà trường luôn tạo điều kiện để mỗi tổ chuyên môn đều có chỗ riêng lưu giữ các loại hồ sơ tổ hay sử dụng: Sổ kế hoạch hoạt động của tổ, sổ phân công thao giảng - dự giờ, sổ sinh hoạt chuyên môn, số báo giảng
 5. Biện pháp thứ năm: Từng bước ứng dụng Tin học trong việc cộng điểm, xếp loại, thống kê kết quả học tập của học sinh, thực hiện hồ sơ sổ sách. 
- Trong năm học 2009-2010, nhà trường và công đoàn trường đã chưa ra chỉ tiêu đến cuối năm phải phổ cập Tin học cho giáo viên (tất cả giáo viên phải có chứng chỉ A Tin học, sử dụng thành thạo vi tính trong việc soạn giảng)
- Từ năm học 2009 – 2010, việc nhập điểm, cộng điểm trung bình môn của học kỳ, cả năm. Xếp loại học lực của học sinh; kết quả lên lớp, thi lại, ở lại đã có phần mềm Tiện ích giáo viên được đông đảo giáo viên áp dụng và đánh giá cao.
- Các loại hồ sơ của giáo viên, đặc biệt là các biểu bảng thì đã có cụ thể trong máy vi tính, giáo viên cần biểu bảng nào có thể tra cứu, tham khảo bất cứ lúc nào vì thế rất thuận tiện cho giáo viên và tiết kiệm được nhiều thời gian.
6. Biện pháp thứ sáu: Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sơ kết học kỳ, tổng kết năm một cách khoa học kịp thời.
 Trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, người cán bộ quản lý phải luôn chú ý đến việc phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể. Vì có thể nói: người dạy học là giáo viên – người đánh giá học sinh cũng là giáo viên. Do đó trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, cán bộ quản lý giáo dục phải luôn chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của cán bộ, giáo viên. Đồng thời xếp thời gian một cách khoa học hợp lý để mỗi thầy cô giáo tự đánh giá công tác đã làm được trong từng học kỳ, từ đó đề ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong học kỳ tiếp theo. Sau đó mỗi tổ chuyên môn họp sơ kết học kỳ và đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học. Trên cơ sở kế hoạch của giáo viên, của tổ chuyên môn, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch và các biện pháp chính nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học kỳ tiếp theo. Đối với học kỳ I công việc này thường hoàn thành trong tuần 19 (khi vừa kết thúc học kì I). Với cách làm này chúng tôi không áp đặt chỉ tiêu cho từng giáo viên nhưng vẫn phát huy tốt phong trào thi đua dạy và học đi vào thực chất, không chạy theo hình thức.
7. Biện pháp thứ 7. Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. 
- Thực tế chất lượng giáo dục là một vấn đề búc xúc của các đơn vị trường trên địa bàn huyện.Đề nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị, tổ chuyên môn có một vai trò hết sức quan trọng .
+ Là nơi trực tiếp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém cho từng giáo viên.
+ Là nơi tực tiếp đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện của từng giáo viên và báo cáo với Ban giám hiệu để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.
IV. HIỆU QUẢ
 Từ khi thực hiện các biện pháp như vừa trình bày ở trên, hoạt động của tổ chuyên môn và kết quả dạy học có nhiều sự chuyển biến tích cực, cụ thể như sau:
- Hoạt động của tổ chuyên môn ngày càng có chất lượng, không còn mang tính chất giải quyết sự vụ, công việc hành chính đơn thuần, mà tập trung chủ yếu vào đặc trưng của từng môn học để nâng cao chất lượng dạy - học.
- Nội dung công việc của tổ chuyên môn nhiều, song nhờ có các loại sổ sách , biểu mẫu đã có sẵn, phát cho từng tổ do đó khá thuận tiện, đơn giản trong việc lưu trữ các nội dung chuyên môn quan trọng liên quan đến dạy học, giúp cho lãnh đạo nhà trường dễ theo dõi, nắm bắt kịp thời chất lượng dạy- học, từ đó có kế hoạch chỉ đạo cho phù hợp.
- Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn chung toàn trường song vẫn tạo được tính chủ động phát huy sáng tạo trong hoạt động của từng tổ chuyên môn phù hợp với đặc trưng của bộ môn.
- Chất lượng dạy học của trường ngày càng được nâng cao và củng cố vững chắc. Tỉ lệ học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh lên lớp thẳng tăng dần theo hằng năm.Tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm dần (có số liệu kèm theo).
- Tinh thần, ý thức học tập của học sinh được nâng cao, tỉ lệ học sinh bỏ học nửa chừng giảm theo hằng năm.
Xin nêu một vài số liệu của trường THCS BTCX Trà Don trong 4 năm gần đây.
 + Về phía giáo viên:
Năm học
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Giáo viên giỏi cấp cơ sở
Giáo viên đạt HTXS NV, lao động tiên tiến
Giáo viên có chuyên môn yếu
2006 - 2007
0
02
03
0
2007 - 2008
0
02
04
0
2008 - 2009
0
05
05
0
2009-2010
01
02
05
0
+ Về phía Tổ chuyên môn:
Năm học
Tổng số tổ chuyên môn
Số tổ đạt lao động xuất sắc
Số tổ đạt lao động tiên tiến
Số tổ đạt lao động giỏi
2006 – 2007
2
0
01
01
2007 – 2008
2
0
01
01
2008 – 2009
2
0
01
01
2009-2010
2
01
01
0
* Ghi chú: Kết quả năm học 2009-2010 là kết quả xét cấp trường, chờ kết quả xét và công nhận của cấp trên.
+ Về phía học sinh:
Năm học
Số giỏi cấp huyện
Học sinh giỏi
cấp trường
Học sinh tiên tiến
Học sinh lên lớp thẳng
Học sinh thi lại
Học sinh lưu ban
2006 - 2007
0
4
25
142
26
8
2007 - 2008
0
3
28
139
28
7
2008 - 2009
0
3
37
168
21
1
2009 - 2010
1
5
40
182
10
0
V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Phải nhận thức một cách đúng đắn, vị trí, vai trò, tác dụng, hiệu quả của tổ chuyên môn trong hoạt động chung của đơn vị và trong công tác nâng cao chất lượng dạy học.
- Công tác chuyên môn phải được quan tâm, đầu tư đúng mức, không sợ tốn công, tốn của và phải áp dụng một cách thường xuyên và triệt để.Khi nào và ở đâu có sự quan tâm và đầu tư đúng mức thì ở đó sẽ có hiệu quả cao.
- Công tác chuyên môn của tổ phải đưa vào công tác trọng tâm của mỗi đơn vị ngay từ đầu năm học và là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua của tổ chuyên môn và từng giáo viên.
- Phải tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết hằng năm để rút kinh nghiệm và hoàn thiện cho những năm tiếp theo.
VI. KẾT LUẬN:
 Trường THCS BTCX Trà Don cũng là một trong những xã vùng cao của 
huyện Nam Trà My với những thuận lợi và khó khăn đặc thù như đã nêu ở phần đầu.Tuy nhiên trong những năm qua, từ năm học 2006-2007 đến nay, đặc biệt là năm học 2009-2010, chúng tôi áp dụng những kinh nghiệm về chỉ đạo công tác tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học được đúc rút từ quá trình thực tế của đơn vị và đã thu được những kêt quả tốt đẹp như đã nêu.Tôi hy vọng rằng, với những kinh nghiệm mà tôi đã trình bày, nếu được đông đảo các cán bộ và giáo viên áp dụng một cách linh hoạt vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị thì hiệu quả của Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy - học sẽ được nâng lên và ngày càng bền vững.Mong nhận được nhiều sự đóng góp của quý lãnh đạo và sự chia sẽ của quý đồng nghiệp gần xa.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN.Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt Ä‘á»™ng chuyen mon.doc