Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ mầm non - Năm học 2019-2020

Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ mầm non - Năm học 2019-2020

1. Mục đích yêu cầu:

- Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động trong môi trường không khí trong lành, thoáng mát. Cung cấp kiến thức cho trẻ về tranh mâm cổ ngày tết

Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi, luật chơi.

- Phát triển vận động, phát triển xúc cảm tình cảm, phát triển ngôn ngữ.

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời. Trẻ biết đoàn kết với bạn trong khi chơi. Biết giữ gìn vệ sinh chung

2. Chuẩn bị:

- cho trẻ quan sát tranh mâm cỗ ngày tết trung thu, Đồ chơi phục vụ trò chơi vận động và dân gian.

3. Tiến trình buổi chơi.

a. Hoạt động có chủ đích.

* Quan sát không chủ đích: Tùy tình hình.

- Ôn bài cũ: xem tranh ảnh về tết trung thu

- Làm quen bài mới: Hát đêm trung thu

 Tô màu đèn lồng

* Quan sát có chủ đích: Cho trẻ quan sát tranh mâm cổ ngày tết trung thu

- Trong mâm cổ gồm có những gì?

Ngày gì các con được phá cỗ?.

 

doc 73 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ mầm non - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sáp, tranh một số đồ dùng,đồ chơi
- Tích hợp: Thơ, âm nhạc.
3. Phương pháp: Trực quan – Thực hành.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
V. VỆ SINH ĂN TRƯA NGỦ TRƯA
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
* Ôn bài củ: Cho trẻ chơi lồng đèn
* Làm quen bài mới: Cho trẻ chơi trò chơi “ Đếm trong phạm vi 2”
* Dạy kỹ năng cho trẻ: Không theo người lạ ra khỏi khu vực trường, lớp
- Mở nhạc cho trẻ hát theo bài hát có sự hướng dẫn của cô. 
- Cho trẻ chơi trò chơi tự do theo ý thích
VII. NHẬN XÉT TUYÊN DƯƠNG BÌNH CỜ TRẢ TRẺ
- Trẻ tự nêu tiêu chuẩn bé ngoan và cho trẻ tự bình cờ
VII. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY 
__________________________________________________________________________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
NHÁNH 2: BÉ TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH VÀ VUI TẾT TRUNG THU
Thứ năm, ngày 12 tháng 09 năm 2019
I. ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN- THỂ DỤC SÁNG
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1. Mục đích yêu cầu:
 - Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động trong môi trường không khí trong lành, thoáng mát. Cung cấp kiến thức cho trẻ về ngày tết trung thu Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi, luật chơi.
- Phát triển vận động, phát triển xúc cảm tình cảm, phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời. Trẻ biết đoàn kết với bạn trong khi chơi. Biết giữ gìn vệ sinh chung
2. Chuẩn bị:
- cho trẻ quan sát tranh ngày tết trung thu. Đồ chơi phục vụ trò chơi vận động và giân gian.
3. Tiến trình buổi chơi.
a. Hoạt động có chủ đích: 
* Quan sát không chủ đích: Tùy tình hình.
- Ôn bài cũ: hát đêm trung thu
- Làm quen bài mới: Đếm trong phạm vi 2
* Quan sát có chủ đích: Cho trẻ quan sát ngày tết trung thu
- Cảnh ngày tết trung thu có những gì?
- Các con thấy lân múa có hay không?
- Có mấy chú lân múa?
- Có cái gì đánh để cho lân múa?....
- Giáo dục trẻ.
b. Trò chơi vận động. Kéo co
* Cách chơi: 
Chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi đội thường chọn thành viên có sức khỏe tốt để đứng ở vị trí đầu tiên (tùy theo chiến thuật của mỗi đội chơi), mỗi thành viên tham gia kéo co nắm chặt sợi dây thừng của bên mình lại. Khi có tín hiệu của ban tổ chức thì các thành viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Nếu đội nào dẫm vạch trước thì đồng nghĩ với việc là đội đó thua cuộc
c. Trò chơi dân gian. “Rồng rắn lên mây”
Một bạn sẽ đóng làm thầy thuốc, các bạn còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi hát đồng dao:
* Rồng rắn lên mây - Có cây xúc xắc - Có nhà hiển minh - Hỏi thăm thầy thuốc - Có nhà hay không?
“Thầy thuốc” trả lời: “Thấy thuốc đi chơi (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà)”. Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: “Có!”.
Khi thầy thuốc trả lời “có” thì người đầu đoàn “rồng rắn” bắt đầu cuộc đối đáp:
* Cho tôi xin ít lửa. - Lửa làm gì? (Thầy thuốc hỏi) - Lửa kho cá. - Cá mấy khúc? - Cá ba khúc. - Cho ta xin khúc đầu. - Cục xương cục xẩu. Cho ta xin khúc giữa.- Cục máu cục me. - Cho ta xin khúc đuôi. - Tha hồ thầy đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. Còn  người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
c. Chơi tự do: Trẻ vẽ theo ý thích của trẻ, xâu lá làm đồ chơi, thuyền, chơi với đồ chơi có sẵn
III. HOẠT ĐỘNG CHUNG : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐỀ TÀI: ĐẾM TRONG PHẠM VI 2
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ biết đếm đến 2 nhận biết được các nhóm có số lượng trong phạm vi 2. 
- Nhận biết 2 chấm tròn
2. Kỹ năng
- Trẻ biết xếp từ trái sang phải, luyện so sánh. 
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Giáo dục
 - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị :
* Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ có 2 cái bánh trung thu, 2 lồng đèn 
- Thẻ số từ 1-2 chấm tròn . 
* Đồ dùng của cô
- Giống của trẻ kích thước lớn hơn
III. Tiến hành hoạt động
1. Ổn định, trò chuyện
Cho chá hát bài: Đêm trung thu
Trò chuyện cùng cháu về chủ đề
2. Ôn số lượng trong phạm vi 1 
Cho trẻ tìm trong lớp đồ chơi có số lượng 1 và đếm
3. Dạy trẻ đếm, nhận biết số lượng 2
- Các con xem trong rổ đồ dùng của mình có những gì?
Đúng rồi đấy trong rổ của chúng mình có bánh trung thu, lồng đèn, và có thẻ chấm tròn đấy. 
- Bây giờ con hãy xếp hết số bánh ra thành 1 hàng cho cô nào?
Chúng mình nhớ xếp từ trái qua phải nhé (Cô thực hiện cho trẻ quan sát)
Trung thu còn có gì nữa nào?
Đúng rồi vậy các con xếp lồng đèn ra nhé
Con hãy lấy 1 cái lồng đèn ra và xếp dưới một cái bánh cho cô nào?
Con hãy đếm xem có bao nhiêu cái lồng đèn?
1 cái lồng đèn tương ứng với 1 chấm tròn, Nào các con hãy chọn thẻ 1 chấm tròn giống như cô.
Các con hãy gắn thẻ 1 chấm tròn phía bên phải cạnh cái lồng đèn giúp cô nào?
Các con thấy số bánh và số lồng đèn như thế nào với nhau?
Số bánh và số lồng đèn số nào nhiều hơn? Vì sao con biết?
Số nào ít hơn? Vì sao?
Đúng rồi số bánh nhiều hơn số lồng đèn, số lồng đèn ít hơn số bánh vì còn 1 bánh thừa ra không có lồng đèn 
Để số lồng đèn bằng số bánh ta phải làm như thế nào?
Chúng mình cùng lấy thêm một cái lồng đèn ra nào?
Bây giờ số bánh và số lồng đèn như thế nào?
Đúng rồi, 1 cái lồng đèn thêm 1 cái lồng đèn thành mấy cái ?
Nào các con cùng đếm xem có mấy cái lồng đèn nhé.
Tất cả có mấy cái lồng đèn?
Đúng rồi đấy có 1 cái lồng đèn thêm 1 cái lồng đèn nữa là thành 2 cái lồng đèn 
Còn số bánh thì sao, các con đếm cho cô số bánh nữa nào?
Tất cả có mấy cái bánh?
Có 2 cái bánh và 2 cái lồng đèn tương ứng với thẻ mấy chấm tròn?
Các con hãy tìm thẻ 2 chấm tròn giống như cô nào? 
Các con hãy gắn thẻ 2 chấm tròn phía bên phải cạnh cái lồng đèn, và cái bánh giúp cô nào?
Cho trẻ cất 1 cái bánh
Có 2 cái bánh cất đi 1 cái còn mấy cái bánh?
Các con cất nốt cái bánh còn lại giúp cô nào?
Có 2 cái bánh đã cất hết 2 cái bánh còn cái bánh nào nữa không?
Bánh đã được hái hết rồi, giờ các con hãy cất hết số lồng đèn cho cô vào rổ nào? (Các con vừa cất vừa đếm nhé)
3. Luyện tập, củng cố:
* Trò chơi 1: Ai nhanh nhất.
Cách chơi: Các con hãy tìm những đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp học có số lượng theo yêu cầu của cô và đếm số đồ dùng đồ chơi
Cô và các bạn sẽ kiểm tra lại 
* Trò chơi 2: Tìm về đúng nhà.
Cách chơi: Xung quanh lớp cô có rất nhiều ngôi nhà, các con nhìn xem các ngôi nhà có gì đặc biệt?
Đếm số chấm tròn trên các ngôi nhà.
Mỗi trẻ cầm 1 thẻ chấm tròn có số lượng là 1,2
Các con vừa đi vừa 1 hát bài, khi có hiệu lệnh “Tìm nhà, tìm nhà” bạn nào có thẻ 1 chấm tròn về nhà có 1 chấm tròn, bạn nào có thẻ 2 chấm tròn thì về nhà có 2 chấm tròn.
Luật chơi: nếu bạn nào về nhầm nhà thì phải nhảy lò cò
Cô hỏi trẻ thẻ của con có mấy chấm tròn? Con về nhà có mấy chấm tròn?
Cô cho trẻ chơi 2 lần.
4. Kết thúc:
Cô nhận xét, động viên cả lớp.
Cho trẻ cất dọn đồ dùng
IV: HOẠT ĐỘNG GÓC
V. VỆ SINH ĂN TRƯA NGỦ TRƯA
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
 - Ôn bài củ: Cho trẻ chơi Đếm trong phạm vi 2
 - Làm quen bài mới: Cho trẻ chơi trò chơi đọc thơ diễn cảm bài: Trăng sáng
 - Dạy kỹ năng cho trẻ: Không theo người lạ ra khỏi khu vực trường, lớp.
 - Mở nhạc cho trẻ hát theo bài hát có sự hướng dẫn của cô. 
 - Cho trẻ chơi trò chơi tự do theo ý thích
VII. NHẬN XÉT TUYÊN DƯƠNG BÌNH CỜ TRẢ TRẺ:
- Trẻ tự nêu tiêu chuẩn bé ngoan và cho trẻ tự bình cơ
VII NHẬN XÉT CUỐI NGÀY .
__________________________________________________________________________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
NHÁNH 2: BÉ TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH VÀ VUI TẾT TRUNG THU
Thứ sáu, ngày 13 tháng 09 năm 2019
I. ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN- THỂ DỤC SÁNG
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1. Mục đích yêu cầu:
1. Mục đích yêu cầu:
- Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động trong môi trường không khí trong lành, thoáng mát. Cung cấp kiến thức,về ngày lễ hội trung thu. Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi, luật chơi.
- Phát triển vận động, phát triển xúc cảm tình cảm, phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời. Trẻ biết đoàn kết với bạn trong khi chơi. Biết giữ gìn vệ sinh chung
2. Chuẩn bị:
- cho trẻ quan sát tranh về ngày lễ hội trung thu. Đồ chơi phục vụ trò chơi vận động và giân gian.
3. Tiến trình buổi chơi.
a. Hoạt động có chủ đích.
* Quan sát không chủ đích: Tùy tình hình.
- Ôn bài cũ: Đếm trong phạm vi 2
- Làm quen bài mới: Đọc thơ trăng sáng
* Quan sát có chủ đích: cho trẻ quan sát tranh về ngày lễ hội trung thu 
- Các con thấy ngày lễ hội có vui không?
- các chú đánh cái gì để cho lân múa?
- chú tôn ngô không cầm gì?
- ông địa bụng như thế nào?...
+ Giáo dục trẻ.
b. Trò chơi vận động. Kéo co
* Cách chơi: 
Chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi đội thường chọn thành viên có sức khỏe tốt để đứng ở vị trí đầu tiên (tùy theo chiến thuật của mỗi đội chơi), mỗi thành viên tham gia kéo co nắm chặt sợi dây thừng của bên mình lại. Khi có tín hiệu của ban tổ chức thì các thành viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Nếu đội nào dẫm vạch trước thì đồng nghĩ với việc là đội đó thua cuộc.
c. Trò chơi dân gian. “Rồng rắn lên mây”
Một bạn sẽ đóng làm thầy thuốc, các bạn còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi hát đồng dao:
* Rồng rắn lên mây - Có cây xúc xắc - Có nhà hiển minh - Hỏi thăm thầy thuốc - Có nhà hay không?
“Thầy thuốc” trả lời: “Thấy thuốc đi chơi (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà)”. Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: “Có!”.
Khi thầy thuốc trả lời “có” thì người đầu đoàn “rồng rắn” bắt đầu cuộc đối đáp:
* Cho tôi xin ít lửa. - Lửa làm gì? (Thầy thuốc hỏi) - Lửa kho cá. - Cá mấy khúc? - Cá ba khúc. - Cho ta xin khúc đầu. - Cục xương cục xẩu. Cho ta xin khúc giữa.- Cục máu cục me. - Cho ta xin khúc đuôi. - Tha hồ thầy đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. Còn  người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
c. Chơi tự do: Trẻ vẽ theo ý thích của trẻ, xâu lá làm đồ chơi, thuyền, chơi với đồ chơi có sẵn
.
III. HOẠT ĐỘNG CHUNG : 
 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ : Thơ:
 ĐỀ TÀI: TRĂNG SÁNG 
1. Mục đích yêu cầu
 - Trẻ thuộc thơ,hiểu nội dung bài thơ.
 - Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm ,đọc rõ lời thơ.
 - Giáo dục trẻ tự hào về ngày tết trung thu của dân tộc việt nam.
2. Chuẩn bị:
Đồ dùng:    - Tranh minh họa cho bài thơ.1 số đồ dùng khác
* Tích hợp: KPKH- Âm nhạc
3.Phương pháp: Quan sát - Đàm thoại – dùng lời. 
4. Qúa trình hoạt động:
*Hoạt động 1: Ôn định, trò chuyện, dẩn dắt vào bài
- Cho trẻ chơi: Bốn mùa.
 Cô đố các con bây giờ là mùa gì ? Mùa thu thời tiết như thế nào ? Mùa thu có ngày hội, ngày lễ gì ? Vào ngày rằm ban đêm có trăng tròn và rất sáng.
- Vậy cô cháu mình cùng đọc bài thơ trăng sáng nhé.
- Cô đọc cùng trẻ lần 1diễn cảm.
- Lần 2 kết hợp tranh giảng nội dung,giảng từ khó.
- Trích dẫn làm rõ ý.
- Lớp vận động bài: Đêm trung thu.
Hoạt động2: Đàm thoại
- Bài thơ có tên là gì?
- Sân nhà em sáng là nhờ có gì ?
- Trăng tròn như cái gì ?
- Những đêm trăng khuyết giống cái gì.
- Cho trẻ đặt tên mới cho bài thơ
Hoạt động 3: Đọc thơ.
- Cho trẻ đọc thơ 2 đến 3 lần
- Thi đua giữa các tổ với nhau.
- Đọc luân phiên.
- Thi đua giữa nhóm bạn trai,bạn gái.
- Gọi cá nhân lên đọc thơ.
- Cả lớp đọc lại vài lần.
Hoạt động 4: Trò chơi
* Trò chơi 1: ai nhanh .
- Cô hướng dẫn cách chơi và cho trẻ chơi.
* Trò chơi 2: Tô màu 
- Cho trẻ tô màu tranh .
- Cô hướng dẫn cách tô.
* Kết thúc hoạt động: Trẻ hát bài 
IV: HOẠT ĐỘNG GÓC
V. VỆ SINH ĂN TRƯA NGỦ TRƯA
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
* Ôn bài củ: Cho trẻ chơi “đoc thơ trăng sáng”
* Làm quen bài mới: Cô cho trẻ xem tranh về trường mầm non
* Dạy kỹ năng cho trẻ: : Không theo người lạ ra khỏi khu vực trường, lớp 
- Mở nhạc cho trẻ hát theo bài hát có sự hướng dẫn của cô. 
- Cho trẻ chơi trò chơi tự do theo ý thích
VII: NHẬN XÉT TUYÊN DƯƠNG BÌNH CỜ TRẢ TRẺ:
- Trẻ tự nêu tiêu chuẩn bé ngoan và cho trẻ tự bình cờ
VII NHẬN XÉT CUỐI NGÀY .
__________________________________________________________________________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
MẠNG HOẠT ĐỘNG
NHÁNH 3: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
Ngày thực hiện: ngày 16/ 09 đến 20/ 9 năm 2019
Mục tiêu giáo dục
Nội dung
Hoạt động
1. Phát triển thể chất: 
Chỉ số 5: Đi, chạy thay đổi tốc độ theo đúng hiệu lệnh.
- Thực hiện được các kiểu đi, chạy theo lời cô 
HĐH Thể dục: Đi chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc
Chỉ số 22: Có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở: Uống nước đã đun sôi,
- Biết ăn chín uống sôi
Trò chyện cùng trẻ vào mọi lúc, mọi nơi
2. Phát triển tình cảm xã hội 
Chỉ số 87: Thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: sau khi chơi xếp cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng lời bố mẹ.
- Trẻ lắng nghe và thực hiện những điều khi người lớn nói
Tạo tình huống cho trẻ vào các hoạt động hoạt động mọi lúc mọi nơi
3. Phát triển ngôn ngữ
Chỉ số 67: Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng giao...
Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ
HĐH LQVVH: Thơ Bé đến lớp
Chỉ số 70. Sử dụng các từ vâng ạ, dạ, thưa, trong giao tiếp
- Trẻ biết sử dụng vốn từ để giao tiếp
Hoạt động 
mọi lúc mọi nơi
4. Phát triển thẩm mỹ
Chỉ số 97: Chú ý nghe, thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc; Thích nghe đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; Thích nghe kể câu chuyện.
Trẻ thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc 
Thích nghe đọc thơ
HĐH Âm nhạc: Cháu đi mẫu giáo
Chỉ số 105: Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ. 
- Biết tô màu tạo ra sản phẩm đẹp
HĐH Tạo hình: Tô màu chùm bóng bay
5. Phát triển nhận thức
Chỉ số 51. Nói được tên trường,lớp,  cô giáo, bạn, đồ chơi,  đồ dùng trong lớp  khi được hỏi, trò chuyện.
Biết và kể được ở trường có những gì...
HĐH KPKH: Trò chuyện về cô giáo và các bạn
Chỉ số 55. Nhận biết được 1 và nhiều.
- Biết số 1 và các số nhiều hơn
HĐH LQVT: Tách một nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ hơn
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
NHÁNH 3: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
Ngày thực hiện: ngày 16/ 09 đến 20/ 09 năm 2019
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
I. Đón trẻ, trò chuyện
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ mang dép trong lớp, nhắc trẻ ăn mặc phù hợp với thời tiết.
- Nhắc trẻ không xả rác ra lớp, ra sân trường .
- Cho trẻ xem tranh ảnh, hát, đọc thơ mọi lúc mọi nơi về chủ đề
- Cùng trẻ trò chuyện về các nội dung trong chủ đề
- Trò chuyện về cách tiết kiệm nước và điện
- Nhắc trẻ sắp xếp đồ dùng đúng nơi qui định
- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình học tập của cháu ở trường
II. Thể dục sáng
 Khởi động: Tổ chức cho trẻ tập theo nhạc bài tập thể dục sáng
Trọng động :
- Động tác cơ tay vai ( 3lx8n ): Đưa tay sang ngang gập vào vai 
- Động tác cơ chân( 3lx8n ): Hai tay ra trước bước chân lên khuỵu chân
- Động tác lườn( 3lx8n ): Đưa tay sang ngang nghiêng người 
- Động tác bụng( 3lx8n ): Giơ tay lên cao đồng thời chân bước rộng bằng vai cúi người tay chạm mũi chân
- Động tác bật( 3lx8n ): Bật tách chụm chân 
Hồi tĩnh: Cho trẻ tập nhẹ nhàng theo nhạc hít thở sâu
III. Hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trường hỏi trẻ về cô giáo và các bạn
-TCVĐ: Trời nắng, trời mưa
- TVDG: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do 
- Cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trường, trò chuyện với trẻ về cô giáo và các bạn
-TCVĐ: Trời nắng, trời mưa
- TVDG: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do 
-Trò chuyện với trẻ biết cô giáo làm công việc gì - TCVĐ: Trời nắng, trời mưa
- TVDG: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do 
- Cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trường, trò chuyện về các bạn phải thế nào với nhau
- TCVĐ: Nhảy vào nhảy ra
- TVDG: Trốn tìm
- Chơi tự do 
- Cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trường, trò chuyện về tất cả cô giáo và các bạn
- TCVĐ: Nhảy vào nhảy ra
- TVDG: Trốn tìm
- Chơi tự do 
IV. Hoạt động chung có mục đích học tập
THỂ DỤC 
 Đi , chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc
KPKH
Trò chuyện về cô giáo và các bạn
TẠOHÌNH
tô màu chùm bóng bay
ÂM NHẠC
DH: Cháu đi mẫu giáo
 NH: Ngày đầu tiên đi học
TC: Đoán tên bài hát
LQVT
 Tách một nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ hơn
 VĂN HỌC
Thơ: Bé đến lớp
TÊN GÓC
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
V. Hoạt động góc
góc phân vai 
Cô cấp dưỡng
- Trẻ biết được công viêc của cô chú trong cửa hàng và công việc của người nấu ăn
- Đồ dùng các loại quả
- Đồ dùng dành cho trò chơi nấu ăn xong nồi chén bát 
* Thỏa thuận trước khi chơi: 
- Cô cho trẻ chọn góc chơi sau đó tổ chức cho trẻ chơi - cho trẻ tự thỏa thuận vai chơi với nhau.
* Tổ chức chơi:
- Trong lúc trẻ chơi cô đi từng góc chơi giúp trẻ thể hiện tốt từng góc chơi của mình tạo tình huống cho trẻ xử lý.
- Dặn dò trẻ không tranh giành đồ chơi của nhau
* Nhận xét: - Kết thúc cô đi từng góc chơi nhận xét các góc chơi và nhắc trẻ cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng 
Góc xây dựng 
Xây lớp học
- Cháu biết dùng các khối gỗ để xây lớp học
- Trẻ biết lớp học dùng để học, ăn uông....
- Đồ dùng dành cho trò chơi xây dựng các loại cây xanh, hàng rào
Góc thiên nhiên 
- Chăm sóc cây xanh 
- Trẻ biết cây xanh có lợi cho sức khỏe con người và trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ 
- Chai đong nước, bình tưới hoa, cát
Góc nghệ thuật 
- Hát, múa, đọc thơ 
- Tổ chức cho trẻ hát vân động
đọc thơ trong chủ điểm 
- Trang phục 
các bài hát bài thơ 
VI. Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
- Trẻ làm vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, rửa tay với xà phòng dưới vòi nước sạch
- Cô giáo giới thiệu các món ăn có chất dinh dưỡng cho trẻ.
- Động viên trẻ ăn hết xuất của mình, khi ăn biết mời cô, mời bạn.
- Cho trẻ ngủ trưa đủ giấc, phòng thoáng mát, sạch sẽ, có đủ ánh sáng và mắc màn khi ngủ
- Trẻ ngồi vào bàn ăn, khi ăn cơm không làm rơi vãi cơm ra bàn
VII. Hoạt động chiều
- Cho trẻ ôn lại các hoạt động buổi sáng
- Làm quen với hoạt động mới
- Cho trẻ hoạt động theo ý thích ở các góc
- Dạy trẻ kỹ năng sống: Biết chào hỏi, lễ phép với người lớn
- Thực hành sách tạo hình, sách toán
- Hoạt động ngoại khóa: Cho trẻ học kỹ năng múa
VIII. Bình cờ, trả trẻ
* Bình cờ
- Cho trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần 
+ Đi học không khóc nhè
+ Biết cất đồ dùng đúng nơi qui định
+ Biết chào hỏi lễ phép
- Cho trẻ tự bình cờ theo tổ và lên cắm cờ theo tổ
- Cuối tuần cho trẻ tổng kết số cờ trong tuần và lên cắm hoa bé ngoan
* Trả trẻ
- Trả

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_cham_soc_giao_duc_tre_mam_non_nam_hoc_2019_2020.doc