Hướng dẫn chấm Sáng kiến kinh nghiệm

Hướng dẫn chấm Sáng kiến kinh nghiệm

1. Thành phần Hội đồng chấm xét

a. Đối với các trường thành phần Hội đồng chấm xét gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, tổ trưởng các bộ môn và các thành viên am hiểu những vấn đề đặt ra trong đề tài. Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội đồng, Phó Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn làm phó Chủ tịch Hội đồng.

b. Hồ sơ đề tài, SKKN gửi về Ban Giám hiệu.

- Các đề tài SKKN được in và đóng tập theo quy cách, kèm theo file nội dung đề tài.

- Biên bản họp xét của Tổ chuyên môn.

- Phiếu chấm, xét SKKN của Tổ chuyên môn chấm xét sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị tổ.

 

doc 3 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 44846Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn chấm Sáng kiến kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN CHẤM SKKN
I. Đánh giá, xếp loại đề tài, SKKN:
1-Về nội dung: Đạt tối đa 9.0điểm
a. Tính mới: (2.0 điểm )
Đó là những vấn đề chưa có SKKN nào trước đó nghiên cứu; những cải tiến, những đề xuất mới đảm bảo tính khoa học; những ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ mới; luận điểm giáo dục mới hay phát hiện mới về tính hợp lý, hiệu quả của một giải pháp trong quá trình dạy học và quản lý giáo dục.
b. Tính hiệu quả: (2.5 điểm )
Đem lại hiệu quả trong công tác dạy học, giáo dục và quản lý giáo dục; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học hay hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. Nếu áp dụng thì hiệu quả công việc sẽ cao nhất, với lượng thời gian và sức lực được sử dụng ít nhất, tiết kiệm nhất.
c. Tính khoa học: (2.5 điểm )
Đề tài phải được trình bày, lý luận hợp lý, có luận cứ khoa học, xác thực. Vấn đề nghiên cứu phải phù hợp với những thành tựu khoa học giáo dục tiên tiến trong nước và thế giới. Kết quả nghiên cứu đạt được đúng với mọi điều kiện, mọi trường hợp. Đây là kết quả phù hợp với qui luật, với xu thế chung, không phải là ngẫu nhiên.
d. Tính ứng dụng thực tiễn: (2.0 điểm )
Có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ hiểu và có thể ứng dụng một cách dễ dàng và đại trà trong toàn ngành giáo dục; được các nhà giáo, nhân viên khác vận dụng vào công việc của mình đạt kết quả cao.
2- Về hình thức: (1.0 điểm, 0.5 điểm cho  mỗi mục )
a. Trình bày nội dung theo bố cục đã hướng dẫn viết SKKN: từ ngữ và ngữ pháp được sử dụng chính xác, khoa học; các kiến thức được hệ thống hóa một cách chặt chẽ phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay.
b. Đề tài được đánh máy vi tính; cỡ chữ 14, kiểu chữ Times New Roman hoặc VnTime; dòng cách dòng 1,5; lề trên, dưới, phải 2cm, lề trái 3cm trên một trang giấy A4, trang trí khoa học, đóng bìa đẹp. Bìa sáng kiến kinh nghiệm phải được ghi rõ ràng theo hướng dẫn.
3. Đánh giá, xếp loại : 
- Loại A:  Đạt từ 8.0 - 10 điểm
- Loại B:  Đạt từ 6.0 - dưới 8.0 điểm
- Loại C:  Đạt từ 5.0 - đưới 6.0 điểm
- Không xếp loại: Đối với các đề tài đạt dưới 5.0 điểm.
III. Tổ chức thực hiện đề tài, SKKN tại đơn vị tổ:
a. Phát động phong trào viết và áp dụng SKKN, phổ biến các yêu cầu về nội dung, hình thức, tiêu chuẩn chấm xét SKKN theo quy định của Sở GD&ĐT, của trường, tổ chức cho giáo viên, nhân viên đăng ký đề tài và tiến độ thực hiện.
b. Lên kế hoạch hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên trong tổ xây dựng đề tài.
c. Chấm, nhận  xét, đánh giá SKKN của giáo viên trong tổ chuyên môn trước khi Chấm ở hội đồng cấp trường.
IV. Hội đồng chấm xét SKKN: 
1. Thành phần Hội đồng chấm xét 
a. Đối với các trường thành phần Hội đồng chấm xét gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, tổ trưởng các bộ môn và các thành viên am hiểu những vấn đề đặt ra trong đề tài. Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội đồng, Phó Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn làm phó Chủ tịch Hội đồng.
b. Hồ sơ  đề tài, SKKN  gửi về Ban Giám hiệu.
- Các đề tài  SKKN được in và đóng tập theo quy cách, kèm theo file nội dung đề tài.
- Biên bản họp xét của Tổ chuyên môn.
- Phiếu chấm, xét SKKN của Tổ chuyên môn chấm xét sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị tổ.
V. PHỔ BIẾN, ÁP DỤNG ĐỀ TÀI,  SKKN  
Kể từ năm học 2010-2011, Tổ chuyên môn cần đặc biệt quan tâm đẩy mạnh việc tổ chức phổ biến, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và SKKN vào thực tiễn hoạt động của đơn vị tổ chuyên môn.
Ban giám hiệu tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động phổ biến, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, SKKN; và xem đây là một trong những hoạt động quan trọng của năm học. Các Tổ chuyên môn có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động phổ biến, ứng dụng SKKN một cách cụ thể vào mỗi năm học.
Các Tổ chuyên môn có thể áp dụng phối hợp các hình thức phổ biến ứng dụng sau:
- Tổ chức hội thảo theo các chuyên đề NCKH, SKKN;
- Tổ chức báo cáo, trao đổi thảo luận trong tổ chuyên môn;
- Tổ chức thử nghiệm các hoạt động quản lý, giảng dạy mới;
- SKKN được công nhận loại A cấp nào thì được phổ biến trong cấp đó.
IV. KHEN THƯỞNG VÀ CHẾ ĐỘ BẢO LƯU ĐỀ TÀI, SKKN
1. Đối với cá nhân:   
1.1. Khen thưởng SKKN:
Những SKKN được Sở Giáo dục và Đào tạo xếp loại thì được khen thưởng theo qui định hiện hành.
Việc thưởng cho SKKN được xếp loại A, B, C chỉ được thực hiện một lần vào năm học mà SKKN được xếp loại.
1.2. Bảo lưu các SKKN:
Việc bảo lưu kết quả SKKN đã xếp loại cụ thể như sau :
- SKKN được xếp loại A, B cấp Sở, có giá trị 03 năm học kể từ năm học được xếp loại SKKN.
- SKKN được xếp loại A,B,C cấp Huyện, có giá trị 02 năm học kể từ năm học được xếp loại SKKN.
Lưu ý:
Khi xét tặng các danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp, ngoài danh hiệu giáo viên dạy giỏi, tiêu chuẩn về SKKN  được quy định cụ thể như sau:
Chiến sĩ thi đua cơ sở của khối trực thuộc phải có sáng kiến kinh nghiệm đạt loạiA, B cấp cơ sở; Chiến sĩ thi đua cơ sở của khối Phòng Giáo dục và Đào tạo phải có sáng kiến kinh nghiệm đạt loại A, B cấp huyện;
Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh phải có sáng kiến kinh nghiệm đạt loại A, B cấp tỉnh vào năm được xét (kể cả sáng kiến kinh nghiệm loại A, B đã được bảo lưu).
Chiến sĩ Thi đua cấp Quốc gia phải có đề tài nghiên cứu khoa học được chứng nhận ở cấp Nhà nước hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học được in thành sách bởi các Nhà xuất bản có uy tín trong và ngoài nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docHƯỚNG DẪN CHẤM SKKN.doc