Giải pháp hữu ích: Một số giải pháp nhằm “tiếp tục giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - Bỏ học” tại trường tiểu học đạ M’rông

Giải pháp hữu ích: Một số giải pháp nhằm “tiếp tục giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - Bỏ học” tại trường tiểu học đạ M’rông

1. Với Ban lãnh đạo nhà trường:

Thường xuyên giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, phẩm chất cho cán bộ giáo viên, xây dựng tập thể đội ngũ luôn đoàn kết, gắn bó, tâm quyết với nghề nghiệp, thương yêu - tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, xây dựng mối quan hệ thân thiện tốt đẹp tình thầy, cô và học trò giúp cá em tự tin hơn khi đến trường, đến lớp.

Làm tốt công tác hỗ trợ, động viên học sinh nghèo, khó khăn về vật chất và tinh thần bằng các hình thức:

Cấp phát thêm vở viết, cặp, đồ dùng học tập cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được an tâm tới lớp.

Hướng dẫn học sinh sử dụng tiền hỗ trợ vào các mục đích đúng đắn, tập trung cho việc đầu tư vào học tập và cải thiện các điều kiện sinh hoạt.

Vận động các Cán bộ- Công nhân viên chức nhà trường đóng góp vật chất và công sức hỗ trợ học sinh bằng các tiết dạy phụ đạo, quyên góp giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.

Tham mưu với các cấp lãnh đạo để được đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học.

2/ Công tác tuyên truyền vận động.

 Trực tiếp: thông qua việc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh, việc giáo viên xuống gia đình học sinh, việc cán bộ - giáo viên tham gia sinh hoạt tại các buổi họp thôn để nói rõ lý do sự cần thiết phải đến trường, đến lớp để học tập.

 Gián tiếp: Thông qua chính quyền địa phương, thông tin trên loa phóng thanh của xã, các buổi văn nghệ tuyên truyền có lồng ghép việc cần thiết phải đưa con enm đến trường

3/ Công tác phối hợp.

Với các Ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, thôn – buôn;

Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, với phụ huynh học sinh

4/ Công tác theo dõi - tham mưu.

 Tăng cường tham mưu với chính quyền địa phương trong công tác xây dựng Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học

 Tổng hợp danh sách học sinh hay nghỉ học báo cáo chính quyền địa phương. Chỉ đạo và cùng GVCN tham mưu, đề xuất biện pháp khắc phục. Có biện pháp chế tài đối với những hộ gia đình có con hay nghỉ, bỏ học.

 Lập hồ sơ theo dõi những giáo viên còn có tính chất đối phó trong công việc, tăng cường kiểm tra, kiểm tra hàng ngày, báo cáo UBND huyện, Phòng GD&ĐT việc có tiếp tục hay không hợp đồng, tuyển dụng giáo viên trong những năm học tiếp theo

 

doc 20 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1555Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp hữu ích: Một số giải pháp nhằm “tiếp tục giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - Bỏ học” tại trường tiểu học đạ M’rông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Huy động mọi lực lượng tham gia khi có vấn đề nổi cộm về học sinh không đi học chuyên cần, đầy đủ.
7/ Thời gian nghiên cứu:
 Để đạt được kết quả tốt, đảm bảo tỷ lệ cao theo đúng sự chỉ đạo chung thì cần được tiến hành liên tục trong nhiều năm. Tuy nhiên do thực tế thời gian không cho phép, nên chỉ áp dụng được trong thời gian một năm học 2011 – 2012, bắt đầu từ tháng 7 năm 2011 đến hết năm học 2011-2012 và có so sánh với kết quả của các năm học trước. 
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIẢI PHÁP
 	Xuất phát từ nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học trong điều lệ nhà trường có yêu cầu: Nhà trường có trách nhiệm tuyển sinh, tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, đào tạo và quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
 	Cơ sở cốt lõi của nhà trường là có trường thì phải có học sinh, có thầy cô theo một tiêu chuẩn nhất định mà nhà nước quy định. Tồn tại cả hai yếu tố thầy và trò, đồng thời kèm theo bộ máy quản lý đặc trưng theo cấp học, bậc học thì mới mới có điều kiện để hoạt động, duy trì sự hình thành và phát triển, từ đó đi đến có kết quả theo mong đợi.
 	Thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch cấp trên giao trên cơ sở số liệu thực tế việc huy động học sinh đến trường, đến lớp. Đó là một nhiệm vụ trọng tâm của việc thực hiện mục tiêu giáo dục nhà trường.
 	Trong điều 42 điều lệ trường tiểu học có nêu: Học sinh được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú,  học sinh được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu, được chăm sóc và giáo dục hòa nhập (Đối với học sinh khuyết tật theo quy định). Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định. Do đó, việc các em chưa hoặc có khó khăn trong việc đến trường, đến lớp đều phải được huy động, giúp đỡ thì các em mới có cơ hội để tiếp thu kiến thức văn hóa, giao lưu từ môi trường nhà trường để được bằng bạn bằng bè 
 	Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.
Mặt khác, người giáo viên cũng chính là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có nhiệm vụ bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất của một con người mới, bên cạnh truyền thụ những kiến thức trong sách giáo khoa, người giáo viên còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh rèn luyện về mặt học tập cũng như rèn luyện đạo đức. Do vậy trình độ tổ chức và điều khiển quá trình dạy học và giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý đối tượng.
Trong thời đại ngày nay, thời đại hội nhập và phát triển. Mỗi đất nước, mỗi một con người cần phải khoẻ mạnh, có trí tuệ để xây dựng và bảo vệ chủ quyền dân tộc. Mỗi con người khoẻ mạnh thì đất nước khoẻ mạnh. Mỗi con người có trí tuệ thì đất nước có trí tuệ và phồn thịnh. Do vậy mới có chương trình giáo dục phổ thông, nhằm tạo cơ hội tốt nhất cho mọi người được học tập và tu dưỡng, rèn luyện trở thành con người có ích cho gia đình, cho xã hội, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Đại bộ phận trẻ em trong độ tuổi đều có cơ hội đến trường học tập, tu dưỡng, rèn luyện. Tuy nhiên vẫn có một số ít: vừa ít cơ hội vừa không làm chủ được vận mệnh chính bản thân mình nên mới không có cơ hội đến trường hoặc có đến nhưng không được trọn vẹn, nghỉ - bỏ học giữa chừngVì lẽ đó, nhà trường, những người làm công tác giáo dục phải có trách nhiệm lôi cuốn, vận động, khích lệ học sinh trở lại mái trường để có dịp học tập và trau dồi kiến thức cho bản thân, tích luỹ kinh nghiệm, làm nền tảng để các em tiếp tục học lên cấp II, mới có cơ hội làm chủ một cách chính đáng, làm chủ thực sự cuộc sống của mình; tương lai sẽ góp phần xây dựng kinh tế gia đình và xây dựng cho quê hương, đất nước ngày mai tươi sáng, giàu đẹp hơn.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP:
1/ Tình hình chung: 
Trường tiểu học Đầm Ròn thuộc xã Đạ M’rông, huyện Đam Rông được thành lập từ năm 1981. Đến năm học 2004-2005 trường chính thức mang tên Trường tiểu học Đạ M’rông theo Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 13/09/2005 của UBND huyện Đam Rông với tổng diện tích là 7065 m2. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, đã và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và học sinh trên địa bàn xã.
2/ Thuận lợi: 
 Trường chỉ có một điểm trường chính đóng trên địa bàn 4 thôn, thuận lợi cho công tác huy động học sinh ra lớp.
Hội cha mẹ học sinh nhà trường hoạt động tích cực, khuyến khích tinh thần dạy và học của giáo viên và học sinh trong trường.
3/ Khó khăn:
Cơ sở vật chất nhà trường tuy được nhà nước đầu tư xây dựng mới tuy nhiên còn thiếu (đường, sân, hàng rào, ).
Đời sống của nhân dân địa phương còn gặp nhiều khó khăn, công tác giáo dục cho con em chưa được chú trọng thường xuyên. Số học sinh theo cha mẹ đi làm ăn xa và chuyển trường đột xuất gây khó khăn cho công tác duy trì sĩ số nhà trường. Một số ít bộ phận nhân dân còn rất mơ hồ với việc giáo dục con em họ, cho rằng giáo dục học sinh là nghĩa vụ và trách nhiệm hoàn toàn thuộc về nhà trường, nên gia đình chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức cho việc học tập của con em mình, họ không hiểu học cho ai và học để làm gì. Học sinh đi học với suy nghĩ là nghĩa vụ hơn là tự giác nên hiện tượng nghỉ học, bỏ học giữa chừng thường xuyên diễn ra.
Lãnh đạo nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, công việc còn chồng chéo nên việc kiểm tra chưa thường xuyên, kịp thời
Quản lý hướng trọng tâm về phần lý thuyết, chưa tạo sự công bằng trong việc cùng quản lý nhà trường.
Các yếu tố về tuổi đời, tuổi nghề, hệ đào tạo, hoàn cảnh gia đình cũng tác động trực tiếp đến trình độ chuyên môn, công tác chủ nhiệm của giáo viên.	
Việc phấn đấu vươn lên của một số giáo viên còn chậm, dẫn đến chất lượng giờ dạy thấp, chưa lôi cuốn được học sinh thích học.
Công tác luân chuyển hàng năm: Một số giáo viên có tay nghề đạt khá – tốt, am hiểu phong tục - tập quán địa phương chuyển ra vùng thuận lợi, một số giáo viên trái ngành chuyển về trường...
4/ Đề dẫn.
Với cương vị là Hiệu trưởng nhà trường, bản thân tôi cũng đã nhận thức được rất sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tìm ra một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học giữa chừng.
Các giải pháp nhằm giảm học sinh bỏ học đó được thể hiện bằng nhiều hình thức, trong nhiều giai đoạn cụ thể: giai đoạn tuyển sinh đầu năm, giai đoạn trước và sau khi nghỉ tết Nguyên đán. Tỷ lệ học sinh bỏ học cao nhất trong các năm học trước là ở khối I; khối II và khối IV.
 Mối quan hệ qua lại: Có thầy thì phải có trò và ngược lại. Đồng thời phải đảm bảo tính cân bằng đầu vào và đầu ra; nếu không sẽ là “Đầu voi đuôi chuột” - Đây không phải là điều nhà trường mong muốn. 
 Bác Hồ, vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của chúng ta rất mong muốn: “Ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai được học hành”. Do vậy nếu vắng đi một hoăc nhiều em học sinh ở một lớp nào đó hàng ngày là điều không mong muốn. Buộc chúng ta phải hành động, do đó chúng ta phải tỏ rõ tinh thần trách nhiệm và tình cảm nghề nghiệp.
Xuất phát từ nhiều lý do như trên kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học giữa chừng mà tôi đã áp dụng trong năm học 2010-2011 và tiếp tục thực hiện, bổ sung một số giải pháp thực tế trong năm học 2011 – 2012 mà tôi đã thực hiện ở trường tiểu học Đạ M’rông để cùng trao đổi. 
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Với Ban lãnh đạo nhà trường:
Thường xuyên giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, phẩm chất cho cán bộ giáo viên, xây dựng tập thể đội ngũ luôn đoàn kết, gắn bó, tâm quyết với nghề nghiệp, thương yêu - tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, xây dựng mối quan hệ thân thiện tốt đẹp tình thầy, cô và học trò giúp cá em tự tin hơn khi đến trường, đến lớp.
Làm tốt công tác hỗ trợ, động viên học sinh nghèo, khó khăn về vật chất và tinh thần bằng các hình thức:
Cấp phát thêm vở viết, cặp, đồ dùng học tập cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được an tâm tới lớp.
Hướng dẫn học sinh sử dụng tiền hỗ trợ vào các mục đích đúng đắn, tập trung cho việc đầu tư vào học tập và cải thiện các điều kiện sinh hoạt.
Vận động các Cán bộ- Công nhân viên chức nhà trường đóng góp vật chất và công sức hỗ trợ học sinh bằng các tiết dạy phụ đạo, quyên góp giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.
Tham mưu với các cấp lãnh đạo để được đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học. 
2/ Công tác tuyên truyền vận động.
	Trực tiếp: thông qua việc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh, việc giáo viên xuống gia đình học sinh, việc cán bộ - giáo viên tham gia sinh hoạt tại các buổi họp thôn  để nói rõ lý do sự cần thiết phải đến trường, đến lớp để học tập.
	Gián tiếp: Thông qua chính quyền địa phương, thông tin trên loa phóng thanh của xã, các buổi văn nghệ tuyên truyền có lồng ghép việc cần thiết phải đưa con enm đến trường 
3/ Công tác phối hợp.
Với các Ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, thôn – buôn;
Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, với phụ huynh học sinh 
4/ Công tác theo dõi - tham mưu.
	Tăng cường tham mưu với chính quyền địa phương trong công tác xây dựng Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học  
	Tổng hợp danh sách học sinh hay nghỉ học báo cáo chính quyền địa phương. Chỉ đạo và cùng GVCN tham mưu, đề xuất biện pháp khắc phục. Có biện pháp chế tài đối với những hộ gia đình có con hay nghỉ, bỏ học.
	Lập hồ sơ theo dõi những giáo viên còn có tính chất đối phó trong công việc, tăng cường kiểm tra, kiểm tra hàng ngày,  báo cáo UBND huyện, Phòng GD&ĐT việc có tiếp tục hay không hợp đồng, tuyển dụng giáo viên trong những năm học tiếp theo 
Xây dựng bảng lượng hóa tiêu chí thi đua về việc: Giáo viên vận động học sinh ra lớp chuyên cần hàng ngày, hàng tuần có đánh giá và theo dõi, nếu vắng quá 10 lượt/ 1 tuần sẽ không xét thi đua và trừ lương (Đã cam kết của giáo viên trong buổi hội nghị CB-CNVC đầu năm) theo tỷ lệ học sinh nghỉ học hàng ngày đối với giáo viên.
Ví dụ: Học sinh bỏ học không xét thi đua, học sinh vắng từ 1 đến 5 lượt/ 1 tuần trừ 1.5 điểm; HS vắng từ 6 – 10 lượt/ 1 tuần trừ 3 điểm; HS vắng từ 11 lượt trở lên/ 1 tuần trừ 20 điểm và trừ 5000 đồng / 1 lượt vắng (1 lượt ứng với 01 học sinh vắng học trong 01 buổi).
5/ Chỉ đạo đội ngũ cán bộ - giáo viên thực hiện một số giải pháp sau.
5.1/ Với giáo viên chủ nhiệm:
Người giáo viên chủ nhiệm muốn thành công thì hoạt động của người thầy giáo phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh, phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút học sinh.
	Tăng cường công tác dân vận: Xuống gia đình học sinh, tìm hiểu phong tục tập quán của nhân dân địa phương, tâm sự với gia đình và học sinh của lớp mình phụ trách. 
Thường xuyên gửi sổ liên lạc về gia đình theo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất – đưa ý kiến nhận xét và yêu cầu của phụ huynh đến Ban giám hiệu nhà trường trao đổi để có hướng xử lý kịp thời.
Giáo viên đi sớm hơn giờ dạy để dẫn các em cùng tới lớp.
	Đổi mới phương pháp + hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động vào học sinh. Tăng cường làm và sử dụng ĐDDH và có ứng dục công nghệ thông tin trong tiết dạy. Thường xuyên lồng ghép các hoạt động ngoài giờ, hoạt động chuyển tiết, nhằm thu hút, lôi cuốn học sinh thích học 
	Lập danh sách những học sinh hay nghỉ học, nếu thấy học sinh nghỉ phải xuống nhà tìm hiểu nguyên nhân ngay sau buổi dạy và báo cáo với lãnh đạo nhà trường cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường để cùng có hướng phối hợp và khắc phục ngay.
	Trong buổi họp chuyên môn, Tổ khối chuyên môn cần có một nội dung chính bàn về những giải pháp vận động trở lại với số học sinh hay nghỉ học trong khối lớp mình phụ trách.
	5.2/ Với giáo viên TPT Đội:
	Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ hàng tuần trình Hiệu trưởng duyệt và phải thực hiện, tránh bệnh hình thức.
	Cần học hỏi nhiều trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng đội.
	Theo kế hoạch phân công, cần phối hợp với giáo viên cùng xuống gia đình vận động khi có học sinh nghỉ học.
Thành lập các tổ vận động gồm những em học sinh nhanh nhẹn, hoạt bát trong liên đội để cùng đi vận động các bạn học sinh hay nghỉ học 
Mỗi tuần, dành 01 tiết hoạt động ngoài giờ ngày thứ 6 để hớt tóc cho học sinh nam, 
5.3/ Với giáo viên dạy chuyên Nhạc – Mĩ thuật - Thể dục – Tin học: Ngoài việc dạy chuyên môn theo thời khóa biểu, các Đồng chí giáo viên dạy chuyên cần hối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp lồng ghép các hoại động ngoại khóa như: thi vẽ tranh chủ đề về môi trường, vẽ tranh tự do; thi văn nghệ, thể dục thể thao; giải toán trên mạng  nhằm giúp các em học sinh được vui chơi thoải mái hơn trước khi vào học các tiết học văn hóa (Toán - Tiếng việt).
5.4/ Đổi mới các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần:
Để nội dung chào cờ hàng tuần tránh nhàm chán, ngay từ những ngày đầu trển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Ban lãnh đạo nhà trường đã họp bàn và đưa ra nội dung kể chuyện về Bác, cứ vào giờ chào cờ sáng thứ hai là toàn trường lại được nghe một câu chuyện kể về tấm gương đạo đức của Bác Hồ do giáo viên và học sinh các lớp thay phiên nhau kể mỗi tuần một câu chuyện. Có lúc, cả trường lặng đi vì một giọng kể nghẹn ngào và xúc động, có em vừa kể vừa khóc nức nở làm cho ý nghĩa của câu chuyện càng trở lên sâu đậm, qua những mẩu chuyện đó, đã giúp cho đội ngũ Cán bộ, công nhân viên chức trong nhà trường và học sinh hiểu rõ hơn về Bác hồ, và sẽ hình thành nhân cách tốt đẹp về đạo đức trong học sinh. Tới năm 2011, tôi lại đổi hình thức từ kể những câu chuyện đạo đức về Người sang hình thức: nêu những việc đã làm và chưa làm được của một thầy, cô giáo và học sinh cùng với việc hứa khắc phục, đăng ký thời gian khắc phục khuyết điểm. Đây cũng là một biện pháp tốt để học sinh đi học chuyên cần hơn, các em thích đến trường để được nghe thầy cô giáo và các bạn kể chuyện.
5.5/ Tổ chức các hoạt động giao lưu với các đơn vị trường bạn trên địa bàn huyện Đam Rông::
Nhà trường cũng thường xuyên phối hợp với các đơn vị trường đóng trên địa bàn xã và cụm xã Đạ M’rông - Đạ Tông - Đạ Long và trong huyện Đam Rông tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhân các ngày lễ lớn trong năm như: thi cắm trại, thi trò chơi dân gian, thi An toàn giao thông, thi giao lưu tiếng việt  nhằm tạo sân chơi cho học sinh giúp các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau và rèn tính mạn dạn tự tin trước đám đông, đây chính là động lực để lôi cuốn học sinh thích đến trường: các em đến trường không những được học văn hóa mà còn được vui chơi thoải mái
6/ Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, các trường ngoài trung tâm Đà lạt:
Đơn vị thường xuyên tham mưu với Hội chữ thập đỏ, huyện đoàn Đam Rông xin cấp vở, quần áo, khăn quàng đỏ để cấp kịp thời cho các em học sinh.
Được sự giới thiệu của công đoàn Giáo dục huyện Đam Rông, nhà trường luôn nhận được sự giúp đỡ của trường tiểu học thực nghiệm Lê Quý Đôn, trường tiểu học Trưng Vương, xuống trường để cấp phát sách giáo khoa, vở viết, mát tính, đàn  cho học sinh và kết hợp khám – phát thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Dây chính là những nguồn cổ động viên lớn cho nhân dân, học sinh thân yêu mái trường vàm chăm đi học hơn.
Một số công việc thực tế tôi đã triển khai:
Nắm chắc số học sinh bỏ học từ tháng 6, tháng 7 năm 2011 đến đầu năm học 2011 – 2012 bằng cách thống kê ở từng lớp học sinh của năm học 2010 -2011. Phân loại lớp, thôn, khả năng có thể vận động trở lại (với các em đã lưu ban nhiều năm, các em đi làm thuê ).
Đặt ra các bước vận động, ví dụ: dành cho đối tượng chưa ra lớp khi năm học mới bắt đầu:
Bước 1: Huy động các thầy cô đi xuống từng thôn, buôn, gia đình để tìm hiểu hoàn cảnh và cùng phối hợp vận động học sinh cá biệt ra lớp.
 Bước 2: Tập hợp kết quả, chờ học sinh thực hiện lời hứa quay trở lại học tập (thường mất từ 2-3 ngày). Phân lớp cho học sinh trở lại vào lớp.
 Bước 3: Báo cáo UBND xã Đạ M’rông về kết quả tuyển sinh đầu năm, xin ý kiến chỉ đạo về những em vẫn chưa ra lớp để địa phương có các giải pháp vận động tiếp theo.
 Bướ 4: Thường xuyên kiểm tra sĩ số, phát hiện kịp thời những biểu hiện vắng tại lớp học- Phân loại các lý do mà giáo viên báo cáo về những em hay nghỉ học ( bỏ tiết, bỏ buổi, đã nghỉ mấy buổi )
 Thống nhất với giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự của lớp để có hướng khắc phục ngay các hiện tượng học sinh có dấu hiệu bỏ học: Như giáo viên chủ nhiệm, cùng các em trong lớp kết hợp với lãnh đạo nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường đến vận động tại gia đình, có quà, hoặc giúp đỡ các em về vật chất (quần áo, dép, bút, sách vở ) nếu các em gặp khó khăn mà bỏ học.
Tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương về việc huy động học sinh ra lớp đúng độ tuổi, chống nghỉ học, bỏ học.
Đề xuất với các đoàn thể như hội phụ nữ, chính quyền thôn - buôn,  đóng trên địa bàn xã Đạ M’rông, Kêu gọi sự giúp đỡ của các trường học có điều kiện ngoài thành phố như trường tiểu học Trưng Vương, trường tiểu học thực nghiệm Lê Quý Đôn – TP Đà Lạt giao lưu, phát quần áo, sách vở, truyện, phát thuốc và chữa bệnh cho học sinh và nhân dân địa phương đây cũng là một động lực lớn giúp các em có nhiều có điều kiện đến trường đều hơn. Thúc đẩy mọi hoạt động học tập của học sinh ở nhà.
Thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian, bài nhạc, công tác đoàn - đội, giao lưu với trường bạn trong cụm xã Đạ M’rông nhằm thu hút học sinh cùng đến trường, các em đến trường để được chơi và giao lưu.
Xuống gia đình học sinh để cùng tìm hiểu tập quán, cũng như thăm nắm tình hình, hoàn cảnh của từng nhà để có biện pháp giúp đỡ.
Kết hợp với Đoàn thanh niên quản lý, giáo dục học sinh trong hè, trong thời gian nghỉ tại nơi cư trú có bàn giao và kết quả nhật xét cuối mỗi đợt, nhà trường lấy kết quả đó để xét các trường hợp cần rèn luyện thêm trong hè.
Kết hợp với đại diện Hội cựu chiến binh, hội cựu giáo chức, Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng tham gia nói chuyện truyền thống vào các ngày lễ lớn trong năm như ngày 20/11; ngày 22/12 ...
Họp Phụ huynh học sinh định kỳ và họp độtxuất khi có hiện tượng học sinh nghỉ học từ 2-3 ngày trở lên.
 	Với những học sinh có nhiều lý do để bỏ học mà chưa đi khỏi địa phương thì phối hợp với các thành viên của Hội đồng giáo dục xã và thôn buôn tổ chức cùng vận động.
 	Ví dụ kết quả vận động khi vận dụng các giải pháp: 22 em học sinh ở rải rác trong bốn thôn đang được vận động cụ thể như sau:
Học sinh
Thôn Đa La
Thôn Đa Xế
Thôn Tu La 
Thôn Liêng Krắc I
Ghi chú
Thường hay nghi học, có dấu hiệu nghỉ học
9
4
7
2
Đã đi học trỏ lại 
9
4
7
2
Với kết quả trên năm học 2011 -2012, toàn trường không có học sinh bỏ học.
Qua thực tế đi vận động học sinh ra lớp thì thấy rằng nhiều nguyên nhân bỏ học, trong đó do nhận thức của cha, mẹ, người đỡ đầu chiếm tỷ lệ cao. 
Ví dụ: - Cháu nó bảo không thích học nữa thì chúng tôi cũng không biết làm thế nào? Do vậy, cần có thêm giải pháp tuyên truyền cho gia đình thấu hiểu sự thất học sẽ đem lại hậu quả gì? Từ đó người cha, mẹ mới thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc cho con em đến trường.
Chỉ có phối hợp một cách chặt chẽ, bài bản việc huy động học sinh đến trường của cả 3 lực lượng: Nhà trường - Gia đình và xã hội thì mới có hiệu quả, các em mới không bỏ học trở lại.
Những công việc nhà trường đã làm trước đây và đặc biệt từ khi có Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, mặt ảnh hưởng tích cực của phong trào không nhỏ một chút nào. Tình cảm thầy trò được cải thiện, tình cảm của học sinh với nhau cũng thân thiện hơn. Từng bước đẩy lùi việc học sinh bỏ tiết, bỏ buổi một cách tuỳ tiện. Kích thích học sinh đi học đều hơn, đi học sớm hơn.
Các hoạt động của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh đã và đang khơi 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_chong_hien_tuong_hs_nghi_hoc_1029_2021506.doc