Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh Lớp 2 thông qua phân môn Kể chuyện

Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh Lớp 2 thông qua phân môn Kể chuyện

Hình thức 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh kể chuyện theo vai bằng lời của tác giả

 Nói bằng lời của tác giả tức là nói bằng lời của người kể chuyện trong câu chuyện: Người kể có thể thuộc ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ 3.

*Ví dụ: Bài “Con chó nhà hàng xóm” (Tiếng Việt 2 - tập 1)

 Với tiết kể chuyện này, giáo viên cho học sinh quan sát tranh và đặt câu hỏi gợi ý:

Với tranh 1, giáo viên hỏi:

- Bé và Cún thường chơi đùa với nhau như thế nào?

 Học sinh quan sát tranh 1, nghe giáo viên đặt câu hỏi, học sinh phải xác định nội dung câu trả lời và trình bày được câu trả lời của mình dưới hình thức nói. Sau khi học sinh nhớ lại đoạn 1 của câu chuyện, giáo viên cho học sinh đóng vai kể chuyện bằng lời của tác giả. Đây là lúc các em rèn kỹ năng nói nhưng chỉ mới ở dạng độc thoại. Lời kể của các em diễn ra liêu tục do vậy các em ít có thời gian để ngưng nghỉ và chuẩn bị. Chính vì vậy đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị kĩ nội dung kể và tâm thế kể chuyện.

 Những học sinh khác khi bạn kể phải chú ý nghe để nhận xét lời kể của bạn về nội dung và về cách diễn đạt để bạn rút kinh nghiệm và để chính bản thân các em cũng được hỗ trợ những kinh nghiệm để điều chỉnh lời nói của mình khi kể.

 * Hình thức 2: Tổ chức cho học sinh kể chuyện bằng lời của nhân vật

 Kể chuyện bằng lời của nhân vật để nói bằng lời kể, tức là học sinh được sáng tạo lời kể, được thay đổi cách xưng hô, thay đổi trình tự kể, giọng kể. Khi đã nắm được diễn biến câu chuyện thì đóng vai để kể lại bằng lời một nhân vật không khó. Học sinh sẽ rất hứng thú kể theo hình thức kể chuyện như thế này.

 Khác với các văn bản truyện, khi kể bằng lời của nhân vật thì mở đầu nhân vật phải mượn lời xưng danh và kể về mình.

*Ví dụ: Kể lại đoạn cuối câu chuyện “Ai ngoan sẽ được thưởng” (Tiếng Việt 2 - tập 2) bằng lời của bạn Tộ

 Mở đầu, sau khi chào người nghe và giới thiệu câu chuyện sẽ kể, người kể phải đóng vai và nói: “Tôi là Tộ”

 Đóng vai để kể chuyện bằng lời của nhân vật nhằm rèn cho học sinh biết cách sáng tạo lời kể và rèn được kĩ năng nói cho học sinh. Tạo lập lời kể, sáng tạo lời kể cũng là yêu cầu chuyển ý thành lời và chuyển nội dung thành lời diễn đạt. Muốn có lời kể học sinh phải xác định được lời kể của ai, người kể đóng vai người nói.

 Việc lựa chọn nhân vật để kể chuyện mới chỉ là bước đầu dự báo thành công, còn kết quả của bài còn phụ thuộc chủ yếu vào khả năng đóng vai thể hiện tính cách nhân vật và diễn biến của câu chuyện. Muốn đóng vai nhân vật thì yêu cầu phải hiểu được nhân vật và đặc biệt là hiểu được tâm lí của nhân vật để từ đó lí giải được hành động của nhân vật. Muốn có được điều đó thì học sinh phải có vốn hiểu biết và vốn sống về tác phẩm. Đây là nhiệm vụ và cũng là mục đích đặt ra đối với mỗi giáo viên trong nhà trường: thông qua giờ học để bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.

 

doc 7 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 09/01/2025 Lượt xem 38Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh Lớp 2 thông qua phân môn Kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì vậy kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện còn hạn chế.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn kể chuyện” với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc rèn kĩ năng nói cho học sinh, nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học phân môn Kể chuyện. Với các giải pháp cụ thể như sau:
*Giải pháp 1: Rèn luyện kĩ năng nói bằng hình thức hội thoại, giao tiếp.
Rèn kĩ năng nói qua kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp là một phương pháp được áp dụng rộng rãi trong giáo dục ngôn ngữ nói chung và dạy học tiếng việt nói riêng. Kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp là hình thức kể chuyện sử dụng dàn ý, câu hỏi gợi ý để hướng dẫn học sinh kể chuyện. Trong tất cả các hình thức kể chuyện thì đây là hình thức dễ nhất vì các tình tiết, diễn biến câu chuyện đã được ghi lại (trong dàn ý hoặc câu trả lời), học sinh dựa vào đó để kể lại truyện. Giáo viên sử dụng hình thức kể chuyện này sẽ giúp học sinh dễ dàng kể lại câu chuyện hơn nữa lại giúp học sinh rèn kĩ năng nói tốt.
*Ví dụ: Truyện “Chim sơn ca và bông cúc trắng” (Tiếng Việt lớp 2-tập 2). 
Trước khi kể từng đoạn, tôi đưa ra các câu hỏi giúp HS nhớ lại khái quát câu chuyện:
- Truyện có mấy đoạn, nội dung chính của từng đoạn?
Sau đó, sử dụng các câu hỏi gợi ý để giúp học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện:
Đoạn 1: Cuộc sống sung sướng của Sơn ca và bông cúc.
- Bông cúc đẹp như thế nào?
- Sơn ca làm gì và nói gì?
- Bông cúc vui như thế nào?
Bên cạnh câu hỏi có trong SGK tôi thêm các câu hỏi phụ như: 
- Bông cúc mọc ở đâu?
Tương tự, đoạn 2, 3, 4 tôi cũng đưa ra các câu hỏi gợi ý để giúp các em nhớ và dễ dàng kể lại câu chuyện. Trong quá trình HS thi kể, có những HS lúng túng, tôi xử lí khéo léo, tế nhị giúp các em bình tĩnh, tự tin nhớ lại nội dung câu chuyện bằng các câu hỏi gợi ý. Với cách gợi mở, dẫn dắt như trên thì tôi thấy HS hào hứng thi đua kể chuyện hiệu quả. Những em chưa thuộc truyện khi được gợi ý, khích lệ động viên cũng nhớ lại nội dung và kể chuyện tiến bộ rõ rệt.
*Giải pháp 2: Rèn kĩ năng nói qua thực hành giao tiếp qua tranh
Bên cạnh giải pháp rèn luyện kĩ năng nói qua kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp, giải pháp rèn luyện kĩ năng nói qua giao tiếp là giải pháp có nhiều ưu thế trong việc rèn kĩ năng nói, rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh, phù hợp với bản chất của ngôn ngữ, mục tiêu dạy học và nguyên tắc trực quan trong giáo dục.
Để thực hiện có hiệu quả giải pháp giao tiếp, giáo viên cần đưa ra các tình huống giao tiếp cụ thể, đặt học sinh vào tình huống đó và yêu cầu học sinh nói ra cách xử lí cụ thể các tình huống. Theo giải pháp này, học sinh biết sử dụng các yếu tố ngôn ngữ (từ, cấu trúc ngữ, cấu trúc câu, các yếu tố ngôn điệu, tu từ, phong cách) và những yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, phương tiện, người nói, người nghe, không gian, thời gian,) để thực hiện một hoạt động nói năng đúng chuẩn cho từng hoạt động giao tiếp cụ thể.
*Ví dụ: Câu chuyện “Bà cháu” (Tiếng Việt 2 - tập 1) 
Tôi cho HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, tự hỏi và trả lời. 
Sau đó, tôi mời đại diện các nhóm lên quan sát tranh và đưa ra các câu hỏi cụ thể để giúp HS nhớ lại nội dung bức tranh và kể lại từng đoạn câu chuyện.
Bức tranh 1:
- Trong tranh có những nhân vật nào? 
- Ba bà cháu sống với nhau như thế nào?
- Cô tiên nói gì? 
Tương tự các bức tranh còn lại.
 	Tôi lưu ý cho học sinh khi kể phải hóa thân vào nhân vật, kể với giọng điệu, cử chỉ của nhân vật, nhìn với cách nhìn của nhân vật, sống với nhân vật. Lấy bức tranh làm điểm tựa để kể lại từng đoạn của câu chuyện theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy, hình thức kể chuyện theo tranh đã phát huy được tác dụng của nó, đó là việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh.
*Giải pháp 3: Rèn kĩ năng nói qua kể chuyện theo vai
	Kể chuyện theo vai là hoạt động tổ chức cho học sinh “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là giải pháp thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Không chỉ các học sinh tham gia đóng vai có thể hiện tính cách của nhân vật mà các em ngồi dưới theo dõi, cổ vũ hết sức nhiệt tình. Chính sự hứng thú của học sinh là điều kiện tốt để giáo viên rèn luyện kĩ năng nói cho các em trong giờ kể chuyện.
	Việc sử dụng giải pháp kể chuyện theo vai không chỉ giúp học sinh tiếp thu cốt truyện một cách tốt nhất mà còn là giải pháp giúp học sinh có sự chia sẻ, đồng cảm với các nhân vật trong câu chuyện, biết suy nghĩ nhận xét và đánh giá về các hành vi và bản chất của nhân vật.
 	*Hình thức 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh kể chuyện theo vai bằng lời của tác giả
	Nói bằng lời của tác giả tức là nói bằng lời của người kể chuyện trong câu chuyện: Người kể có thể thuộc ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ 3. 
*Ví dụ: Bài “Con chó nhà hàng xóm” (Tiếng Việt 2 - tập 1) 
	Với tiết kể chuyện này, giáo viên cho học sinh quan sát tranh và đặt câu hỏi gợi ý:
Với tranh 1, giáo viên hỏi:
- Bé và Cún thường chơi đùa với nhau như thế nào?
	Học sinh quan sát tranh 1, nghe giáo viên đặt câu hỏi, học sinh phải xác định nội dung câu trả lời và trình bày được câu trả lời của mình dưới hình thức nói. Sau khi học sinh nhớ lại đoạn 1 của câu chuyện, giáo viên cho học sinh đóng vai kể chuyện bằng lời của tác giả. Đây là lúc các em rèn kỹ năng nói nhưng chỉ mới ở dạng độc thoại. Lời kể của các em diễn ra liêu tục do vậy các em ít có thời gian để ngưng nghỉ và chuẩn bị. Chính vì vậy đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị kĩ nội dung kể và tâm thế kể chuyện.
	Những học sinh khác khi bạn kể phải chú ý nghe để nhận xét lời kể của bạn về nội dung và về cách diễn đạt để bạn rút kinh nghiệm và để chính bản thân các em cũng được hỗ trợ những kinh nghiệm để điều chỉnh lời nói của mình khi kể.
	* Hình thức 2: Tổ chức cho học sinh kể chuyện bằng lời của nhân vật
	Kể chuyện bằng lời của nhân vật để nói bằng lời kể, tức là học sinh được sáng tạo lời kể, được thay đổi cách xưng hô, thay đổi trình tự kể, giọng kể. Khi đã nắm được diễn biến câu chuyện thì đóng vai để kể lại bằng lời một nhân vật không khó. Học sinh sẽ rất hứng thú kể theo hình thức kể chuyện như thế này.
	Khác với các văn bản truyện, khi kể bằng lời của nhân vật thì mở đầu nhân vật phải mượn lời xưng danh và kể về mình. 
*Ví dụ: Kể lại đoạn cuối câu chuyện “Ai ngoan sẽ được thưởng” (Tiếng Việt 2 - tập 2) bằng lời của bạn Tộ 
 	Mở đầu, sau khi chào người nghe và giới thiệu câu chuyện sẽ kể, người kể phải đóng vai và nói: “Tôi là Tộ”
	Đóng vai để kể chuyện bằng lời của nhân vật nhằm rèn cho học sinh biết cách sáng tạo lời kể và rèn được kĩ năng nói cho học sinh. Tạo lập lời kể, sáng tạo lời kể cũng là yêu cầu chuyển ý thành lời và chuyển nội dung thành lời diễn đạt. Muốn có lời kể học sinh phải xác định được lời kể của ai, người kể đóng vai người nói.
	Việc lựa chọn nhân vật để kể chuyện mới chỉ là bước đầu dự báo thành công, còn kết quả của bài còn phụ thuộc chủ yếu vào khả năng đóng vai thể hiện tính cách nhân vật và diễn biến của câu chuyện. Muốn đóng vai nhân vật thì yêu cầu phải hiểu được nhân vật và đặc biệt là hiểu được tâm lí của nhân vật để từ đó lí giải được hành động của nhân vật. Muốn có được điều đó thì học sinh phải có vốn hiểu biết và vốn sống về tác phẩm. Đây là nhiệm vụ và cũng là mục đích đặt ra đối với mỗi giáo viên trong nhà trường: thông qua giờ học để bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.
* Hình thức 3: Kể chuyện phân vai
Trong hình thức này học sinh phải nhớ các nhân vật trong câu chuyện. Trong đó, không quên nhân vật người dẫn chuyện và người kể chuyện. Phải lập được sơ đồ quan hệ giữa các nhân vật và quan hệ giữa nhân vật với sự việc.
Lời nói của nhân vật phải thể hiện rõ nhất những đặc điểm, phẩm chất, tính cách của nhân vật nên phải thuộc lời nhân vật và hiểu kĩ từng nhân vật để 
thể hiện lời nói đúng, phù hợp với tính cách và đặc điểm của nhân vật.
Kể chuyện phân vai như hình thức đóng kịch, học sinh phải biết đóng vai, phải biết làm việc theo nhóm, biết hợp tác, chung sức cùng nhau hoàn thành một nhiệm vụ. Vừa nói lời của nhân vật lại vừa có thêm các yếu tố kèm lời và phi lời, học sinh sẽ có dịp thể hiện sự sáng tạo của mình.
Không chỉ các em tham gia đóng vai để thể hiện tính cách nhân vật mà các em ngồi dưới cũng phải theo dõi, cổ vũ hết sức nhiệt tình cũng là nhân tố hỗ trợ khi đóng vai. Chính sự hứng thú của học sinh là điều kiện tốt để giáo viên rèn được kĩ năng nói và giao tiếp cho các em trong giờ kể chuyện.
Khi học sinh thực hiện bài tập phân vai dựng lại câu chuyện, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đầu tiên là kể đúng theo nội dung câu chuyện, sau đó hướng dẫn các em kể sáng tạo như:
+ Giọng nói của mỗi nhân vật
+ Ánh mắt, nét mặt
+ Cử chỉ và điệu bộ từng nhân vật.
*Ví dụ: Khi phân vai dựng lại câu chuyện “Người mẹ hiền” (Tiếng Việt 2 - tập 1) 
Gọi 5 học sinh: một em đóng vai người dẫn chuyện, một em đóng vai Minh, một em đóng vai Nam, một em đóng vai bác bảo vệ, một em đóng vai cô giáo. Giọng người dẫn chuyện thong thả, nhẹ nhàng; giọng của Minh ở đoạn đầu lúc rủ rê Nam đầy háo hức; lời của hai bạn ở đoạn cuối: rụt rè, hối lỗi; giọng bác bảo vệ: nghiêm nhưng nhẹ nhàng; giọng cô giáo khi ân cần trìu mến, khi nghiêm khắc. Bên cạnh đó giáo viên hướng dẫn học sinh phải có các yếu tố phụ trợ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,cho thích hợp với từng nhân vật. Ngoài ra thì giáo viên có thể chuẩn bị trang phục, đạo cụ để sắm vai cho học sinh. Giáo viên có thể làm mẫu cho học sinh sau đó mời học sinh kể.
 Như vậy, những dạng bài tập hình thức kể chuyện phong phú đã thu hút, lôi cuốn các em trong giờ kể chuyện, làm cho các em như sống lại với những nhân vật trong truyện. Với niềm say mê của học sinh cũng như sự dạy dỗ tận tình của giáo viên và phương pháp dạy học phù hợp thì giờ kể chuyện sẽ là một môi trường tốt để rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nói cho học sinh.
 - Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Giải pháp có thể áp dụng vào dạy và học phân môn Kể chuyện lớp 2 ở trong các trường tiểu học. Đặc biệt giải pháp này có thể giúp cho các bậc phụ huynh và các em học sinh làm tài liệu trong quá trình học.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do á

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_skkn_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_noi_cho_hoc.doc