Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học

Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học

Quy trình tổ chức thực hiện khoa học, bài bản và đạt hiệu quả cao nhất:

Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng tôi tiến hành thực hiện ngay trong tuần đầu của năm học.

Quy mô tổ chức: Toàn trường, theo từng khối lớp, theo từng lớp hoặc tổ chức theo nhóm (nhóm theo cùng sở thích với các câu lạc bộ như: câu lạc bộ yêu toán, yêu khoa học, yêu văn học, yêu lịch sử, vẽ tranh, cờ vua, bóng đá, múa, hát, )

Thời lượng tổ chức: Theo tiết học, theo buổi ( thường vào buổi chiều).

Địa điểm tổ chức: Sân trường, nhà giáo dục thể chất, phòng học.

Người tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm; tổng phụ trách đội; tổ chuyên môn; Cộng đồng, cha mẹ học sinh . có năng khiếu, nhiệt tình.

 Trong mỗi hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi thường xuyên tiến hành triển khai thực hiện theo các việc sau:

Việc 1: Xây dựng kế hoạch

Việc 2: Ra quyết định thành lập Ban tổ chức.

Việc 3: Phân công thành viên phối hợp thực hiện. Trong hoạt động này cần phân công cụ thể các thành viên phụ trách từng việc sao cho phù hợp với năng lực của mỗi cac nhân như: Công tác trang trí khánh tiết, người dẫn chương trình, phụ trách đội văn nghệ, phụ trách nội dung tổ chức các trò chơi hoặc các hoạt động nổi bật trong buổi hoạt động ngoại khóa.

Việc 4: Sơ kết, tổng kết đánh giá.

Hàng tuần vào tiết sinh hoạt dưới cờ ngoài các hoạt động của môn học hoạt động trải nghiệm của lớp 1, tôi thường tổ chức cho các lớp trực tuần biểu diễn múa, hát, kể chuyện, đóng kịch, đồng diễn thể dục nhịp điệu, vòng gậy, ; các trận thi đấu thể thao: cầu lông, đá cầu, cờ vua, bóng đá, hoặc tổ chức các hoạt động mà học sinh có năng khiếu ở các lớp thể hiện nhằm rèn luyện cho các em tự tin, năng động và sáng tạo.

Do điều kiện về cơ sở vật chất, thời tiết, thời lượng của chương trình nên có những buổi giáo viên chủ nhiệm phải trực tiếp điều hành giảng dạy các hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng hình thức tổ chức trò chơi dân gian như ô ăn quan, chơi chuyền cho học sinh trải nghiệm tại lớp như làm bánh trôi nước, trang trí mâm cỗ trung thu, làm thiệp chúc mừng, vẽ tranh trang trí góc thư viện của lớp

 

doc 10 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 09/01/2025 Lượt xem 15Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thi vào các trường Lý Tự Trọng, Yên LạcGần đây, chính sự tuyên truyền và hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường đã làm cho nhận thức, tâm lý đó của cha mẹ học sinh từng bước thay đổi thực sự. Sau khi giáo viên và Phụ huynh học sinh đã nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì giáo viên và Tổng phụ trách đội sẽ có kế hoạch giảng dạy phù hợp và hiệu quả. Các giáo viên đều xác định được đây là một hình thức đổi mới phương pháp dạy học và bắt đầu từ buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm các giáo viên thay họp phụ huynh với hình thức thông báo các hoạt động của nhà trường, của tập thể lớp, thông báo các khoản thu chi của nhà trường đối với học sinh bằng hình thức cho phụ huynh học sinh xem các hoạt động của con em mình trong lớp cũng như các hoạt động của học sinh toàn trường trong các buổi hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, từ đó phụ huynh sẽ tin tưởng, yên tâm với các hoạt động thiết thực, thực tế của nhà trường cũng như các hoạt động để con mình phát triển toàn diện. Chính từ các hoạt động đó phụ huynh sẽ xác định được muốn có các hoạt động đó có hiệu quả thì chắc chắn sẽ cần phải có kinh phí từ phía nhà trường và gia đình cho nên phụ huynh học sinh sẽ tự nguyện thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục cho các hoạt động của nhà trường dễ dàng hơn. Chính sự kì vọng của phụ huynh nên đội ngũ cán bộ, giáo viên đã có thực sự chuyển biến về nhận thức khi tham gia giáo dục toàn diện học sinh để thực hiện: Biến quá trình học thành quá trình tự học, quá trình quản lý thành quá trình tự quản lý và định hướng để học sinh thực hiện khẩu hiệu: “Tự quản trong rèn luyện-Tự học trong học tập- Tự lập trong cuộc sống”.
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch cụ thể, công khai, dân chủ và phù hợp với tình hình thực tế với địa phương:
	Để kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả thi và đạt hiệu quả cao, trước tiên tôi xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ban chỉ đạo bao gồm:
 	+ Trưởng ban: Hiệu trưởng.
+ Phó ban 1: Phó Hiệu trưởng.
 	+ Phó ban 2: Tổng phụ trách đội.
 	+Thành viên: Các tổ trưởng, Bí thư đoàn Thanh niên, giáo viên cốt cán và nhân viên y tế.
	Vì giáo dục ngoài giờ lên lớp là các hoạt động của học sinh và giáo viên sau giờ học chính khóa nên tôi căn cứ vào đề xuất của các tổ nhóm, chuyên môn và các đoàn thể về nội dung và hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đưa vào kế hoạch theo chủ điểm của năm học đồng thời phát động các phong trào thi đua của Đoàn Thanh niên và các cuộc vận động lớn của Công đoàn nhà trường với nhiều hình thức để cho các em tham gia theo sở thích và năng khiếu của từng nhóm, cá nhân học sinh như múa hát, kể chuyện, đọc thơ, diễn kịch, sáng tác thơ, văn, thành lập các câu lạc bộ cờ vua, bóng rổ, toán, tiếng Anh và mỗi hình thức, phương thức hoạt động trải nghiệm sẽ giúp đạt được mục tiêu riêng như những hình thức nhóm mang tính cống hiến (gồm các hoạt động tình nguyện, nhân đạo, vì cộng đồng); hoạt động có tính khám phá như những chuyến đi thực địa, tham quan, dã ngoại; hoạt động mang tính thể nghiệm, trẻ được trải nghiệm và thể nghiệm mình luôn qua các hoạt động giao lưu, đóng kịch, sân khấu hóa các nội dung trong kế hoạch này được đưa ra bàn bạc trong hội đồng nhà trường và có sự điều chỉnh theo từng tháng, từng tuần. Bên cạnh đó kế hoạch năm học 2020-2021 tôi xây dựng trên cơ sở môn hoạt động môn hoạt động trải nghiệm của lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông 2018 nội dung này nhằm thực hiện 3 mục tiêu cơ bản của hoạt động trải nghiệm là năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực định hướng nghề nghiệp sẽ được triển khai thực hiện thông qua 4 loại hình hoạt động trải nghiệm trong nhà trường là sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động những câu lạc bộ. Cụ thể là:
Tháng
Chủ đề hoạt động
Nội dung & hình thức hoạt động
Tháng 9
Đón học sinh vào lớp 1 và khai giảng năm học mới
- Tìm hiểu về truyền thống, phổ biến nội quy, quy định của nhà trường; giới thiệu các hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp học tập và rèn luyện ở trường, lớp thông qua các hoạt động trò chơi rung chuông vàng, hái hoa dân chủ. 
- Tổ chức “Tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học” với các hình thức sinh hoạt dưới cờ, trò chơi kết bạn, giới thiệu bản thân.
- Sân khấu hóa kỹ năng tham gia an toàn giao thông và trật tự giao thông ngoài cổng trường vào các giờ chào cờ đầu tuần. 
- Tổ chức thi sắp mâm cỗ trung thu vui đêm hội trăng rằm.
Tháng 10
Hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời
- Tổ chức mít tinh, hoạt động văn hóa, văn nghệ có tác dụng lan tỏa trong xã hội, đã huy động được tủ sách cho các lớp học và cho nhà trường, góp phần phát triển văn hóa đọc trong học sinh và giáo viên, hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10 nhằm giáo dục cho học sinh hiểu thêm ý nghĩa của Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 hàng năm.
- Tổ chức thi tài năng làm thiệp chúc mừng ngày của mẹ, của cô. 
Tháng 11
Uống nước nhớ nguồn
Thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam với các hoạt động:
 - Làm báo ảnh về thầy cô và các hoạt động trong nhà trường.
- Thi múa hát tập thể và văn nghệ hát về thầy cô và mái trường.
- Hoạt động từ thiện hướng về đồng bào Miền trung và Tây Nguyên.
Tháng 12
Theo chân anh bộ đội cụ Hồ
- Tổ chức thi kể chuyện về lịch sử truyền thống của anh bộ đội cụ Hồ, các tấm gương sáng trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
-Tổ chức làm báo tường chào mừng ngày 22/12. 
Tháng
1 + 2
Mùa xuân của em
- Tổ chức giao lưu văn nghệ ca hát về Đảng, Bác Hồ, mùa xuân, mái trường tìm hiểu truyền thống văn hóa địa phương, các lễ hội, phong tục tập quán. 
- Thi hùng biện Tiếng Anh cho học sinh từ lớp 2-5.
- Thăm quan di tích lịch sử phủ Nguyễn Duy Thì.
Tháng 3
Yêu quý mẹ và cô giáo
- Tổ chức thi viết chữ đẹp của giáo viên và học sinh.
- Tổ chức giải bóng đá nam cho học sinh lớp 4-5; Tổ chức lễ mit tinh chào mừng ngày thành lập Đoàn.
- HS tham gia các hoạt động sân khấu hóa các hoạt động phòng chống xâm hại và bạo lực học đường.
Tháng 4
Mừng đất nước nở hoa
- Tổ chức thi đá cầu, nhảy dây, ô ăn quan, nhảy bao bố, kéo co...tạo tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, biết giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động.
- Tổ chức Chuyên đề ngoại khóa Rung chuông vàng của câu lạc bộ Tiếng Anh.
Tháng 5
Nhớ ơn Bác
- Tổ chức văn nghệ và kể chuyện về Bác Hồ kính yêu.
- Thi tham gia bảo vệ môi trường bằng hình thức nghệ thuật hóa, thi tài năng biểu diễn thời trang bằng phế liệu, vẽ tranh bảo vệ môi trường.
 Giải pháp 3: Quy trình tổ chức thực hiện khoa học, bài bản và đạt hiệu quả cao nhất:
Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng tôi tiến hành thực hiện ngay trong tuần đầu của năm học.
Quy mô tổ chức: Toàn trường, theo từng khối lớp, theo từng lớp hoặc tổ chức theo nhóm (nhóm theo cùng sở thích với các câu lạc bộ như: câu lạc bộ yêu toán, yêu khoa học, yêu văn học, yêu lịch sử, vẽ tranh, cờ vua, bóng đá, múa, hát, )
Thời lượng tổ chức: Theo tiết học, theo buổi ( thường vào buổi chiều). 
Địa điểm tổ chức: Sân trường, nhà giáo dục thể chất, phòng học. 
Người tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm; tổng phụ trách đội; tổ chuyên môn; Cộng đồng, cha mẹ học sinh. có năng khiếu, nhiệt tình.
 Trong mỗi hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi thường xuyên tiến hành triển khai thực hiện theo các việc sau:
Việc 1: Xây dựng kế hoạch
Việc 2: Ra quyết định thành lập Ban tổ chức.
Việc 3: Phân công thành viên phối hợp thực hiện. Trong hoạt động này cần phân công cụ thể các thành viên phụ trách từng việc sao cho phù hợp với năng lực của mỗi cac nhân như: Công tác trang trí khánh tiết, người dẫn chương trình, phụ trách đội văn nghệ, phụ trách nội dung tổ chức các trò chơi hoặc các hoạt động nổi bật trong buổi hoạt động ngoại khóa.
Việc 4: Sơ kết, tổng kết đánh giá.
Hàng tuần vào tiết sinh hoạt dưới cờ ngoài các hoạt động của môn học hoạt động trải nghiệm của lớp 1, tôi thường tổ chức cho các lớp trực tuần biểu diễn múa, hát, kể chuyện, đóng kịch, đồng diễn thể dục nhịp điệu, vòng gậy,; các trận thi đấu thể thao: cầu lông, đá cầu, cờ vua, bóng đá, hoặc tổ chức các hoạt động mà học sinh có năng khiếu ở các lớp thể hiện nhằm rèn luyện cho các em tự tin, năng động và sáng tạo.
Do điều kiện về cơ sở vật chất, thời tiết, thời lượng của chương trình nên có những buổi giáo viên chủ nhiệm phải trực tiếp điều hành giảng dạy các hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng hình thức tổ chức trò chơi dân gian như ô ăn quan, chơi chuyền cho học sinh trải nghiệm tại lớp như làm bánh trôi nước, trang trí mâm cỗ trung thu, làm thiệp chúc mừng, vẽ tranh trang trí góc thư viện của lớp 
Giải pháp 4: Biểu dương khích lệ khen thưởng kịp thời.
Căn cứ vào các tiêu chí đã đưa ra trong kế hoạch, cuối mỗi đợt tham gia nhà trường tổ chức một buổi sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm tuyên dương các tập thể, cá nhân điển hình để thúc đẩy các phong trào dạy và học của nhà trường ngày một đi lên, đồng thời khuyến khích, động viên các tập thể cá nhân cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa trong mọi hoạt động của nhà trường với nguồn kinh phí còn hạn hẹp nhưng nhà trường cũng đưa ra một phần thưởng nho nhỏ nhằm khích lệ động viên giáo viên, tập thể lớp có nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào. Từ đó sẽ thúc đẩy việc dạy và học của nhà trường ngày một toàn diện hơn.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Giải pháp đã được áp dụng trong nhà trường tôi đang quản lý, nó đã mang lại cho nhà trường nhiều lợi ích thiết thực, rõ rệt về các năng lực, phẩm chất của học sinh, ý thức trách nhiệm của từng phụ huynh học sinh. 
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả :
+ Giảm chi phí đi thực nghiệm cho phụ huynh học sinh khi đi trải nghiệm vì các hoạt động ở nhà trường cũng tạo cho các em tâm thế hào hứng phấn khởi, được thực hành như đi dã ngoại.
 Qua khảo sát 973 phụ huynh học sinh về sự quan tâm của phụ huynh học sinh đến việc giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường và 973 em học sinh trong năm học 2020-2021 về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_skkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong.doc