Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm

Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm

Giải pháp 2: Dạy trẻ biết cách đọc thơ diễn cảm :

 Muốn dạy trẻ biết cách đọc thơ diễn cảm để giúp trẻ phát triển vốn từ, ngôn ngữ rõ ràng hơn và tạo cho trẻ có thêm những cảm xúc tinh tế, phong phú hơn,giúp người nghe có sức lôi cuốn và hấp dẫn thì người giáo viên cần phải hướng dẫn trẻ cụ thể như sau:

 a) Về ngắt giọng:

 Giáo viên phải hướng dẫn trẻ đọc thơ ngắt nghỉ giọng đúng chỗ, sử dụng ngữ điệu, cường độ giọng điệu, cử chỉ, tư thế, nét mặt. Vì vậy người giáo viên cần rèn luyện cho trẻ thường xuyên trong các bài thơ của các chủ đề trong chương trình trẻ học.

* Ví dụ: Với bài thơ : “Bạn của bé” - Cô Uyên sưu tầm

 Các câu thơ khi đọc ngắt nghỉ với nhịp thơ 2/2 cụ thể như sau:

 “ Bạn thìa / bạn bát

 Nho nhỏ / tròn tròn

 Theo bé / đến lớp

 Vào trường / mầm non”

b) Về nhịp điệu trong khi đọc:

 Nếu đọc thơ mà giọng của người đọc cứ đều đều thì câu thơ sẽ không có hứng thú.Vì vậy phải xác định cho từng nội dung của bài thơ, đoạn thơ, để sử dụng nhịp điệu phù hợp.

 * Ví dụ: Với bài thơ : “Ông mặt trời óng ánh”- Tác giả: Ngô Thị Bích Hiền

 “ Ông mặt trời óng ánh

 Tỏa nắng hai mẹ con

 Bóng con và bóng mẹ

Dắt nhau đi trên đường

 Ông nhíu mắt nhìn em

 Em nhíu mắt nhìn ông

 Ông ở trên trời nhé

 Cháu ở dưới này thôi

 Hai ông cháu cùn cười

 Mẹ cười đi bên cạnh

 Ông mặt trời óng ánh”

 Đối với đoạn thơ nhất và đoạn thơ thứ ba khi đọc thơ với giọng điệu vừa phải, tình cảm thể hiện sự trìu mến, vui tươi. Nhưng đến với đoạn thơ thứ hai, khi đọc hai câu đầu trong khổ thơ thể hiện tình cảm của hai ông cháu rất gần gũi và thân thiết. Hai câu thơ tiếp lại đọc với sự nhanh nhẹn và chuyển giọng điệu để câu thơ có sức cuốn hút hơn.

 

docx 15 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 59Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn học đặc biệt là đọc thơ diễn cảm một cách tốt nhất , tôi đã nghiên cứu tài liệu, sách báo và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp và áp dụng thực tế trên trẻ. Từ kết quả nghiên cứu đó, tôi đưa ra một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm trong giờ làm quen với văn học tại trường mầm non như sau:
1. Các giải pháp chính
 *Giải pháp 1: Giáo viên thường xuyên rèn luyện giọng đọc và tự bồi dưỡng kiến thức cho bản thân.
Do trẻ ở độ tuổi (3-4 tuổi) bộ máy phát âm chưa hoàn thiện , vốn từ còn hạn chế, ngôn ngữ chưa mạch lạc nên dạy trẻ đọc thơ sẽ giúp trẻ phát triển vốn từ, ngôn ngữ rõ ràng hơn . Ngoài ra trẻ ở độ tuổi này chủ yếu trẻ nghe và lĩnh hội kiến thức truyền đạt từ giáo viên. Vì vậy, muốn dạy trẻ đọc thơ diễn cảm thì trước hết giáo viên cần phải đọc diễn cảm những bài thơ mà dạy cho trẻ. Thế nên giáo viên cần nghiên cứu tính nghệ thuật mà tác giả của các bài thơ gửi gắm trong từng bài thơ như: thể thơ, nhịp thơ, các từ luyến, láy trong từng câu thơ để xác định rõ và dạy trẻ. Đồng thời giáo viên cần rèn luyện giọng đọc, cử chỉ nét mặt của mình bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần, chú ý cách ngắt nghỉ, nhịp thơ tạo nên sự truyền cảm và thể hiện được tình cảm của người đọc với tác phẩm, tác giả.
+ Ví dụ: Dạy bài thơ “ Nắng bốn mùa”- Mai Anh Đức : Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên.
 Bài thơ này tác giả viết theo thể thơ 5 chữ nên khi đọc ngắt nhịp thơ 2/3 hoặc 3/2 đọc với giọng nhẹ nhàng kết hợp với nét mặt , sự trìu mến thể hiện tình cảm của mình khi đón nhận ánh nắng của các mùa trong năm.
“Dịu dàng và nhẹ nhàng 
Vẫn là chị nắng xuân 
Hung hăng hay giận dữ
Là ánh nắng mùa hè”
.........
* Ví dụ: Dạy bài thơ “ Bé yêu trăng”- Lệ Bình : Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên. 
Bài thơ này tác giả viết theo thể thơ 3 chữ nên khi đọc ngắt nhịp thơ 1/3 với giọng nhẹ nhàng kết hợp với nét mặt , sự yêu mến thể hiện tình cảm của mình khi đón nhận ánh trăng của ngày rằm trong tháng .
“Bé yêu trăng
Bằng giọng hát 
Trăng vằng vặc
Soi bé cười”
.........
Khi đọc cô cần chú ý đến những từ lặp đi lặp lại , từ láy, hay những từ khó đọc để trẻ hiểu rõ hơn về từ . Vì vậy khi tổ chức tiết dạy tạo ra sự tinh tế và lôi cuốn trẻ vào tiết học đạt hiệu quả cao hơn.
*Giải pháp 2: Dạy trẻ biết cách đọc thơ diễn cảm :
 Muốn dạy trẻ biết cách đọc thơ diễn cảm để giúp trẻ phát triển vốn từ, ngôn ngữ rõ ràng hơn và tạo cho trẻ có thêm những cảm xúc tinh tế, phong phú hơn,giúp người nghe có sức lôi cuốn và hấp dẫn thì người giáo viên cần phải hướng dẫn trẻ cụ thể như sau: 	
 	a) Về ngắt giọng:
 Giáo viên phải hướng dẫn trẻ đọc thơ ngắt nghỉ giọng đúng chỗ, sử dụng ngữ điệu, cường độ giọng điệu, cử chỉ, tư thế, nét mặt... Vì vậy người giáo viên cần rèn luyện cho trẻ thường xuyên trong các bài thơ của các chủ đề trong chương trình trẻ học. 
* Ví dụ: Với bài thơ : “Bạn của bé” - Cô Uyên sưu tầm 
 Các câu thơ khi đọc ngắt nghỉ với nhịp thơ 2/2 cụ thể như sau:
 “ Bạn thìa / bạn bát
 Nho nhỏ / tròn tròn
 Theo bé / đến lớp 
 Vào trường / mầm non”
	........
b) Về nhịp điệu trong khi đọc: 
 	 Nếu đọc thơ mà giọng của người đọc cứ đều đều thì câu thơ sẽ không có hứng thú.Vì vậy phải xác định cho từng nội dung của bài thơ, đoạn thơ, để sử dụng nhịp điệu phù hợp.
 * Ví dụ: Với bài thơ : “Ông mặt trời óng ánh”- Tác giả: Ngô Thị Bích Hiền
 “ Ông mặt trời óng ánh 
 Tỏa nắng hai mẹ con
 Bóng con và bóng mẹ
Dắt nhau đi trên đường
 Ông nhíu mắt nhìn em
 Em nhíu mắt nhìn ông
 Ông ở trên trời nhé
 Cháu ở dưới này thôi
 Hai ông cháu cùn cười
 Mẹ cười đi bên cạnh 
 Ông mặt trời óng ánh”
 Đối với đoạn thơ nhất và đoạn thơ thứ ba khi đọc thơ với giọng điệu vừa phải, tình cảm thể hiện sự trìu mến, vui tươi. Nhưng đến với đoạn thơ thứ hai, khi đọc hai câu đầu trong khổ thơ thể hiện tình cảm của hai ông cháu rất gần gũi và thân thiết. Hai câu thơ tiếp lại đọc với sự nhanh nhẹn và chuyển giọng điệu để câu thơ có sức cuốn hút hơn.
 c) Về cường độ của giọng khi đọc: 
 Nói đến đọc thơ thì chúng ta đã biết trong số những thủ thuật đọc thơ diễn cảm phải kể đến cường độ của giọng. Cường độ của giọng thường được hiểu nhầm là độ to, độ nhỏ của giọng nhưng thực sự nó là độ vang, độ hoàn chỉnh của giọng, là khả năng điều chỉnh giọng từ to sang nhỏ, từ nhỏ sang to. Vì thế mà người giáo viên cần phải dạy trẻ điều chỉnh cho phù hợp. 
 * Ví dụ: 
 Khi đọc câu thơ: “Ai không tự xúc 
 Bạn nào cũng chê ”
 Câu thơ thứ nhất người đọc với giọng vừa phải nhưng câu thơ thứ hai đọc to hơn. Như vậy, độ vang của giọng nói làm cho người nghe hết sức lôi cuốn. 
 	d) Về nét mặt, cử chỉ:
 Nét mặt của trẻ khi đọc cũng là yếu tố rất quan trọng góp phần giúp người nghe hiểu hơn về nội dung của bài thơ. Nét mặt phải phù hợp với ngữ điệu giọng. Bộc lộ cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, phấn khởi.
 * Ví dụ: Bài thơ “Em yêu nhà em”-“Đoàn Thị Lam Luyến” khi trẻ đọc thơ thể hiện nét mặt vui tươi, tự hào không có nơi nào bằng được như nhà của mình. Thì khi người nghe cũng cảm nhận được điều đó qua cách đọc thơ của trẻ.
 “Chẳng đâu bằng chính nhà em
 Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
 ........
 Dù đi xa thật là xa
 Chẳng đâu vui được như nhà của em”
 đ) Giáo viên là người động viên, khích lệ khơi gợi khả năng cảm thụ và đọc thơ diễn cảm của trẻ:
 Muốn thu hút, lôi cuốn trẻ khi nghe đọc thơ và cảm nhận được nội dung của bài thơ một cách nhanh nhất thì người giáo viên là người truyền cảm hứng cho trẻ một cách tốt nhất bằng chất giọng truyền cảm khi đọc thơ. Qua đó sẽ tạo cho trẻ hứng thú với tiết học mà trẻ được học.
 * Cô đọc diễn cảm, trẻ đọc theo cô:
 Khi cho trẻ đọc theo cô là giúp trẻ đọc thuộc thơ và đọc diễn cảm theo cô, cách ngắt nhịp, ngưng nghỉ giọng điệu, cử chỉ nét mặt....của mỗi tác phẩm khác nhau nên tôi nghiên cứu về nội dung các bài để thể hiện một cách phù hợp với giọng điệu của tác phẩm.
 Sử dụng câu hỏi gợi kích thích sự say mê của trẻ khi nghe đọc tác phẩm thơ. Khi giáo viên sử dụng câu hỏi gợi mở sẽ giúp trẻ hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ. Với trẻ 3-4 tuổi giáo viên lựa chọn câu hỏi dễ hiểu và ngắn gọn, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
 * Thi đua, động viên, khuyến khích trẻ đọc thơ:
 Khi tổ chức cho trẻ dưới các hình thức thi đua đọc thơ như: Cả lớp đọc, các tổ đọc , cá nhân trẻ đọc , đọc xen kẽ, đọc trên nền nhạc...Đây là hình thức thi đua giúp trẻ phát huy tốt khả năng của trẻ khi đọc thơ. Trong khi trẻ đọc thơ cô luôn luôn khuyến khích, động viên kịp thời, khích lệ để trẻ tăng thêm động lực tiếp bài tốt hơn. Đây là một biện pháp tốt nhất không thể thiếu được trong cách dạy học cho trẻ
 Cả lớp trẻ đọc thơ
 Nhóm trẻ đọc thơ
	 Cá nhân trẻ đọc thơ
* Giải pháp 3: Giúp trẻ mạnh dạn khi đọc thơ :
 Là một người giáo viên tôi thấy trẻ thường hay rụt rè, thiếu tự tin khi cô mời trẻ đứng lên để trả lời hoặc làm việc gì đó. Vì thế để giúp trẻ tự tin và mạnh dạn khi đứng lên phát biểu ý kiến, đọc thơ hay xây dựng bài trên lớp cho người khác nghe thì điều đầu tiên giáo viên cần tạo tâm lý thoải mái nhất cho trẻ, khơi gợi một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không bắt buộc trẻ phải đọc, phải xây dựng ý kiến nếu như trẻ không muốn. Nhưng để kích thích trẻ đó là cả một nghệ thuật của giáo viên.
Đồng thời khi trẻ đã mở lời giáo viên phải giúp trẻ nhớ và đọc theo trình tự bằng những câu hỏi gợi mở. Từ đó trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn để đọc thơ và xây dựng bài. 
Cứ như vậy, vốn từ của trẻ được giàu lên, trẻ sẽ diễn đạt ngày càng mạch lạc và tạo cho trẻ có thêm những cảm xúc tinh tế, phong phú hơn. 
 * Giải pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan minh họa :
 Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non nhất là với độ tuổi 3-4 tuổi. Trong mỗi hoạt động học có chủ đích chuẩn bị đồ dùng trực quan hết sức quan trọng tạo nên thành công của giờ học. Bởi trẻ ở lứa tuổi này chủ yếu hoạt động với đồ vật nên sử dụng đồ dùng trực quan giúp trẻ ghi nhớ được sâu sắc về các hình ảnh muốn truyền đạt cho trẻ.
 Tuy nhiên sử dụng đồ dùng trực quan để đạt hiệu quả tốt nhất thì cần sử dụng đúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ nhằm khắc sâu kiến thức cho trẻ. Có thể dùng màn hình, máy chiếu tạo nên các slide hoặc sử dụng sa bàn mô hình, tranh minh họa......Nhưng bên cạnh đó, giáo viên cũng cần chuẩn bị đồ dùng trực quan phải đảm bảo tính thẩm mỹ để dạy trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
 * Ví dụ: Bài thơ “Thăm nhà bà” Tác giả “Như Mao” . 
 Như với bài thơ này nếu giáo viên không sử dụng hình ảnh trực quan thì cô giáo có đọc thơ hay và diễn cảm đến mấy cũng không lôi cuốn trẻ vào bài học một cách say sưa , hình dung được, tưởng tưởng được hình ảnh trong tác phẩm vì thế việc lĩnh hội kiến thức trong tác phẩm chưa cao như mong muốn .
 Tranh minh họa bài thơ : “Thăm nhà bà”
 Nhưng khi giáo viên đã sử dụng hình ảnh trực quan vào bài dạy bằng những hình ảnh đẹp, hấp dẫn, minh họa rõ nét nội dung tác phẩm. Qua tiết học tôi thấy trẻ hứng thú say sưa học tập, trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhanh chóng . 
 Qua tiết dạy tôi thấy chất lượng nhận thức của trẻ còn phụ thuộc vào sự truyền cảm của cô và sự phối hợp với hình ảnh sao cho lời thơ với hình ảnh phải gắn kết với nhau. Từ đó trẻ mới lĩnh hội được đầy đủ kể cả về hình ảnh minh họa kết hợp với giọng điệu của cô làm tăng khả năng cảm thụ cho trẻ về tác phẩm .
 * Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh:
 	Đối với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ là một vấn đề có tầm quan trọng rất lớn, đặc biệt là thông qua hoạt động đoc thơ diễn cảm. Vì vậy là một người giáo viên muốn truyền đạt được kiến thức cho trẻ thì cần phải kêt hợp tuyên truyền với phụ huynh , về các bài thơ trẻ được học ở lớp. Qua đó phụ huynh thấy được sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cần thiết như thế nào và có những giải pháp hữu hiệu kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngoài việc trao đổi gặp mặt trực tiếp với phụ huynh tôi còn có thể xây dựng một trang mạng để trao đổi với phụ huynh qua cổng thông tin điện tử. Từ đây phụ huynh có thể đưa ra những ý kiến, câu hỏi đối với cô giáo. Và ngược lại thì giáo viên có nhiệm vụ giải đáp và những yêu cầu đối với trẻ mà phụ huynh cần thực hiện giúp trẻ.
Môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là sự phối hợp giữa gia đình

Tài liệu đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_mot_so_giai_phap_giup_tre_3_4_tuoi_doc_th.docx