Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi chơi tốt trò chơi dân gian

Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi chơi tốt trò chơi dân gian

Tôi cần tạo không khí vui tươi phấn khởi, gây sự chú ý, tò mò cho trẻ hướng trẻ đến với trò chơi một cách tự nhiên và thoải mái, trẻ không cảm thấy bị gò bó hay ép buộc thì tôi luôn sử dụng các thủ thuật gây hứng thú như sử dụng các câu đố hay đọc lời đồng dao (lời ca), hoặc bằng những đoạn nhạc, bài hát hay cách trò chuyện của cô giáo để dẫn trẻ đến với trò chơi một cách tự nhiên và hứng thú tham gia.

Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi thì tôi vừa là người hướng dẫn, đồng thời cũng là người bạn chơi cùng trẻ, có thể vừa chơi tôi vừa giải thích để trẻ dễ hiểu hơn sau khi trẻ đã hiểu và biết cách chơi tôi để trẻ tự chơi, tôi đứng ngoài quan sát, động viên, khích lệ trẻ chơi vui vẻ, đoàn kết, nhắc trẻ chấp hành luật chơi theo quy định. Nếu khi chơi trẻ gặp khó khăn tôi sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ giải quyết tình huống xảy ra thật nhanh nhẹn, hợp lý giúp trẻ thỏa mãn khi chơi, đáp ứng nhu cầu chính đáng của trẻ khi tham gia chơi.

 Nhận xét sau khi chơi: Nêu gương những trẻ chơi ngoan, chơi tích cực, đồng thời động viên những trẻ chưa tích cực cần cố gắng hơn. Sau đó tôi giáo dục trẻ để trẻ hiểu được tầm quan trọng và ích lợi của các trò chơi dân gian đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

 

doc 8 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 70Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi chơi tốt trò chơi dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÚY 
c) Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi 
 chơi tốt trò chơi dân gian”
- Lĩnh vực áp dụng, mô tả, các thông tin cần được bảo mật (Nếu có):
- Lĩnh vực áp dụng: Phát triển ngôn ngữ 
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến 
 Trò chơi dân gian cho trẻ 3- 4 tuổi được đặc biệt chú trọng, trẻ ở độ tuổi này sẽ trải qua những giai đoạn khủng hoảng. Do vậy việc dạy trẻ chơi các trò chơi dân gian mang tính giáo dục cao sẽ giúp trẻ vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng hơn, trò chơi dân gian còn giúp trẻ phát triển cân bằng giữa thể chất và trí tuệ, giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy sáng tạo, khả năng hoạt động nhóm, tạo sự gắn kết giữa tình bạn có tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và sự giao tiếp.
 Đối với trẻ mẫu giáo thì vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ, trẻ được học thông qua chơi, bởi trò chơi dân gian mang lại cho trẻ rất nhiều điều thú vị và bổ ích nó thể hiện được nhu cầu giải trí, được chia sẻ niềm vui với bạn bè làm giàu nguồn tình cảm và sẽ trờ thành những kỉ niệm quý báu của tuổi thơ.
Vào thời điểm đầu năm khi tôi tiếp nhận lớp thì tôi thấy trẻ lớp tôi rất nhút nhát do sự bỡ ngỡ khi ngày đầu đến trường, trẻ không dám bộc lộ cảm xúc với bạn, với cô giáo, chưa chủ động trong các hoạt động mang tính tập thể, chưa tập trung cao trong việc tham gia các trò chơi, về phía nhà trường chưa có sân chơi dành riêng cho trẻ từ đó tôi không khỏi lo lắng không biết làm thế nào để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này, qua nghiên cứu và tìm hiểu tôi thấy nên cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian, qua đó trẻ sẽ mạnh dạn hơn, tự tin hơn để vượt qua giai đoạn khó khăn này. 
Bản thân tôi luôn cân nhắc lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với trẻ và phù hợp với tính chất của hoạt động, nhằm mục đích giúp trẻ phát triển cân bằng về cả thể chất và trí tuệ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với bạn bè, với mọi người, giúp trẻ mở rộng hiểu biết về các trò chơi dân gian cũng như các trò chơi khác, đồng thời phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc. Do vậy tôi nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi chơi tốt trò chơi dân gian như sau:
Giải pháp thứ nhất: Chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ:
- Biện pháp thứ nhất: Sưu tầm, lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với trẻ 3-4 tuổi:
 Cần phải lựa chọn các trò chơi phù hợp với trẻ 3-4 tuổi, các trò chơi dân gian vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ của lớp tôi, mỗi độ tuổi có sự nhận thức và khả năng chú ý khác nhau, trẻ ở dộ tuổi này sự nhận thức và ghi nhớ cũng rất đơn giản, trẻ chỉ hiểu nhanh, ghi nhớ nhanh với những trò chơi thật đơn giản, ngắn gọn vì thế tôi phải cân nhắc, lựa chọn các trò chơi có cách chơi, luật chơi ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu VD như trò chơi “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Kéo cưa lừa xẻ”, chứ không thể đưa các trò chơi quá khó, quá phức tạp vào cho trẻ chơi được. 
- Biện pháp thứ hai: Lựa chọn các đồ dùng, đồ chơi phục vụ trò chơi:
Các đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các trò chơi cũng vô cùng phong phú mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi, luật chơi của từng trò chơi, mỗi trò chơi có một hoặc nhiều đồ dùng đồ chơi mà nếu thiếu nó sẽ không thể tổ chức được VD như trò: “Bịt mắt bắt dê” thì cần phải có khăn bịt mắt nếu không có khăn bịt mắt thì trò chơi không thể tiến hành được.
- Biện pháp thứ ba: Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (Lời đồng dao) của trò chơi:
Đối với các trò chơi dân gian đều có lời ca đặc trưng riêng cho từng trò chơi ví dụ khi cho trẻ chơi trò:
“Chi chi chành chành” thì cần phải có lời ca như là: 
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Tam vương mũ đế
Cấp ké đi tìm
Ù à ù ập!
Mặc dù lời ca đó không có một mạch ý nào rõ ràng cả nhưng nếu thiếu lời ca thì trò chơi đó không thể tiến hành được, vì khi chơi trẻ không chỉ thể hiện vận động mà còn vừa chơi vừa đọc lời ca giúp cho trò chơi được vui nhộn hơn, hấp dẫn hơn và phù hợp với tư duy của trẻ 3-4 tuổi.
- Biện pháp thứ tư: Chuẩn bị về thời gian cho trẻ chơi:
Tôi đã lựa chọn đưa vào các buổi chiều để dạy trẻ, ở thời điểm này trẻ rất thích được vui chơi tự do để giúp cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, buổi chiều cũng là lúc kết thúc sau một ngày học tập của trẻ ở trường, lớp. Vì vậy trẻ cần được có khoảng thời gian vui chơi và những trò chơi dân gian đó đã đem lại cho trẻ một tâm thế tốt cho buổi học ngày hôm sau của trẻ, trẻ lại thích đến trường, thích được chơi cùng cô và các bạn cho nên vào thời điểm này là rất thích hợp để trẻ tham gia các trò chơi dan gian.
- Biện pháp thứ năm: Chuẩn bị địa điểm để tổ chức cho trẻ chơi: 
Để trò chơi đạt kết quả cao thì việc chuẩn bị địa điểm tổ chức trò chơi là rất quan trọng, đối với một số trò chơi mang tính tập thể cao như trò “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”, dung dăng dung dẻ”, có thể tôi tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời thì địa điểm phải rộng rãi, thoáng mát và an toàn hoặc có những trò chơi trẻ chơi theo nhóm nhỏ như trò: “Tập tầm vông”, “Kéo cưa lừa xẻ”, “Thả đỉa ba ba”, thì tôi có thể cho trẻ chơi ở trong lớp nhưng địa điểm chơi trong lớp cũng phải phù hợp, đảm bảo thuận lợi khi cho trẻ chơi, để trẻ không cảm thấy gò bó khi chơi ở nơi địa điểm trật hẹp hay thiếu sự an toàn.
Giải pháp thứ hai: Các điều kiện thực hiện trong khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian.
- Biện pháp thứ nhất: Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi: 
Khi tổ chức cho trẻ chơi mà có trẻ nào đó mệt mỏi hay không muốn tham gia chơi tôi sẽ cho trẻ đó ngồi nghỉ và quan sát các bạn chơi, tuy nhiên tôi luôn khuyến khích để tất cả các trẻ đều được tham gia chơi.Vì các trò chơi dân gian không quy định số người chơi, số lượng người chơi nhiều hay ít đều không ảnh hưởng đến cách chơi, luật chơi của trò chơi mà ngược lại số trẻ tham gia càng nhiều thì trò chơi càng hấp dẫn, sinh động hơn, vui vẻ hơn.
- Biện pháp thứ hai: Tạo hứng thú cho trẻ khi chơi:
Tôi cần tạo không khí vui tươi phấn khởi, gây sự chú ý, tò mò cho trẻ hướng trẻ đến với trò chơi một cách tự nhiên và thoải mái, trẻ không cảm thấy bị gò bó hay ép buộc thì tôi luôn sử dụng các thủ thuật gây hứng thú như sử dụng các câu đố hay đọc lời đồng dao (lời ca), hoặc bằng những đoạn nhạc, bài hát hay cách trò chuyện của cô giáo để dẫn trẻ đến với trò chơi một cách tự nhiên và hứng thú tham gia.
Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi thì tôi vừa là người hướng dẫn, đồng thời cũng là người bạn chơi cùng trẻ, có thể vừa chơi tôi vừa giải thích để trẻ dễ hiểu hơn sau khi trẻ đã hiểu và biết cách chơi tôi để trẻ tự chơi, tôi đứng ngoài quan sát, động viên, khích lệ trẻ chơi vui vẻ, đoàn kết, nhắc trẻ chấp hành luật chơi theo quy định. Nếu khi chơi trẻ gặp khó khăn tôi sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ giải quyết tình huống xảy ra thật nhanh nhẹn, hợp lý giúp trẻ thỏa mãn khi chơi, đáp ứng nhu cầu chính đáng của trẻ khi tham gia chơi.
 Nhận xét sau khi chơi: Nêu gương những trẻ chơi ngoan, chơi tích cực, đồng thời động viên những trẻ chưa tích cực cần cố gắng hơn. Sau đó tôi giáo dục trẻ để trẻ hiểu được tầm quan trọng và ích lợi của các trò chơi dân gian đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Tôi đã áp dụng thực nghiệm tại lớp tôi. Qua các biện pháp từng áp dụng, tôi thấy rất hiệu quả khi đưa vào để dạy trẻ lớp tôi, trẻ tiếp thu nhanh hơn, chơi một cách tích cực hơn.
Có khả năng áp dụng cho trẻ 3-4 tuổi trong các trường Mầm non của toàn huyện.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
+ Mang lại lợi ích kinh tế: 
Sau khi tiến hành thực nghiệm tôi thấy tiết kiệm được kinh phí không phải chuẩn bị quá nhiều đồ dùng, đồ chơi khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian cũng như không mất quá nhiều thời gian không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác của trẻ.
+ Mang lại lợi ích về xã hội: 
Khi thực hiện sáng kiến này đã khẳng định được việc giáo dục phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giao tiếp cho trẻ. Nhờ có hoạt động này mà tình cảm của các trẻ được gắn bó hơn, biết liên kết chia sẻ khi tham gia các hoạt động tập thể.
+ Mang lại lợi ích cho giáo viên: 
Giáo viên biết cách xây dựng kế hoạch lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động trong ngày của trẻ, có thêm nhiều kinh nghiệm để dạy trẻ các trò chơi dân gian.
Mở rộng vốn hiểu biết phong phú về các trò chơi dân gian, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Nắm vững các phương pháp và hình thức tổ chức cũng như cách chơi, luật chơi của các trò chơi, linh hoạt, sáng tạo thay đổi các trò chơi, cách chơi phù hợp với khả năng của trẻ ở mỗi trò chơi.
Có kỹ năng làm đồ chơi và tích cực sưu tầm để phục vụ các trò chơi dân gian
+ Mang lại lợi ích cho trẻ:
 Trẻ rất vui vẻ, thích chơi các trò chơi dân gian cũng như tham gia vào các hoạt động khác rất tích cực, trẻ rất thích đi học và hứng thú tham gia các hoạt động của trường, của lớp.
 Trẻ biết giao lưu, hợp tác, chia sẻ, có tinh thần đoàn kết, tình cảm của trẻ thêm gắn bó, biết nhường nhịn nhau.
 Đem lại một thể lực tốt, trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, năng động hơn, ngôn ngữ của trẻ cũng hoàn thiện hơn.
Trẻ được mở rộng kiến thức cũng như hiểu biết của mình về các trò chơi.
 Làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ đồng thời phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Mang lại lợi ích đối với phụ huynh:
Phụ huynh nhận thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian khi ở trường.
Giúp phụ huynh có ý thức hơn trong việc dạy trẻ các bài đồng dao, lời ca và tích cực ủng hộ nguyên vật liệu cho lớp.
- Các thông tin cần được bảo mật: Không có thông tin cần được bảo mật
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên cần thường xuyên tự học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu đưa ra các thiết bị đồ dùng, lời ca, lời đồng dao sáng tạo, phù hợp. Cần có sân chơi dành riêng cho trẻ. Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý trẻ, tình trạ

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_skkn_mot_so_giai_phap_giup_tre_3_4_tuoi_choi_t.doc