Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp gây hứng thú học toán cho học sinh Tiểu học

Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp gây hứng thú học toán cho học sinh Tiểu học

* Bài toán lớp 2 (Bài 5 trang 75)

 Băng giấy màu đỏ dài 65cm, băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy màu đỏ 17cm. Hỏi băng giấy màu xanh dài bao nhiêu?

Tôi chuyển bài toán thành thơ như sau:

“Em là băng giấy học trò

Khoác lên mình áo đỏ tươi lạ kì!

Thân em xinh đẹp mê ly

Mình em dài sáu mươi lăm xen -ti -mét tròn.

Nhưng còn cậu bạn “xanh non”

Nhỏ hơn em tới mười bảy tròn xen ti

Hỡi bạn thân hãy đoán đi .

 Bạn em! băng giấy xanh thì bao nhiêu? ( Bao nhiêu cm)

 * Bài toán lớp 5: (Bài số 1 trang 77)

Một lớp học có 32 học sinh, trong đó số học sinh 10 tuổi chiếm 75%. Còn lại là học sinh 11 tuổi. Tính số học sinh 11 tuổi của lớp học đó?

Tôi chuyển bài toán thành thơ như sau:

Lớp em là lớp năm “ xinh”

Sĩ số cả lớp chúng mình ba mươi hai

Lứa tuổi thì được chia hai

 Bảy mươi lăm phần trăm- chục tuổi rất oai

Còn lại hãy tính không sai

 Số bạn mười một tuổi nào, ai biết nào?

 

doc 10 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 09/01/2025 Lượt xem 39Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp gây hứng thú học toán cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố Fibonacci vẫn được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay. Ứng dụng hệ số Hindu -Ả Rập: Áp dụng nó vào tính toán sổ sách, chuyển đổi khối lượng, chiều dài, tính toán tiền lời, đổi tiền và những ứng dụng khác. Ứng dụng dãy số Fibonacci trong tự nhiên và kỹ thuật: Một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi dãy số Fibonacci trùng với số cánh hoa của hầu hết các loại hoa. Trong các số: 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55 hoặc 89. Các loại hoa có số cánh hoa lần lượt trùng với dãy số trên là: Hoa loa kèn, hoa mao lương vàng, hoa phi yến, hoa cúc vạn thọ, hoa cúc tây, hoa cúc thường.
Dãy số Fibonacci được xem là tỉ lệ vàng cho chuẩn mực của cái đẹp trong nghệ thuật, kiến trúc và tài chính.
 * Lương Thế Vinh ( 1441- 1496) là một nhà toán học nổi tiếng thời Lê. Lương Thế Vinh vẫn được người ta quen gọi là Trạng Lường. Lí do ngay từ nhỏ ông đã tỏ rõ là người rất giỏi đo lường. Ông đỗ Trạng Nguyên năm 1463 đời vua Lê Thánh Tông. Lương Thế Vinh là tác giả cuốn “ Đại thành toán pháp” Cuốn sách dạy toán học đầu tiên của nước ta. Giai thoại Trạng Lường cân voi kể về cuộc gặp gỡ của sứ thần nhà Minh với Lương Thế Vinh bằng trí thông minh của ông, ông đã khiến cả đoàn sứ bộ phải ngả mũ khâm phục. 
* Giáo sư Ngô Bảo Châu là thần tượng của nhiều bạn trẻ. Ông nổi tiếng với nhiều công trình nghiên cứu ông đã được giải thưởng Danh giá năm 2010. Ngoài ra, Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng là thí sinh đầu tiên trong đoàn Việt Nam đoạt hai giải vàng IMO liên tiếp (năm 1988 và năm 1989). Sau khi mang vinh quang về cho đất nước Việt Nam. Giáo sư Ngô Bảo Châu sang Pháp và trở thành sinh viên đại học Paris 6. Ông đã đạt nhiều thành tựu trong sự nghiệp và được bạn bè quốc tế công nhận với nhiều giải thưởng uy tín. Giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong số nhiều thí sinh IMO của Việt Nam thành danh ở nước ngoài, trở thành “Thương hiệu Toán Việt Nam” . 
* Ví dụ 2: Nêu ngay tấm gương là các bạn trong trường của mình:
- GV nêu tên các em được huy chương trong các kì thi toán Titan và cuộc thi tìm kiếm tài năng Toán học.
STT
HỌ VÀ TÊN
LỚP 
HC
CẤP 
NĂM HỌC
1
Nguyễn Huy Nam
3B
Bạc
QG
2018-2019
2
Nguyễn Thị Ngọc
5E
Bạc
QG
2018-2019
3
Lưu Nam Khánh
3E
Đồng
QG
2018-2019
4
Nguyễn Thị Diệu Linh
3B
Bạc
QG
2019-2020
5
Nguyễn Huy Nam
4B
Bạc
QG
2019-2020
6
Nguyễn Thu Trang
5B
Bạc
QG
2019-2020
7
Phan Quốc Bảo
3B
Đồng
QG
2019-2020
8
Nguyễn Huy Anh Dương
3B
Đồng
QG
2019-2020
9
Lưu Thu Phương
3B
Đồng
QG
2019-2020
10
Nguyễn Thu Thủy
5B
Đồng
QG
2019-2020
11
Nguyễn T Hồng Nhung
5B
Đồng
QG
2019-2020
12
Lưu Nam Khánh
5E
Vàng 
QG
2020 -2021
13
Nguyễn Thế Sáng
3E
Bạc
QG
2020 -2021
14
Nguyễn Hương Ly
3G
Bạc
QG
2020 -2021
15
Lưu Chi Huyện
3H
Bạc
QG
2020 -2021
16
Lưu Thu Phương
4B
Bạc
QG
2020 -2021
17
Nguyễn Huy Nam
5B
Bạc
QG
2020 -2021
18
Đỗ Đức Qúy
2G
Đồng
QG
2020 -2021
19
Nguyễn Gia Bảo
3E
Đồng
QG
2020 -2021
20
Nguyễn Trần Hà An
3H
Đồng
QG
2020 -2021
21
Nguyễn Doãn Quân
3H
Đồng
QG
2020 -2021
22
Nguyễn Hải Linh
4B
Đồng
QG
2020 -2021
23
Lưu Thị Hồng Minh
4B
Đồng
QG
2020 -2021
24
Nguyễn Huy Ngọc Đăng
4B
Đồng
QG
2020 -2021
25
Nguyễn Huy Anh Dương
4B
Đồng
QG
2020 -2021
26
Nguyễn Văn Toàn
4B
Đồng
QG
2020 -2021
27
Phan Quốc Bảo
4B
Đồng
QG
2020 -2021
28
Nguyễn Hữu Khang
4A
Đồng
QG
2020 -2021
29
Trần Trung Hiếu
5E
Đồng
QG
2020 -2021

Giải pháp 2 “ Dễ dàng giải được các bài toán bằng cách đọc kĩ đề Thông qua trò chơi sắm vai” 
 Để giải một bài toán khâu đọc kĩ đề là vô cùng quan trọng vì đọc kĩ đề nó giúp học sinh giải bài đúng hướng và giải bài dễ dàng hơn. Do vậy giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề bằng cách chơi trò chơi “sắm vai” như sau: 
“chơi trò chơi sắm vai ”. Học sinh đọc một đề toán và nhập vai vào nhân vật trong bài toán có lời văn từ đó học sinh hiểu bài để làm bài tốt hơn để có thể tìm ra cách giải dễ dàng hơn.
Ví dụ 1: Ở lớp 2 có bài toán ( bài 3 trang 51)
Một cửa hàng có 51kg táo, đã bán 26 kg táo. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu ki-lo-gam táo?
Nếu chỉ đọc đề và hướng dẫn theo cách thông thường bài nào cũng như vậy thì sẽ gây nhàm chán cho các em.Tôi sẽ làm như hướng dẫn sau:
GV gọi 1 em học sinh lên đọc thầm rồi yêu cầu em đó sắm vai “ cửa hàng ”
- Giáo viên nhắc Bạn A sẽ trong vai “ cửa hàng ”cả lớp trật tự xem bạn A nói gì
- Bạn A nói :(Sắm vai ): Tôi là cửa hàng, tôi có 51 kg táo, tôi bán 26 kg táo. Hỏi tôi còn bao nhiêu ki-lo-gam táo?
- Từ đó học sinh dễ dàng tìm ra cách giải như sau: 
 Cửa hàng đó còn số ki-lo-gam táo là: 
 51- 26 = 25 (kg ).
 Đáp số: 25 kg
Tương tự bài toán ở lớp 3: Bài 2 ( trang 87)
 Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 35m chiều rộng 20m .Tính chu vi mảnh đất đó?
 - Sắm vai: Tôi là mảnh đất hình chữ nhật, tôi có chiều dài 35m, tôi có chiều rộng 20m. Các bạn hãy tính chu vi của tôi?
 Ngoài ra còn có rất nhiều các bài toán khác từ lớp 1 đến lớp 5 đều có thể sắm vai như các ví dụ trên. 
 Giải pháp 3 “Gây hứng thú cho học sinh qua - Bài thơ toán”: Vận dụng bài thơ Toán giúp các em yêu thích môn Toán hơn, thấy vấn đề trong bài toán dễ giải quyết hơn. Đặc biệt giúp các em chưa học tốt môn Toán nhận thức đây là môn học vui dễ học.
Tôi làm bằng cách sưu tầm những công thức cách tính chu vi và diện tích các công thức toán học khác bằng thơ cho học sinh dễ thuộc hoặc sưu tầm những bài toán đã được chuyển đổi thành thơ cho học sinh làm.
 Ví dụ:
Bài toán lớp 4 trang 127 ( Sưu tầm trong Hoạt động trò chơi Toán lớp 4)
 Bài toán: Một cửa hàng ngày đầu bán được 120 m vải, ngày thứ hai bán được một phần hai số mét vải bán trong ngày đầu, ngày thứ ba bán được gấp đôi ngày đầu. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải?
Bài thơ: Bán vải
Cửa hàng của tôi
Ngày đầu bán được
Số mét vải là:
Một trăm hai mươi.
Rồi ngày thứ hai
Bán được một nửa
Số vải ngày đầu.

Tiếp đến ngày ba
Bán được gấp đôi
Của ngày thứ nhất.
Bạn ơi cho biết
Trung bình mỗi ngày
Cửa hàng của tôi
Bán bao nhiêu mét?

 - Ngoài ra tôi còn nghiên cứu và tự chuyển đổi những bài toán đó sang thơ cho dễ hiểu. 
Ví dụ:
 * Bài toán lớp 2 (Bài 5 trang 75)
 Băng giấy màu đỏ dài 65cm, băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy màu đỏ 17cm. Hỏi băng giấy màu xanh dài bao nhiêu?
Tôi chuyển bài toán thành thơ như sau:
“Em là băng giấy học trò
Khoác lên mình áo đỏ tươi lạ kì!
Thân em xinh đẹp mê ly
Mình em dài sáu mươi lăm xen -ti -mét tròn.
Nhưng còn cậu bạn “xanh non”
Nhỏ hơn em tới mười bảy tròn xen ti
Hỡi bạn thân hãy đoán đi .
 Bạn em! băng giấy xanh thì bao nhiêu? ( Bao nhiêu cm)
 * Bài toán lớp 5: (Bài số 1 trang 77)
Một lớp học có 32 học sinh, trong đó số học sinh 10 tuổi chiếm 75%. Còn lại là học sinh 11 tuổi. Tính số học sinh 11 tuổi của lớp học đó?
Tôi chuyển bài toán thành thơ như sau:
Lớp em là lớp năm “ xinh”
Sĩ số cả lớp chúng mình ba mươi hai
Lứa tuổi thì được chia hai
 Bảy mươi lăm phần trăm- chục tuổi rất oai
Còn lại hãy tính không sai
 Số bạn mười một tuổi nào, ai biết nào?
 * Bài toán lớp 5: (Bài số 2 trang 22)
Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật. Biết chiều dài gấp 2 lần chiều rộng và chiều rộng hơn chiều dài là 15 m
Bài toán trên được chuyển đổi thành thơ như sau :
Tớ là một mảnh đất 
Mình tớ hình chữ nhật 
Chiều dài tớ gấp hai 
Chiều rộng tớ đấy bạn
Những hôm bừng nắng hạn 
Tớ dạo chơi thỏa thích 
Chiều dài tớ đích thực 
Hơn chiều rộng mười lăm 
Đơn vị đo là mét .
Tính chu vi của tớ
Xem là bao nhiêu nha ?
 Bài 99: Trong cuốn tuyển chọn 10 năm toán tuổi thơ 
 Trong một bữa tiệc sinh nhật, tất cả trẻ em đều được nhận lấy các cây nến, nếu mỗi đứa trẻ nhận 5 cây nến, thì thừa 10 cây nến, nếu mỗi đứa trẻ nhận 6 cây nến thì thiếu 2 cây nến. Hỏi có tất cả bao nhiêu cây nến ?
Chuyển thành thơ :	Vui vẻ cùng nhau dự sinh nhật 
 Chủ nhà chia nến ta cùng thắp !
 Mỗi đứa chỉ cầm 5 cây nến
 Thì thừa 10 cây nến rõ vừa.
 Nếu mà mỗi đứa chỉ cầm 6 cây nến 
 Thì thiếu hai cây chẳng có thừa. 
 Hỏi số cây nến mà chủ có?
 Tính hộ em đi kẻo khó à .
 Giải pháp 4 “Trò chơi đố vui gây hứng thú cho học sinh” . 
Bằng những câu đố bất ngờ thú vị, tạo cho học sinh ham tìm tòi, sáng tạo. Khi dạy học chúng ta lên lớp theo thời gian qui định là từ 35 đến 40 phút nhưng chúng ta không nên quá cứng nhắc về thời gian cũng có đôi khi có em tiếp thu chậm ta cũng nên giảng cho em hiểu thì mới thôi hoặc đôi khi thừa ra ít phút ta cho các em một số câu đố vui giúp các em sảng khoái đầu óc và trở nên linh hoạt hơn. 
Ví dụ: 
- Một kg bông và 1kg sắt cái nào nặng hơn.
Có 10 cái bánh đem chia cho 10 người làm thế nào để trong hộp vẫn còn một cái bánh.
- GV có thể sưu tầm rất nhiều câu đố vui có rất nhiều trong các tài liệu tham khảo. 
- Khi tổ chức cho các em chơi trò chơi thì phải có khích lệ động viên. Có điểm nào cần biểu dương, điểm nào cần lưu ý. Đặc biệt khuyến khích những giải đáp hay.
- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu để gợi mở cho học sinh tránh lúng túng khi tiếp cận với trò chơi.
- Cũng có thể để tự các em làm ban giám khảo chấm điểm cho nhau.
- Giáo viên có đánh giá và hỏi ý kiến các em về các trò chơi.
 + Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Tất cả các lớp đã áp dụng đạt hiệu quả cao tại trường Tiểu học tôi công tác. Các giải pháp trong sáng kiến này có thể áp dụng và nhân rộng trong các trường Tiểu học.
- Các giải pháp trong sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực: Những giải pháp này đã mang lại kết quả rất khả quan không chỉ đối với học sinh (kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt) mà ngay cả đối với giáo viên chất lượng cũng được nâng lên. Cụ thể kết quả thu được từ áp dụng sáng kiến tại trường như sau:
Môn Toán
Trước khi áp dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến
So sánh
TS
%
TS
%

Hoàn thành tốt
465
52,7
470
53.4
Tăng 0,7%
Hoàn thành
402
45,3
405
45,9
Tăng 0,5%
Chưa hoàn thành
14
1,7
7
0,8
Giảm 0,9 %
* Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
 	 - Phát hiện sớm ra nhân tài để bồi dưỡng ươm mầm cho tương lai.
 	 - Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời, phát huy được năng lực trí tuệ của học sinh. Khi biết khơi dậy đúng sở trường năng lực của các em giúp các em có niềm tin và hứng thú học tập hơn, đem lại kết quả học tập cao.
 	- Cho học sinh thấy tình cảm yêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_skkn_mot_so_giai_phap_gay_hung_thu_hoc_toan_ch.doc