Biện pháp thứ nhất: Cung cấp lý thuyết kỹ năng
Bất kỳ một hoạt động nào muốn thực hiện được một cách nhanh nhạy, chính xác, thuần thục, nhuần nhuyễn, con người phải được cung cấp những lý thuyết kỹ năng về hoạt động đó. Lý thuyết kỹ năng thực chất là lý thuyết thao tác. Lý thuyết hoạt động con người phải nắm được trướckhi tiến hành hoạt động luyện tập.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã trực tiếp hướng dẫn lý thuyết các kỹ năng cơ sở của đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5D. Biện pháp này thực hiện nội dung rèn luyện kỹ năng cơ sở đã được nêu ra. Từ khi tiến hành, đầu tiên tôi rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc đúng và đọc chuẩn Tiếng Việt, sau đó là kỹ năng phân tích ngữ điệu và làm các động tác bổ trợ, kỹ năng phân tích cảm thụ văn bản, kỹ năng giao tiếp và cuối cùng là kỹ năng đọc truyền cảm thông qua ngữ điệu thích hợp. Cũng có khi các kỹ năng này được tiến hành đồng thời trong cùng một thời gian. Trong một kỹ năng cơ sở tôi cung cấp đầy đủ kiến thức lý thuyết kỹ năng. Trong đó nêu rõ mục đích ý nghĩa, nội dung, các thao tác cách thực hiện hoạt động hình thànhd kỹ năng đó. Trong giảng dạy lý thuyết kỹ năng, tôi rất coi trọng các ví dụ minh họa, những thao tác mẫu giúp cho học sinh hiểu được lý thuyết kỹ năng sau đó đưa ra những bài tập cho học sinh luyện tập.
Trong những giờ học lý thuyết kỹ năng, học sinh vừa nghe vừa hình dung tưởng tượng các thao tác hoạt động cơ bản và ghi chép kiến thức cơ bản then chốt. Giáo viên minh họa bằng các thao tác cụ thể, khi học sinh nắm được lý thuyết kỹ năng thì trong hướng dẫn luyện tập giáo viên cũng thuận lợi và tự luyện tập của học sinh cũng được dễ dàng hơn.
Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh luyện tập các kỹ năng cơ sở:
Sau khi được cung cấp kiến thức kĩ năng học sinh bước vào hoạt động rèn luyện. Giáo viên phải hướng dẫn trực tiếp đến từng đối tượng học sinh trên cơ sở từng học sinh đã nắm được lý thuyết kỹ năng và được quan sát những thao tác mẫu mình học trong giờ lý thuyết, trên cơ sở các bài tập thực hành các kỹ năng phân tích ngữ điệu và làm các động tác bổ trợ, phân tích để cảm thụ văn bản, đọc truyền cảm thông qua ngữ điệu thích hợp, kỹ năng giao tiếp.
Về thời gian luyện tập, buổi học kỹ năng nào thì hướng dẫn học sinh luyện tập luôn kỹ năng đó thời gian luyện tập phải được bố trí nhiều hơn thời gian học lý thuyết. Cứ mỗi tiết lý thuyết nên dành 2 - 3 tiết thực hành. Trong hướng dẫn trực tiếp, tôi dựa trên cơ sở luyện tập kỹ năng, có đưa ra những thao tác mẫu một cách tỉ mỉ cụ thể để học sinh nắm được, có thể phải làm đi làm lại nhiều lần những thao tác khó cho học sinh nắm kỳ được mới thôi. Sau khi đã nắm được, học được những thao tác mẫu rồi thì học sinh luyện tập, làm đi làm lại những thao tác đó cho đến khi thuần thục.
* Khảo sát khả năng ban đầu học sinh lớp 5D: Khảo sát khả năng ban đầu của học sinh về các mặt: + Khảo sát khả năng đọc đúng: Cho học sinh đọc thành tiếng một bài văn “Hoa học trò ” (Tiếng Việt lớp 5 tập 2) và một bài thơ “ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” (Tiếng Việt lớp 4 tập 2) .Giáo viên đánh giá về các mặt: Đọc đúng các âm vị (phụ âm đầu, vần, thanh điệu) và ngắt nghỉ đúng chỗ. Kết quả kết quả khảo sát được phản ánh như sau: Lớp Số HS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 5D 27 7 25,9 16 59,2 4 14,9 + Khảo sát khả năng đọc nhanh: Cho học sinh đọc một đoạn văn khó “Vùng nàybức tranh thủy mặc”( Bài Phong cảnh Pắc Bó- Tiếng Việt lớp 4 tập 2). Giáo viên đánh giá về các mặt: đọc trơn (đọc có rõ tiếng, rõ từ, cụm từ không? Ngắt nghỉ hơi có đúng chỗ, đúng dấu câu không? Cường độ có vừa phải không?) và đọc lưu loát (đọc có nhanh không? Có bị vấp không?). Kết quả kết quả khảo sát được phản ánh như sau: Lớp Số HS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 5D 27 3 11,1 18 66,7 6 22,2 + Khảo sát về khả năng phân tích ngữ điệu và làm các động tác bổ trợ: Cho học sinh đọc một bài văn có đủ các kiểu câu, bài “Người thợ lặn” (Tiếng Việt lớp 5 tập 2). Giáo viên đánh giá về các mặt: Sắc thái giọng đọc có phù hợp với nội dung đoạn, bài hay không? Ngữ điệu có phù hợp với từng kiểu câu không? Cử chỉ điệu bộ, nét mặt, ánh mắt có phù hợp một cách tự nhiên không? Có gượng ép không?... Kết quả kết quả khảo sát được phản ánh như sau: Lớp Số HS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 5D 27 1 3,7 17 62,9 9 33,4 + Khảo sát về khả năng phân tích nội dung cảm thụ văn bản: Cho học sinh đọc thầm và tìm hiểu nội dung một bài văn, bài thơ trong sách giáo khoa “Giữ đê, Qua cầu sông Đuống”. Giáo viên đưa ra một số câu hỏi để kiểm tra nội dung của bài: Cái gì đã làm em cảm xúc?, các sự kiện nổi bật, giải thích một số từ ngữ trong bài Kết quả kết quả khảo sát được phản ánh như sau: Lớp Số HS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 5D 27 5 18,5 14 51,9 8 29,6 + Khảo sát về khả năng giao tiếp: Cho học sinh chọn đọc một bài văn, bài thơ trong sách giáo khoa. Giáo viên đánh giá về các mặt: Thái độ của người đọc đối với nhân vật trong tác phẩm có phù hợp không? Có truyền cảm không? Người nghe có phản ứng gì không? Kết quả khảo sát được phản ánh như sau: Lớp Số HS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 5D 27 4 14,8 17 62,9 6 22,3 + Khảo sát về khả năng đọc truyền cảm thông qua ngữ điệu thích hợp: cho học sinh đọc một bài văn “I-u-ga”, bài thơ “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà”. Giáo viên đánh giá về các mặt: Âm sắc, ngắt giọng lô gíc, ngắt giọng biểu cảm, nhịp độ, trọng âm, cao độ, âm lượng. Kết quả khảo sát được phản ánh như sau: Lớp Số HS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 5D 27 0 0 18 66,6 9 33,4 Tóm lại: Qua khảo sát đánh giá về khả năng ban đầu của học sinh lớp 5D cho thấy học sinh đã có các kỹ năng cơ sở cho việc rèn luyện đọc diễn cảm nhưng tỉ lệ hoàn thành tốt chỉ đạt 10,4 % ,tỉ lệ chưa hoàn thành 25,9 %, chủ yếu là hoàn thành trên 63,7% . Nghĩa là học sinh lớp 5D đã có những khả năng nhất định. Trong đó khả năng đọc đúng tốt hơn cả. Tiếp đến là khả năng giao tiếp và khả năng đọc nhanh. Yếu nhất là khả năng đọc truyền cảm thông qua ngữ điệu thích hợp. Sau đó là khả năng phân tích ngữ điệu và làm các động tác bổ trợ, khả năng phân tích cảm thụ văn bản đã tạm được. nhìn chung những khả năng ban đầu trên đây của học sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm của học sinh lớp 5D. Xuất phát từ cơ sở lý luận và tình hình thực tế đọc diễn cảm của lớp tôi. Tôi xin đề xuất “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5.” *Các biện pháp thực hiện Biện pháp thứ nhất: Cung cấp lý thuyết kỹ năng Bất kỳ một hoạt động nào muốn thực hiện được một cách nhanh nhạy, chính xác, thuần thục, nhuần nhuyễn, con người phải được cung cấp những lý thuyết kỹ năng về hoạt động đó. Lý thuyết kỹ năng thực chất là lý thuyết thao tác. Lý thuyết hoạt động con người phải nắm được trướckhi tiến hành hoạt động luyện tập. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã trực tiếp hướng dẫn lý thuyết các kỹ năng cơ sở của đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5D. Biện pháp này thực hiện nội dung rèn luyện kỹ năng cơ sở đã được nêu ra. Từ khi tiến hành, đầu tiên tôi rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc đúng và đọc chuẩn Tiếng Việt, sau đó là kỹ năng phân tích ngữ điệu và làm các động tác bổ trợ, kỹ năng phân tích cảm thụ văn bản, kỹ năng giao tiếp và cuối cùng là kỹ năng đọc truyền cảm thông qua ngữ điệu thích hợp. Cũng có khi các kỹ năng này được tiến hành đồng thời trong cùng một thời gian. Trong một kỹ năng cơ sở tôi cung cấp đầy đủ kiến thức lý thuyết kỹ năng. Trong đó nêu rõ mục đích ý nghĩa, nội dung, các thao tác cách thực hiện hoạt động hình thànhd kỹ năng đó. Trong giảng dạy lý thuyết kỹ năng, tôi rất coi trọng các ví dụ minh họa, những thao tác mẫu giúp cho học sinh hiểu được lý thuyết kỹ năng sau đó đưa ra những bài tập cho học sinh luyện tập. Trong những giờ học lý thuyết kỹ năng, học sinh vừa nghe vừa hình dung tưởng tượng các thao tác hoạt động cơ bản và ghi chép kiến thức cơ bản then chốt. Giáo viên minh họa bằng các thao tác cụ thể, khi học sinh nắm được lý thuyết kỹ năng thì trong hướng dẫn luyện tập giáo viên cũng thuận lợi và tự luyện tập của học sinh cũng được dễ dàng hơn. Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh luyện tập các kỹ năng cơ sở: Sau khi được cung cấp kiến thức kĩ năng học sinh bước vào hoạt động rèn luyện. Giáo viên phải hướng dẫn trực tiếp đến từng đối tượng học sinh trên cơ sở từng học sinh đã nắm được lý thuyết kỹ năng và được quan sát những thao tác mẫu mình học trong giờ lý thuyết, trên cơ sở các bài tập thực hành các kỹ năng phân tích ngữ điệu và làm các động tác bổ trợ, phân tích để cảm thụ văn bản, đọc truyền cảm thông qua ngữ điệu thích hợp, kỹ năng giao tiếp. Về thời gian luyện tập, buổi học kỹ năng nào thì hướng dẫn học sinh luyện tập luôn kỹ năng đó thời gian luyện tập phải được bố trí nhiều hơn thời gian học lý thuyết. Cứ mỗi tiết lý thuyết nên dành 2 - 3 tiết thực hành. Trong hướng dẫn trực tiếp, tôi dựa trên cơ sở luyện tập kỹ năng, có đưa ra những thao tác mẫu một cách tỉ mỉ cụ thể để học sinh nắm được, có thể phải làm đi làm lại nhiều lần những thao tác khó cho học sinh nắm kỳ được mới thôi. Sau khi đã nắm được, học được những thao tác mẫu rồi thì học sinh luyện tập, làm đi làm lại những thao tác đó cho đến khi thuần thục. Biện pháp thứ ba: Quản lý học sinh luyện tập. Trong quá trình rèn luyện kỹ năng cơ sở, tôi chú ý đến biện pháp quản lý học sinh tự luyện tập. Tôi đã cung cấp kiến thức kiến thức, kỹ năng, đã trực tiếp hướng dẫn học sinh luyện tập nhưng vẫn phải yêu cầu học sinh tự luyện tập để hình thành và hoàn thiện kỹ năng. Phải có biện pháp quản lý nếu không học sinh tự do, không chú ý đến luyện tập hoặc luyện tập nhưng qua loa đại khái và như vậy các kỹ năng sẽ bị mai một và mất đi. Có thể chia nhóm tự luyện tập, có sự quản lý của nhóm trưởng, tổ trưởng. Khi tổ chức tự luyện tập, tôi giao những nhiệm vụ cụ thể , đó là những bài tập cụ thể rèn luyện các kỹ năng được tổ chức tại lớp học để giáo viên có thể quản lý học sinh, không cho học sinh đi lại, ngồi chơi nô đùa. Tất cả học sinh phải tham gia luyện tập trong sự quản lý của giáo viên. Biện pháp này cũng cần phải chú ý đến thời gian tự luyện tập. Thời gian tự luyện tập của học sinh là kéo dài suốt quá trình học nhưng tập trung hơn cả trong thời gian đầu tập luyện nên cần được bố trí sao cho hợp lý. Có thể luyện tập dứt điểm từng kỹ năng hoặc tập song song các kỹ năng cơ sở để phát huy tính tích cực của chủ thể. Nên giao thêm các bài tập về rèn luyện kỹ năng cho học sinh về nhà tự luyện tập và cũng nên tổ chức thành nhóm để các em quản lý, giúp đỡ nhau luyện tập. Thời gian luyện tập kỹ năng, kỹ năng cơ sở phải được đảm bảo về thời gian luyện tập là một yếu tố cơ bản quyết định sự hình thành kỹ năng cơ sở. Nếu luyện tập mà không đảm bảo thời gian thì không những không hình thành kỹ năng mà cũng không thể hoàn thiện được các cơ sở, hơn nữa cần phải luyện tập với thời gian lâu dài, tự rèn luyện một cách kiên trì và nhẫn nại. Biện pháp quản lý học sinh tự luyện tập các kỹ năng cơ sở của đọc diễn cảm càng chặt chẽ bao nhiêu thì hiệu quả sẽ càng cao bấy nhiêu. Công việc quản lý phải đồng bộ, có kết hợp với nhà trường với gia đình học sinh. Hơn nữa phải tạo được thi đua, hàng tháng nên có tổ chức thi đọc diễn cảm, có chế độ khen thưởng thích đáng để khích lệ học sinh hăng hái luyện tập để hình thành và hoàn thiện kỹ năng một cách nhanh nhất. 2. Khả năng áp dụng sáng kiến. Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả học sinh Tiểu học nói chung và HS trường lớp 5D nói riêng chủ yếu trong các giờ Tập đọc. a, Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Qua gần một năm thực hiện chỉ đạo triển khai biện pháp rèn kĩ năng diễn cảm cho học sinh lớp 5, mặc dù ít nhiều còn gặp những khó khăn. Nhưng với sự cố gắng nỗ lực giáo viên và học sinh nên chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh lớp 5 trong năm học 2017 - 2018 đạt được rất khả quan. Cụ thể là: Trước khi áp dụng sáng kiến đọc diễn cảm của học sinh lớp 5 trước khi áp dụng sáng kiến. - HS chưa nắm chắc cách đọc diễn cảm: 35 % - HS chưa có kĩ năng đọc diễn cảm: 45 % - HS chưa ham thích, say mê đọc diễn cảm: 40 % Sau khi áp dụng sáng kiến đọc diễn cảm của học sinh lớp 5D trước khi áp dụng sáng kiến. - HS nắm chắc cách đọc diễn cảm: 92 % - HS có kĩ năng đọc diễn cảm: 85 % - HS ham thích, say mê đọc diễn cảm: 90 % b, Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Thực hiện hình thức rèn luyện học sinh qua các giờ học là một yếu tố quan trọng. Để phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước. Để thực hiện tốt việc áp dụng thực tế vào dạy học ở tiểu học chúng ta cần lưu ý tiến hành đổi mới một cách đồng bộ và hiệu quả một số vấn đề sau: * Công tác quản lý Quán triệt ch
Tài liệu đính kèm: