Chúng ta đã tìm hiểu tâm sinh lý trẻ và đều biết mỗi đứa trẻ khác nhau về mặt thể chất, nhận thức vì vậy việc tiếp thu kiến thức về hoạt động vận động theo nhạc cũng khác nhau. Trước tiên chúng ta phải tìm hiểu về cá nhân trẻ và tìm ra các biện pháp rèn trẻ phù hợp
Muốn bồi dưỡng khả năng vận động cho trẻ, giáo viên cũng cần có những biện pháp giúp trẻ cảm thụ âm nhạc trước khi vận động. Cảm thụ âm nhạc là yếu tố quan trọng giúp trẻ phối hợp nhịp nhàng trong các vận động, thậm chí còn kích thích sự sáng tạo vận động mới. Với phương pháp này, giáo viên phải tạo điều kiện để phát huy tính chủ động tích cực của trẻ, cô chỉ là người điều khiển và giúp trẻ phối hợp động tác nhịp nhàng, uyển chuyển cùng với âm nhạc.
Ví dụ: Cho trẻ làm quen bài hát, bản nhạc mà trẻ sẽ được vận động vào các hoạt động trong ngày như: trả trẻ, đón trẻ, ngày lễ ngày hội, văn nghệ cuối tuần qua đó trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát để trẻ hiểu và cảm nhận được nội dung tình cảm của bài hát
Trước hết, để dạy vận động theo nhạc đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo, hiểu tính chất và cấu trúc tác phẩm cũng như đặc điểm của từng cá nhân trẻ để có những động tác vận động phù hợp, vừa sức hoặc không quá khó với trẻ yếu kém. Giáo viên làm mẫu động tác phải phù hợp với tính chất vui tươi, hồn nhiên hay mềm mại, trữ tình của câu hát, bài hát. Trước khi vận động, giáo viên phải cho trẻ ôn lại bài hát bằng nhiều cách, trò chuyện và gợi ý để trẻ hiểu được yêu cầu mới của bài học.Giáo viên sử dụng nhạc đĩa hoặc có thể tự hát truyền cảm kết hợp với vận động minh họa sinh động, nhịp nhàng để lôi cuốn trẻ thích thú với bài vận động sau đó tiến hành dạy trẻ.
Khi dạy trẻ vận động, giáo viên cho trẻ luyện tập từng động tác riêng lẻ sau đó cho trẻ tập phối hợp động tác múa với âm nhạc trên nền nhạc của đĩa hay băng ghi âm trên đàn phím điện tử. Trong quá trình luyện tập, giáo viên cần luôn luôn quan sát, động viên những trẻ yếu kém và dùng lời nhắc nhở, mô tả để trẻ hiểu và biểu cảm đúng yêu cầu của động tác. Sau khi trẻ đã thuộc hết các động tác, giáo viên đánh đàn chậm, nhịp nhàng và hướng dẫn trẻ phối hợp vận động cùng âm nhạc từ đầu đến cuối bài. Khi trẻ đã thuộc bài múa, giáo viên nên khuyến khích trẻ sáng tạo động tác hoặc hình thức minh họa khác cho bài hát, cho trẻ biểu diễn trước lớp, động viên khen ngợi kịp thời.
Ví dụ: Khi dạy trẻ vận động bài “Trống cơm” tôi chuẩn bị trang phục yếm váy, trống cơm. Đây đều là sản phẩm cô tự làm màu sắc sặc sỡ kích thích sự ham muốn của trẻ để trẻ hào hứng tham gia và tôi tổ chức tiết học theo hình thức chương trình giao lưu văn nghệ thu hút sự chú ý của trẻ và tiết học trở nên vô cùng sinh động.
Tôi tiến hành phân nhóm học sinh theo mức độ tốt khá trung bình, yếu bởi vì với những trẻ có khả năng âm nhạc thì khả năng vận động theo nhạc của trẻ đồng thời cũng tốt hơn các bạn khác. Với những trẻ khả năng âm nhạc hơn kém với việc phân tích kỹ lưỡng từng động tác tôi dạy các cháu với tốc độ chậm hơn, làm mẫu động tác với đoạn ngắn hơn để trẻ nhớ và hiểu. Bên cạnh đó, tôi cần gợi ý để trẻ liên tưởng nội dung, hình ảnh trong từng câu hát và tương ứng với những động tác minh họa phù hợp để trẻ dễ tưởng tượng, dễ nhớ và nhớ lâu. Ngoài ra, trong dạy hát kết hợp vận động, Với những trẻ khả năng âm nhạc tốt tôi sẽ áp dụng dạy trẻ với tốc độ nhanh hơn, giành thời gian cho các yêu cầu cao hơn. Ví dụ cho trẻ sáng tạo thêm các động tác theo ý thích của trẻ, hay vừa vận động vừa kết hợp với các dụng cụ âm nhạc hoặc đặt tên mới cho bài hát đó .
n từ vấn đề thiếu giáo viên, nguồn cơ sở vật chất đồ dùng đồ chơi, từ thực tế số trẻ trên một lớp, chất lượng trên trẻ còn kém và chưa đồng đều. Những năm trước tôi đã nghiên cứu một số biện pháp nâng cao khả năng âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi trong đó có nội dung rèn kỹ năng vận động theo nhạc, tuy nhiên đề tài tôi làm rất rộng với nhiều nội dung, nội dung rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ chỉ là một nội dung rất nhỏ của đề tài. Nên trong quá trình thực hiện và áp dụng tại trường kết quả đạt được còn hạn chế. Nguyên nhân: + Chủ yếu là do cách thức tổ chức tiết học còn dập khuôn máy móc theo bài bản của trình tự tiết học. + Một số biện pháp đưa ra chủ yếu tập trung vào rèn kỹ năng ca hát, chưa chú ý vào hứng thú và nâng cao kỹ năng vận động cho trẻ. Đầu năm học 2020- 2021 tôi đã tiến hành khảo sát các tiêu chí trên trẻ và kết quả như sau: Khảo sát kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ 5- 6 tuổi lần 1 tháng 9/2020 Số lượng: 29 trẻ Tiêu Chí Tổng số trẻ Kết Quả Tổng số Tỷ lệ Trẻ hứng thú vận dộng nhịp nhàng theo nhạc, theo tiết tấu nhạc 29 14 48% Trẻ tập các động tác dẻo, chính xác 15 51% Trẻ biết thể hiện tình cảm phù hợp với vận động 12 41% Trẻ có khả năng sáng tác động tác vận động phù hợp lời ca theo ý mình 10 34% Kết quả trên cho thấy tỉ lệ trẻ đạt khá tốt trong tiêu chí trẻ hứng thú vận động nhịp nhàng theo nhịp bài hát, theo tiết tấu nhạc là một tiêu chí có thể nói là đơn giản nhất mà tỉ lệ tốt cũng chỉ mới đạt 27%. Bên cạnh đó tiêu chí khó hơn như “Trẻ có khả năng sáng tác động tác vận động phù hợp lời ca theo ý mình” lại rất thấp chỉ chiếm 14%. Trong khi đó tỷ lệ trẻ trung bình và trẻ yếu ở các tiêu chí lại chiếm tỷ lệ khá cao và cao nhất lên đến 32% trẻ yếu. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Xuất phát từ thực tế trên, làm thế nào để khơi dậy niềm đam mê hứng thú với vận động theo nhạc cho trẻ, làm thế nào để giáo viên nâng cao kiến thức, kỹ năng hát múa để chuyển tải tốt kiến thức cho trẻ. Tôi quyết định lựa chọn các giải pháp trọng tâm để thực hiện như sau. 7.2.1. Biện pháp 1: Tham mưu với chuyên môn nhà trường tổ chức hội thi “Xây dựng môi trường hoạt động âm nhạc phong phú” Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ mẫu giáo rất yêu thích. Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả ở trường Mầm non. Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo, các cháu tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thích cái đẹp, màu sắc sặc sỡ, mới lạ. Nên việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy tôi luôn cố gắng xây dựng môi trường hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác. - Vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ họa báo, lịchcó nội dung về hoạt động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy. - Trang trí góc âm nhạc thật sinh động với những hình ảnh hấp dẫn và thường xuyên thay đổi theo chủ đề để gây sự thu hút với trẻ. - Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các tṛò chơi, các họat động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tại đây, trẻ tự hát và vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo. Cũng có thể tạo ra cho trẻ một sân khấu mi ni để trẻ có thể tự do biểu diễn các loại nhạc cụ theo ý thích và sáng tạo của cô và trẻ Tại góc chơi giáo viên có thể cùng trẻ thực hành các kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi đơn giản phục vụ hoạt động âm nhạc trong lớp và ngoài sân khấu (làm vòng đeo tay biểu diễn, làm nơ cài đầu) Ví dụ như làm thanh la, cô có thể chuẩn bị sẵn những thanh gỗ thanh tre nhẵn và cho trẻ sơn màu theo ý thích của trẻ, hoặc hướng dẫn trẻ làm những quả cù xinh xắn treo ở đầu mỗi chiếc thanh la trông sẽ rất đẹp mắt. Hay cho trẻ tự tay cắt những bông hoa, những ngôi sao dán lên chiếc mũ chóp cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc, tạo nên sự mềm mại hấp dẫn trẻ. - Tận dụng diện tích phòng học, và chú ý bố trí sắp xếp các học liệu, dụng cụ hợp lý đẹp mắt để tạo môi trường cho trẻ học hứng thú, thoải mái. Khi thực hiện các hoạt động âm nhạc: trọng tâm là dạy múa minh họa tôi thường sắp xếp tổ chức hợp lý theo không gian của lớp. Trong phòng sắp xếp các thiết bị: Đầu đĩa, song loan, quạt múa, trang phục biểu diễn, trang trí nốt nhạc....để trẻ hứng thú và tham gia hoạt động âm nhạc một cách tích cực- Ngoài ra từ việc tận dụng các nguyên liệu phế thải tôi cùng các giáo viên trong trường đã làm các trang phục biểu diễn đơn giản, các dụng cụ âm nhạc đẹp và bắt mắt để thu hút trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động âm nhạc, phục vụ các hoạt động văn nghệ cuối tuần các ngày lễ ngày hội - Ngoài không gian trong lớp tôi xây dựng ý tưởng cùng một số giáo viên trong trường tạo ra các góc âm nhạc sống động như ngoài hành lang dãy lớp học, góc âm nhạc trong phòng hoạt động âm nhạc với những đồ dùng đẹp mắt để thu hút trẻ hứng thú tham gia 7.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng nội dung giáo dục vận động phù hợp với nhận thức và khả năng vận động của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và các động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo nhạc. Hoạt động này giúp trẻ phát triển về cảm giác nhịp điệu, sự khéo léo, phản ứng nhanh và đúng với tính chất âm nhạc. Vận động theo nhạc có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động ca hát, vì trẻ chỉ có thể phối hợp vận động tốt khi trẻ đã thuộc bài hát và có những cảm nhận về nhịp điệu của bài hát đó, ngược lại việc hát kết hợp với vận động cũng tạo nên sự hứng thú, phấn khởi của trẻ. Để vận động theo nhạc đạt hiệu quả tốt nhất, chỉ nên yêu cầu và gợi mở các vận động đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ. Động tác không nên quá khó khiến trẻ không thực hiện được, cũng không nên có quá nhiều động tác hoặc sự di chuyển trong không gian với tuyến và đội hình phức tạp sẽ làm trẻ khó nhớ. Hình thức rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ thông qua hoạt động học tập là hình thức cơ bản và chủ yếu. Tất cả trẻ đều được tham gia; Để tổ chức các tiết dạy hát có hiệu quả thì giáo viên cần phải thực hiện tốt những việc sau: Trẻ ở độ tuổi 5- 6 tuổi rất hứng thú với vận động theo nhạc, đặc biệt một số trẻ còn có sự ham thích trong vận động với tiết tấu âm nhạc. Trẻ cũng có khả năng thực hiện các động tác được kết nối theo nhạc, trong vận động của trẻ có phần độc lập. Ở độ tuổi này trẻ cũng thích được thể hiện các bài hát và các động tác nếu được động viên khích lệ do đó nên áp dụng các bài hát có kết hợp các động tác thể hiện, biểu diễn cảm xúc và một vài động tác múa đơn giản. Trẻ cũng rất thích vận động ngẫu hứng và bước đầu có những sáng tạo nhất định trong vận động vì vậy trong tiết học và các hình thức vận động cô cũng nên cho trẻ múa hoặc vận động theo những cảm xúc và sáng tạo riêng của mình. Khi lựa chọn các bài hát để trẻ vận động cần chọn các bài hát phù hợp với chủ đề đồng thời cũng phù hợp với tâm sinh lí của trẻ, lời bài hát dễ hiểu, có động tác minh họa hợp lý để trẻ dễ nhớ. Trước hết khi dạy trẻ múa hoặc vận động theo âm nhạc, cô phải xác định rõ mục tiêu của giờ học để cân nhắc và lựa chọn các phương pháp sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao - Chủ đề, chủ điểm, nội dung bài múa, vận động âm nhạc - Đối tượng trẻ - Các phương pháp,phương tiện dạy học - Hình thức tổ chức và tập luyện của trẻ - Thời gian tổ chức và thực hiện - Kết quả giờ học Cần lưu ý: - Trẻ hiểu và biết được gì thông qua bài múa sau giờ học? - Trẻ làm được những gì và thực hiện nó như thế nào? - Trẻ có ham thích và say mê với môn học không? Đối với trẻ: Yêu cầu trước tiên là trẻ phải thuộc và nhớ bài hát, hát đúng giai điệu tiết tấu, cảm nhận và hiểu rõ bài hát để có thể thể hiện cảm xúc, tình cảm, đối với bài hát thông qua vận động. Để thực hiện được yêu cầu này tôi sẽ chọn bài hát mà trẻ đã được học hoặc cho trẻ làm quen với bài hát qua việc cho trẻ nghe qua các buổi đón trẻ, trả trẻ, qua các tiết học làm quen với kiến thức mơi Đối với cô: Phải nắm vững tính chất, số nhịp số phách cũng như tiết tấu bài hát mình sẽ dạy Ví dụ: Chủ đề Gia đình giáo viên có thể lựa chọn bài hát sau: - Múa cho mẹ xem nhịp 2/4 có 16 nhịp (lời bài hát có từ “Hai bàn tay” “múa cho mẹ xem”... ca từ kết hợp với bộ phận trên cơ thể và động tác múa cơ bản trẻ rất dễ hiểu, dễ nhớ) bài hát có tính chất êm đềm, tình cảm Bài vận động phải được chuẩn bị kỹ lưỡng về tính khoa học cũng như nghệ thuật, các động tác phải đẹp,phù hợp với tính chất tình cảm cuả bài hát nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú cũng như có thể sáng tạo bài hát theo cách của mình. Ví dụ: Dạy trẻ bài vận động “Đố bạn” tôi sẽ chuẩn bị các động tác phù hợp với tính chất tình cảm bài hát như động tác của con Khỉ thì sẽ nhanh nhẹn và làm giống động tác trèo cây, động tác của bác Gấu sẽ nặng nề hơn và phù hợp với động tác làm dáng đi cúi khom người và đi chậm chạp Với việc xây dựng động tác phù hợp với lời bài hát sẽ giúp cho trẻ dễ nhớ, nhớ lâu, và dễ thực hiện hơn 7.2.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng kĩ năng vận động phù hợp với khả năng của từng cá nhân trẻ Chúng ta đã tìm hiểu tâm sinh lý trẻ và đều biết mỗi đứa trẻ khác nhau về mặt thể chất, nhận thức vì vậy việc tiếp thu kiến thức về hoạt động vận động theo nhạc cũng khác nhau. Trước tiên chúng ta phải tìm hiểu về cá nhân trẻ và tìm ra các biện pháp rèn trẻ phù hợp Muốn bồi dưỡng khả năng vận động cho trẻ, giáo viên cũng cần có những biện pháp giúp trẻ cảm thụ âm nhạc trước khi vận động. Cảm thụ âm nhạc là yếu tố quan trọng giúp trẻ phối hợp nhịp nhàng trong các vận động, thậm chí còn kích thích sự sáng tạo vận động mới. Với phương pháp này, giáo viên phải tạo điều kiện để phát huy tính chủ động tích cực của trẻ, cô chỉ là người điều khiển và giúp trẻ phối hợp động tác nhịp nhàng, uyển chuyển cùng với âm nhạc. Ví dụ: Cho trẻ làm quen bài hát, bản nhạc mà trẻ sẽ được vận động vào các hoạt động trong ngày như: trả trẻ, đón trẻ, ngày lễ ng
Tài liệu đính kèm: