Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt thì cần phải thực hiện xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Từ thực tế của đơn vị mình, tôi thấy vấn đề cốt lõi là muốn thực hiện được những hạng mục công trình còn thiếu, không thể làm một sớm, một chiều mà thành công được vì vậy cần phải xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và làm tốt công tác tham mưu.
Trước hết tôi phân loại hạng mục ngắn hạn, hạng mục dài hạn, hạng mục công trình cần tham mưu với UBND thành phố, đơn vị nhà thầu xây dựng, những hạng mục công trình phải tiến hành huy động sự đóng góp của nhân dân. Từ đó thống nhất trong Ban giám hiệu, Chi bộ, Hội đồng trường để có sự đồng thuận ngay từ nội bộ nhà trường.
Đối với hạng mục công trình xây dựng tôi đã đề xuất và làm văn bản trực tiếp tham mưu với UBND thành phố, nhà thầu xây dựng, bổ sung thêm khu sân khấu ngoài trời phục vụ các hoạt động ngày hội, ngày lễ của trẻ, khu làm thang nâng hàng chia ăn cho trẻ từ tầng 1 lên tầng 2 để đảm bảo mỹ quan, giảm thiểu số lao động phục vụ hàng ngày; công trình chống mối mọt, đảm bảo tài sản công trình xây dựng, sàn gỗ và các thiết bị sử dụng được lâu, bền. Hệ thống cấp điện 3 pha, đảm bảo an toàn các thiết bị điện được đầu tư và đủ công suất sử dụng điện hàng ngày phục vụ nhu cầu bán trú của trẻ, với nhu cầu cần thiết và đặc thù của đơn vị tôi đã được UBND thành phố bổ sung hạng mục, nhà thầu xây dựng thi công.
Đối với hạng mục rèm che nắng các lớp học, máy điều hòa nhiệt độ, hệ thống cây xanh, cây bóng mát, cây cảnh, vườn hoa trong nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ ngày càng tốt hơn, các cháu đến trường được đảm bảo an toàn, được hưởng lợi từ thiên nhiên, môi trường thân thiện. Tôi trực tiếp tham mưu với lãnh đạo Phòng GD&ĐT xin chủ trương làm công tác xã hội hóa giáo dục và làm việc với Hội cha mẹ học sinh, từ đó được sự ủng hộ của nhân dân trong việc đầu tư kinh phí trang bị cơ sở vật chất còn thiếu.
Việc khảo sát, nắm bắt tình hình thực tế tại đơn vị là việc làm cần thiết, nó giúp cho người cán bộ quản lý hoạch định được chiến lược phát triển của nhà trường theo từng giai đoạn ngắn hay dài hạn. Thực tế của trường mầm non Hoa Sen bản thân tôi đã bám sát tình hình ngay từ khi công trình của nhà trường triển khai xây dựng, qua đó tôi phát hiện sớm những hạng mục công trình rất cần thiết trong tổ chức các hoạt động của trường mầm non nhưng trong thiết kế lại không đề cập đến như: Thang nâng hàng chia ăn cho trẻ từ tầng 1 lên tầng 2; Hệ thống cấp điện 3 pha, sân khấu ngoài trời, rèm che nắng các lớp học, hệ thống máy điều hòa nhiệt độ, công trình chống mối, khu sơ chế thức ăn bộ phận chế biến dinh dưỡng đặc biệt là hệ thống cây xanh, cây cảnh, vườn hoa. Từ việc nắm bắt tình hình nhà trường tôi đã lên kế hoạch và chia ra làm các giai đoạn ngắn và dài hạn. Giai đoạn ngắn hạn: Tôi đề xuất bổ sung ngay những hạng mục công trình đang xây dựng còn thiếu với Ủy ban nhân dân thành phố như: Hệ thống cấp điện 3 pha; khu làm thang nâng hàng chia ăn; Hệ thống chống mối; sân khấu ngoài trời; Khu chế biến dinh dưỡng cho trẻ. Giai đoạn dài hạn: Tôi xây dựng kế hoạch thực hiện dài hạn trong 3 năm, mỗi năm tôi làm một nội dung như; Năm học 2013-2014 làm rèm che nắng các lớp học; 2014-2015: Máy điều hòa nhiệt độ cho 10 lớp học; 2015-2016: Làm thang nâng hàng chia ăn cho trẻ; 2016-2017: Bổ sung 10 chiếc đàn điện tử phòng hoạt động âm nhạc. 7.1.2. Đẩy mạnh công tác tham mưu Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt thì cần phải thực hiện xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Từ thực tế của đơn vị mình, tôi thấy vấn đề cốt lõi là muốn thực hiện được những hạng mục công trình còn thiếu, không thể làm một sớm, một chiều mà thành công được vì vậy cần phải xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và làm tốt công tác tham mưu. Trước hết tôi phân loại hạng mục ngắn hạn, hạng mục dài hạn, hạng mục công trình cần tham mưu với UBND thành phố, đơn vị nhà thầu xây dựng, những hạng mục công trình phải tiến hành huy động sự đóng góp của nhân dân. Từ đó thống nhất trong Ban giám hiệu, Chi bộ, Hội đồng trường để có sự đồng thuận ngay từ nội bộ nhà trường. Đối với hạng mục công trình xây dựng tôi đã đề xuất và làm văn bản trực tiếp tham mưu với UBND thành phố, nhà thầu xây dựng, bổ sung thêm khu sân khấu ngoài trời phục vụ các hoạt động ngày hội, ngày lễ của trẻ, khu làm thang nâng hàng chia ăn cho trẻ từ tầng 1 lên tầng 2 để đảm bảo mỹ quan, giảm thiểu số lao động phục vụ hàng ngày; công trình chống mối mọt, đảm bảo tài sản công trình xây dựng, sàn gỗ và các thiết bị sử dụng được lâu, bền. Hệ thống cấp điện 3 pha, đảm bảo an toàn các thiết bị điện được đầu tư và đủ công suất sử dụng điện hàng ngày phục vụ nhu cầu bán trú của trẻ, với nhu cầu cần thiết và đặc thù của đơn vị tôi đã được UBND thành phố bổ sung hạng mục, nhà thầu xây dựng thi công. Đối với hạng mục rèm che nắng các lớp học, máy điều hòa nhiệt độ, hệ thống cây xanh, cây bóng mát, cây cảnh, vườn hoa trong nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ ngày càng tốt hơn, các cháu đến trường được đảm bảo an toàn, được hưởng lợi từ thiên nhiên, môi trường thân thiện. Tôi trực tiếp tham mưu với lãnh đạo Phòng GD&ĐT xin chủ trương làm công tác xã hội hóa giáo dục và làm việc với Hội cha mẹ học sinh, từ đó được sự ủng hộ của nhân dân trong việc đầu tư kinh phí trang bị cơ sở vật chất còn thiếu. 7.1.3. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền Giáo dục mầm non là ngành học mang tính xã hội rất cao, đối tượng học sinh mầm non trong các gia đình đều được quan tâm, chăm sóc đặc biệt nhất là trong xã hội hiện đại. Vì vậy kiến thức về chăm sóc trẻ cần được phổ biến rộng rãi trong các bậc phụ huynh và cộng đồng. Nhằm nâng cao nhận thức, giúp các bậc phụ huynh cập nhật những kiến thức mới, cần thiết về chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, tạo sự chuyển biến trong các cấp, các ngành, các gia đình và tầng lớp nhân dân, giúp họ định hướng đúng đắn, xác định rõ trách nhiệm, tham gia một cách tích cực, tự giác vào việc xây dựng và phát triển nhà trường. Để tạo được bước đột phá trong việc huy động cộng đồng tham giáo dục thì công tác tổ chức xã hội hoá giáo dục cần hướng vào việc tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua, các ngày hội để cộng đồng có cơ hội thể hiện sự quan tâm của mình đối với giáo dục. Nhà trường đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua các góc tuyên truyền tại các lớp, công khai nội dung giảng dạy hàng ngày của từng lớp, thông qua các hoạt động đón trả trẻ, qua việc tổ chức các ngày Hội, ngày Lễ, các hoạt động cho trẻ trải nghiệm kỹ năng sống, tham quan bảo tàng, vườn hoa, cây cảnh, các phòng ban, lớp học trong nhà trường, các hội thi, hội thảo, các lớp học năng khiếu tổ chức tại đơn vị, qua các buổi họp phụ huynh học sinh, qua các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, các doanh nghiệp trên địa bàn. Hình thức tuyên truyền đặc biệt đó là tạo sự tin tưởng tuyết đối của các tầng lớp nhân dân thông qua việc nhà trường tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ thật tốt. Đây là hình thức tuyên truyền tốt nhất để các cấp, các ngành và nhân dân gắn bó, tin yêu và ủng hộ nhà trường trong công tác thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, cải thiện môi trường. Vị thế của giáo dục chỉ thực sự được tôn vinh một khi xã hội thừa nhận. Chính vì vậy, nhà quản lý giáo dục phải biết thiết kế, tổ chức các hoạt động, các phong trào có sự chứng kiến, tham gia trực tiếp của cộng đồng. Đây cũng là dịp vận động nhân dân, các cơ quan, các tổ chức xã hội cùng tham gia xây dựng giáo dục. 7.1.4. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Đội ngũ giáo viên có vai trò nòng cốt và quyết định chính trong thực hiện nhiệm vụ của các nhà trường. Công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố đội ngũ giáo viên, nhân viên. Để phục vụ cho nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của mình đòi hỏi người giáo viên phải có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, lòng nhân ái, luôn yêu thương tôn trọng trẻ, luôn đề cao lương tâm và nhân cách nhà giáo. Từ đó làm cho phụ huynh hiểu, tin tưởng và tín nhiệm. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ về năng lực chuyên môn, về lý luận chính trị, về các chủ trương lớn của Đảng, nhà nước, của địa phương về lĩnh vực giáo dục, các Văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch phát triển GD&ĐT giai đoạn 2016-2020, các quy định của ngành, quy chế hoạt động của nhà trường, giúp cho đội ngũ giáo viên, nhân viên yên tâm công tác yêu nghề, gắn bó với nghề. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua việc tổ chức tốt các chuyên đề, các hội thi, qua việc trải nghiệm giúp cho giáo viên, nhân viên chủ động tìm tòi, tư duy, đầu tư công sức, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cạnh tranh, ganh đua nhau từ đó tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, tư duy và thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Đẩy mạnh việc bồi dưỡng giáo viên thông qua các phong trào lớn của ngành như việc tổ chức học tập chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng những việc làm thiết thực như; Tiết kiệm trong sinh hoạt, đi làm đúng giờ, biết yêu thương, chia sẻ, đúng mực trong giải quyết các mối quan hệ, đoàn kết trong tập thể; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bồi dưỡng lòng nhân ái, truyền thống tôn sư trọng đạo thông qua các hoạt động ngoại khóa.Tổ chức các ngày lễ lớn như ngày 20/11; 22/12; 8/3qua đó khơi dạy lòng yêu nghề, mến trẻ của cô giáo. Mỗi cán bộ giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng, tự tìm tòi, sáng tạo, phát huy tính tự giác, luôn yêu thương trẻ gắn bó với nghề nghiệp. Bồi dưỡng về đạo đức lối sống, để giáo viên có cuộc sống lành mạnh, trong sáng tươi vui là tấm gương sáng, là hình tượng đẹp trong con mắt trẻ thơ. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên. Đời sống thiếu ổn định, người giáo viên chưa yên tâm chăm lo cho sự nghiệp của mình thì việc nâng cao chất lượng giáo dục rất khó khăn. Chính vì vậy trường mầm non Hoa Sen luôn chú trọng việc chăm lo đời sống và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được hưởng lương theo bằng cấp và hưởng phụ cấp ưu đãi của ngành đảm bảo đúng, đủ, kip thời. Công đoàn nhà trường hàng tháng tổ chức sinh nhật cho cán bộ, giáo viên, thăm hỏi, động viên kịp thời gia đình cán bộ giáo viên thuộc diện chính sách, ngày Thương binh, Liệt sỹ 27/7 hàng năm. Tổ chức cho giáo viên đi thăm quan, nghỉ dưỡng tại các điểm danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, di sản văn hoá của đất nước nhằm mở mang sự hiểu biết, nâng cao nhận thức, gắn bó tình cảm, tình đồng nghiệp giữa các thành viên trong nhà trường, chia sẻ khó khăn, thêm hiểu nhau và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Qua việc bồi dưỡng, quá trình thực hiện nhiệm vụ, những khó khăn, vướng mắc gặp phải, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học giúp cho giáo viên xác định vai trò, trách nhiệm của mình trong việc góp phần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất là điều kiện tốt để làm việc. 7.1.5. Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng, là niềm tin của nhân dân, là sức mạnh lan tỏa đến cộng đồng và xã hội. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ nhà trường đặc biệt quan tâm, chú ý đến việc đảm bảo môi trường, cảnh quan sư phạm, các phòng học, khu vệ sinh, khu bếp nấu ăn, cây bóng mát, vườn hoa sinh thái thân thiện, đảm bảo an toàn cho trẻ. Trong những năm qua trường mầm non Hoa Sen đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường. Để thiết thực nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, vấn đề đầu tiên đó là kết quả của quá trình giáo dục. Vì vậy mỗi giáo viên phải nghiêm túc thực hiện kế hoạch soạn giảng, tổ chức đầy đủ các hoạt động hàng ngày, đảm bả
Tài liệu đính kèm: