Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường mầm non Liên Bảo

Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường mầm non Liên Bảo

Luyện tập:

* Trò chơi 1: “Tìm chủ nhân của số điện thoại”.

Hôm nay cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi. Trò chơi có tên: “Tìm chủ nhân của số điện thoại”. Các con chú ý lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi nhé!

- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một số điện thoại ( 113, 114, 115) ở các góc lớp có những hình ảnh tương ứng với số điện thoại trên. Các con sẽ vừa đi vừa hát bài: trời nắng, trời mưa khi nhạc tắt các con sẽ chạy về phía chủ nhân của số điện thoại các con cầm trên tay. Bạn nào về nhầm chỗ phải làm theo yêu cầu của các bạn.

- Cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi cô nhận xét và cho trẻ đổi số điện thoại cho nhau.

 * Trò chơi 2: Nối tranh ( chơi theo nhóm)

Chúng mình vừa chơi tiếp sức rất giỏi, bây giờ cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi nữa đấy. Đó là trò chơi “ Nối tranh”

- Cách chơi: Cô chia lớp thành 4 nhóm. Cô tặng mỗi nhóm 1 bức tranh trong bức tranh có các hình ảnh cùng các con số tự nhiên, nhiệm vụ của các con dùng bút để nối các số điện thoại đó với hình ảnh tương ứng. (Cô vừa nói cách chơi, vừa hướng dẫn trẻ).

- Trẻ nối xong cô đến từng nhóm kiểm tra, nhận xét.

Như vậy khi áp dụng đổi mới hình thức tổ chức trên hoạt động học theo hướng tích cực, lấy trẻ làm trung tâm, ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy, lựa chọn các thủ thuật gây hứng thú khi vào bài, để hấp dẫn trẻ, sử dụng hệ thống câu hỏi ngắn gọn, chính xác và logic mà trẻ dễ hiểu trong toán học tôi nhận thấy rằng: 100% trẻ hứng thú với tiết học, trẻ tích cực chủ động tiếp thu các kiến thức, kỹ năng cô truyền đạt một cách thoải mái, tự nhiên. Giờ học toán khô khan, cứng nhắc, trầm lặng dần được thay thế bởi việc tổ chức các hoạt động dạy học nhẹ nhàng, hiệu quả hơn, kích thích được sự chú ý, hứng thú, say mê khám phá của trẻ. Góp phần nâng cao hiệu quả của việc hình thành biểu tượng số và phép đo, đếm cho trẻ mẫu giáo.

 

doc 27 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 90Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường mầm non Liên Bảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp học 1 vòng.
- Cô cho trẻ chơi 2 lần: Cho trẻ tách theo ý thích của mình
- Cô bao quát và kiểm tra kết quả, động viên khuyến khích trẻ sau khi chơi.
* Kết thúc: Nhận xét tiết học, khen động viên trẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng và chuyển trẻ sang hoạt động khác. 
VD2: Dạy trẻ ý nghĩa của các con số.
Chủ đề: Một số phương tiện giao thông.
1. Ôn số từ 1 - 9:
- Cô giới thiêu các chữ số từ 1-9.
- Từ những chữ số này cô sẽ tổ chức cho các con một trò chơi có tên gọi: Xếp số còn thiếu: Cô sẽ phát cho mỗi bạn một dãy số được sắp xếp từ 1 đến 9. Trong dãy số đó còn thiếu 1 vài số, nhiệm vụ của các con là phải thêm số để hoàn thành dãy số theo thứ tự từ 1 đến 9.
- Trong khi trẻ xếp, cô quan sát, hướng dẫn trẻ.
- Sau khi trẻ xếp xong cô nhận xét động viên, khen ngợi trẻ.
2. Ý nghĩa của các con số:
- Cô thấy các con rất giỏi, cô khen cả lớp chúng mình nào!
- Các con ạ! Khi các con số đứng riêng lẻ thì thể hiện số lượng tương ứng nhưng khi chúng ghép lại với nhau thì có ý nghĩa to lớn. Và để biết các con số có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống thì hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu nhé!
- Cô có một câu chuyện rất hay có tên là “ Chuyện của bé An”
* Số nhà, số đường:
Vào buổi chiều ngày 25 tháng 5 năm 2020 ( cô xếp cho trẻ quan sát) An được mẹ cho đi thăm quan bảo tàng Vĩnh Phúc, cảnh đẹp ở Bảo tàng mới đẹp làm sao, bé An ngắm hết chỗ này đến cây chỗ khác,  bên cạnh đó có một bạn không tìm thấy mẹ đang đứng khóc một mình.
- An hỏi: Nhà em ở đâu để anh đưa em về?
- Nếu là con, con sẽ nói với bạn An địa chỉ nhà như thế nào?
(Số nhà bao nhiêu? khu phố nào?)
* Số điện thoại: Khi bị lạc điều cần thiết nhất phải nhớ là số nhà, khu phố và đặc biệt là số điện thoại của bố mẹ, bạn nào nhớ số điện thoại của bố, mẹ mình? Cô gọi trẻ trả lời lên xếp số điện thoại của bố (mẹ). Cô thấy rất nhiều bạn lớp mình nhớ số điện thoại của bố mẹ đấy!
 Còn bạn nhỏ cũng nhớ địa chỉ nhà mình nên được An đưa về tận nhà . Mẹ bạn nhỏ vui mừng cảm ơn An. An tạm biệt bạn và đi về nhà.
* Số cứu hỏa (114)
- Trên đường đi về nhà, An thấy nhà nhà bác Vinh bị cháy, mọi người đang hốt hoảng dập lửa. An chạy nhờ mẹ gọi điện thoại.
- Theo con, mẹ An sẽ gọi điện cho ai?
- Số điện thoại cứu hoả là bao nhiêu? (2-3 trẻ). Nào các con hãy xếp số 114 nhé!
Quả đúng như vậy, Mẹ An gọi ngay cho các chú lính cứu hoả 114 (Cô cho trẻ xem số 114 trên hình ảnh) rồi cùng mọi người dập lửa.
Chỉ ít phút sau các chú lính cứu hoả đã có mặt và dập tắt đám cháy. Gia đình Bác Vinh cảm ơn mẹ con An rất nhiều, An vui vẻ tiếp tục lên đường về nhà.
* Số cảnh sát (113)
 - Đi được một đoạn, An thấy mấy bạn trai đang tranh nhau gì đó và đánh nhau, một bạn còn bị chảy cả máu đầu, bạn ấy rất cần sự giúp đỡ kêu lên: “Cứu tôi với, cứu tôi với”
-  Các con sẽ giúp bạn bằng cách nào?
(Trẻ tự trả lời: nhờ người lớn can thiệp, can ngăn, gọi cho cảnh sát.)
- Mẹ An đã gọi đến số điện thoại khẩn cấp là 114 đúng hay sai? Vì sao? Vậy mẹ bạn An phải gọi đến số nào?
- Các con hãy cũng xếp số điện thoại 113 của các chú cảnh sát nào! Các con nhìn xem mình đã xếp giống cô chưa! (cho trẻ nhìn hình ảnh trên máy chiếu)
* Số cấp cứu (115)
- Bạn trai đấy bị thương rất nặng cần phải đi cấp cứu, mẹ An đã gọi cho xe cứu thương đến!
- Vậy số điện thoại cứu thương là bao nhiêu ? Cho trẻ thao tác chọn trên máy tính (115). Cô cho trẻ xếp số 115
- Ngay sau khi mẹ An gọi vào số 115 ( cho xem trên màn hình) thì xe cứu thương kịp thời đến và đưa bạn trai vào viện.
- Khi gặp những việc xẩy ra như vậy thì các con cần sự giúp đỡ của mọi người và các con cần phải nhớ các số điện thoại cần thiết để liên lạc: như số điện thoại của bố mẹ, số nhà, số điện thoại cứu thương, số điện thoại cứu hoả, số điện thoại của cảnh sát
- Lúc này trời đã tối hai mẹ con An chạy một mạch về nhà, khi về tới nhà bố ân cần hỏi : Sao hai mẹ con về muộn thế?
- An kể lại tất cả sự việc đã gặp trên đường cho bố nghe. Bố An nói :“Con của bố rất ngoan vì đã biết quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh" bố mẹ chúc mừng sinh nhật con trai. Ôi hôm nay đã là 20/6 rồi ạ, vậy mà con quên mất. Các con cùng hát bài chức mừng sinh nhật tặng An nào!
* Cho trẻ thực hành xếp số
Các con hát rất hay nên cô sẽ tặng cho mỗi bạn một rổ trong đó có những con số rất đáng yêu. Từ những con số này các con hãy xếp thành số nhà, số điện thoại, hay ngày sinh nhật mà các con thích (sau khi trẻ xếp xong cô hỏi trẻ về ý nghĩa các con số mà trẻ xếp)
* Mở rộng: Các cọn ơi hôm nay là sinh nhật của bạn An đấy, chúng mình sẽ tặng món quà gì cho An nhỉ? (cô hỏi 1-2 trẻ). Để lựa chọn được nhiều món quà tặng bạn, cô và các con cùng nhau đi siêu thị nào! Chúng mình đến siêu thị rồi, các con nhìn xem trong siêu thị có những mặt hàng gì? Các con số có mặt khắp mọi nơi: như trong đồng hồ, điện thoại, trong quyển lịch, máy tính, hạn sử dụng, trên các tờ tiền, biển số xe ô tô , xe máy  đấy các con ạ!
3. Luyện tập:
* Trò chơi 1: “Tìm chủ nhân của số điện thoại”.
Hôm nay cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi. Trò chơi có tên: “Tìm chủ nhân của số điện thoại”. Các con chú ý lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi nhé!
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một số điện thoại ( 113, 114, 115) ở các góc lớp có những hình ảnh tương ứng với số điện thoại trên. Các con sẽ vừa đi vừa hát bài: trời nắng, trời mưa khi nhạc tắt các con sẽ chạy về phía chủ nhân của số điện thoại các con cầm trên tay. Bạn nào về nhầm chỗ phải làm theo yêu cầu của các bạn.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi cô nhận xét và cho trẻ đổi số điện thoại cho nhau.
 * Trò chơi 2:  Nối tranh ( chơi theo nhóm)
Chúng mình vừa chơi tiếp sức rất giỏi, bây giờ cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi nữa đấy. Đó là trò chơi “ Nối tranh”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 4 nhóm. Cô tặng mỗi nhóm 1 bức tranh trong bức tranh có các hình ảnh cùng các con số tự nhiên, nhiệm vụ của các con dùng bút để nối các số điện thoại đó với hình ảnh tương ứng. (Cô vừa nói cách chơi, vừa hướng dẫn trẻ).
- Trẻ nối xong cô đến từng nhóm kiểm tra, nhận xét.
Như vậy khi áp dụng đổi mới hình thức tổ chức trên hoạt động học theo hướng tích cực, lấy trẻ làm trung tâm, ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy, lựa chọn các thủ thuật gây hứng thú khi vào bài, để hấp dẫn trẻ, sử dụng hệ thống câu hỏi ngắn gọn, chính xác và logic mà trẻ dễ hiểu trong toán học tôi nhận thấy rằng: 100% trẻ hứng thú với tiết học, trẻ tích cực chủ động tiếp thu các kiến thức, kỹ năng cô truyền đạt một cách thoải mái, tự nhiên. Giờ học toán khô khan, cứng nhắc, trầm lặng dần được thay thế bởi việc tổ chức các hoạt động dạy học nhẹ nhàng, hiệu quả hơn, kích thích được sự chú ý, hứng thú, say mê khám phá của trẻ. Góp phần nâng cao hiệu quả của việc hình thành biểu tượng số và phép đo, đếm cho trẻ mẫu giáo.
7.3. Biện pháp 3: Dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán thông qua tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động khác và tận dụng cơ hội dạy ở mọi lúc mọi nơi:
Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo là nhanh nhớ, nhưng cũng rất mau quên. Vì vậy, việc củng cố kiến thức cho trẻ nhằm giúp trẻ ghi nhớ sâu sắc các biểu tượng về toán và biết áp dụng, thực hành trong cuộc sống là một việc làm vô cùng cần thiết. Nắm rõ đặc điểm đó, tôi đã tận dụng mọi cơ hội và tiến hành cho trẻ làm quen với biểu tượng toán thông qua các hoạt động khác nhau và ôn luyện cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ 1: 
- Khi đến giờ ăn, cô yêu cầu các bạn trực nhật xếp thìa vào đĩa, xếp khăn cho mỗi bàn, trẻ phải biết lấy đủ số thìa cho mỗi bàn, như thế trẻ đã ôn củng cố kỹ năng sắp xếp tương ứng 1 – 1.
- Hoạt động giáo dục vệ sinh “ Rửa tay trước khi ăn cơm” khi tổ chức cho trẻ xếp hàng rửa tay: Cô giáo thực hiện chuẩn bị cho trẻ xếp hàng với kí hiệu: Tổ 1, 2, 3 được dán sẵn trên tường. Trước khi rửa tay cô cho trẻ giơ tay phải, chúng mình thường rửa tay vào lúc náo? Bây giờ là sáng hay trưa nhỉ: VD: các con hãy kéo cao tay áo bên phải, bên trái, kiểm tra xem tay sạch chưa, có bao nhiêu ngón tay trên một bàn tay và tương ứng với số mấy? Đến sang kỳ hai có thể hỏi trẻ gộp hai bàn tay lại chúng mình được tất cả mấy ngón tay? Tương ứng với số mấy. Khi xếp hàng mỗi hàng khoảng 8 bạn. Cô quy ước bạn đứng đầu là số 1 vậy bạn tiếp theo từ trên xuống dưới là số mấy? bạn số hai đứng trước hay sau bạn số 1 qua hoạt động đó trẻ được ôn và học thêm số và thứ tự của các con số trong phạm vi 10. Một số biểu tượng về không gian và thời gian.
 Ví dụ 2: Ở chủ đề TGĐV: Trước khi vào tiết MTXQ: Một số con vật sống trong rừng cô tổ chức cho trẻ chơi TC: Trò chơi vận động nhẹ nhàng để gây hứng thú cho trẻ “Chú thỏ con”:
- Có chú thỏ con lông hồng rất mượt, tai dài đuôi ngắn: Chú vẫy cái tai: Trẻ giơ hai tay lên đầu giả làm tai thỏ và nói: Phía trên – phía trên.
+ Chú vẫy cái đuôi: Trẻ để 2 tay phía sau vẫy vẫy và nói: Phía sau – phía sau
+ Chú vỗ cái bụng: Trẻ lấy 2 tay vỗ vào bụng và nói: Phía trước – phía trước.
+ Chú giậm cái chân: Trẻ giậm 2 chân và nói: Phía dưới – phía dưới. Qua đó trẻ được khắc sâu hơn biểu tượng về không gian.
- Sau khi trẻ chơi xong cô nhận xét có thể nói với trẻ: Các con chơi rất tốt rồi nhưng cô vẫn có một số nhận xét để lần sau các con chơi được tốt hơn. Cô mời các bạn đứng hết lên phía trước của cô nào? Qua hoạt động này trẻ cũng được củng cố biểu tượng về không gian được sâu hơn.
 Hoặc trước khi cho trẻ chơi trò chơi “chuyền bóng” ở hoạt động ngoài trời hoặc tiết PTVĐ, tôi đã cho trẻ ôn luyện lại cách xác định các hướng: bên phải, bên trái, phía trên, phía dưới của bản thân. Như vậy trẻ đã được ôn củng cố, khắc sâu các khái niệm về định hướng không gian.
Ảnh minh họa giờ thể dục : Các cháu đang chuyền bóng phiá trên, phía dưới
Bên cạnh việc tổ chức cho trẻ làm quen với biểu tượng toán thông các tiết học được tích hợp vào các môn học khác nhau, tôi còn vận dụng linh hoạt bằng cách cho trẻ ôn củng cố vào các hoạt động trong ngày ở mọi lúc, mọi nơi như: Giờ đón trả trẻ, giờ hoạt động góc, hoạt động chơi ngoài trời...
VD: Tổ chức cho trẻ đi tham quan, đi dạo. Giáo viên củng cố kiến thức toán cho trẻ bằng cách đặt các câu h

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_lam.doc